Mênh Mông Venezia

Chương 4: Santa Lucia*



* Santa Lucia: là một bài hát truyền thống của Napoli. Nó được Teodoro Cottrau (1827- 1879) dịch sang tiếng Ý và được công bố bởi hãng Cottrau như một barcarola (những bài hát dân gian truyền thống được hát bởi những người chèo gondola ở Venice). Sau này, bài hát này từng được nghệ sĩ mù lừng danh người Ý- Andrea Bocelli thể hiện. Lời của bài hát gốc là ca ngợi vẻ đẹp như tranh vẽ của Borgo Santa Lucia (con phố/ khu phố Santa Lucia) ở vịnh Naples, theo lời mời của người chèo thuyền mà rẽ sóng, tận hưởng bầu không khí mát mẻ của buổi tối. Ở một số nước châu Âu như: Thuỵ Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, quần đảo Faroe, Santa Lucia được đặt nhiều lời khác nhau để phù hợp với ngày Thánh Lucy (13/12). Tại Thái Lan, bài hát này đã trở thành bài hát truyền thống của Đại học Silpakorn vì người sáng lập trường, Silpa Bhirasri là người Ý.

Có lẽ do tối qua đã được trải nghiệm cảnh thuỷ triều dâng và mưa lớn nên hôm nay Ôn Hoàn Diễu vô cùng lưu luyến ánh mặt trời.

Trong lúc chờ Giorgio, cô ngồi đợi trước một ngôi nhà sơn màu cam, trước cửa nhà có ba, bốn bậc thang màu trắng, được ánh mặt trời chiếu đến ấm áp dễ chịu.

Mùa mưa thường đi đôi với mùa xuân.

Trong kẽ hở bậc thềm có một nhúm hành lá xanh lục.

Đối diện là căn nhà hai tầng sơn sắc xanh da trời, tấm ga giường phơi trên song sắt bay bay, đung đưa tựa đám mây thấp phía chân trời.

Dần dần đám người tụ lại, lại như thuỷ triều lên xuống, có lẽ bởi thời gian của đoàn du khách đều cố định, chỉ còn lác đác vài du khách, chủ yếu là người nước ngoài, để lại khung cảnh to lớn, thoả mãn tầm nhìn của Ôn Hoài Diễu.

Thật ra so với camera màu sắc, nhìn bằng mắt người dịu hơn nhiều, có ngôi nhà sắc đã ngả màu, tinh tế nhìn kỹ còn thấy có chút không đều, rất giống như tuỳ ý bôi phết.

Cô duỗi tay nâng vành mũ lên, vành mũ rơm vừa rộng lại vừa thấp, tự động che đi một tầng ánh sáng nhu hoà.

Ánh mắt trời đã buông xuống.

Đám đông đã rời đi.

Bảng pha màu đã rơi.

Người đi đường đã đi xa

Nhưng anh vẫn quay trở lại.

Giorgio một lần nữa dừng ở trước mặt cô, ngữ khí có chút không xác định: “Miss Wen?”

Ôn Hoà Diễu nheo mắt ngẩng đầu, cô nhìn thấy một quầng sáng nghiêng nghiêng trên người anh.

“Là tôi.”

Giorgio thở phào, thấy Ôn Hoài Diễu duỗi tay, đem cô kéo lên.

Anh mặc bộ quần áo nhân viên phục vụ, sơ- mi trắng áo gile đen, nhưng lại bị cơ bắp của anh làm căng phồng.

Anh hỏi: “Cô vẫn ổn chứ?”

Thấy Ôn Hoài Diễu đứng lên, gương mặt không hề ủ dột vì bị mất tiền.

Anh biết trộm cắp nhiều, nhưng anh chỉ phụ trách cùng lắm nhận trả phòng, dù cho khách bị trộm cũng không nghĩ tới nhờ anh giúp đỡ.

Ôn Hoài Diễu buông tay: “Không sao, nhưng tôi không có tiền để mua vé tàu trở về.”

Cô cảm thấy có lỗi: “Làm phiền công việc của anh, trở về tôi sẽ trả lại tiền cho anh.”

Giorgio nhấp miệng: “Cô thấy kẻ trộm không?”

