Kẻ Khát Máu

Chương 7: Câu chuyện của người đàn ông



Mùa xuân năm 2000, thành phố như được khoác lên màu áo mới. Những tiếng cười rộn rã của người dân, những tiếng múa lân náo nhiệt và những tiếng nói cười vui vẻ của những đứa trẻ ngây ngô toát lên một bầu không khí nhộn nhịp.

Người đàn ông mặc một chiếc áo bác sĩ màu trắng, tay cầm ba lô màu nâu đi vào trong con hẻm. Bấy giờ, người người trong những ngôi nhà san sát đối diện nhau ùa ra ồn ào hẳn lên. Tiếng chén bát vỡ không biết đã bao nhiêu lần được nghe, âm thanh ấy cùng với tiếng chửi bới của đôi vợ chồng tại một căn nhà gần ngõ vang đến đau đầu.

Thấy vị bác sĩ đang đi vào, những người dân đều thành kính chào. Không phải họ sợ vẻ bề ngoài vạm vỡ mà họ nể phục tài năng và lòng nhân ái chân thật của anh ta.

Người đàn ông tiếp tục đi sâu hơn một chút nữa. Bỗng một quả trứng đập vào mắt kính của anh khiến nó vỡ ra, thứ lòng vàng che lấp mặt kính trông nhớp nháp và tanh hôi. Người đàn ông không giận dữ mà nhẹ nhàng vuốt thứ lòng vàng ấy rơi xuống dưới đất. Quả trứng ấy xuất phát từ chỗ bày bán gà của bà Mười, có vẻ bà ta đang bức xúc với bà Kề bán rau ở sạp kế bên. Không những hai người này suốt ngày cứ cạnh tranh, ganh đua và đánh nhau mà còn nhiều người bán hàng trong con hẻm chật hẹp này cũng tương tự như thế. Mặc dù vậy nhưng trong lòng họ vẫn luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng vượt qua bao sóng gió kể từ thời gian giải phóng đến giờ.

Ở cuối con hẻm yên tĩnh và bình yên hơn nhiều. Có một căn nhà nhỏ đơn sơ ở đó, thỉnh thoảng có tiếng khóc oa oe của một đứa trẻ chỉ mới ba tháng tuổi và tiếng hát ru êm dịu của một người phụ nữ vang lên. Đối với người ngoài, họ sẽ cảm thấy khó chịu khi nghe thấy âm thanh đó nhưng đối với người đàn ông thì đó là một niềm hạnh phúc ấm áp vô cùng.

Người đàn ông đẩy cánh cửa gỗ ra và bước vào. Ập vào mắt anh không phải là ngọn đèn dầu đang bập bùng tỏa sáng mà là một người phụ nữ đang đung đưa chiếc võng ru con ngủ.

Người phụ nữ đưa ánh mắt khó chịu nhìn về phía người đàn ông. Cô thở dài và không thèm nhìn anh nữa, có vẻ như ánh mắt não nề ấy đã quá quen thuộc với anh. Ánh mắt đó tuy khó chịu nhưng đó là hàm ý muốn nói với anh "Đồ ăn ở dưới bếp còn nóng, ăn rồi thì chăm con cho tôi đi làm."

Vì cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, tiền của hai người cực nhọc lắm thì một tháng chỉ kiếm được hai chục nghìn đồng. Vợ anh kinh doanh một cửa hàng tạp hóa ế ẩm ở mặt phố. Đôi khi vì quá ế nên cô đã vay nợ rất nhiều người để kiếm tiền nuôi gia đình. Trong khi đó, người chồng của cô thì không biết nấu ăn nhưng được cái là rất chăm chỉ và hiền lành, hiền đến nỗi chữa bệnh cho nhiều người mà không cần lấy tiền, thậm chí đôi khi còn tặng cho họ những liều thuốc đắc tiền mà anh cần cù lắm mới kiếm ra được. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cô căm ghét cái tình hiền lành ấy của anh, bởi vì nó đã làm cho cô tiều tụy hơn.

Tất nhiên, anh vẫn biết cái tính của mình khá là ảnh hưởng đến gia đình nhưng "gian sơn dễ đổi, bản tính khó dời." Cái tính cách ấy đã theo anh từ lúc còn là một đứa trẻ ngây thơ cho đến khi trở thành một người đàn ông trưởng thành, nó đã đi theo anh như hình với bóng, muốn vứt bỏ nó ư? Làm thế nào được cơ chứ? Vì thế, anh luôn gặp rất nhiều áp lực chồng chất như một chiếc xe tải đè nặng lên vai anh. Thế nhưng người chật vật nhất có lẽ là vợ anh, cô ấy luôn chìm trong suy tư, lo âu, nhiều khi muốn trầm cảm.

Đến năm đứa con của hai người lên bảy. Lúc này, nó mới được đặt cho cái tên phù hợp với vẻ ngoài thanh tú của nó "Trịnh Mỹ Miều." Mẹ nó cũng đã trở thành một người phụ nữ mắc chứng trầm cảm nặng vì áp lực gia đình quá lớn, lớn hơn cả một ngọn núi cao trùng điệp, khuôn mặt cô không những ngày càng xơ xác mà khắp thân thể cô hầu như rệu rã, có lúc lại trở thành một con người khác hẳn. Sự thay đổi đột ngột của người vợ như một nhát dao đâm xoáy vào tim anh.

Anh nhận ra sự thay đổi của vợ rõ nhất khi cả gia đình cùng đi thăm bà lão sống căn nhà ở đối diện. Bà lão này từng là bệnh nhân của anh và bây giờ anh cũng làm lại công việc của mình là trị bệnh cho bà. Vì bà là người sống cô độc trong nhiều năm qua, con trai và người chồng của bà đã qua đời trong một vụ tai nạn thảm khốc biến bà từ một con người hạnh phúc và sống trong một gia đình nồng ấm khiến nhiều người cũng phải ghen tỵ, nay đã trở thành một người đàn bà đơn côi một mình. Không may cho bà ở những ngày cuối đời mắc một căn bệnh quái ác, đó là bệnh tim. Nhà thì nghèo mà giờ còn bệnh nữa, bà không có tiền chữa bệnh nên đành nhờ vị bác sĩ nhà kế bên để được chữa bệnh miễn phí.

Anh và đứa con gái ngồi nói chuyện vui vẻ với bà, còn vợ thì anh bảo xuống bếp nấu cho bà miếng cơm.

Ở dưới bếp, cô hì hục nấu những món ăn thơm phức, thỉnh thoảng cô có ngước mắt nhìn lên nhà trước nhìn đứa con và người chồng của mình. Bỗng cô cảm thấy xung quanh như chìm vào một khoảng hư vô tối tăm. Cô cực kỳ căm ghét cái nỗi cô đơn bủa vây mình ngay lúc này, vì nó đã ám ảnh cô biết bao nhiêu năm qua biến cô từ một người phụ nữ xinh đẹp thành một người phụ nữ nhan sắc tàn phai và hao gầy.

