Phong Lưu Tam Quốc

Chương 416: Tiến tới Gang Lăng (Thượng)




Kiến An năm thứ bảy, năm hai trăm lẻ ba công nguyên, đầu xuân. Quân Giang Đông chia làm hai đường. Một đường do Tôn Sách dẫn một vạn binh sĩ từ Ô Lâm lên. Một đường do Chu Thái mang một vạn binh sĩ qua sông công kích Hán Dương. Chỉ khổ chiến nửa ngày thì Hán Dương đã đổi chủ, Hoàng Tổ chạy trốn.
Quân Giang Đông toàn thắng, chiếm được hai chiến lược cứ điểm quan trọng là Ô Lâm và Hán Dương, giúp quân Trương Lãng chính thức mở ra cửa lớn xâm nhập phía nam. Nguyên Nam quận bày ra trước mắt quân Giang Đông, tin tưởng ngày lành của Lưu Biểu chẳng còn bao lâu.
Quân Giang Đông mượn thế bẻ gãy nghiền nát, đại quân thẳng tiến. Bởi vì đường thủy Ba Khâu bị quân Giang Đông bá chiếm, quân Lưu Biểu chỉ có nước lui giữ Miện Dương. Bởi vì thật nhiều bại binh tuôn vào, thủ tướng Miện Dương bó tay. Không thể từ chối ngoài thành, chỉ đành mở cửa thu người, dù biết rõ bên trong trà trộn không ít thám tử nhưng thật tình hết cách rồi.
Trình Dục chính là lợi dụng điều này, khiến thám tử trà trộn vào Miện Dương thành không ngừng bịa đặt, châm lửa thổi gió, khiến cả thành gà bay chó sủa. Đa số người biết quân Giang Đông sắp tới dưới thành, vội vàng muốn chạy trốn. Nhưng Miện Dương đóng chặt cửa thành, không cho ai rời đi. Cứ thế, dân chúng càng giận dữ và bất mãn, mấy lần xảy ra xung đột với thủ binh Lưu Biểu. Tuy thủ tướng Miện Dương cố sức muốn ổn định dân tâm nhưng cuối cùng thất bại trong gang tấc, dân chúng cả ngày bàng hoàng.
Trình Dục mất không tới một tuần, dùng kế đã lấy được Miện Dương, bắt đầu uy hiếp Nam quận. . Đam Mỹ Cổ Đại
Quân Lưu Biểu tan tác, trốn đến Hoa Dung đạo, một phần thì tiến tới Cánh Lăng huyện.
Tình hình Kinh Châu ngược lại, chẳng những Lưu Biểu không yên, chính Trung Nguyên cũng chấn động.
Tào Tháo biết Trương Lãng bức hướng Nam quận, phản ứng thứ nhất là muốn cử binh Hà Bắc nam hạ Giang Đông. Cái tên Trương Lãng có ý nghĩa như thế nào? Hắn là rồng trong đáy ao, là hổ trong rừng. Vốn đã chiếm Giang Đông lục quận tám mươi mốt châu, nếu để hắn đạp trên Kinh Châu bát quận, ổn định phát triển thì đó là giao long xuất hải, mãnh hổ xuống núi. Tới khi đó dấy lên sóng gió gì với Trung Nguyên thì khó mà nói. Tào Tháo muốn ngay lúc này đè ép khí thế của Trương Lãng, nhưng chợt nhớ tới tình hình hiện tại của mình, bất giác thở dài, suy sụp xuống. Dù y mới đại thắng Viên Thiệu, lại hợp nhất mười vạn tinh binh Hà Bắc, còn vượt qua Hoàng Hà tái bắc, tiến quân Lê Dương, chuẩn bị tấn công Ký Châu. Nhưng tục ngữ nói đúng, lạc đà gầy còn lớn hơn ngựa. Viên gia tốt xấu là tứ thế tam công, tại Hà Bắc thâm căn cố đế, môn sinh cố lại vô số, trong phút chốc không dễ thanh lý. Nếu lúc này y nam hạ, không nói tới có phần thắng không, chỉ là để Viên Thiệu có cơ hội thở dốc, không ra vài năm sẽ lại cường đại lên, tới lúc đó nghiêm trọng uy hiếp phương bắc nhất thóng. Nghĩ đến đây, Tào Tháo bất đắc dĩ thở dài. Xem ra dù y có chuẩn bị rồi nhưng vẫn chắn không nổi bước chân vùng lên của Trương Lãng.
Nghe tin Nam quận gặp nguy, vui sướng nhất là Trương Lỗ, lo lắng nhất vẫn là Lưu Chương. Trương Lỗ cho rằng Lưu Biểu gặp nguy thì tất nhiên sẽ viết thư rút Lưu Bị về, tới lúc đó gã sẽ giảm áp lực. Dù Thục Trung giàu có nhưng Lưu Chương không hiểu lợi dụng, gã nên nhân cơ hội tạo áp lực thêm nữa cho Lưu Chương.
