Không ai có thể chống cự lại S c mạnh tình yêu anh dành cho em.
S c mạnh tình yêu dành cho em
(Ban nhạc F.I.R)
Chuyến tàu ngày kia xuất hành, tức là Liêu Duy Tín vẫn còn một ngày để chuẩn bị quà cáp. Mặc dù Bạch Ký Minh lặp đi lặp lại không biết bao lần, rằng không cần mua đồ gì đâu, bố mẹ cậu vốn không kén chọn. Nhưng Liêu Duy Tín biết rõ, một người sống khép kín, lại không thích tiệc tùng xã giao như Bạch Ký Minh, hoàn toàn không hiểu gì về đối nhân xử thế. Cậu không bận tâm chuyện quà cáp, nhưng anh thì có. Liêu Duy Tín đắn đo suy nghĩ, quà biếu không được to tát quá, không bố mẹ cậu lại nghĩ anh có ý đồ gì; nhưng cũng không được tùy tiện, vì như vậy sẽ khiến họ cảm thấy bị coi thường.
Anh gọi điện hỏi bố mẹ mình, thăm dò cả ý kiến trưởng bối, cuối cùng làm theo cách thông thường của mọi người, mua hai cây thuốc lá Trung Hoa và hai
Như vậy, nhìn thì không khác những món quà thông thường, tránh tỏ ra khoa trương, nhưng giá cả lại vô cùng đắt đỏ.
Bạch Ký Minh không quan tâm chuyện này, trước khi lên tàu một ngày cậu gọi điện cho bố mẹ báo tin mình và Liêu Duy Tín sẽ cùng về. Không đợi mẹ hết hoảng hốt, cậu đã cúp máy luôn.
Từ thành phố s đến thành phố H ngồi tàu hết ba tiếng. Thành phố H là khu vực quân sự trọng điểm của vùng Đông Bắc, mặc dù diện tích không lớn, cũng không có tên tuổi, nhưng là cửa ngõ giao thông tiến vào Đông Bắc, là vị trí sống còn của các nhà chỉ huy quân sự. Năm đó Viên Sùng Hoán điều quân chống Thanh, bại tướng Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã thất thủ tại đây; cuộc chiến Nhất Phiến Thạch của Lý Tự Thành và Ngô Tam Quế cũng diễn ra tại đây, Đa Nhĩ cổn thản nhiên tọa sơn quan hổ đấu; chiến dịch Liêu
Thẩm do hai nhà chỉ huy của quân dã chiến Đông Bắc là Lâm Bưu và La Vinh Hoàn cũng bắt đầu từ đây.
Thành phố H gần biển, nhẽ ra là một trong những thành phố năng động, nhưng vì đây là căn cứ sản xuất tên lửa đạn đạo và tàu ngầm chiến lược, trung ương không cho phép mở rộng, vì thế kinh tế còn lạc hậu, tương đối hẻo lánh.
Hai người lên tàu từ chiều, bảy giờ tối mới tới thành phố H, bắt taxi đến khu dân cư mới. Ở đây người ta không quen dùng đồng hồ tính cước, đến nơi đưa cho tài xế mười tệ, coi như tiền đi xe.
Vừa bước vào cổng, Liêu Duy Tín đã thở dài. Bạch Ký Minh cười: “Sao thế, anh căng thẳng à?”.
Liêu Duy Tín nhún vai: “Đằng nào con dâu cũng phải ra mắt mẹ chồng, có căng thẳng cũng vô dụng”. Bạch Ký Minh cười hì hì vò tóc anh: “Ngoan, chồng sẽ
bảo vệ vợ”. Liêu Duy Tín nghĩ thầm: Chỉ cần em đừng có nông nối, nghĩ gì làm đấy là anh đã cảm tạ trời đất lắm rồi.
Bố mẹ Bạch Ký Minh nhìn thấy Liêu Duy Tín lập tức sững sờ, con người này hoàn toàn vượt xa dự đoán của bọn họ. Đặc biệt là mẹ của Bạch Ký Minh, bà luôn cho rằng Liêu Duy Tín không tốt đẹp gì, nói không chừng nhuộm tóc, đeo khuyên tai, ăn mặc kỳ quái, đội mũ lệch, hoặc là để tóc dài giống nhóm The Beatles, lôi thôi luộm thuộm. Bà nhất định không chấp nhận con trai mình là người đồng tính, chữ đó với biến thái suy đồi không khác gì nhau. Đứa con trai ưu tú của bà, nhất định đã bị kẻ xấu dụ dỗ, nhất thời mê muội, mới xảy ra chuyện như thế. Còn việc lần này của bà phải làm là, khiến cho tên thủ phạm đó thấy khó mà bỏ cuộc.
