Phi Hổ Thương

Chương 1: Tìm kiếm cam, my phu nhân



PHI LỘ

Lịch sử đất nước Trung Hoa kéo dài từ tận thuở hồng hoang, sản sinh ra không biết bao nhiêu nhân tài, chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện. Sau thuở Tam Hoàng Ngũ Đế dựng nghiệp, xã hội ngày một phát triển, lịch sử cũng theo đó mà đổi thay ngày càng rực rỡ đủ sắc màu. Nào là thời Chu thái bình thịnh trị. Nào là đời Xuân Thu Chiến Quốc khói lửa binh đao.

Cho đến khi Tần Thủy Hoàng dẹp yên Lục Quốc mà gộp thành đế quốc Trung Hoa thống nhất thì từ nay, người Trung Hoa luôn ước vọng thống nhất trở thành một dân tộc mãi mãi. Chính thế mà Hán Cao Tổ Lưu Bang lên ngôi Cửu ngũ, trường trị mãi suốt hai thế kỷ, bị Vương Mãng soán đoạt, tưởng đã thay triều đổi đại mà cuối cùng vua Hán Quang Vũ cũng khôi phục được.

Chẳng ngờ tổ tiên anh hùng mà con cháu bạc nhược. Vua Hoàn Đế, Linh Đế tin dùng lũ hoạn quan, để mặc cho chúng làm mưa làm gió, hại trung thần, cất nhắc tiểu nhân, làm triều dình nghiêng ngả điêu đứng, dân chúng lầm than. Bọn yêu đạo như ba anh em họ Trương thì lợi dụng tà thuật mê hoặc dân lành, kéo bè kết đảng dấy loạn Khăn Vàng.

Ai nấy đều trông đợi minh chúa xuất hiện. Các anh hùng hào kiệt tứ phương đã thấy được bốn trăm năm trị vì của nhà Hán cũng sắp đến hồi kết thúc. Trong một hồ nước phẳng lặng, những con cá nhỏ sẽ thầm lặng kiếm ăn. Nhưng nay, sóng to gió lớn đã nổi, sẽ có những con cá nhỏ vượt vũ môn mà hóa rồng. Không ai có thể ngăn cản điều ấy

Ù ù!!!!

T...róc, t....róc!!!

Ái da!!!!!!!! Hhừ...hhừ.!!!!!!!!1

Ối đau quá!!!!!!!!! Trời ơi!!!!!!!!!111

Gió lộng, mưa bụi bay mù mịt, tiếng người kêu khóc như ri, kẻ chết, kẻ bị thương, cả chiến trường núi Cảnh Sơn máu nhuộm đỏ thẫm, trăm họ lâm vào cảnh lầm than vô cùng khổ cực. Cả đất trời như chìm đắm trong cảnh ảm đạm, thê lương, bùn đất hoà với máu người, hoà với nước mắt trăm họ nhớp nhúa, nhầy nhụa, quện lấy chân người, níu lấy chân ngựa.

Lộp cộp!!! Lộp cộp!!!!Lộp cộp!!!!!!!!

Lộp cộp!!! Lộp cộp!!!!Lộp cộp!!!!!!!!

Năm thớt ngựa thật khoẻ, vó ngựa khua nhanh, xông xáo khắp nơi. Cả năm đều là giống thiên lý, chiến mã tung hoành xông pha nơi trân mạc, vó ngựa bọc thép tốt, đạp bừa vào đống bùn đất mà tiến, cả năm người bùn đất bê bết nhưng dường như cả năm kỵ sỹ đều không chú ý đến bản thân, ai nấy mắt đảo bốn phương, xông xáo tiến trong màn mưa phùn lất phất.