- Bà Tú à, chồng tôi không phải là một cái máy để bà thư giãn đâu. Tôi cũng cần niềm vui lắm chứ, sao bà lại dành hết của tôi vậy hả? – Một giọng nói sang sảng vang lên.

Người chồng trợn tròn đôi mắt đầy vẻ sửng sốt và nhìn về phía đường luồng, hai quai hàm anh run lên cầm cập, giọng nói cũng trở nên lí nhí:

- Em nói gì vậy Thư?

Người vợ hất hàm về phía người chồng của mình rồi ồ ồ nói:

- Còn anh nữa. Suốt ngày chữa bệnh miễn phí, chữa đến nỗi mạc cả căn nhà luôn khiến cho cô Ngọc Thư này thân tàn ma dại. Anh tự coi lại mình đi chứ.

Bà lão nghe thấy những lời trách móc của Ngọc Thư, đột nhiên bà cảm thấy khó thở như có một thứ gì đó chắn ngang phổi khiến bà co giật đau đớn.

Người chồng thấy bà lão có triệu chứng nguy hiểm, anh vội thực hiện các động tác hô hấp nhân tạo để thông đường thở cho bà. Nhưng đến khoảng năm phút sau, bà lão đã tắt thở.

Sự việc này như một bàn tay rắn chắc bóp nghẹt lấy tim anh. Những người dân sống ở khu đây sau khi biết tin bà cụ chết là do lời lăng mạ của Ngọc Thư, từ một ánh mắt kính nể nay đã trở thành một ánh mắt căm ghét và khinh bỉ.

Tối hôm đó, anh ngồi trên chiếc ghế gỗ và nhắm nghiền đôi mắt chìm trong suy tư. Vài phút sau, anh hất hàm về phía vợ đang ở dưới bếp và nói:

- Sao em có thể nói như thế chứ?

Ngọc Thư ngạc nhiên quay phắt lại:

- Em nói gì ư?

- Em không những nói mà còn hại chết bà Tú nữa.

Ngọc Thư chau mày tỏ vẻ khó hiểu:

- Anh nói gì vậy chứ?

Người chồng kinh ngạc nhìn xuống phòng bếp. Thấy người vợ của mình không được bình thường, anh đi xuống, nhưng chỉ vừa mới đặt chân tới nơi thì đã bị một cái chày gỗ đập vào mặt.

Bỗng Ngọc Thư hét lên:

- Đồ khốn kiếp! Vì ai mà cô Ngọc Thư này đã biến thành một con quỷ hả?

Cú ném đó mặc dù đã làm đầu anh sưng lên và rỉ máu nhưng anh vẫn cố kìm nén cơn đau:

- Em bình tĩnh đi. Sao lại như thế này cơ chứ?

- Ừ, tôi vậy đó, rồi sao? Vì ai, tất cả là lỗi của ai hả, gã hèn? – Giọng nói có vẻ khiêu khích đối phương.

Hết cách, anh đành chạy tới ôm chặt lấy người vợ, giọng nói trở nên nghẹn ngào:

- Em à, đừng như thế nữa. Anh cầu xin em đấy!

Đứa con gái đã tỉnh giấc sau cuộc cãi vã to tiếng của ba mẹ. Cô bé tò mò nhảy xuống giường, đi ra mở he hé cánh cửa.

Thấy bố mẹ của mình đang ôm chầm lấy nhau, cô khe khẽ cười một cách hạnh phúc rồi đóng cửa lại, leo lên giường ngủ một giấc, đôi môi cô cứ mỉm cười mãi thôi.

Người chồng dìu vợ mình ngồi xuống ghế ở phòng bếp, còn mình ngồi đối diện. Anh nuốt một ngụm nước bọt rồi nói với giọng khản đặc:

- Em cứ như biến thành một người khác vậy.

Ngọc Thư nói với giọng tỉnh bơ:

- Em có làm sao đâu?

Câu nói của cô làm cho anh khóc nức nở. Ngọc Thư cũng nhận ra biểu hiện của người chồng, cô bắt đầu cảm thấy thấp thỏm, không biết bản thân đang bị gì?

Hai người không thể sống trên Sài Gòn này lâu hơn nữa, bởi vì khi sống ở đây họ phải chịu sự kì thị nặng nề từ người dân. Ngoài ra, nếu ở đây lâu không những giết hại tinh thần của người vợ mà còn làm cho đứa con gái ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý nếu nhận thức của nó dễ bị lung lay.

Một tuần sau, hai vợ chồng anh đã quyết định đi về Huế. Nơi mà vợ của anh được sinh ra để tránh khỏi sự dị nghị của người dân trong con hẻm.

Đứng trước Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, lòng anh cứ thấp thỏm lo âu, không biết người vợ có còn tình trạng đó diễn biến phức tạp nữa hay không. Bản thân là một bác sĩ, anh cũng biết đôi chút về vấn đề tâm lý của người vợ.

Cách để giúp vợ khỏi bệnh thì không còn cách nào khác ngoài thay đổi bản thân anh.

Đang suy nghĩ vẩn vơ thì một tiếng nói vang lên:

- Trịnh Hồ Điệp! Sao đi mà không nói một câu nào thế?

Hất hàm về phía giọng nói ấy, anh mỉm cười nhận ra đó là người bạn thân, đồng thời cũng là đồng nghiệp đồng hành cùng anh biết bao năm qua tại thành phố này.

Người đàn ông đó chạy huỳnh huỵch tới, giọng nói của anh ta nghẹn ngào như muốn khóc:

- Sao đi mà không nói lời nào vậy, Trịnh Hồ Điệp?

Trịnh Hồ Điệp bần thần trả lời:

- Sau này gặp mặt, tôi sẽ kể anh nghe sau. À, Khang này, giúp tôi việc này được không?

Loay hoay một hồi, anh quyết định kéo anh ta ra xa khỏi vợ của mình và thì thào:

- Giúp tôi an táng bà Tú nhé! Về tiền tôi sẽ chuyển giúp ông.

Anh ta như đoán ra được điều gì đó, vội nói:

- Anh đã sai lầm khi chữa trị bà ấy sao?

Trịnh Hồ Điệp lắc đầu quầy quậy:

- Không phải.. ờ, có thể nói là vậy đi.

- Tôi biết rồi, anh không cần đổ lỗi cho bản thân đâu.

Có một điều kỳ lạ khiến anh ta bâng khuâng không hiểu. Trịnh Hồ Điệp như trước giờ anh vẫn thấy thì anh ấy là một người rất thông minh và nhanh nhẹn, làm gì cũng có kế hoạch trước, thậm chí có thể nhìn thấu cả tương lai sau một đêm suy nghĩ và sắp xếp một cách logic những việc làm ở trong đầu. Ấy vậy mà, lần chữa trị cho bà Tú lại xảy ra sơ xuất khi đem vợ mình sang nhà, vợ mắc chứng trầm cảm và đã thốt ra những lời nói không nên khiến bà Tú từ giã cõi đời này.