Ôn Hoài Diễu thoáng do dự: “Tôi không thấy, nhưng có một người Trung Quốc bị trộm nói là hai cô gái Digan.”

Thần sắc của Giorgio hơi đổi: “Cô bị trộm bao nhiêu?”

Ôn Hoài Diễu lắc đầu: “Không nhiều, khoảng một trăm euro.”

Không biết anh suy nghĩ điều gì, dùng sức mà chống cằm, đường rãnh ở giữa rịn mồ hôi, có thể nhìn ra anh vừa chạy tới.

Tựa như anh đã hạ quyết tâm: “Cô ở đây chờ một chút!”

Ôn Hoài Diễu giữ chặt anh định xoay người đi, tay áo sơ- mi đã được ăn xắn lên khuỷ tay, thì ra cánh tay cũng đầy mồ hôi.

“Anh đi đâu?”

Giorgio gấp gáp nói: “Có thể tôi biết ai trộm.”

Ôn Hoài Diễu tâm bình khí hoà như vậy vì cô không tính chuyện tìm đồ.

Nghĩ đến là của người đàn ông kia, những tên trộm ấy cấu kết với hướng dẫn viên du lịch.

Dân bản xứ biết không gì lạ, nhưng Giorgio vì cô mà tìm trở về, hẳn sẽ đụng chạm lợi ích.

Trong đầu cô hiện lên cảnh phim Bố già.

Cô lắc đầu khuyên anh: “Bỏ đi!”, cô lại lấy lí do kia ra thoái thác: “Có thể là tôi quên mang theo ví.”

Lúc này Giorgio kiên quyết lắc đầu: “Không phải!”

“Không phải vấn đề cô bị trộm.”, tiếng Anh của anh bắt đầu ngắc ngứ: “Các em ấy không thể làm như vậy, như thế là không đúng.”

Ôn Hoài Diễu thu tay: “Together!”

Giorgio nhìn cô, trong ánh mắt là sự quan tâm và lo lắng, ánh mắt trời chiếu vào đôi đồng tử như màu nâu nhạt, thanh triệt không giả tạo.

Anh ma xui quỷ khiến thế nào lại đồng ý.

Nhà cầu vồng cách nơi con tàu neo đỗ không xa, rất nhiều người sẽ không vào trong.

Họ đi theo hướng ngược lại với bờ biển, băng qua những ngôi nhà màu sắc xinh đẹp, những ngôi nhà nằm bên trong sắp xếp không tinh tế như vậy, mang đến cảm giác suy bại.

Đi qua một con thuyền đánh cá bị bỏ lại rẽ ngoặt.

Giorgio gõ cánh cửa gỗ màu lam của một căn nhà cũ nát, cửa mở kêu cót két một cái, một cô bé da ngăm đen tóc thắt bím nhìn thấy anh, ánh mắt màu nâu lộ vẻ vui mừng, nhào vào lòng anh.

Ôn Hoài Diễu: “...”

Giorgio nhanh chóng buông cô bé ra, hai người dùng ngôn ngữ Ôn Hoài Diễu không hiểu nói đôi ba câu.

Nghe cũng không giống tiếng Ý.

Ngữ khí của anh nghiêm khắc, nói hai câu, anh bảo mở cửa ra một chút.

Cô gái nhỏ tầm 7- 8 tuổi, Ôn Hoài Diễu đứng phía sau Giorgio, tầm mắt của cô bé bị chắn.

Lúc này cô bé mới nhìn thấy Ôn Hoài Diễu, sắc mặt liền thay đổi.

Xoay người định chạy vào trong.

Lại bị Giorgio túm lại, anh cau mày, ngữ khí càng nghiêm khắc.

Giọng của cô bé the thé, bắt đầu kêu gào, ánh mắt bất mãn nhìn Ôn Hoài Diễu mà chửi bới, đều là lời cô không hiểu.

Rất nhanh một bé gái khác lớn tuổi hơn từ trong phòng chạy ra, bộ dạng cũng tương tự, ăn mặc nhàu cũ, làn da và mái tóc đều màu đen, nhưng lại không giống người da đen cũng không giống người da trắng.

Giúp đỡ cô bé kia, cắn vào cánh tay Giorgio.