Kỵ sỹ đi đầu, mặt ngọc mắt sáng, tám trường bào màu bạch kim giờ đã lấm bùn, nhưng vẫn không che được vẻ anh dũng tuấn tú. Thân hình kỵ sỹ đó ngồi thẳng lưng ngựa, đầu đội mũ Hoàng Vân, áo giáp Thiết Thiên Tằm, chân đi hài Kim Đỉnh, vó ngựa dù nhịp nhàng khua liên tục cũng không làm dáng ngồi thẳng lưng đó thay đổi chút nào. Tay phải cầm cây ngân thương ngù đỏ, lưỡi thương sáng quắc, cán thương khắc rồng chạm phụng, chuôi thương có mũi xà mâu nhỏ, tay trái nhịp nhàng nhịp cương ngựa, dù gấp mà vẫn khoan, kỵ sỹ đi đầu quả là tay hảo hán đội trời đạp đất, anh hùng trong đám anh hùng, rồng trong loài người, có vẻ là đại tướng. Nhìn dáng phi ngựa, nhìn ánh mắt cương nghị, không ai có thể nghi ngờ đây không phải là thủ lĩnh của bốn người còn lại.

Kỵ sỹ đi thứ hai đi bên phải là một trung niên thiết hán, thân hình mập mạp, đầu để trần, chỉ buộc ngang trán một dải lụa đỏ, khuôn mặt hồng hào như say rượu. Thân hình thiết hán đó thì khỏi phải nói, mập mạp, khuôn mặt phúc hậu, và đương nhiên con ngựa thiết hán đó cưỡi phải là loại thần câu mới có thể chịu được sức nặng như thế. Vũ khí thiết hán mập mạp đó sử dụng là cây đại đao to bản gài chéo bên hông, áo giáp đen hững hờ cài lỏng lẻo, để lộ một khoảng lông ngực rậm rạp, càng tôn thêm vẻ ngang tàn nhưng không thiếu chất hảo hán của người kỵ sỹ.

Kỵ sỹ bên trái thì ngược lại, thân hình nhỏ nhắn, vô cùng thư sinh, trông có vẻ yếu đuối. Kỵ sỹ này, dù khuôn mặt nước mưa ướt đẫm, một vệt bùn bắn lên má nhưng cũng không làm mất đi vẻ mặt thanh toát, đẹp như con gái của viên kỵ sỹ. Áo giáp của người này cũng là loại khinh giáp nhẹ nhàng, quần chẽn màu xanh, chân đi giày bó, trên yên ngựa có treo bó tên, lưng đeo cung, ngang hông đeo thanh trường kiếm. Đôi môi mỏng của người kỵ sỹ mím chặt, ánh mắt dù mệt mỏi nhưng vẫn quắc lên vẻ cương nghị và quyết tâm xông pha.

Kỵ sỹ thứ tư là một người hoàn toàn khác hẳn nữa, thân hình nhỏ bé loắt choắt, mặt dơi tai chuột, ngũ quan đều nhỏ. Thân hình bé tẹo nhấp nhô trên lưng con chiến mã to lớn, kỵ sỹ thứ tư này trông như con chuột đang cưỡi trên con hổ dập dình phi theo đoàn binh. Vũ khí của kỵ sỹ thứ tư này là một cây trường côn, ngoài ra, trên lưng còn giắt thêm một cây thiết phiến, có lẽ đây cũng là vũ khí của người kỵ sỹ này.