Thật ra, trong đầu của Trịnh Hồ Điệp đang suy nghĩ gì? Anh ta đành lắc đầu phủ nhận, dù có tài giỏi đến mấy cũng không thể đọc được tâm trí của đối phương, vì anh rất hiểu tính cách và cách thức suy nghĩ của anh ấy.

Trịnh Hồ Điệp, vợ và đứa con gái đã lên máy bay. Ngồi trên chiếc máy bay chỉ lác đác vài người, anh chợt cảm thấy quyến luyến đến con hẻm ấy. Nơi mà nhiều tiếng cười rộn rã, nơi mà tiếng chửi bới nhau ầm ĩ vẫn diễn ra hằng ngày, nó chính là niềm vui khó tả của anh. Nhưng giờ đây, anh đã mắc sai lầm trầm trọng khi không cứu được bà Tú. Phận là một bác sĩ được nhiều người ngưỡng mộ, vậy mà lại để xảy ra chuyện không may như thế này. Thử hỏi làm sao mà diễn tả hết nỗi đau của anh đây?

Về đến Huế. Một không gian cổ kính hiện ra khiến anh nhớ đến những ngày ra mắt ba mẹ vợ của mình.

Nhà ba mẹ vợ anh ở gần Ngọ Môn, cổng chính phía nam, là một trong bốn cổng lớn nhất của Hoàng Thành Huế. Được xây dựng năm 1833, đến nay dù đã cổ xưa nhưng vẫn giữ một nét tự hào dân tộc.

Vừa về đến nhà thì một tiếng thét vang lên của một bà lão khoảng chừng ngoài năm mươi:

- Cậu làm ơn biến xa khỏi con gái của tôi giùm đi!

Câu nói như gần chạm đến đáy lòng anh. Hình như anh đã sớm biết trước được sự việc này nên đã dùng lý trí của mình để ngăn câu nói ấy đâm xuyên toạc trái tim.

Ngọc Thư sững sờ nhìn biểu hiện lạ của mẹ, thốt lên với giọng run run:

- Mẹ bị làm sao thế?

Ba cô hậm hực bước ra lôi cô vào trong nhà, sau đó hất hàm về phía Trịnh Hồ Điệp. Ánh mắt ông ấy nổi đầy tia máu như muốn giết chết đối phương:

- Còn sao với chăng gì nữa. Tại mày mà giới truyền thông đã ồn ào hẳn lên rồi đấy.

Ngọc Thư gạt tay ba của mình ra và nói:

- Ba bị làm sao vậy? Giới truyền thông thì kệ chứ, đâu phải tại ảnh mà sinh ra nông nỗi này đâu. Tại con bị mắc chứng trầm cảm đấy ba à.

Mẹ cô hất hàm về phía Trịnh Hồ Điệp, xỉa xói:

- Trời đất ơi! Tại mày mà con gái tao giờ ra nông nỗi thế này đấy, biến đi, mày còn không biến tao lấy nước sôi tạt cả hai cha con nhà mày thành tro đấy. Mang cái của nợ của mày biến đi cho khuất mắt nhà tao.

Ngọc Thư vùng vằn:

- Sao mẹ có thể nói như thế chứ?

Ông ba đẩy cô té nhào xuống cửa mặc cho cô khóc rưng rức rồi quay lưng lại, hét lên:

- Biến nhanh!

Trịnh Hồ Điệp bần thần ẵm con gái mình lên, quay lưng đi ra khỏi cổng. Cô con gái giãy giụa khóc thút thít:

- Mẹ ơi! Đừng bỏ con mà.

Ngày qua ngày, hai cha con anh sống trong một căn lều nhỏ. Đôi khi vào mùa mưa lũ, không may túp lều bị sập xuống, cũng may cả hai đều không sao cả. Đứng dưới mưa, anh đành ôm con vào lòng, một tay giữ lấy hông nó, một tay che đầu nó để tránh tối thiểu nước mưa sầm sập tạt ướt người con gái anh.

Chạy đi tìm chỗ trú mưa khắp nơi. Cuối cùng, anh cũng được một ông lão cho ở nhờ cái sân nhà có mái che để che hai cha con.

Mưa cứ ào ạt đổ mạnh xuống. Đến tối, mưa mới ngừng hẳn và để lại một buổi đêm giá rét đối với hai cha con anh. Tiếng nhái, ếch kêu râm ran như đang vui mừng reo hò vì mưa đã qua, nhưng riêng anh thì cảm thấy mệt mỏi và rã rời chân tay.

Cô con gái bấy giờ đã mệt nhừ nằm sau lưng Trịnh Hồ Điệp. Cõng con gái trên tay, anh cũng cảm thấy người nó đang nóng dần lên, hình như là đang lên cơn sốt. Thỉnh thoảng con bé cũng hay kêu lên một cách yếu ớt:

- Con đói bụng quá ba.

Anh chỉ đáp lại bằng giọng nói lí nhí:

- Để ba dẫn con đi ăn. - Anh cũng đang đói bụng sau hai ngày chưa có miếng cơm lót bụng.

Tới một quán bún bò ở bên lề đường. Anh đặt con gái mình ngồi xuống ghế nhựa rồi kêu lên:

- Cho tôi hai tô bún.

Mặc cho cái nóng rát lưỡi, hai cha con cứ hí húi ăn như không biết nóng là gì khiến cho những vị khách ngồi gần đó kinh ngạc, họ cứ tưởng trong đầu "Hai người này sắp chết đói hay sao mà ăn nhanh như thế nhỉ?"

Sau khi húp cạn nước bún, anh sờ vào túi của mình thì thấy tiền đã không còn một đồng nào. Có lẽ khi ở Sài Gòn, anh đã mua hết hai vé máy bay bằng số tiền đã dành dụm hằng ngày của mình, còn một số ít vừa nãy anh đã mua hết hai vỉ Paracetamol.

Lúng túng không biết làm thế nào để qua mặt bà chủ, đột nhiên anh thấy ở trong nhà có một đứa trẻ nằm dưới nền nhà đang ho khụ khụ.

Anh biết thằng bé bị gì và cũng là cơ hội để anh có thể rời quán. Anh tức tốc chạy vào trong nhà trong vẻ mặt ngờ ngợ của bà chủ.

Cô con gái anh cũng không biết chuyện gì đang xảy ra, thắc mắc hỏi:

- Sao thế ba?

Một tiếng quát lớn:

- Con đừng vào đây.