Cánh tay Giorgio dùng sức, sức lực cô bé như vậy căn bản không đáng kể.

Nhưng dưới sự chèo kéo, cô bé nhỏ tuổi trọng tâm không vững, ngã trên nền đất đầy cát và đá, Giorgio không kịp đỡ cô bé.

Anh lập tức buông tay cô gái kia, sắc mặt thoáng đau xót.

Cô gái nhỏ ngồi dưới đất bắt đầu vừa khóc vừa chỉ vào Ôn Hoài Diễu dùng ngôn ngữ cô không nghe hiểu mà quát mắng, sắc mặt của cô bé kia cũng không tốt.

Giorgio thở dài, đem Ôn Hoài Diễu che phía sau, nhẹ nhàng khuyên bảo vài câu với hai cô bé kia.

Anh có chút bất đắc dĩ, xoay người áy náy nhỏ giọng với Ôn Hoài Diễu: “Xin lỗi!”

“Tôi...”, anh cũng không biết phải giải thích thế nào, trực tiếp nửa đẩy Ôn Hoài Diễu ra xa chút: “Cô ở chỗ này đợi tôi được không?”

Anh bước hai bước rồi quay đầu nhìn lại, đôi mắt màu lan tràn đầy kiên định: “Hãy tin tôi!”

Hai cô gái đã trở về phòng, đóng cửa.

Một mình anh bước lên gõ cửa, xa như vậy Ôn Hoài Diễu thậm chí còn không nghe thấy giọng của anh, chỉ thấy anh có chút bực bội mà chống tay lên cửa, tựa hồ nói chuyện với bên trong.

Không lâu sau, cô bé vừa rồi mở cửa, vẻ mặt cảnh giác lại nhìn xung quanh thăm dò, duỗi tay kéo Giorgio vào phòng.

Như vậy trong chốc lát, vừa nãy mặt trời vẫn còn sức sống giờ đã biến thành hoàng hôn.

Con đường mòn hẻo lánh đổ nát, trên mặt đất đầy cát thô và đá mịn, thậm chí còn có thể nhìn thấy vỏ sò vỏ hến.

Một bóng người lui tới cũng không thấy, một trận gió thổi qua, Ôn Hoài Diễu không khỏi giữ chặt áo khoác mỏng.

Cô cúi đầu chậm rãi đi qua đi lại, giày trắng đá vào cát.

Cũng không biết cô đếm tới mấy lần 100, có lẽ cũng không quá lâu, một đôi giày dừng lại trước mặt cô, giây tiếp theo cô tay cô bị nắm lấy.

Trong ánh mắt màu lam của Giorgio đều là ảnh ngược của cô.

Trong thoáng chốc không gặp, trong ánh mắt anh nổi lên một tầng mây buồn bã, còn có chút không hiểu rõ của Ôn Hoài Diễu.

Giọng của anh có chút ủ dột, còn có chút ẩn ướt mơ hồ: “Đi cùng tôi!”

Ôn Hoài Diễu thuận theo để anh nửa nắm trở lại cánh cửa vừa rồi.

Cửa khép hờ, Giorgio buông tay, gọi vọng vào.

Cô bé lớn tuổi hơn mắt đỏ hoe, tay chắp sau lưng bước ra.

Đi đến trước mặt Ôn Hoài Diễu, ngập ngừng nửa ngày mới từ sau lưng duỗi tay ra, run rẩy mở lòng bàn tay.

Là một cuộn tiều euro.

Thì ra cô bé biết tiếng Anh: “Em không nhớ rõ cái nào của chị, có lẽ là chừng này.”

Vốn dĩ là đồ mất đi tìm lại được, Ôn Hoài Diễu không quá để ý.

“Cảm ơn!”

Cô bé muốn trở vào, Giorgio lầm bầm một tiếng, dường như gọi tên cô bé, đưa mắt ra hiệu.

Cô bé một lần nữa đứng trước mặt Ôn Hoài Diễu, không tình nguyện: “Sorry!”

Giorgio nhìn Ôn Hoài Diễu: “Chờ tôi một chút!”

Anh cũng cô bé nói gì đó, cô bé nhào vào lồng ngực anh, cô gái nhỏ tuổi ở trong phòng cũng chạy ra.