Kỵ sỹ đi cuối là thảm hại nhất, toàn thân dính đầy bùn đất, cánh tay trái có quấn một vuông lụa trắng hoen ố màu máu hoà nước mưa, rõ ràng là đã bị thương nhẹ. Áo bào kỵ sỹ này bị bùn đất văng lên bê bết, lại cộng thêm nước mưa tạt vào loang lổ, không còn phân biệt được màu sắc. Kỵ sỹ này toàn thân như tắm trong bùn, chỉ còn khuôn mặt được nước mưa rửa sạch là rõ ràng, để lộ ra một vẻ cương nghị với hàm râu quai nón rậm rì, cằm vuông, mắt xếch vô cùng dữ tợn. Dù bị thương, nhưng cánh tay trái vẫn nhịp nhàng điều khiển cương ngựa, vó ngựa vẫn tiếp tục tiến bước đều theo cả đội, cánh tay phải giương cao cây soái kỳ, cờ hiệu tung bay phần phật theo gió, gạt văng mưa mà phất. Dù trời mưa lâm thâm, nhưng vó ngựa vẫn tiến nhanh đến mức lá cờ gấm căng phồng, phất phần phật trong gió. Kiêu hãnh và ngang tàn, kỵ sỹ cầm cờ giương cao cánh tay phải cầm soái kỳ, ánh mắt ngưỡng mộ, tôn thờ không ngớt hướng về người thủ lĩnh dẫn đầu. Cây soái kỳ kiêu hãnh làm bằng gấm trắng phất mạnh trong gió, từng chữ, từng chữ thêu bằng chỉ đỏ viền vàng quẫy lộn, tung hoành trên nền trắng của gấm quý, năm chữ “THƯỜNG SƠN TRIỆU TỬ LONG” nổi bật khắp chiến trường, vó ngựa, cờ gấm và người chiến tướng oai hùng xông pha khắp nơi.

Đoàn người này lai lịch không nhỏ, viên chiến tướng thủ lĩnh dẫn đầu là Thường Sơn Triệu Tử Long, tên thật là Triệu Vân. Triệu Vân là người sinh ra ở vùng Thường Sơn, Hồ Bắc, tám tuổi đã được Thương Vương Tư Không Hạnh, một đại sư phụ trong nghề đánh thương nhận làm đệ tử, truyền dạy cho thương pháp nổi danh trong giang hồ. Triệu Vân căn cơ sáng láng, chăm chỉ học hành, võ nghệ cao cường, tinh thông thập bát ban võ nghệ, nhưng tất nhiên sở trường nhất là thương pháp.

Sau mười năm học nghệ, năm mười tám tuổi, Triệu Vân bái biệt sư phụ, hạ sơn xuống núi, đó cũng là lúc thiên hạ đại loạn, vua Hán nhu nhược, không quản được nước, chư hầu cát cứ khắp nơi, giặc giã nổi lên, chiến trận xảy ra liên miên, dân tình đồ thán. Mang trong mình dòng máu nghĩa hiệp, lại được sư phụ dặn phải ra sức giúp minh chủ bình thiên hạ để đem lại thái bình đại thịnh cho nhân dân, Triệu Vân đi khắp nơi tìm minh chủ để thờ, lúc đầu theo Viên Thiệu nhưng Thiệu tâm địa nhỏ nhen, sau lại theo Công Tôn Toản nhưng Toản cũng không và cuối cùng là về với Lưu Bị vì Triệu Vân nhận thấy rằng Lưu Huyền Đức tức Lưu Bị là người nhân nghĩa, là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, có lòng thương dân, xứng đáng là minh chủ, vì vậy, Vân đã theo về, dù rằng Bị lúc này chưa có đến một tấc đất cắm dùi.

Cả năm người, Triệu Vân dẫn đầu, bốn kỵ sĩ đi sau, người nào người nấy đều lầm lủi giục ngựa, vẻ mặt căng thẳng, dáng điệu hấp tấp, bồn chồn, ánh mắt đảo bốn phương, nhìn ngó kỹ càng từng khuôn mặt người hai bên đường, dường như đoàn người đang tìm kiếm ai đó.

Mây đen mỗi lúc một thêm dày đặc, cảnh trời lại càng thêm ảm đạm trong khi cơn mưa cũng quái ác mỗi lúc một nặng hạt. Viên kỵ sỹ to béo đưa mắt âu lo nhìn quanh quất một hồi rồi thúc mạnh ngựa. Con ngựa chở thân hình béo mập quá tải dù mệt mỏi cũng ráng hết sức đột nhiên lao mình vút đi thật nhanh.

