Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 67: Nguy thành (8).
========== Truyện vừa hoàn thành ==========
1. Cô Gái Ngốc, Tôi Yêu Em
2. Ngài Ảnh Đế Đang Hot Và Cậu Nghệ Sĩ Hết Thời
3. Kẹo Sữa Bò
4. Đối Tượng Kết Hôn Của Tôi Lắm Mưu Nhiều Kế
=====================================
- Lũ khốn kiếp cũng bắt đầu rồi!-- Lý Huệ Trân liếm môi nhìn phía trước, thuyền quân Chiêm đang lặng lẽ kéo những con thuyền đắm đi.
Những chiếc thuyền trở đầy đá nặng nề bị đánh đắm kia đã ngăn cản tốc độ ra khỏi cảng Thị Lị Bị Nại của thủy quân, giúp quân Chiêm bắn phá rất ác lúc ban đầu, tạo thương vong lớn cho thủy quân Hoài Nhân. Nhưng hôm nay, nhân lúc trời nhá nhem tối, quân Chiêm vậy mà bắt đầu thu dọn chúng. Không còn nghi ngờ gì nữa, quân Chiêm muốn đánh vào. Nhưng đây cũng không phải bất ngờ gì, thậm chí còn là thứ họ đã mong chờ từ lâu. Quân Hoài Nhân mất bao thời gian bố trí, chính là để dụ quân Chiêm Thành tấn công. Ngay lúc này, đại quân giả vờ đi đánh cướp biển đã bắt đầu quay về, khoảng chiều mai là sẽ về, khi ấy, quân Chiêm nhất định chết chắc.
Trời tối dần, quân Chiêm cũng lấy hết các chướng ngại vật mà chúng tự giăng da, còn thủy quân Hoài Nhân được lệnh tập hợp để phòng bất chắc. Trời càng lúc càng tối, quân Chiêm kéo xong chướng ngại, lũ lượt kéo vào. Chúng cho người tới eo đất cửa đầm đốt lửa thật to để thuyền đi vào dễ hơn, không bị va đập. Thông qua ánh lửa, kẻ địch đang đưa toàn bộ thuyền của chúng tiến vào cảng Thị Lị Bị Nại.
- Toàn quân chuẩn bị, quyết chiến!- L ỹ Vĩnh Khuê ra lệnh đánh trống chiêng cảnh báo, hiệu lệnh toàn quân lập trận. Bên Ebisu cũng đáp lại bằng hai tiếng súng.
Thủy quân Hoài Nhân mấy hôm nay đã được làm công tác tư tưởng, biết sẽ có đại chiến nên thấy địch tới vẫn bình tĩnh như không, lên thuyền dàn trận đối phó. Lúc này tuy có ánh trăng, nhưng cơ bản vẫn khá tối, hai bên chỉ có thể lờ mờ nhìn thấy nhau. Hai bên không bắn tên hoặc súng, khoảng cách xa, tầm nhìn hạn chế do ánh sáng yếu thì bắn không trúng từ khoảng cách này, rất lãng phí tên, đạn, thuốc súng.
Hai đội thuyền từ từ tiến lại, trên thuyền đều đốt lửa để lấy tầm nhìn, nhưng không dám đốt quá nhiều, vì sợ đối phương nhìn rõ bản thân để bắn. Khi bắt đầu cách nhau khoảng 2 tầm tên bắn, những mũi tên lửa đầu tiên được bắn tới. Các mũi tên được bắn cầu vồng, cốt yếu để tính toán khoảng cách, ước lượng góc bắn,...
- Có thể bắn không?
- Không thể, ở khoảng cách này, muốn tạo sát thương thì phải duy trì mật độ tên bắn tới cực lớn, nhưng chúng ta bắn mạnh lúc này thì lát không còn gì mà bắn đâu, giữ tên đi.
Bên Lý Vĩnh Khuê sau loạt tên thử thì thôi không bắn nữa, đợi tới gần hơn. Ở phía ngược lại, quân Chiêm bắn tên liên tục, dùng cả cung tên thường lẫn sàng nỗ giã vào thuyền quân Hoài Nhân. Với mật độ lớn, lại đang lúc đêm tối khó lòng quan sát, nhiều binh sĩ phải đợi tên gần tới mới thoáng thấy, không kịp ẩn nấp hoặc giơ khiên lên che chắn, liền trúng tên, kẻ ngã ra thuyền, người xuống mặt nước,...
- Địch điên rồi ư?- Lý Vĩnh Khuê không hiểu nổi, chúng bắn như này thì lát nữa tới gần hơn, còn có tên mà bắn sao.
- Đại nhân, phải làm sao đây?
- Tiếp cận chúng thêm chút nữa, đảm bảo tầm bắn hiệu quả.
- Rõ!