Anh ngồi xổm xuống, ôm hai cô gái vào lồng ngực, chạm đầu họ.

Tuy rằng Ôn Hoài Diễu nghe không hiểu ngôn ngữ anh nói, nhưng xem biểu tình cũng có thể nhìn ra được, anh vừa nghiêm khắc lại quan tâm, lo lắng cùng đau lòng.

Cuối cùng anh dịu dàng xoa xoa mái tóc cô gái, đứng dậy rời đi.

Hai cô bé buông lỏng tay, vẫy tay tạm biệt anh.

Hai ngường hướng về phía bến tàu, bóng của cả hai đã bị hoàng hôn kéo thật dài.

Ôn Hoài Diễu ý thức được cô đã chạm đến chuyện riêng tư của anh, còn là điều đau đớn.

Cả hai ngoài ý muốn mà trầm mặc một đường.

Giorgio thay cô mua vé tàu, Ôn Hoài Diễu chợt nhớ ra lại từ cuộn tiền euro tìm tiền lẻ trả anh.

Giorgio không từ chối.

Khoé mặt anh ân ẩn ướt, đôi mắt màu lam càng thêm rực rỡ.

“Xin lỗi, các em ấy…”, anh dừng một chút: “Tôi không biết các em ấy lại bắt đầu trộm vặt.”

Ôn Hoài Diễu nhìn ra sự khó xử của anh, làm động tác xua tay.

“Tôi tin, hai em ấy giống anh.”

Cô tươi cười tận lực trấn an lòng anh: “Đều là người tốt.”

Cô duỗi tay vỗ vỗ bờ vai anh: “Tôi còn muốn cảm ơn anh.”

Giorgio có chút sững sờ nhìn cô, không biết tiêu cự của anh rốt cuộc là ở nơi mắt cô, hay là biển rộng phía sau cô.

Cuối cùng mím môi lắc đầu, không nói nữa.

Trên đường về bến tàu, sắc trời tối rất nhanh.

Đàn bồ câu ở quảng trường San Marco [1] đến tìm thức ăn lúc chạng vạng lại giương đôi cánh bay vòng quanh chóp giáo đường.

[1] Quảng trường San Marco: tiếng Ý là Piazza San Marco, là quảng trường quan trọng nhất và nổi tiếng nhất của thành phố Venezia. Nó cùng với Piazzale Roma và Piazza di Rialto là ba quảng trường duy nhất trong thành phố được gọi là piazza, còn các quảng trường khác được gọi một cách khiêm nhường là campi. Mặt của quảng trường nhìn ra Canal Grande. Bố cục của Quảng trường này tương đối khép kín với kiến trúc nổi bậc là Vương cung thánh đường chính tòa thượng phụ Thánh Marco (Basilica Cattedrale Patriarcale di San Marco). Đặc biệt trong sân của quảng trường có Tháp chuông được xây dựng trên nền một công trình cũ và hoàn tất vào thế kỷ XII, tháp là dấu hiệu đất liền cho người đi biển, về đêm có thể đốt lửa như một ngọn hải đăng. Napoléon từng gọi nơi này là “Đại sảnh lễ hội đẹp nhất châu Âu.

Giorgio xoay người nhìn vào mắt Ôn Hoài Diễu, cô cho rằng anh muốn tạm biệt.

Không ngờ anh lại chuyên nghiệp, quảng cáo giúp ông chủ không chút cẩu thả, anh chân thành ngỏ lời mời: “Tôi phải đi làm, là một nhà hàng, mỳ đen [2] của nhà hàng chúng tôi đặc biệt ngon, cô muốn đi không?

[2] Mỳ đen: tiếng Ý là Spaghetti al nero di seppia. Nero di seppia trong tiếng Ý là mực, chất lỏng tiết ra từ túi mực của loài mực và các loài động vật chân đầu khác trừ họ Nautilidae và họ Cirrina. Spaghetti al nero di seppia là loại mỳ đen được tẩm trực tiếp từ mực của con mực, và cách làm mỳ đều thủ công. Chính vì thế sợi mỳ đen mới dai nhưng luôn mềm, mang hương vị hải sản rất riêng biệt. Cách nấu mỳ mực cũng tương tự như các mỳ sợi Spaghetti khác.