Thiết hán to béo đuổi kịp Triệu Vân, thở dài nói:

- Chúng ta hãy thong thả một chốc rồi hãy phi nước đại, chiến trường la liệt dân, lính, Cam phu nhân không biết trốn nơi nào, nếu phi nhanh quá e ta bỏ sót chăng? Nếu cứ thúc ngựa thế này, e khi tìm được chủ mẫu thì ta cũng không có sức bảo vệ được nữa.

Mới nói đến đây, giọt nước mưa đọng trên vầng khăn đỏ quấn ngang trán đã trào xuống qua mắt người thiết hán, mồ hôi hòa lẫn với nước mưa khiến không còn thấy đâu là mồ hôi, đâu là nước.

Triệu Vân thở dài, tay cương lơi ra, quay lại nói với người thiết hán:

- Lê Trung à, nào ta có muốn ép các ngươi đâu. Chẳng qua tình hình quá nguy ngập, cả hai chủ mẫu và tiểu chủ đều lạc trong đám loạn quân, ta nóng ruột vô cùng.

Ánh mắt người cận vệ Lê Trung lộ vẻ bất nhẫn, khiên cưỡng nói:

- Vâng, nhưng Hứa Hùng bị thương ở tay, nếu không băng bó cẩn thận e lại nặng thêm, đến lúc gặp cường địch thì khó mà chống đỡ.

Hứa Hùng là kỵ sỹ cầm cờ, nghe hai người nói vậy vội thúc ngựa tiến lên cướp lời:

- Thuộc hạ còn khoẻ lắm, vết thương nhỏ này thấm vào đâu. Việc kiếm tìm chủ mẫu và tiểu chủ là quan trọng, xin đừng để ý đến thuộc hạ làm gì.

Nói đến đây, người tráng sỹ sẽ nghiến răng, giơ cánh tay trái lên quơ quơ mấy cái rồi nói:

- Tướng quân xem này, thuộc hạ vẫn cử động bình thường, không đau một chút nào hết.

Hứa Hùng vừa nói xong câu nói, vì vừa rồi cử động quá mạnh, động đến vết thương nên thấy đau điếng, mồ hôi toát ra đầy người. Hứa Hùng vội ngoảnh đi nơi khác, ngầm vận kình lực vào bắp chân thúc mạnh hông ngựa vọt lên trước. Triệu Vân và Lê Trung đâu phải người tầm thường, mắt khẽ liếc ngang đã biết thương thế của đồng bạn khá nặng, nếu như cố khiên cưỡng e sẽ có kết quả không hay. Nếu quá gắng sức thì cả một cánh tay trái của Hứa Hùng đến thành tàn phế mất.

Nhưng trước mắt, chủ mẫu lạc nơi nào, tiểu chủ tuỏi còn chưa biết gì, mới sinh ra đã chịu cảnh chiến trận phân ly, biết ăn nói làm sao với minh chủ bây giờ? Lâm vào tình huống khó xử như vậy nên lòng đau như dao cắt, Triệu Vân ngửa mặt nhìn trời, thở dài nói bằng một giọng bi thương:

- Không có ngờ được một kẻ như ta, Triệu Tử Long này, ngửa mặt lên không sợ hổ với trời, cúi mình nhìn xuống không thẹn với người, thế mà ngày hôm nay được chúa công phân công trông nom nhị vị phu nhân và ấu chúa lại đến nỗi để lạc mất chúa mẫu. Nếu nhị vị có sao thì Vân này đành quyên sinh để tạ tội với chúa tướng. Dù phải theo cùng khắp góc biển chân trời, ta cũng quyết tìm cho bằng được nhị vị phu nhân và ấu chúa.