Đoàn thuyền quân Chiêm tới đủ gần, quân Hoài Nhân bắt đầu bắn lại. Lúc này, quân Chiêm đã bắn hết phân nửa lượng tên đã mang theo, nhưng vẫn không hề ngừng lại. Hai bên bắn tên qua liên tục, thương vong tăng ngày một nhiều. Vì hai bên bắn tên quá nhiều, trên mạn thuyền các binh sĩ chỉ có cố che chắn tên rồi bắn tên đáp trả, chứ chả có thời gian để quan sát, thành ra không ai nhận thấy kẻ địch đang lao thuyền thẳng vào chỗ mình.
- Ầm!
- Ầm!
- Ầm!- Tiếng những chiếc thuyền va chạm vang lên liên tục.
Quân Chiêm điều khiển thuyền lao bừa vào thuyền quân Hoài Nhân. Hai bên va chạm các thuyền đều chìm. Ở khoảng cách đủ gần rồi, Lý Vĩnh Khuê nhận ra, đối phương vậy mà chỉ có hàng đầu tấn công, các hàng sau đã dừng lại từ lúc nào. Hàng đầu của địch đụng hết sức đoàn thuyền Hoài Nhân xong, binh lính trên thuyền ào qua thuyền quân Hoài Nhân giao chiến. Nếu hai thuyền hư hỏng quá nặng, sắp chìm thì đối phương mới chủ động bỏ thuyền nhảy xuống bể mà bơi.
Nhưng chúng không bơi ra thuyền mình, mà nhắm vào hướng bờ để bơi. Lý Vĩnh Khuê còn chưa hiểu lắm, thì địch lại tiếp tục tiến lên. Lần này chúng chuyển hướng thuyền, tạt hai cánh trái phải. Lý Vĩnh Khuê phải chia thuyền ra ngăn chặn. Đối phương tiếp tục bắn tên không tiếc, rồi lao thuyền vào húc vỡ thuyền bên Hoài Nhân, không vỡ thì cho lính nhào qua chém giết.
Lý Vĩnh Khuê nhận ra, đối phương đang muốn làm hỏng các chiến thuyền bên mình. Nguyên nhân chỉ có một, đó là để chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ bằng các thuyền chở lính. Thuyền chở lính thường nặng, khó xoay chuyển, nếu bị thuyền chiến tiếp cận, va đập thì coi như xong, thuyền hỏng và hàng trăm lính có thể rơi xuống nước.
Lý Vĩnh Khuê ra lệnh báo động cho các thuyền lập tức kéo dãn khoảng cách, không để địch có thể tiếp cận, còn bản thân thì dẫn một đội thuyền hơn 20 chiếc nhanh chóng cơ động thoát khỏi vòng vây, tìm một nơi cẩn thận chờ đợi. Đoàn thuyền chở lính rất nhanh sẽ tới đây. Hắn cũng cho người đi vào bờ cấp báo cho trong đó, đối thủ chuẩn bị đột kích tổng lực vào trong bờ.
Đi ngang qua chỗ Ebisu, Lý Vĩnh Khuê yêu cầu bọn người Ebisu chia lính lên thuyền ông ta, chủ yếu là tăng cường lực lượng sử dụng hỏa khí. Ngoài ra, lực lượng của Ebisu cũng phải chia ra quay về đất liền, chuẩn bị phòng thủ trên bờ, đến nơi thuận lợi nhất cho địch đổ bộ, lập tức bày trận để chuẩn bị ngăn địch đổ bộ lên bờ thuận lợi.
- Ý ngài là sao chứ?
- Ta đã đưa tin về trong thành, điều động toàn bộ binh lính còn lại ra ứng cứu, nhanh thôi các người sẽ có viện binh. Quan trọng là không được để địch chiếm được bãi thuyền quá sớm, để chúng thoải mái độ bộ đại quân lên. Sau đó quan trong thành sẽ ra tiếp viện đánh lui kẻ địch.
- Được rồi!
Ebisu đồng ý, liền cho một phần ba lực lượng quay về phía bảo vệ bến cảng, nơi thuận lợi nhất cho việc đổ bộ. Đội quân mà Ebisu cử về bảo vệ bến cảng vội lập trận cho thuyền ra chặn trước, đội hỏa mai bố trí trên bờ, sẵn sàng đối phó.
Quân Chiêm cho thuyền chiến xông mạnh tới, liên tiếp tàn phá các thuyền chiến của quân Hoài Nhân, các thuyền bị phá hoặc bị tràn lên thì không nói, thuyền nào còn toàn vẹn thì cũng hoảng hốt trước cách đánh liều mạng này, hốt hoảng tránh né, khiến đường tiến vào cảng Thị Lị Bị Nại gần như rộng mở. Trước mắt chỉ còn một vài thuyền chiến quay về đó đậu lại.