Bà chủ sốt ruột chạy vào trong nhà xem có chuyện gì đang xảy ra thì thấy người đàn ông đang một tay nâng đầu con mình lên, một tay đút một thứ gì đó trăng trắng dạng bột vào miệng thằng bé. Sau đó, người đàn ông đưa nước cho thằng bé uống.

Bà chủ không kiềm chế được nữa đành thốt lên:

- Anh đang làm gì con tôi vậy?

Trịnh Hồ Điệp mỉm cười:

- Con của cô bị sốt siêu vi, tôi vừa mới cho thằng bé uống một viên Paracetamol đã giã nhuyễn. Nếu tình trạng này để lâu mà không chữa trị thì có thể dẫn đến tử vong đấy.

Bà chủ ngờ ngạc hỏi:

- Anh là ai?

Trịnh Hồ Điệp tủm tỉm cười:

- Tôi là bác sĩ ạ! Bác hãy chăm sóc cho con của bác như thế này. Đầu tiên cần cách ly những người thân trong nhà như những đứa trẻ con của bác hoặc những đứa trẻ qua đây chơi. Vì sốt siêu vi dễ lây nhiễm nên cần phải cẩn thận hơn về vấn đề này. Thứ hai, cần kiểm tra nhiệt độ của thằng bé thường xuyên, nếu có lên cơn sốt thì cứ lấy một viên trong vĩ này ra cho nó uống. – Anh lấy từ trong túi quần ra một vĩ Paracetamol cho bà chủ quán. – Cho nó nằm trong một căn phòng yên tĩnh, thoáng mát, quần áo thoáng mát dễ thấm mồ hôi, khi vệ sinh thì cần dùng một chiếc khăn nhúng với nước ấm vệ sinh đặc biệt là ở vùng nách và hạ bộ của thằng bé. Ngoài ra, cần cho nó uống nhiều nước, cho nó ăn những món ăn dễ nuốt như cháo chẳng hạn. Đồng thời, cho cậu bé uống thêm các loại nước ép hoa quả có chứa nhiều vitamin C như nước cam, chanh.. để tăng khả năng hồi phục. Cuối cùng, chị cũng nên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là những nơi có lăn quăn sinh sống.

Bà chủ ngồi xổm xuống bế thằng bé và nói với giọng cảm kích:

- Cảm ơn bác sĩ nhiều! Không nhờ bác sĩ, tôi cũng không biết sống sao đây. Để đền ơn, tôi có thể đưa một ít tiền dành dụm cho bác sĩ được không?

Trịnh Hồ Điệp lắc đầu từ chối:

- Tôi không cần đâu, chỉ cần miễn phí cho bữa ăn này là được rồi, vì có một số chuyện xảy ra trong gia đình tôi. Mong chị có thể thông cảm, tôi sẽ thường xuyên đến đây thăm cậu bé và truyền nước cho nó nên chị cũng yên tâm nhé!

Bà chủ gật đầu đồng ý:

- Tạm biệt bác sĩ!

Trịnh Hồ Điệp rót miếng nước cho đứa con gái của mình uống. Hầu như con bé uống cạn đến tận hai lít nước. Anh sờ nhẹ lên trán nó thì thấy trán đã dịu đi không còn nóng hổi như trước nữa.

Xong, anh tiếp tục cõng con gái của mình trên lưng và rời khỏi quán.

Hai người, một người là cha và một người là con đi lang thang trên khắp phố phường như người vô gia cư. Hầu như người cha không biết mệt là gì, đôi chân như được tiếp thêm sức lực, vừa đi vừa hát ru cho đứa con của mình ngủ.

Bỗng một người đàn ông chặn anh lại. Anh ta nhìn từ đầu đến chân Trịnh Hồ Điệp rồi nói với giọng ảo não:

- Anh tên Điệp đúng không?

- Phải.

- Vợ của anh đã qua đời rồi. Trước khi cô ấy ra đi, cô có đưa tôi một khoảng tiền lớn để cho hai cha con anh một căn nhà. – Người đàn ông sa sầm nét mặt, chỉ tay vào một con hẻm.

Trịnh Hồ Điệp biết điều này thế nào cũng diễn ra. Anh chỉ thở ra một hơi dài trong vẻ bất lực rồi đi vào trong con hẻm u tối mà người đàn ông đó đã chỉ.

Đi sâu vào trong con hẻm, lòng anh cứ như bị ai đó thắt chặt lại khiến nước mắt ứ đọng trên khóe mắt nhưng anh đã lấy hết sức để kìm nén cảm xúc của mình. Tiếp tục cõng đứa con gái mình đi đến một căn nhà trơ trọi trông có vẻ nhớp nhúa và dơ bẩn.

Anh nghiến chặt răng, đẩy cánh cửa gỗ mục nát ra. Một mùi hôi thối xộc vào phổi làm cho anh cảm thấy khó chịu. Anh đành đặt con gái mình ở một nơi thoáng mát và sạch sẽ rồi dọn sạch sẽ căn nhà.

Một tiếng trôi qua, mùi hôi thối ấy đã biến mất và thay vào đó là một mùi hương thoang thoảng của xà phòng rửa chén. Căn nhà tuy đã cũ nhưng đó chính là tấm lòng của vợ anh, ngoài ra, cô ấy còn đặt một chiếc ti vi loại mới nhất cũng như loại đắt tiền nhất ở bên góc tường phía bên phải. Dựa vào gia thế của vợ mình anh cũng không nghi ngờ về số tiền khủng đó của vợ, vì thế anh rất tôn trọng căn nhà này.

Sau khi đặt con mình lên giường ngủ xong, anh ra ngoài ngồi trước hiên nhà và ngắm nhìn bầu trời đầy sao đang ganh nhau lấp lánh. Anh thấy một ngôi sao băng lướt nhanh qua bầu trời như ám chỉ một người nào đó đã ra đi về chốn hư vô.

Anh không thể kìm lòng được nữa, nước mắt anh lăn dài trên má rồi rơi lã chã xuống dưới đất. Đột nhiên anh nghĩ đến đứa con gái của mình. Người ta thường nói "Hồng nhan bạc mệnh", đứa con gái anh càng lớn nó càng xinh đẹp ra. Thời buổi ngày nay đúng là rất khó khăn, thất nghiệp cũng tràn lan nên anh rất sợ nó xảy ra chuyện không may với những kẻ điên. Với lại sắp tới đây, anh không thể ở với nó hai tư trên hai tư mà anh phải đi làm để kiếm tiền.

Thế là, sáng hôm sau. Anh gọi Trịnh Mỹ Miều dậy tập thể dục cho khỏe khoắn và dặn con mình:

- Ba sắp phải đi làm rồi. Con nhớ ở nhà cho ngoan nhé. À, để con cảm thấy không nhàm chán, con có thể sử dụng tư duy trừu tượng để chơi được chứ?

Trịnh Mỹ Miều thắc mắc:

- Tư duy trừu tượng là gì vậy ba?

