Nổi Đau Tình Yêu

Chương 4



Hỷ Trân nạt:

- Thôi, đủ rồi Thành Thục. Tao đang muốn biết mày gọi cho tao có chuyện gì kìa.

- Cũng chẳng có gì quan trọng cả.

- Con này! Tao không có rảnh rỗi đâu nha. Có gì thì nói mau, nếu không tao cúp máy đó.

- Ê! Mày bận thật đó hả?

- Ừ. Hôm nay tao phải vào bếp. Mày mà còn không nói nhanh, tao không có thời gian nữa đâu.

- Tao thì chẳng có gì để nói, vì một tuần gặp mày đến hai ba lần, còn nhiều hơn cả Hữu Quân nữa.

- Thế...

- Là Hữu Quân nhắn thôi. Anh Từ Nam nói mày đã đậu bằng C Anh văn rồi, mà còn đậu cao nữa.

Nhắc đến Từ Nam, đôi mắt của Hỷ Trân bừng sáng. Cô lắp bắp:

- Tao không nghe lầm chứ?

- Không. Chính anh Từ Nam và Hữu Quân mang tin đó từ trung tâm về. Sao hả, bao giờ khao đây?

- Khao?

- Ừ. Không phải mày đã từng tuyên bố câu ấy trước mặt Từ Nam sao?

- Ừ, thì...

- Nè! Đừng nói với tao chầu ấy chỉ có mày và Từ Nam thôi nha. Như thế thì không kín miệng được đâu đấy.

- Tao... Khao thì khao chứ. Mày và Hữu Quân sắp xếp thời gian đi.

- OK.

- Ăn uống thì nhanh nhẹn lắm.

- Của chùa mà không nhanh sao được.

- Hừ!

Thành Thục cao giọng:

- Ê! Có nhắn gởi gì với Từ Nam không? Tao làm "" bồ câu đưa thư "" cho.

- Không.

- Vậy thì như thế đi nhé. Sắp xếp thời gian xong, tao báo cho mày.

- Ừm.

- Thôi, không làm phiền mày nữa đâu. Tao cúp máy đây. Chúc một ngày nghỉ vui vẻ!

- Liệu vui nổi không đây?

Hỷ Trân gác máy, nhưng để chắc ăn hơn, không bị người khác quấy rầy, cô rút luôn sợi dây điện thoại.

- Mẹ, chị hai!

- Đến rồi đó à?

Hỷ Trân vừa đặt giỏ đựng cà mên cơm lên bàn trong, thì Hữu Trân đến soạn ra ngay.

- Đúng là món canh chua và cá kho chứ?

- Thì chị dặn sao, em làm vậy mà. nhưng mà... vị thì có khác đấy.

- Nấu nhanh như vậy sao? Sao chị nghi ngờ quá. Có phải em đã ghé tiệm cơm nào mua không?

Hỷ Trân phật lòng:

- Em đâu vô dụng đến thế. Dù nấu không ngon bằng mẹ, nhưng cũng ăn được mà.

Cô đến ôm cánh tay bà Bích Dung:

- Mẹ à! Chị hai nói như thế, thì con là một đứa vô tích sự rồi. Vì món ăn mọi người thích và vì bữa cơm này, con đã tạm gác việc thiết kế của con sang một bên. Vậy mà...

Hữu Trân chen vào:

- Thôi đủ rồi. Mới làm có một bữa ăn mà bày đặt kể lể. Chứ chị làm ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ thì sao?

- Chị khác, em khác làm sao so sánh được. Chị đi dạy thời gian rộng hơn em nhiều.

- Sao chứ? Làm việc cho công ty cũng chỉ một ngày tám tiếng. Theo như thời gian ấy, buổi trưa em về nhà cũng được mà, chỉ tại em lười biếng thôi.

Hỷ Trân tự ái:

- Nếu chị nói vậy, thì cơm trưa để em về tự làm.

- Cái đó là do em nói đó nha. Mai mốt đừng lên tiếng than thở.

- Trịnh Hỷ Trân này không hai lời đâu.

Bà Bích Dung khoa tay:

- Hai chị em sao vậy? Nấu bữa cơm thôi mà cũng gây lộn. Như vầy sao mẹ ăn cho vô.

- Chứ mẹ không thấy chị hai quá đáng sao? Chuyên gia châm chọc người khác.