Một loạt tiếng tù và, rồi những ánh lửa lay động trên các chiến thuyền làm tín hiệu ra lệnh thuyền chở lính có thể tiến vào. Các thuyền buôn ì ạch đi từ ngoài biển tiến vào đầm Thị Lị Bị Nại, tiền vào hướng cảng, đồng thời thuyền chiến cũng tiến tới xử lý các con thuyền còn ngoan cố.
Do chỉ còn vài con thuyền, quân Chiêm không dùng đấu pháp liều mạng lấy thương đổi thương, lao thuyền vào phá thuyền địch, mà dùng cung tên bắn tới tấp, rồi cho lính nhảy lên giết chóc, cướp thuyền. Dẹp xong mấy con thuyền của Ebisu, đám thuyền chiến cũng lập tức nhảy ra để thuyền lính lên bờ. Họ cũng định lên bờ khi thấy trên bờ lấp ló một hàng phòng thủ gì đó, nhưng ở phía sau đã có chuyện buộc họ phải quay lại. Các thuyền chở lính cứ để quân lính đổ bộ xuống bến cảng, chiếm bến cảng, rồi tụ quân chuẩn bị tiến đánh thành Đại Định.
Đoàn thuyền của Lý Vĩnh Khuê chỉ huy nhân trời tối ẩn đi một góc, từ từ tắt các đèn đuốc, không chèo thuyền mà yên tĩnh chờ đợi. Quả nhien, kẻ địch gần như không thể thấy họ. Lý Vĩnh Khuê kiên nhẫn chờ đợi, tới khi đoàn thuyền chở lính đổ bộ bắt đầu tiến vào, quân Chiêm hạ đoàn thuyền làm phòng tuyến trên biển của Ebisu, cho phép thuyền lính bắt đầu đổ bộ cảng Thị Lị Bị Nại mới ra lệnh tấn công.
Hắn nhắm chuẩn khúc giữa thuyền mà tấn công. Đoàn thuyền của Lý Vĩnh Khuê không lao thẳng vào, chỉ ở bên ngoài bắn tên, bắn đạn vào. Các thuyền chở lính vốn dĩ là thương thuyền, không có bố trí tác chiến, lại chất đầy lính để đổ bộ được nhiều, xoay trở kém, bị mưa tên, mưa đạn đánh tới liên tục, không cách chống tra. Lý Vĩnh Khuê chỉ huy đội thuyền tiếp cận, ném chất cháy sáng. Lửa cháy, người trên thuyền đông đúc chật chội, hoảng loạn xô đẩy nhau rơi cả xuống biển, còn không thuyền cũng đội ngột dừng lại hoặc đánh lái, làm nhiễu loạn đoàn thuyền lính đổ bộ này.
Khi thuyền chiến quân Chiêm quay lại, Lý Vĩnh Khuê liền dong thuyền chạy ra xa, dụ chúng đuổi theo, rồi lại lái một vòng, đánh vào đoàn thuyền chở lính. Thuyền Chiêm buộc phải để lại bớt một phần lực lượng ở canh giữ chống việc Lý Vĩnh Khuê quay lại, chỉ một số khá ít đuổi theo. Nhưng Lý Vĩnh Khuê có lúc lại dám giục quân mình xông thẳng thuyền tới, dùng đúng trò lấy thuyền đổi thuyền của quân Chiêm để xông vào đoàn thuyền chở lính.
Bằng các phương pháp tác chiến này, ông ta kéo dài thời gian đổ bộ của quân Chiêm lên bờ một thời gian nữa. Ở trên bờ, lực lượng của Ebisu được lệnh lên bờ chặn địchđã phối hợp binh sĩ bảo vệ cảng Thị Lị Bị Nại, chiến đấu rất dũng cảm, khiến quân Chiêm bị chặn gần nửa canh giờ. Nhưng với việc quân địch càng lúc càng đông, đổ bộ mỗi lúc một nhiều, quân trên bờ không giữ nổi trận địa.
Theo lời Lý Vĩnh Khuê, ông ta cho người báo thủ quân, cố gắng một lúc sẽcó viện binh, nhưng ai mà ngờ được chẳng thấy tăm hơi viện binh đâu hết. Lúc này, những tay cướp biển vốn thông minh chợt nghĩ tới một việc, đó là Lý Vĩnh Khuê lừa họ, căn bản sẽ không có quân tiếp viện. Quả thực là vậy, Lý Vĩnh Khuê không ngờ địch dám dùng biện pháp phá thuyền như này, thủy quân nhất định hoảng loạn, không thể chặn được địch, chúng cho người đổ bộ lên bờ là sớm muộn. Cách duy nhất là báo tin để thành Đại Định sớm đóng cổng và gia cố phòng ngự. Còn việc tác chiến nơi bến cảng cốt yếu là câu giờ mà thôi.