- Nôm na là tưởng tượng ra một sự việc nào đó. Ví dụ như: Ba muốn chơi bóng đá một mình thì ba sẽ tưởng tượng ra ở xung quanh ba có rất nhiều cầu thủ xung quanh và ba sẽ vượt qua họ để đá vào lưới. Con thích chơi gì nào?

Trịnh Mỹ Miều nhanh nhảu:

- Con thích ca hát ạ!

- Thế thì con phải tưởng tượng mình đang đứng ở trên sân khấu rồi tiếp tục tưởng tượng ra các ban giám khảo cùng với những vị khách đến xem cùng xem con hát nhé!

- Vâng ạ!

- À, tuyệt đối không ra ngoài nhé. Dù cho ai có kêu gì cũng không được ra ngoài, ba sẽ đặt một cái bẫy trước nhà nên con cứ yên tâm và cũng đừng mở cửa coi chừng sập bẫy đấy.

- Con biết rồi.

- À, còn một điều nữa. – Anh chỉ về góc tường phía trước bên phải. – Khi thấy tivi bật lên chứng tỏ đã có kẻ xấu đang đứng trước cửa nhà. Lúc này, con phải chạy ra cửa sau, sau đó đóng cửa lại rồi trèo qua bức tường để chạy ra bãi đất trống nhé. Yên tâm, ba đã đặt một cái cầu thang trên đó rồi nên sau khi con trèo được qua tường thì phải nhớ làm ngã cái cầu thang đó nhé!

- Dạ!

Sau khi dặn dò con gái mình xong, anh đi ra ngoài nhà và đóng cửa lại. Anh đặt một cái bẫy rất đơn giản theo cách của những nhà nông: Một sợi dây điện dài từ nhà đến nơi đặt bẫy, một đầu được nối vào nguồn của tivi, đầu còn lại kéo ra đặt ngoài cửa nối vào một miếng nhựa. Đầu miếng nhựa chính là "công tắc" kẹp vào sợi dây câu cá mỏng có màu tối để kẻ xấu không phát hiện, rồi giăng đoạn dây ngang đường đi vào nhà. Chỉ cần đối tượng vướng vào dây thì miếng nhựa văng ra, 2 đầu dây điện chập lại và tivi trong nhà tự động bật lên.

Công việc của anh hằng ngày là cõng những bao gạo trên vai và hất lên xe máy cày. Lương một tháng cùng lắm chỉ một trăm ngàn là cùng, nhưng đây cũng là công việc kiếm tiền đầu tiên ở vùng đất Huế này.

Ngoài ra, anh còn dành dụm tiền để mua những vỉ thuốc điều trị và những thứ đơn sơ trong y tế. Lý do anh mua những thứ này cũng chỉ vì anh không muốn từ bỏ công việc bác sĩ của mình, mặc dầu cứ nghĩ đến cái nghề đó lại khiến anh nghĩ đến vợ nhiều hơn.

Giữa trời nắng gay gắt, Trịnh Hồ Điệp vầng trán đẫm mồ hôi, áo quần cũng ướt sũng như vừa mới lội nước. Tay anh gòng chặt cứng, khắp cơ mặt cũng nghiêm lại, bước đi cũng trở nên nhanh hơn do lực quán tính kéo về phía trước.

Cõng hết mười lăm bao, vai anh như muốn rụng rời. Nhưng cứ nghĩ đến đứa con của mình đang đợi mình ở nhà, anh quyết tâm phải vác hết hai mươi bao còn lại.

Trưa đến, anh mua cơm cho con mình ăn rồi lại đi tiếp. Buổi chiều, anh làm bác sĩ long bong trên khắp phố phường. Nhà nào có người bệnh anh đều ghé vào và giới thiệu mình, sau đó chữa cho họ.

Một tháng sau, anh bị trật vai phải. Không để cho đứa con của mình biết, anh đành âm thầm chữa trị tại bệnh viện. Bác sĩ bảo anh không nên làm nữa nếu không vai của anh sẽ gãy luôn.

Anh vẫn nghe lời bác sĩ nhưng vẫn cố làm. Anh không vác lên vai nữa mà lần này, anh sử dụng đến những thứ tiên tiến hơn do mình làm ra. Đó là một chiếc xe gỗ để đẩy tối đa năm bao đến chiếc xe máy cày, anh đặt ba thanh sắt lên thành xe máy cày, dùng ròng rọc để cẩu những bao lúa lên xe. Cũng nhờ anh mà những người nông dân ốm nhom gầy còm cùng làm với anh đỡ vất vả hơn và giúp công việc nhanh hơn thay vì mỗi người cõng năm bao và nghỉ ngơi mười phút rồi mới cõng tiếp.

Một buổi tối, anh lê lết đôi chân nặng trĩu của mình ra tới cửa hàng đồ chơi và mua một con gấu bông xinh xắn đem về cho đứa con gái của mình.

Đứng trước cửa nhà, anh nghe thấy tiếng hát trong trẻo của con gái mình vang vọng ra ngoài. Nó đang hát bài hát về mẹ "Lòng mẹ".

Và đó cũng là lúc anh nhận ra tài năng của Trịnh Mỹ Miều. Không những sở hữu bề ngoài xinh đẹp không, cô bé con sở hữu một giọng hát truyền cảm nhẹ nhàng và sầu lắng.

Sau khi dọn dẹp cái bẫy trước nhà, anh đẩy cửa bước vào. Vừa mới cỡ giày, Trịnh Mỹ Miều đột nhiên chạy nhào đến ôm chầm lấy anh và nói với giọng nghẹn ngào:

- Con nhớ mẹ quá ba ơi!

- Ba cũng nhớ mẹ con lắm!

Trịnh Mỹ Miều gỡ tay ra khỏi vòng bụng của Trịnh Hồ Điệp rồi đi đến ngồi bên giường, thút thít:

- Con nhớ mẹ lắm. Mỗi khi nhớ đến mẹ, con cảm thấy chỗ này rất đau. – Cô vỗ vỗ tay phải lên ngực của mình. – Con muốn được nhìn thấy mẹ, con muốn thấy nụ cười thiên thần của mẹ hằng ngày, chỉ cần nhìn thoáng qua thôi, con cũng cảm thấy rất ấm áp.

Trịnh Hồ Điệp lại mềm lòng, anh khóc rưng rức và tự trách thầm mình là kẻ quá ngu ngốc. Chỉ vì cái tính tình của mình không mà đã liên lụy tới cả gia đình như thế này.

Hai tháng sau, cuối cùng cái ngày được nhìn con mình mặc bộ đồng phục đi học cũng đã tới. Những dụng cụ học tập, anh cũng mua đầy đủ cho đứa con gái của mình.