- Cả hai đứa đều sai, mẹ chẳng thể bênh ai cả. Hữu Trân cũng thật là không phải khi nói em gái mình như vậy. Còn Hỷ Trân, con là phận em, đúng sai gì con không nên cãi tay đôi. Giàu tính tự ái sẽ rước nhiều phiền phức vào mình đấy. Việc cơm nước, mẹ thấy cả hai chị em cùng làm. Buổi trưa Hỷ Trân tranh thủ về phụ chị. Dù sao, ăn cơm nhà vẫn tốt hơn là ăn ở ngoài đường.

Bà Bích Dung nhìn cô con gái út:

- Hỷ Trân! Con thấy thế nào?

- Dạ, con xin nghe lời mẹ.

Bà Bích Dung thở ra:

- Hai con là chị em ruột, mà như chó với mèo vậy, làm mẹ không yên tâm về hai đứa tí nào cả.

- Mẹ!

- Lớn hết rồi. Hữu Trân năm nay đã ngoài hai mươi lăm, lại là một giáo viên. Con đã từng dạy học trò con điều hay lẽ phải, thương yêu, kính trên nhường dưới, thế tại sao con không thực hành trong gia đình? Giả dụ như Hỷ Trân có sai, nhưng nó cũng là em con, con nên chỉ bảo nó, có đâu lại châm chọc mỉa mai.

Hữu Trân cúi đầu:

- Con xin lỗi mẹ.

- Mẹ nói ra không phải để chúng con xin lỗi, mà phải nhận thấy cái sai của mình mà sữa. Ở đây là cửa hàng hoa tươi chứ không phải ở nhà. Hai con cãi nhau như vậy, người đi đường nhìn thấy họ sẽ nghĩ sao đây? Chị em trong nhà mà còn là con gái nữa, bộ không sợ ế chồng sao? Còn Hỷ Trân...

- Dạ.

- Không phải mẹ la rầy chị hai con là con đúng đau. Mẹ biết con là một đứa con gái bướng bỉnh, nghịch ngợm từ nhỏ, nhưng không vì thế mà con không sữa đổi được. Con gái lớn rồi, phải thùy mị, nết na một chút. Con nên nhớ, bây giờ con đã đi làm, không thể ngng tàng như lúc nhỏ được. Với lại, xã hội ngày nay muôn hình muôn vẻ, con cứ giữ khư khư bên mình bản tính háo thắng và nhiều tự ái là con tự hại con đấy. Sống giữa xã hội phải hoà nhã, không nên tự coi mình là quan trọng dù con có tài giỏi hơn người ta. Con có hiểu không?

- Dạ, con hiểu.

- Nhìn thấy các con ngoan và có một cuộc sống hạnh phúc, mẹ mãn nguyện lắm rồi. À! Bao giờ hai đứa mới đưa bạn trai về ra mắt mẹ đây?

Hỷ Trân tròn mắt:

- Bạn trai?

- Phải rồi, con gái lớn thì phải có bạn trai chứ. Chẳng lẽ con định ở vậy sao?

- Con chưa bao giờ nghĩ tới.

Hữu trân lên tiếng:

- Ai chứ Hỷ Trân nhà mình dám lắm à mẹ. Với bản tính như thế, anh chàng nào mà dám để mắt tới.

Bắt gặp ánh mắt của bà Bích Dung, Hữu Trân lẹ tay bụm miệng:

- Mẹ đừng để ý lời con nói.

- Điều mẹ mong ước bây giờ là hai con sớm tìm được phân nữa của mình. Cuộc sống trong nhung lụa mà cô đơn thì không hay đâu. Hai con gái me.

cũng xinh đẹp mà. Nếu tìm không được thì để mẹ giới thiệu cho. Mấy người bạn của mẹ...

Hỷ Trân vội vàng xua tay:

- Thôi đi mẹ, chuyện tình cảm đâu phải tìm kiếm là có được đâu. Hãy để tự nhiên mẹ ạ.

Bà Bích Dung quay sang Hữu Trân:

- Còn con?

- Con...

Hỷ Trân tủm tỉm:

- Nhìn mặt đảm bảo chị hai đã có người yêu rồi.

Bà Bích Dung nhướng mày:

- Hỷ trân nói phải không?

- Dạ... Bọn con quen nhau đã gần hai năm rồi, nhưng con chưa dám đưa về giới thiệu với mẹ.

- Tại sao?

- Con sợ.

- Sợ cái gì?

- Mẹ không hài lòng.

Bà Bích Dung phì cười:

- Xem con kìa. Con chọn bạn cho con, miễn con thấy thích là được rồi. Cậu ta làm gì?

- Anh ấy là giáo viên dạy Anh văn.