Tử Cấm Thành Nghìn Lẻ Một Đêm

Chương 14



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

#Tử_Cấm_Thành_nghìn_lẻ_một_đêm

#An_dịch_và_viết

ĐÊM THỨ MƯỜI BỐN

1. Từng có một du khách đến Cố Cung chơi, đúng năm giờ rồi mà du khách đó vẫn chưa ra khỏi Cố Cung, nhân viên công tác cũng không biết còn có một người chưa ra về. Hôm sau, nhân viên mới phát hiện ra du khách đó ở trong một tòa điện lớn, song người nọ giờ đã không còn nhịp thở, chỉ là một khối thi thể lạnh như băng, chết bất đắc kỳ tử ngay trong đêm đó. Sau khi kiểm tra thi thể thì bên pháp y đưa ra kết luận chết do nhồi máu cơ tim. Người đó tuổi còn rất trẻ, trước kia cũng không có tiền sử bị bệnh tim, nhưng lượng Adrenaline (là một hoocmon có tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi bạn sợ hãi, tức giận hay hưng phấn khiến nhịp tim của bạn đập nhanh hơn, co mạch, tăng huyết áp, giãn khí quản,... và đây cũng là một chất thường dùng trong y học song chất này chỉ được sử dụng bởi cán bộ y tế vì liều điều trị rất gần với liều gây tử vong) lại cao hơn người bình thường gấp 5 lần, biểu cảm lúc chết của người này ngập tràn sự đau khổ và sợ hãi, nói chính xác hơn là bị... dọa chết. Có lẽ người đó đã không may nhìn thấy= được điều gì đó kinh khủng.

2. Nghe đâu khi mở cửa đại điện, có nhân viên công tác còn sợ hãi đến mức đã gào to lên rằng: "Mở cửa đây! Xin lỗi vì đã quấy rầy chư vị".

3. Hồi tôi tầm năm tuổi, lúc ấy nhà cũ của gia đình tôi còn ở khu Hoàng Thành, cụ thể là ở khu Cảnh Sơn (là một ngọn đồi nhân tạo ở thành phố Bắc Kinh, tọa lạc ở quận Tây Thành, phía Tây Thiên An Môn, nằm ở hía chính bắc của Tử Cấm Thành, trục trung tâm của Bắc Kinh, ban đầu nó là một vườn của hoàng gia, hiện là một công viên với tên gọi Công viên Cảnh Sơn, vị vua cuối cùng của nhà Minh là Minh Tư Tông Sùng Trinh đã tự vẫn tại đây bằng cách treo cổ vào năm 1644) tại một đại tạp viện - nơi ở dành cho hạ nhân trong cung thời trước. Thời ấy những căn đại tạp viện này vẫn chưa bị dỡ bỏ.

Hôm nọ bố tôi về muộn nên mẹ dỗ tôi ngủ trước. Trẻ con năm tuổi thường ngủ rất sâu, nhưng hôm ấy tôi lại tỉnh giấc bởi tiếng chong đèn của bố, thế là tôi bèn dụi mắt trở người ngồi dậy. Cái giường tôi ngủ đối diện với cửa chính, chong đèn xong, bố tôi đến bên giường rồi đứng nói gì đó, song tôi lại thấy có một người khác đang đứng ngay tại bậc cửa, người đó rất thấp, cao tầm tôi, trên mặt bôi vẽ gì đó trông như lối trang điểm trong kinh kịch (là một thể loại kịch của Trung Quốc) vậy, nhưng mặt mũi thế nào thì tôi lại không nhớ được, ngược lại còn cảm thấy xấu xí.

Ban đầu tôi dụi mắt hỏi bố rằng: "Người đứng ngoài cửa là ai thế bố ơi?", nhưng không ai trả lời tôi. Tôi kiên trì hỏi thêm ba bốn lần nữa nhưng bố mẹ vẫn không quay đầu để ý đến tôi. Chuyện sau đó thì tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ rất rõ rằng bố tôi cầm gối ném ra cửa, hình như còn ném mấy thứ khác nữa, có vẻ như đang đánh đuổi người đó đi. Sau đó thì đèn dần tắt, trời tối mù, tôi chẳng thấy gì nữa cả rồi chìm dần vào giấc ngủ say. Chuyện này vẫn luôn tồn tại trong trí nhớ của tôi nhưng tôi vẫn luôn rất nghi ngờ không biết đó liệu có phải là mơ hay không, vì thế tôi chẳng bao giờ đề cập chuyện này với bố mẹ. Mãi đến ba năm trước, trong một lần trò chuyện phiếm với mẹ, tôi có vô tình nói rằng: "Đời này con chưa bao giờ gặp ma cả". Mẹ bỗng trả lời: "Tào lao, hồi xưa còn ở Cảnh Sơn chẳng phải mày từng thấy còn gì?". Tôi ngẩn người hỏi lại mẹ: "Không phải đêm đó con nằm mơ à?". Mẹ nói: "Mơ thế nào được? Đó không phải ma thì là gì?".

- ----------------------------------------------------

Hình ảnh bên dưới là Văn Uyên Các của Tử Cấm Thành vào năm 1901, đây cũng là một trong những hình ảnh nằm trong series ảnh hiếm "Hoàng cung triều Thanh" do một nhiếp ảnh gia người Nhật đã có cơ may chụp lại được mà sắp tới mình sẽ giới thiệu với các bạn. Đó sẽ là một album riêng với những thước ảnh về một Tử Cấm Thành rất khác, một Tử Cấm Thành hoang tàn và mục nát đến cùng cực như hòa cùng sự hấp hối của một vương triều Đại Thanh từng rất huy hoàng...