Anh không còn nặng nhọc bốc vác như trước nữa, nhờ tài năng chữa khỏi bệnh cho nhiều người, anh được lọt vào mắt xanh của một vị bác sĩ già ở khoa bệnh viện đa khoa. Tại đây, ông đã dìu dắt anh vào làm một thời gian và nhanh chóng lên đảm nhiệm vai trò giám đốc tại bệnh viện.

Năm 2011, một năm đầy niềm vui trong cuộc đời Trịnh Hồ Điệp. Anh đã cố gắng hết sức tích trữ được một số tiền khổng lồ khoảng mười tỷ đồng. Con gái anh không còn là một đứa trẻ sống trong cảnh nghèo nàn nữa mà cuối cùng, cô cũng được mặc những bộ quần áo đẹp, được đi đây đi đó, được ăn những món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thường ngày cô vẫn ngồi sau gác ba ga ôm ba của mình thì hôm nay cô đã được ngồi trên một chiếc xe ô tô sang trọng thời bấy giờ. Nhưng đổi lại tóc Trịnh Hồ Điệp đã lấm tấm màu trắng, khuôn mặt xơ xác đi lộ rõ nhiều nếp nhăn.

Mỗi buổi tối, khi đứa con gái của anh không ngủ được. Anh thường kể cho nó nghe một câu chuyện. Một trong số đó là câu chuyện về thời trẻ của anh:

- Ba sẽ kể cho con nghe về thời thơ ấu của ba. Năm ba còn là một đứa trẻ ngây ngô, chỉ mới mười tuổi thôi. Hằng ngày, cứ vào mỗi sáng sớm, ba hay nghịch cát dưới góc cây me với ông bạn của ba tên là Phùng Minh Khang. Cả hai giả bộ làm nhà hàng rồi bứt từng lá me làm món trang trí, cát tưởng tượng ra cơm rồi bưng lên cho khách. Buổi trưa, ba và ông bạn ấy của ba thi nhau trèo lên cây me để hái và lựa những trái ngon trái chính. Xong, ba và ông ta chạy vào trong nhà rửa tay rồi lấy muối ra giả với ớt. Có đôi lúc ăn phải trái chua đến nỗi ba phải nhăn mặt đến mười lăm phút cơ đấy, nhưng càng chấm với muối thì độ mặn và cay cay của nó đã xua đi được phần nào. Chiều về, ba cùng với ông bạn đó đi ra ngoài đồng thả diều, có đôi lúc ba còn bị lọt xuống vờ kênh, cũng may ba biết bơi nếu không thì chắc cũng bị nước trôi đi ra biển. Thả diều cũng có lúc nó bị đứt dây hoặc có khi quấn vào dây điện. Có những lúc hết giấy làm diều thì ba thường hay lấy ná cùng với ông bạn ra ngoài đồng bắn chim. Nhưng bắn thì không thấy trúng con nào, ngược lại ba và đứa bạn toàn đi phá làng phá xóm bằng cách bắn trúng mái nhà, rồi bắn trúng lưng của một ông anh ở trong xóm, may thay chỉ bắn ở khoảng cách xa nên viên đá chỉ làm trầy xước phần lưng của ông anh đó..

Trịnh Mỹ Miều đã ngủ say và cũng là lúc câu chuyện của anh dừng lại. Sau một ngày mệt mỏi làm việc, anh nghĩ mình cũng nên ngủ một giấc lấy lại sức để mai còn làm việc.

Người dân ở đây bắt đầu quen dần với âm thanh "Cốc cách" của chiếc xe đạp và hình ảnh thân quen của một người đàn ông trở con của mình đi học nhưng nay đã khác, thay vào đó là một chiếc xe ô tô.

Có một lần, anh nhìn thấy một đôi giấy do Trịnh Mỹ Miều viết để đem lên nộp cho cô. Trong tờ giấy ấy có những nét chữ ngay thẳng khiến anh phải nghẹn ngào:

"Từ nhỏ, tôi sống trong một gia đình không mấy khá giả. Mẹ mất sớm, ba tôi phải cật lực nuôi tôi ăn học. Đôi khi tôi bắt gặp ông ấy khuân vác những đồ vật nặng lên đôi vai gầy của ông, có lúc ông bị trật vai. Điều đó khiến tôi cảm thấy thương và xót xa hơn. Ba tôi không như những người ba khác, ông ấy không uống rượu hay hút thuốc lá, ông ấy không chửi tục cũng không đánh đập tôi. Ba tôi có một cách dạy con riêng biệt, dễ chịu và cũng không quá khắt khe. Ông ấy chưa bao giờ tổ chức sinh nhật cho tôi, cũng không cho tôi đầy đủ như bao bạn thân nhưng ông ấy trao cho tôi bằng cả thanh xuân của ông. Có lẽ vì muốn tôi cũng như bao gia đình khác nên thời gian sau này ông ấy đã tiều tụy hơn, nhưng tích được nhiều tiền hơn, ông cho tôi đi đây đi đó, giúp tôi có một cuộc sống đầy đủ hơn. Cứ nghĩ đến những gì ông ấy làm cho tôi, tôi càng trở nên ghét ông ấy, ghét vì ông ấy cứ chăm lo cho tôi mãi mà không để ý đến sức khỏe của mình. Tôi hận ông ấy nhiều lắm.."

Trịnh Mỹ Miều còn thương ông nhiều hơn khi có lần ông ấy cố hết sức tạo điều kiện cho cô được thể hiện tài năng ca hát của mình. Lúc ấy, Trịnh Hồ Điệp đứng sau cánh gà mà trong lòng cảm thấy thấp thỏm đứng ngồi không yên. Ông cứ đi tới đi lui lo lắng cho con của mình, khi cô cất tiếng hát đến đoạn cuối cùng thì ông bắt đầu nhảy dựng lên vui vẻ hết sức, đây là niềm vui chưa từng thấy trước giờ của ông khi nghe thấy tiếng giám khảo nữ vang lên:

- Cháu thật sự là một đứa trẻ xinh đẹp và đầy tài năng, phải nói là cô chính là phan hâm mộ của cháu.

Sau đó là tiếng vỗ tay bôm bốp của đông đảo khán giả, thậm chí có người còn rưng rưng nước mắt trước bài "Cha tôi phiền phức lắm" do Trịnh Mỹ Miều sáng tác.

Nếu nói năm 2011 là năm của niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời anh thì năm 2012 lại ngược lại, cái năm đầy rẫy đau thương vô bờ. Khi ấy, anh vừa mới đi làm về thì thấy cái bẫy mà anh giăng trước nhà đã bị phá vỡ, cửa bị mở toang, trong nhà những đồ đạc rải rác lộn xộn như vừa có một cuộc hỗn chiến diễn ra tại đây. Anh hốt hoảng la lên:

- Miều à, con ở đâu vậy?