Kỵ sỹ đi bên trái thúc cương ngựa cho chiến mã tiến nhanh lên phía trước, bắt kịp hai người Triệu Vân, Lê Trung. Người kỵ sỹ có khuôn mặt trái xoan mỏng manh đó nhẹ nhàng đưa tay ra nắm lấy tay Triệu Vân rồi nhẹ nhàng cất giọng oanh vàng thỏ thẻ nói:

- Tướng quân chớ buồn khổ như thế, nguời hiền thế nào cũng gặp lành, vả lại ấu chúa là chân mệnh thiên tử, sẽ được hoàng thiên phù hộ, dù gặp hiểm nguy cũng sẽ vượt qua được thôi.

Thì ra người kỵ sỹ này là gái giả trai, và nàng tên là Tô Uyển Vân, người thiếp yêu của Triệu Vân. Tô Uyển Vân tính tình điềm đạm, dịu dàng, nhẹ nhàng, nhưng lúc cáu giận hoặc lâm trận thì lại hoàn toàn khác hẳn. Võ nghệ cao siêu, hành hiệp giang hồ từ năm mười lăm tuổi, mười tám tuổi gặp Triệu Vân, đem lòng kính phục, yêu thương nên hai người kết hợp thành đôi phu phụ vô cùng đẹp đôi.

Do Triệu Vân quan điểm trai anh hùng phải tung hoành bốn bể, đem lại thịnh trị thanh bình cho dân chúng nên Tô Uyển Vân chấp nhận vai trò thiếp chứ chưa chính thức cưới xin để trở thành vợ Triệu Vân. Nhi nữ giang hồ tính tình khoáng đạt, không quan trọng chuyện danh phận, Tô Uyển Vân chỉ cần sóng vai Triệu Vân hành hiệp giang hồ là đã mãn nguyện, chẳng cần gì hơn. Khi xưa lúc còn độc thân hành hiệp giang hồ, Tô Uyển Vân với cây Phụng Tiên Kiếm và hai mươi bốn đường “Liên Hoa Tâm Kiếm” đã nổi danh giang hồ với danh hiệu Dao Trì Liên Hoa Nữ. Một lần gặp cường địch, may nhờ Triệu Vân đi qua cứu được, hai người quen nhau từ đấy.

Cảm phục võ nghệ, lý tưởng cao cả của người anh hùng đất Thường Sơn, dần dần Tô Uyển Vân đem lòng yêu thương lúc nào không biết. Phần Triệu Vân, đứng trước tấm chân tình của người con gái xinh đẹp, tấm lòng quảng đại, dịu dàng yêu thương, Vân cũng không dằn được lòng mình, và chuyện gì đến đã đến, hai người đã nên nghĩa vợ chồng.

Ba kỵ sỹ còn lại lai lịch cũng không phải tầm thường, đại hán to béo tên Lê Trung là người nước An Nam lưu lạc sang đây, có hiệu danh là Lôi Đao. Lôi Đao Lê Trung là đệ tử yêu của An Nam Đao Thánh Nguyễn Trực, võ nghệ, đao pháp và nhất là sức mạnh muôn người khó địch. Do quê hương loạn lạc, lại do bản tính thích tung hoành giang hồ nên dần lưu lạc sang tận Trung Hoa.

Với suy nghĩ thường dân nơi đâu cũng là thường dân, cùng dòng máu đỏ, Lôi Đao Lê Trung quyết định vác đao đi hành hiệp khắp nơi ở Trung Hoa cứu giúp lê dân. Thành tích đáng nể nhất của Lê Trung là trong một đêm đột nhập vào doanh trại Huỳnh Cân Tặc chém bay đầu hai đại tướng của Thôi Giác là Thường Trung và Thường Tín, làm quân giặc bay hồn, khiếp vía. Tính tình nóng nảy nhưng cương trực, Lôi Đao cũng là người chịu ơn Triệu Vân và cũng đồng chí khí với Triệu mà vác đao theo hầu.