Ôn Hoài Diễu: “...”

Nhìn vào đôi mắt lam dịu dàng như làn sóng, cô không nỡ nói lời từ chối.

Thời gian này du khách như thoi đưa, nhà hàng cũng mở ở đoạn đường phồn hoa, đường tắt nhỏ hẹp mang nét phong tình vô nhị, nhưng ngặt nỗi người đi đường như như nêm.

Nhìn chiếc gondola bên cạnh lướt qua, đám người vẫn không nhúc nhích.

Người đi đường không vội, trái phải thưởng thức, nhìn đồ ăn trong tủ kính, nghe người bán rong rao bán đồ thuỷ tinh.

Vành mũ Ôn Hoài Diễu rộng, thiếu chút nữa quẹt phải cây kem trong tay một đứa trẻ.

Giorgio vô thức giữ vai cô kéo về phía sau.

Hai người còn chưa kịp nhận ra sự xấu hổ đã nghe thấy tiếng chuông réo rắt nơi xa.

Giorgio buông Ôn Hoài Diễu lúc này vẫn chưa hoàn hồn, ngay lập tức có vẻ ảo não.

Cúi đầu cài lại nút áo sơ- mi

Tự mình lẩm bẩm: “Sáu giờ rồi!”

Ôn Hoài Diễu cúi đầu nhìn di động, quả nhiên thời gian không sai chút nào.

Hẳn là thời gian phải đi làm buổi tối thường ngày của anh.

Cũng may không cần phải đi quá xa, họ dừng lại trước một nhà hàng gần bờ biển, bởi vì hôm nay trời không mưa, bàn ghế đều được đặt bên ngoài, bên cạnh chính là một con đường thuỷ khá rộng, còn neo một chiếc vaporetto.

Ở vị trí trung tâm là những chiếc bàn bằng kính, dựng một sân khấu nhỏ, có người đang biển diễn.

Giorgio bước về phía trước lại nhớ tới Ôn Hoài Diễu, tìm một bàn tròn nhỏ cho cô.

Ôn Hoài Diễu thuận theo mà ngồi xuống.

Có nhân viên phục vụ ăn mặc giống với Giorgio đi tới giúp cô thắp cốc nến thuỷ tinh rồi để lại một quyển thực đơn cho cô.

Cô nhớ Giorgio nói tới món mỳ đen, liền gọi mỳ đen và nước chanh.

Nhà hàng ở Venezia đa số là café & nhà hàng & bar.

Bên cạnh có rất nhiều cặp tình nhân tóc vàng mắt xanh, gọi một ly rượu hoặc nước trái cây, tận hưởng gió biển khẽ thổi và nói chuyện phiếm.

Bên tai tiếng dân ca Ý nghe du dương, lời nói đã không còn quan trọng, họ thấu hiểu từ ánh mắt nhau.

Rất nhanh Giorgio bước ra, anh còn nhét thêm chiếc khăn tay rực rỡ trong túi áo gile.

Anh bưng một khay đặt mấy ly nước chanh đầy.

Đặt trước bàn của mấy vị khách khác, cuối cùng đặt trước Ôn Hoài Diễu.

Có thể bởi tính chất công việc, hoặc có thể lúc buổi chiều đã có chút quen thuộc hơn với Ôn Hoài Diễu, anh không giống như trước, không mím môi kiệm lời nữa.

Song nói chưa được hai câu đã có người đứng ở cửa nhà ăn gọi anh.

Ôn Hoài Diễu ra hiệu cho anh cứ đi làm việc, anh vội vàng rời đi.

Rất nhanh, món mỳ đen Ôn Hoài Diễu gọi đã được đưa lên.

Cô vốn cho rằng “ăn ngon” mà người nước ngoài nói so với ăn ngon thực sự còn cách xa, không nghĩ tới hương vị lại ngon như vậy.

Lúc cô ăn xong sắc trời đã tối đen.

Mỗi một cốc nến tựa một mảnh của ngôi sao có sắc màu ấm áp nào đó lạc ở đây với ánh đèn đường trong nước đan cài với nhau, tôn sắc lẫn nhau.

Cô thích thú duỗi chân, ngả người ra sau.