Không có tiếng trả lời mà chỉ nghe thấy tiếng vang vọng của anh trong căn nhà trơ trọi này. Cửa sau đóng im ỉm không có dấu hiệu được mở ra vì trước khi đi anh đã ghi nhớ như in cái chốt ở vị trí hướng xuống đất. Tim anh đập thình thịch như muốn phá vỡ lồng ngực của mình. Không chần chừ, anh chạy như điên ra ngoài, vừa chạy vừa hét "Mỹ Miều".

Chạy khắp cả con phố nhưng vẫn không tìm thấy con của mình đâu. Hết cách, anh đành trở về nhà lục tung trong đóng lộn xộn ở dưới đất lấy ra hai cây bút lông màu tím, màu xanh nước biển và một cái đèn pin. Tiếp theo, anh lấy ra cái kẹp tài liệu rồi cắt bìa nhựa trong suốt ra thành hình tròn sao cho bằng với kích cỡ của đèn pin, sau khi cắt ra được ba cái, anh lấy bút lông màu xanh nước biển tô đều cả hai cái, cái còn lại tô màu tím. Xong, anh dán bìa nhựa đã tô xong đó lên đèn pin, cái màu tím để trên đầu.

Khi bật đèn lên rọi khắp nhà, ánh sáng màu trắng đã chuyển sang màu tím. Anh lướt qua một lượt ở dưới đất và thấy có nhiều dấu vân chân cùng với dấu vân tay, trong đó hình như có cả của người lớn và trẻ con, tất nhiên một trong số đó có dấu vân chân và dấu vân tay của anh. Lấy từ trong túi ra một chiếc điện thoại, anh cố gắng chụp rõ nét các dấu vân tay và vân chân trên sàn.

Tất cả đã chụp lại một cách tỉ mỉ, anh nhanh chóng trình báo lên cơ quan công an. Họ lập tức tập hợp mọi người trong tổ chuyên án để họp khẩn cấp, đồng thời cử một người trấn an tinh thần của người nhà nạn nhân.

Hằng ngày, anh đều thắc thỏm đứng ngồi không yên, thậm chí cả tối anh không hề ngủ được. Cứ chờ đợi như thế này cũng phải là cách, anh hối hả đi đến cơ quan công an hỏi thăm kết quả. Nhưng ở đó, một người cảnh sát thông báo với anh là chưa có kết quả và họ cố trấn an tinh thần của anh. Người cảnh sát này là đội trưởng đội trinh sát tại một đồn công an ở Ninh Thuận, anh ta tên là Nguyễn Hữu Ái, một trong những người xuất sắc nhất ở đó. Cũng nhờ tiếng vang dội sau nhiều năm hành nghề, anh ta nhanh chóng được các sở công an ở các thành phố lớn mời đến chỉ huy công tác trinh sát.

Chờ đợi, chờ đợi.. Những câu này cứ ám ảnh trong đầu Trịnh Hồ Điệp mãi. Cuối cùng, ông cũng mất hết kiên nhẫn vì thời gian cứ trôi đi rất nhanh, chỉ chớp mắt đã ba năm trôi qua nhưng vẫn chưa có lời hồi âm nào từ phía các viên cảnh sát.

Nỗi đau đớn như xé anh ra thành từng mảnh nhỏ khi một viên cảnh sát đến thông báo:

- Chúng tôi phát hiện thấy con của chú ở gần một bãi đất trống gần ngọn núi.

Viên cảnh sát không nói cụ thể khiến ông thắc thỏm lo âu. Khi đi đến nơi, ông trợn tròn đôi mắt của mình rồi gào thét như điên, các viên cảnh sát đứng gần đó ai nấy cũng đồng cảm nhăn nhó mặt mũi.

Nguyễn Hữu Ái thông báo một tin vui:

- Những gì anh đã cung cấp dấu vết của hung thủ cho chúng tôi đã thành công rồi. Tôi đã biết ai là hung thủ sát hại con anh nên anh không cần phải đau đớn nữa. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để đưa hắn ta vào vòng pháp luật.

Trịnh Hồ Điệp nắm chặt tay lại thành hình nắm đấm rồi hậm hực đứng dậy từ từ, nghiến chặt răng kêu lên ken két:

- Lũ chúng mày phải trả giá.

Hầu như Nguyễn Hữu Ái không biết hàm ý sau câu nói đó của ông ta mà chỉ biết im lặng và cảm thấy thoải mái hơn phần nào.

Tối hôm đó, Trịnh Hồ Điệp nảy ra một ý tưởng đột nhập sở cảnh sát để tìm hiểu lai lịch kẻ phạm tội. Ông chuẩn bị đồ đạc rất nhiều, sau đó rời khỏi nhà với trang phục màu đen từ đầu cho đến chân.

Ông dùng mười triệu của mình để thuê một người giả vờ chạy xe té ngay gần cổng sở cảnh sát. Một người đàn ông đã gật đầu đồng ý và thực hiện đúng lời chỉ dẫn của anh vào tối hôm đó.

Người đàn ông nằm lăn lóc kêu cứu đó đã đánh động đến tấm lòng của viên cảnh sát trực cổng.

Lý do Trịnh Hồ Điệp chọn tối hôm ấy làm ngày để ra tay hành động là vì ông đã điều tra trong địa bàn tỉnh, gần đây ít xảy ra những vụ việc vi phạm pháp luật, ít tai nạn giao thông, thẻ chứng minh nhân dân cũng đã làm xong khoảng ba tuần trước. Cho nên thời điểm đó chính là lúc thích hợp nhất để ra tay khi trong sở cảnh sát có rất ít người.

Đi vào một cách dễ dàng từ sau bức tường gần cổng, Trịnh Hồ Điệp đột nhập vào trong tòa nhà màu trắng cao sừng sững đó. Đôi mắt lúng liếng nhìn xung quanh, sau khi không thấy ai nữa, ông nhanh chóng chạy lên cầu thang bộ tiến thẳng lên tầng ba. Lúc trước, ông thường hay đến đây để hỏi thăm về tình hình điều tra cảnh sát nên cũng đã ghi nhớ rõ phòng làm việc của các viên cảnh sát trong tổ điều tra hình sự là ở tầng ba, phòng số 13.

Trịnh Hồ Điệp lấy từ trong túi áo ra dụng cụ mở khóa 9 cây rồi hí hoáy mở. Một tiếng "tách" vang lên, cánh cửa đã được mở khóa, ông vội vã đi vào rồi khóa trái cửa lại. Liếc mắt nhìn thoáng qua căn phòng làm việc một hồi, cuối cùng đôi mắt ông dừng lại ở phía góc tường bên trái gần cửa sổ. Ông đi tới lật giở và tìm kiếm đến khoảng mười lăm phút sau mới tìm thấy hồ sơ kẻ phạm tội.