Kỵ sỹ thân người nhỏ thó, loắt choắt thì lai lịch khác hẳn những người kia. Thân hình nhỏ bé, mặt dơi tai chuột, ngũ quan nhỏ bé, ba chòm râu dê chảy đuột trên khuôn mặt dài thuột, trông kỵ sỹ này chẳng được cái gì về tướng pháp. Đôi mắt láo liên luôn đảo ngược, kỵ sỹ này trông giống một tên ăn trộm hơn là một chiến binh, và rõ ràng là như thế.

Biệt danh Không Không Đạo Vương Vĩnh Thượng từ lâu nổi danh trong giới giang hồ đạo tặc, chuyên đục tường khoét vách ăn trộm ăn cắp. Với khinh công Bình Tung Hiệp Ảnh, Vĩnh Thượng được coi là người chạy nhanh nhất giang hồ và do vậy càng phát huy sở trường ăn trộm của mình. Trong một lần thực hiện phi vụ nhập nha, Vĩnh Thượng đen đủi lại chọn ngay nhà Tuyệt Đại Gian Hùng Tào Tháo mà ăn trộm, dĩ nhiên chẳng ai biết Vĩnh Thượng ăn trộm cả. Vậy mà chẳng hiểu sao chỉ vài ngày sau, giang hồ đã sôi sục truy lùng Vĩnh Thượng theo lệnh của Tào Tháo. Hết đường dung thân bởi dưới trướng Tào Tháo toàn là những đại cao thủ khắp chốn giang hồ, như Cuồng Sư Hứa Chử, môn chủ Đao Môn, Điển Vi, Tào Nhân, Tào Hồng, anh em Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên.v..v. Vĩnh Thượng chán đời đã nghĩ đến việc treo cổ tự tử. Vừa tròng thòng lọng vào cổ thì vừa may Triệu Vân đi qua cứu được, sau khi nghe Triệu giải thích nghĩa vụ của người tráng sỹ thời loạn thế, lại cảm động trước nghĩa khí của người tráng sỹ, Vĩnh Thượng như bừng tỉnh cơn mê, quyết tâm theo hầu Triệu Vân. Vả lại, với một người võ nghệ siêu phàm như Triệu Vân thì dù có gặp những đại tướng quân võ nghệ cao cường của Tào Tháo thì cũng không đến nỗi thua thiệt, quả Triệu là nơi ẩn trú cuối cùng của Vĩnh Thượng.

Kỵ sỹ cuối cùng cầm cờ cũng có lai lịch không kém, trước kia cùng là một tay hiệp đạo, tung hoành giang hồ với đại danh Tán Hồn Kỳ Hứa Hùng, là người đứng giữa hai đạo hắc, bạch, độc hành đại đạo. Cũng có hoàn cảnh giống như Vĩnh Thượng, Hứa Hùng bị cả giang hồ truy nã vì đã giám can thiệp và đả thương em trai của Tào Nhân là Tào Báo khi Tào Báo đang xua quân định bắt một lương nữ về cưỡng hiếp.

Không nhịn được trước cảnh chướng tai gai mắt, Tán Hồn Kỳ Hứa Hùng đã rút đao trợ gươm, xông vào giết sạch đám quân binh Tào Báo, còn bản thân Tào Báo, dù thoát chết nhưng chức năng làm đàn ông không còn nữa. Với một con người lấy nhục dục làm thú vui như Tào Báo thì việc mất chức năng đó coi như đời Báo chấm dứt, vô cùng căm hận, Tào Báo dựa thế lực anh phát lệnh truy nã Hứa Hùng khắp nơi, và Triệu Vân cũng đã cứu được Hứa Hùng trong lần bị cao thủ bốn phương quần công vây đánh. Hứa Hùng cảm cái ơn ấy mà xin theo hầu, được giao cho chức Chấp Kỳ Lang, chuyên phụ trách kỳ hiệu của Triệu Tử Long.