Khó mà có được thời gian thư thái, bầu không khí dễ chịu tới vậy.

Không có ai vội vội vàng vàng, không có ai bàn chuyện buôn bán trên bàn ăn, không có ai cặm cụi xử lý công việc trên di động.

Giữa người yêu tâm tình với nhau là điều hết sức bình thường, không phải xa xỉ gì.

Giorgio trừ bỏ lần đầu cùng cô nói một đôi câu, sau đó liền bận tối tăm mặt mũi.

Dường như anh chủ yếu bận rộn ở bên trong nhà hàng, ngẫu nhiên mới ra bên ngoài, cũng đều là bưng rượu hoặc nước chanh.

Ôn Hoài Diễu không cố tình nhìn anh, lại có thể cảm nhận được mỗi lần ai đi vào đi ra sẽ ở trong đám người liếc nhìn cô một cái.

Loại ăn ý này khiến cô cảm thấy có chút mới mẻ.

Cô nhìn chiếc gondola lui tới, đem ảnh ngược của đèn đường phá tan thành mảnh nhỏ. Chờ thuyền lướt qua rồi, mặt nước lại yên tĩnh, hình ảnh bị vỡ nát chậm rãi tụ lại. Chỉ là chiếc thuyền tiếp sau đó đến rất nhanh. Cô nhìn làn nước xao động không ngừng, bất tri bất giác cảm thấy mệt mỏi.

Lúc Giorgio hơi rảnh rỗi thì khách khứa gần như đã tan hết.

Ánh mắt anh nhìn phía Ôn Hoài Diễu.

Cô đã tựa lưng vào ghế ngủ. Mũ chúc xuống, che đi gương mặt cô, chỉ còn lại chiếc cằm nhỏ cùng cánh môi, trở nên mơ hồ dưới ánh nến. Cô mặc chiếc váy màu trắng rất dài, bởi cô nghiêng người, một bên rũ xuống đất. Lớp ren quanh ngực phập phồng theo từng nhịp hô hấp.

Giorgio suy nghĩ một chút, khi trở lại cầm theo tấm chăn mỏng, đắp lên cho cô. Không ngờ cô ngủ khá sâu, trong vô thức duỗi tay cầm lấy chăn, nâng vành mũ lên nhìn anh. Thấy là anh, Ôn Hoài Diễu mỉm cười. Dùng ánh mắt như nói với anh: “Ngồi xuống không?”

Giorgio nhìn quanh một lượt, không có thực khách gọi phục vụ.

Sau khi ngồi xuống, áo sơ- mi rất căng, anh tuỳ ý mở nút cổ áo, nhẹ nhàng thở ra. Ôn Hoài Diễu nghiêng đầu hỏi anh: “Mệt không?”

Giorgio lắc đầu: “Công việc!”

Anh giải thích với cô: “Tối nay B & B không có khách, buổi chiều vừa lúc tôi giao phòng cho khách vào ở nên mới có thời gian tìm cô.”

Ôn Hoài Diễu nhớ tới tối qua khi anh tiếp cô, mặc áo thun.

“Vậy tối qua thì sao?”

“Tối qua mưa to, không buôn bán gì, ông chủ bảo tôi đón cô xong là có thể tan làm.”

Ôn Hoài Diễu có chút áy náy: “Xin lỗi!”

Giorgio trước sau vẫn thẳng thắn như vậy, anh không nói đừng để ý: “Cô đã nói rồi.”

Nếu không phải sắc mặt anh nhu hoà thì cô còn tưởng đó là câu trách cứ.

Hai người lâm vào trầm mặt

Giorgio cuối cùng có chút tự giác của nhân viên phục vụ, mở miệng hỏi cô: “Ăn ngon không?”

Ôn Hoài Diễu định trả lời ngon, lại nhớ tới lời nhận xét tối qua của Giorgio đối với cô.

Chân thành và hữu dụng.

Lời tới miệng lại thôi, hỏi đùa anh: “Anh làm sao?”

Không ngờ vẻ mặt Giorgio nghiêm túc gật đầu, hỏi lại cô: “Sao cô biết?”

Ôn Hoài Diễu: “...”

Ôn Hoải Diễu im lặng, cô không trả lời được.