Lưu Chương thì cũng lo Lưu Bị sẽ bị Lưu Biểu điều động về, mọi mặt du thuyết, hy vọng Lưu Bị có thể từ chối quân lệnh của Lưu Biểu, trợ giúp mình đánh Trương Lỗ. Cùng lúc đó gã có chút ích kỷ, hy vọng Trương Lãng có thể một hơi diệt Lưu Biểu, vậy thì Lưu Bị sẽ ngoan ngoãn làm việc cho gã, thế thì đất Hán Trung một mình gã độc chiếm. Điều này có chỗ lợi rất lớn cho việc Lưu Chương ổn định Xuyên Trung.
Mã Đằng thì không muốn rảnh rỗi, đã binh đến Thiên Thủy, hoàn toàn khống chế vùng Thiểm Tây, đem địa bàn vốn thuộc về Trương Tế thu vào trong túi. Còn muốn tiến Tán quan, độ Trần Thương, tấn công Quan Trung, hay muốn bắt tay từ Thượng Phương cốc, vượt qua kỳ sơn sau đó tiến quân vào Xuyên Trung, điều này khó mà đoán biết. Nhưng lấy dã tâm của Mã Đằng, Hoàn Toại thì tuyệt đối sẽ không yên lòng phát triển tại Thiểm Tây.
Toàn Trung Nguyên trừ mấy đại quân phiệt có động tĩnh ra, mấy tiểu chư hầu, tiểu quân phiệt cát cứ đều đứng xa nhìn tình hình phát triển, hy vọng mình có thể vớt vát món hời.
Có thể nói như vầy, đại chiến Kinh Sở của Trương Lãng và Lưu Biểu không biết tác động ý nghĩ của bao nhiêu người, khiến cả Trung Nguyên như hổ rình mồi, hy vọng sẽ xuất hiện kết quả lưỡng bại câu thương. Tốt nhất là Lưu Biểu và Trương Lãng té xuống vực sâu, không còn thanh thế. Nhưng khiến những kẻ âm mưu thất vọng là, quân Giang Đông chẳng những liên tục chiến thắng tại Kinh Châu, ở Giao Châu lục tục báo về tin thắng lợi: Triệu Vân liên tục thắng, mười vạn quân Giang Đông quét ngang quân đội Sĩ Hoàng. Trong đó tiểu tướng Lăng Thống biểu hiện cực kỳ bắt mắt. Lấy tám trăm kỵ binh ban đêm tập kích trại, lại về xung phong, phóng hỏa đốt doanh, chẳng những đem quân địch khiến cho gà chó không yên, đêm ngủ không ngon. Gã mang theo tám trăm người không hao tổn một sợi tóc, an toàn rút lui.
Ngày kế Lăng Thống bắt ấn tiên phong, lĩnh năm ngàn binh sĩ kịch chiến với quân địch. Sau đó giả bộ thua quay về, đem con trai Sĩ Hoàng nóng nảy dẫn ra khỏi hang, vây khốn trong một sơn cốc nhỏ, còn thả tin tức ra khiến Sĩ Hoàng biết được. Sĩ Hoàng chỉ có một đứa con trai, lập tức lao ra khỏi thành, đem mấy vạn binh lực Nguyệt Ô thành điều ra hết, chuẩn bị cứu về con mình. Không dè rơi vào tròng của Triệu Vân, đánh hạ Nguyệt Ô thành, bắt sống đám Sĩ Hoàng, trong phút chốc đại chấn quân uy, sĩ khí quân đội Sĩ Biến rớt đáy cốc.
Lăng Thống ở trong loạn quân giết địch như ma, chẳng những bắt sống con của Sĩ Hoàng, còn chém giết vài hổ tướng Giao Châu, thoáng chốc uy chấn Nam Cương, danh tiếng như mặt trời ban trưa. Binh sĩ Giao Châu, dù là ai nghe đến Lăng Thống lĩnh quân đều bị hù ba hồn bay mất hai vía, hoảng hốt ứng chiến, đại bại quay về. Chính nhờ trận thắng Ô Nguyệt, Lăng Thống bắt đầu trong đám quân Giang Đông trẻ tuổi thanh danh lên cao, đuổi theo Hoàng Tự, trở thành vị thứ hai trong tứ tiểu thiên long dưới trướng Trương Lãng.
Triệu Vân thừa thắng truy kích, mãi đến Nam Hải quận. Tin tưởng không mất bao lâu thì Sĩ Biến cũng sẽ giơ tay đầu hàng, bình định Nam Cương.
Lúc này Trương Lãng đã dẫn theo đám Điển Vi, Trương Ninh có Hắc Ưng Vệ, khô lâu binh đi cùng rút về Hạ Khẩu. Căn cứ thủy quân Ba Khâu quan trọng của Ba Khâu thì giao cho phụ tử Hoàng Trung canh gác.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.