"Kẻ nghi phạm tên là Nguyễn Học Triết, 30 tuổi, chưa có nghề nghiệp ổn định.." Ông liếc nhìn tấm ảnh thẻ của đối tượng và lật đật lấy điện thoại ra chụp lại, tiện thể lấy luôn tập tài liệu ấy cất vào trong người.

Bỗng một tiếng sột soạt vang lên khiến ông giật mình quay lại nhìn về phía cửa. Ông nghe thấy tiếng lóc xóc của chìa khóa, rất có thể có người đang định vào đây.

Sắp xếp lại gọn gàng tập hồ sơ, ông đi đến bên giá treo đồ phía trước có một bộ quần áo treo trên đó, bỏ vào trong túi quần ấy một thứ gì đó, nhanh như cắt chạy về phía đối diện, chui vào trong tủ đựng đồ.

Cánh cửa bắt đầu mở ra, ánh đèn điện được bật lên cho thấy một căn phòng khá rộng rãi và ở giữa là một cái bàn dài, xung quanh bàn là những ghế gỗ.

Một viên cảnh sát bước vào đưa mắt nhìn xung quanh, sau khi do dự một hồi, anh ta quyết định đi đến tủ đựng đồ.

Trịnh Hồ Điệp thở gấp gáp trong vẻ sợ sệt khi thấy viên cảnh sát đang đứng trước cửa tủ, anh ta vừa chuẩn bị đặt tay lên tủ thì một tiếng "kít kít" vang lên ở phía sau lưng viên cảnh sát.

Viên cảnh sát giật mình quay lại ngờ ngợ không biết tiếng đó là gì. Sự tò mò khiến anh ta đi tới gần chỗ quần áo phát ra âm thanh ấy mà không biết ở phía sau lưng có một kẻ trộm đang đi theo anh.

Trịnh Hồ Điệp vòng tay qua đầu đối phương, khăn ẩm có tẩm thuốc mê bịt lấy mũi khiến anh ta mềm oặt ngã xuống đất. Để chắc chắn, ông lấy từ trong túi áo mình ra một viên thuốc ngủ đã giã nhuyễn rồi cho vào mồm viên cảnh sát.

Giải quyết xong, ông đi đến lấy một thứ gì đó trong túi quần treo trên móc đồ và cho lại vào túi quần của mình rồi rời khỏi phòng. Đi đến bãi đậu xe, ông khom người xuống đi dọc theo chiếc xe jeep màu đỏ đến hàng rào bằng sắt màu đen. Đỉnh hàng rào nhọn hoắt nhưng chẳng là gì so với ông cả, vì thế việc trèo qua đối với ông thật đơn giản.

Trịnh Hồ Điệp không vội về nhà, tiếp tục đi điều tra đối tượng. Dường như ông đã hỏi đến hơn một trăm người và một trong số đó có một người biết đối tượng mà ông đưa ảnh cho họ xem. Đó là một người đàn ông gầy ròm có hình xăm đầy mình. Theo như anh ta nói người này tên là Triết, là kẻ nghiện và buôn bán ma túy. Vừa rồi, hắn ta đã rời khỏi địa bàn đi đến Ninh Thuận cùng với đại ca của hắn.

Không chần chừ, ông đã đánh đổi giấc ngủ của mình để đi đến Ninh Thuận bằng tàu hỏa. Trong đầu của ông bây giờ chỉ toàn những từ "Trả thù và trừng phạt".

Vừa bước xuống tàu, ông đã lao đi hỏi nhiều người về tung tích của Nguyễn Học Triết. Kết quả vẫn chưa mấy khả thi, ông đành bất lực ghé vào một quán cơm để ăn thật no. Ông biết mình đã là một ông lão 51 tuổi, làn da rám nắng đã trở nên nhăn nheo, không còn sức và cũng không biết sống được bao lâu nữa. Vì thế, ông phải ăn, phải giữ sức để tiếp tục báo thù cho đứa con gái của mình.

Tại quán cơm gần một tiệm vàng, ở đây người dân rất lạc quan và phóng khoáng. Họ để một chiếc ti vi màn hình lớn và bật loa hết cỡ về bản tin buổi sáng. Mặc dù rất không thoải mái nhưng ở đây lại thu hút rất nhiều vị khách đến ăn.

Bỗng ông tình cờ nghe thấy một bản tin về vụ việc vừa xảy ra tại nơi đây. Một nhóm đối tượng được cho là nghi phạm trong việc sát hại một người chủ quán cà phê. Sau khi ti vi chiếu màn hình camera lên, ông đứng phắt dậy và đi tới quầy tính tiền.

Trên đường đi, ông tiếp tục tra hỏi và giả danh là công an để mượn camera nhiều nhà ở mặt phố để tìm xem có thấy đối tượng hay không?

Một tuần sau, ông đã tìm thấy một manh mối khá giá trị từ phía cảnh sát khi anh đột nhập vào đồn công an để chụp lại các hồ sơ vụ án và camera tại quán cà phê nơi xảy ra án mạng. Không những thế, ông còn lắp một máy nghe lén nhỏ vào dưới gầm tủ đựng đồ trong phòng họp của các thành viên trong tổ trọng án.

Khi nghe được cuộc họp trinh sát các đối tượng ở trên chuyến tàu, ông không vội đi trả thù mà cố gắng kiên nhẫn đợi phía cảnh sát bắt được tụi hắn và chờ ngày ra tay sau. Vì ông biết sức khỏe của mình không còn như trước kia nữa nên đành phải chờ thời cơ để ra tay.

Quả nhiên như ông nghĩ, phía cảnh sát đã bắt được các đối tượng và cũng là lúc ông lên kế hoạch mưu sát thành công.

Dường như trong đầu ông đã được thanh thản đi một phần nào. Sau khi trả thù xong, ông cũng không còn muốn sống gì nữa vì sống mà thiếu con thiếu vợ của mình thì chẳng khác nào sống đơn độc không một chút tình yêu thương. Nhưng còn hai đối tượng mà anh nhất quyết phải giải quyết là Nguyễn Hữu Ái và kẻ đứng sau Nguyễn Học Triết.

Ông đã biết trước bí mật lớn nhất của Nguyễn Hữu Ái, chỉ cần buộc miệng nói ra thì cuộc đời hắn coi như sẽ tiêu tan. Lý do ông căm thù tên này vì đằng sau hắn là một thế lực ngầm nào đó đang yểm trợ cho hắn như một bóng ma khó thấy, với thực lực của hắn thì tìm ra con gái của ông trong vài ngày là dễ như trở bàn tay nhưng phải mất ba năm sau mới tìm thấy, chứng tỏ đằng sau hắn đang che dấu điều gì đó.

Trịnh Hồ Điệp để cho cảnh sát bắt mình cũng vì mục đích tung chiêu cuối cùng này. Mặc dù tỉ lệ thành công thấp nhưng nó vẫn khiến nhiều người tò mò về thân phận thật sự của hắn ta.