Lại thấy ý cười trên miệng Giorgio: “Tôi nói đùa thôi.”

Dường như anh rất kiềm chế, hoặc do hình dáng ngũ quan quá cứng, đến cả đùa giỡn cũng khiến người ta cảm thấy anh cười kín đáo.

Chỉ có trong đôi mắt màu xanh lam là ý cười rất đậm. Hơn nữa Ôn Hoài Diễu vốn không nghĩ đến anh sẽ nói đùa như vậy. Giống như người rất am hiểu chuyện nam nữ.

Giây tiếp theo sắc mặt anh lại nghiêm túc: “Nhưng nước chanh là tôi làm.”

Giống như đứa trẻ cầu khen ngợi, mái tóc xoăn màu nâu của anh bị gió đêm thổi nhẹ nhàng lay động. Lúc này Ôn Hoài Diễu nhận ra anh và hai cô bé gặp buổi chiều có nét tương đồng. Mái tóc màu nâu cùng làn da nâu, thế nhưng không giống người da đen.

Chẳng qua ngũ quan của Giorgio mang nhiều nét của người da trắng, lại có đôi mắt màu xanh biển, hốc mắt sâu. Theo bản năng, Ôn Hoài Diễu hỏi đến vấn đề cô vẫn luôn tò mò.

“Anh bao nhiêu tuổi rồi?”

Giorgio có chút kỳ quái: “Age?”

Dường như bản thân anh không thể nhớ ra ngay lập tức, bẻ bẻ khớp tay, không xác định được mà trả lời.

“Khoảng hai mươi tuổi.”

Anh không hỏi Ôn Hoài Diễu nguyên nhân.

Cúi đầu nhìn di động, mở lời tiễn khách: “Đã tám giờ rưỡi rồi, cô cần phải trở về, muộn chút nữa, đi qua nơi đó sẽ bị nước ngập.”

Ôn Hoài Diễu suy nghĩ: “Có thể xem bói cho tôi không?”

“Bằng Tarot?”

“Đúng vậy, mất bao lâu?”

“Rất nhanh!

“Tôi bói xong rồi đi được chứ?”

Giorgio gật đầu, quả nhiên bộ bài không rời người anh, đẩy cốc nến và ly nước sang một bên, đặt bộ bài ra giữa mặt bàn.

Anh nhìn về phía Ôn Hoài Diễu: “Cô muốn dùng cách nào?”

Ôn Hoài Diễu lắc đầu: “Tuỳ anh!”

Anh đưa bộ bài cho Ôn Hoài Diễu: “Cô cần tuần tự xáo trộn chúng.”

Đôi mắt màu lam nhìn cô sáng rực: “Cô còn cần đủ thành kính, đừng suy nghĩ điều gì khác.”

“Không phải, ý tôi không phải như vậy.”, anh cảm thấy mình diễn tả không rõ ràng: “Khi xáo bài cô cần nghĩ tới chuyện mình muốn hỏi, như vậy thần Tarot mới có thể trả lời vấn đề của cô, Không thể nghĩ tới chuyện khác.”

“Sau đó nghe theo âm thanh trong đầu mình quyết định tay của cô.”

“Phải xáo bài theo vòng tròn.”

Ôn Hoài Diễu có chút nghi hoặc: “Vòng tròn?”

Giorgio gật đầu, tiếng Anh của anh lúc này không đủ để biểu đạt, diễn tả không đủ để thể hiện ý anh muốn truyền đạt.

Anh lại giải thích vài câu, Ôn Hoài Diễu cố gắng thao tác theo cách hiểu của mình.

Giorgio lắc đầu: “No no no!”

Ôn Hoài Diễu nhìn anh, anh duỗi tay ra cầm tay cô, chỉ cô cách xáo bài thành vòng tròn như thế nào, xáo bài theo một hướng.

Đêm qua hai người ở trong một không gian tối om nắm tay nhau không cảm thấy kỳ quái.

Trong ấn tượng của Ôn Hoài Diễu chỉ có âm thanh ngái ngủ của anh, vầng trán đầy mồ hôi của cô, bàn tay lạnh lẽo được anh nắm chặt, không còn cảm thấy choáng váng sợ hãi.

