May Mắn Gặp Nàng

Chương 5: Hái thuốc



TRUYỆN MAY MẮN GẶP NÀNG

Chương 05: Hái thuốc

Ngọc Yên thức dậy khi mặt trời đã lên cao. Nàng lười biếng vươn vai, xuống giường ra ngoài rửa mặt. Vì không có bàn chải nên nàng đành súc miệng bằng nước muối. Làm xong vệ sinh cá nhân, nàng vào bếp. May mắn là nàng có mua ít bột và gạo. Nàng bỏ một nắm gạo vào nồi rồi bắc lên bếp đang rực lửa. Sau đó, nàng quay qua lấy bột, đổ nước vừa phải rồi nhào. Rồi nàng lại xếp những cái bánh đã được nặn thành hình vào nồi bắt đầu hấp. Ngọc Yên bỏ gia vị vào nồi cháo hầm trước đó, rồi múc ra chén để ăn bữa sáng.

Ăn xong, Ngọc Yên dọn dẹp sạch sẽ. Nàng lấy ít tiền cất trong tủ ra, bỏ vào trong người. Đóng cửa cẩn thận, nàng đi về phía có cánh đồng xanh mướt. Lúc này, người dân trong làng đã đi ra đồng cả. Nàng bước trên con đường đất nhỏ vắng lặng.

Ra đến đồng, ai nấy đang làm cũng đều dừng tay ngắm nhìn Ngọc Yên. Gió thổi tung mái tóc dài bối cao làm nàng thêm quyến rũ, hấp dẫn lòng người. Vạt áo trắng phất phơ làm người khác càng thêm mê luyến. Trong đầu họ đều có cùng suy nghĩ: "Chao ôi! Đây là tiên trên trời sao?" Ngọc Yên thấy mọi người đều nhìn mình thì bối rối không biết làm sao. Liếc thấy Diệu đang đến gần mình, nàng liền mở miệng nói trước:

- Diệu cô nương! Ta có thể phiền cô giúp đỡ một chuyện không?

Nghe Ngọc Yên nói chuyện với mình thì Tiểu Diệu vui mừng vô cùng. Nàng ta liền trả lời:

- Phan công tử cứ nói.

- Ta muốn mua ít ruộng để làm, không biết cô nương có biết ai bán không?

- A! Công tử hỏi thật đúng lúc. Vừa mới nãy Thiết bá có kể cho ta nghe là muốn bán vài đám ruộng để cất lại nhà đó. Để ta dẫn công tử đến chố Thiết bá.

- Thế thì làm phiền Diệu cô nương rồi.

- Công tử khách sáo quá.

Hai người đi đến một suối nhỏ thì thấy một người đàn ông trung niên lực điền, chất phác, tóc đã hoa râm đang múc nước rửa chân đầy bùn. Diệu vẻ mặt có lỗi nói với Ngọc Yên:

- Phan công tử, thật xin lỗi. Ta không thể ở lại với công tử được. Ta còn phải đi hái rau để nấu cơm trưa nữa.

Ngọc Yên mỉm cười nhẹ nhàng đáp:

- Cô nương cứ việc đi làm đi. Ta có thể tự mình đi hỏi Thiết bá cũng được.

Nói vài ba câu, Diệu lưu luyến rời đi. Lúc này, Ngọc Yên lại gần Thiết bá. Nàng lịch sự, lễ phép hỏi:

- Xin hỏi người có phải là Thiết bá không ạ? Tại hạ tên Phan Yên.

Thiết bá nghe người hỏi thì quay đầu lại nhìn, rồi mới trả lời:

- Phải. Không biết Phan công tử có chuyện gì sao?

- Tại hạ là nghe nói Thiết bá muốn bán vài đám ruộng nên đến đây hỏi.

- Phan công tử muốn mua sao?

- Đúng vậy.

- Vậy thì mời công tử về nhà ta để bàn bạc kĩ hơn.

- Vâng. Mời.

Nàng mua tổng cộng là một mẫu ruộng. Hoàn tất các thủ tục, Ngọc Yên vui vẻ về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi rồi lại gói bánh hấp lúc sáng vào túi. Nàng bỏ chiếc cuốc nhỏ, bánh, nước vào giỏ tre, sau đó đeo sau lưng bắt đầu đi về nơi có ngọn núi cao kia.

Vì nhà sát chân núi nên phút chốc nàng đã leo được một đoạn đường. Ngọc Yên quan sát kĩ các thực vật mọc um tùm trên mặt đất. Bỗng nhiên mắt nàng sáng lên:

- Ha ha! Đây chẳng phải ngải cứu có tác dụng làm ôn khí huyết, trực hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa bệnh do hàn, kinh nguyệt không đều, thai đông không yên, thổ huyết, máu cam sao.

Nàng nhanh chóng lấy cuốc sau giỏ ra hì hục đào cả gốc để về trồng trong vườn.

Đi thêm vài bước nữa, nàng lại phát hiện ra cây bạch đồng nữ. Lá tươi vò nát hay giả nát lấy nước hoặc sắc lấy nước dùng tắm ghẻ, mụn nhọt, chốc đầu. Lá bạch đồng nữ khô có thể chữa khí hư, bạch đới. Ngay cả rễ của cây cũng có tác dụng chữa bệnh vàng da và niêm mạc.

Nhìn cách đó không xa là một đám cây hoa cứt lợn, Ngọc Yên vui mừng hí hửng chạy nhanh đến reo:

- Là hoa cứt lợn. Đến đây không có dầu gội, dùng hoa này nấu nước gội cũng thơm không kém. Hí hí!

Một lúc sau, giỏ tre của Ngọc Yên chứa nặng trĩu những cây được đào cả rễ còn đất để về trồng và không biết bao nhiêu là lá các loại cây. Có thể kể đến các loại cây sau đây: Huyết giác thường được dùng trong những trường hợp ứ huyết, bị thương, máu tím bầm không lưu thông. Về phần mướp, tùy theo bộ phận mà chữa được các loại bệnh khác nhau, ví như: quả nấu nước uống làm lợi sữa cho phụ nữ mới sinh; rễ có tác dụng lạm thoát nước (dùng làm thuốc xổ) và tẩy; xơ mướp thiêu tồn tính dùng chữa các bệnh trĩ ra huyết, trực tràng ra máu,... Phù dung ngoài trồng cảnh còn có thể giảm đau, tiêu mụn.

Mệt mỏi, Ngọc Yên ngồi xuống một tảng đá sạch để nghỉ ngơi. Nàng dở bánh mang theo ra ăn, rồi uống nước lấy sức xuống nước.

Nhìn thấy trời đã sắp tối, Ngọc Yên vội vàng đứng lên để về nhà. Đi được một lúc, nàng mới ý thức được một điều đó là... "A... Thôi xong rồi! Mình quên mất đường nào là đường xuống núi rồi. Giờ phải làm sao đây? Ở rừng hẳn là rất nhiều hùm beo... Mình còn muốn sống thật tốt mà."

Đang hoảng loạn nghĩ cách tìm đường sống, bỗng nhiên Ngọc Yên nghe có tiếng kêu thống khổ từ đâu vọng lại:

- A... a...