CHÚ THÍCH CỰC KỲ QUAN TRỌNG:Trong truyện này có đề cập đến hai loại khí, đều là "linh khí", cùng đọc là "qì", nhưng có một điều cực kỳ khác biệt:Một cái là khí (器), có nghĩa là khí cụ, vũ khí. Cho nên trong trường hợp này "linh khí" có nghĩa là một loại vũ khí, bạn nào đã từng đọc những truyện thuộc thể loại tu tiên sẽ gặp từ "Pháp khí", "khí" trong trường hợp này cũng như "linh khí" trong Chú Kiếm sư.Cái còn lại cũng là khí (气), nhưng lại có nghĩa là khí tức, hơi thở. Vậy nên "khí" trong "linh khí" tại trường hợp này là hơi thở.Đặc biệt, có một từ là "luyện khí", cũng có 2 nghĩa: Thứ nhất, theo như chú thích của tác giả ở cuối chương 23 | Luyện Chú phổ thì Luyện Khí có 10 tầng, "khí" ở đây chính là khí tức.Thứ hai, Chú Kiếm sư tức là người rèn kiếm, vậy nên sẽ có một từ liên quan đến Chú Kiếm sư là "Luyện khí", tức là rèn vũ khí.Ngạn sẽ có giải thích tại chỗ từ sau chương 23, nhưng mà sẽ không chú thích kỹ, nên mấy bạn nhớ chú ý kỹ tránh nhầm lẫn khi đọc truyện.:)
Thêm một ghi chú nữa:
Ngạn quyết định thay đổi tên một chút, mấy thím nhớ con cắt Tiểu Bạch của Nam Cung Hạo không? Nguyên văn của nó là bạch chuẩn, chuẩn nghĩa là con cắt, nhưng mà vì ở các chương về sau tác giả không gọi tên Tiểu Bạch của con cắt (chắc là sợ nhầm lẫn với bé cưng Tiểu Bạch Tô Thiếu Bạch) mà cứ ghi là bạch chuẩn, nên Ngạn sẽ sửa lại và ghi tên của con cắt trắng là Bạch Chuẩn, xem như tên của nó là Bạch Chuẩn, còn tên thân thiết mà Nam Cung Hạo đặt cho nó là Tiểu Bạch (Bạch trong Bạch Chuẩn) hen (*°▽°*)