Giờ phút này lại khác, đôi mắt màu lam của anh như lốc xoáy, bên trong toàn tia sáng thành kính.

Môi anh khi mở khi đóng, lòng bàn tay nóng rẫy, dạy cô tập trung chú ý, lắng nghe chính mình muốn điều gì, hỏi cái gì.

Cô có thể cảm nhận được, anh thật lòng, muốn đưa cô đi hỏi thần Tarot.

Bước vào thế giới của anh.

Sự tiếp xúc do tâm linh mang lại thường mang điện.

Cô càng muốn trừ bỏ tạp niệm, nhìn chăm chú vào đôi mắt anh mà hoàn thành lượt bói, trong đầu cô hiện lên hàng mi cong vút, đôi mắt xanh biếc, đường chẻ môi trũng sâu, thấp thoáng đường rãnh dưới cằm.

Cô không nghe rõ được âm thanh trong đầu mình, chỉ có chất giọng trầm thấp mang theo buồn ngủ của Giorgio.

Cô xáo bài đến vô chừng, cuối cùng mở miệng: “Khi nào có thể ngừng?”

Giorgio từ trên gương mặt cô thu hồi ánh mắt, cúi đầu nhìn tay cô và bộ bài.

“Tuỳ cô!”

Anh vừa nói: “Bước kế tiếp...”

Còn chưa nói xong, bả vai anh đã bị một nhân viên phục vụ khác vỗ vỗ, người nhân viên này có thể không phải người Ý, dùng tiếng Anh nói với anh.

Anh ta cười trêu chọc: Bên kia, cô gái váy đỏ đó, cho tiền boa, muốn cậu lên hát.”

Ánh mắt của Giorgio và Ôn Hoài Diễu đều nhìn về phía anh ta chỉ.

Cô gái tóc vàng váy đỏ, mỉm cười nhìn Giorgio chào hỏi.

Giorgio có ấn tượng, vừa nãy anh mang tới ly nước.

Anh làm việc trong nhà hàng thời gian dài, loại chuyện này vẫn thường thấy.

Có khi thực khách có thể chỉ biểu đạt thiện ý, đối với thưởng thức cái đẹp.

Anh áy náy nhìn về phía Ôn Hoài Diễu: “Sorry!”

Ôn Hoài Diễu cười buông tay, tỏ vẻ không để ý.

Một lần nữa anh đem bộ bài cẩn thận cất vào rồi mới đứng lên.

Khi đi qua còn cùng nhân viên phục vụ khác cười đùa, hai người đấm bả vai nhau. Lúc này anh lại giống chàng trai mới lớn. Nhạc cụ diễn tấu phía trước chẳng qua là đệm đàn, Giorgio đi qua, cầm lấy micro. Cúi đầu cất giọng.

“Sul mare luccica l’astro d’argento.

Placida è l’onda, prospero è il vento.”

(On the sea glitters the silver star

Gentle the waves, favorable the winds.)

Ôn Hoài Diễu cảm thấy giai điệu quen thuộc, vẫy tay với nhân viên phục vụ đang đứng xem cách đó không xa.

“Bài gì vậy?”

“Santa Lucia!”, anh ta cười: “Giorgio chỉ biết mỗi bài này, lần nào cậu ấy cũng hát bài này.”

Ôn Hoài Diễu không nhịn được cười khẽ.

Người chèo gondola đi qua nghe thấy tiếng hát của anh liền “hey” một tiếng với Giorgio

Rồi cùng hoà giọng với anh.

“Venite all’agile barchetta mia,

Santa Lucia! Santa Lucia!”

(Come into my nimble little boat,

Saint Lucy! Saint Lucy!)

Những thực khách ngồi bên ngoài nhà hàng cũng vỗ tay cổ vũ.

Sắc mặt Giorgio lộ chút xấu hổ, vén lại mái tóc xoăn rồi cúi đầu hát.

Giọng hát của anh rất dễ nghe, trong giọng trầm thấp lộ chút mệt mỏi.

Thời điểm anh ngẩng đầu lên lần nữa, chỗ ngồi của Ôn Hoài Diễu chỉ còn lại một cái chăn.

Tác giả có lời muốn nói:

Tới rồi tới rồi.

Ở châu Âu phải chú ý ăn trộm nhé.