Nhưng…
Nói ra thì, trong chuyện này Bạch Ký Minh có chút đáng trách. Cậu chưa từng kể cho bố mẹ nghe về chuyện giữa cậu và Liêu Duy Tín, cũng không cho họ xem ảnh của hai người, không nói gì về gia thế xuất thân, trình độ nghề nghiệp của anh. Trên thực tế, những thứ này trong con mắt của nhiều người vô cùng quan trọng, nhưng đối với Bạch Ký Minh chẳng đáng nhắc đến. Cậu cũng chẳng chính thức giới thiệu lấy một câu về Liêu Duy Tín, vừa vào nhà đã hỏi ngay: “Mẹ, cơm chín chưa? Con đói chết mất”.
Bà mẹ trách móc: “Sao không ngồi chuyến tàu buổi sáng, có phải lại ngủ nướng không? Muộn thế này mới về, bố mẹ chờ mãi”.
Bà nói chuyện với con, nhưng ánh mắt lại liếc về phía Liêu Duy Tín.
Liêu Duy Tín mặc một bộ đồ giản dị, người đàn ông gần ba mươi tuổi này toàn thân toát ra sự tự tin và trưởng thành của một doanh nhân thành công. Anh mỉm cười chào bố mẹ cậu: “Cháu chào cô, cháu chào chú, cháu là Liêu Duy Tín”.
Anh vừa dứt lời, bốn người đột ngột rơi vào trạng thái im lặng, đứng sững trước cửa nhà, ai cũng thấy hơi lúng túng. Bạch Ký Minh cắn môi, cau mày định mở miệng, mẹ cậu đã lên tiếng trước: “Cháu là Liêu Duy Tín sao, Ký Minh đã kể với chúng tôi rồi, vào nhà đi, trên tàu đã ăn gì chưa? Chắc đói rồi phải không?”.
Liêu Duy Tín thở phào trong lòng, cởi giày bước vào nhà: “Cũng không đói lắm ạ”. Anh đặt quà biếu sang một bên, “Không biết chú thích uống rượu gì, cháu đã tự ý mua một ít”.
Mẹ Bạch Ký Minh cười gượng: “Không cần phải khách sáo như vậy, nhà chúng tôi không câu nệ mấy thứ này đâu”.
“Không, đây là chuyện nên làm mà cô.”
Ba người đứng đó khách khí một hồi, Bạch Ký Minh đi vào nhà vệ sinh, thò đầu ra gọi: “Mọi người rì rầm cái gì thế? Liêu Duy Tín, anh vào đây, không định
Minh.
Liêu Duy Tín mỉm cười áy náy xin phép, quay người đi vào tìm Bạch Ký
Trên bàn đầy ắp món ăn, Liêu Duy Tín nhìn thấy chén rượu của bố Bạch Ký Minh, liền nói: “Chú ơi, chi bằng chú uống thử rượu Mao Đài cháu mang tới, nghe nói rất ngon”. Ông đang định mở lời thì bà mẹ Bạch Ký Minh ngồi bên đã tiếp lời: “Thôi, hôm nay uống tạm cũng được, để sau đi”. Giọng điệu của bà rất khách khí,
nhưng Liêu Duy Tín biết, bà không muốn dùng đồ mà anh tặng, cũng không có ý nhận mấy món quà anh để dưới đất. Anh cũng không nói thẳng ra, chỉ mỉm cười.
Bố Bạch Ký Minh rất ít nói, đa số thời gian đều im lặng. Bạch Ký Minh đói quá, chỉ lo nhét thức ăn. Chỉ có mẹ cậu, kín đáo hỏi dò thông tin của Liêu Duy Tín: “Bao nhiêu tuổi rồi? Làm ở đâu? Bố mẹ làm nghề gì? Nhà ở chỗ nào?”. Liêu Duy Tín kiên nhẫn trả lời từng câu. Bà nghe anh nói, bố mẹ anh làm kinh doanh, bản thân anh kinh doanh khách sạn và bất động sản, hơi sững người một chút, muốn
“Cũng được ạ.”
Bà còn muốn hỏi tiếp, nhưng Bạch Ký Minh khó chịu, buông đũa xuống nói: “Mẹ có thôi đi không? Đẻ người ta ăn một bữa cơm đàng hoàng không được sao? Không thì mẹ hỏi con đi, chuyện của anh ấy con đều biết cả”.
“Con thì biết cái gì?”. Mẹ cậu khẽ lẩm bẩm một câu, lườm cậu một cái, nhưng không hỏi thêm nữa, gắp một miếng cánh gà vào bát Bạch Ký Minh.
Bố cậu giờ mới lên tiếng: “Đúng đấy, để lũ trẻ ăn cơm cho ngon, cứ hỏi mãi làm gì nữa”. Nói xong nâng chén lên: “Nào, uống cùng chú một ly”. Liêu Duy Tín vội cầm chén, rượu trắng cay xè chảy thẳng xuống dạ dày.
“Nhà cháu ở Đường Sơn à, thế bố mẹ cháu cũng là người Đường Sơn sao?”
bố”.
“Bố!” Bạch Ký Minh chán nản cười, “Mẹ vừa hỏi xong, bây giờ lại đến lượt
“Người lớn nói chuyện, con chen vào làm gì, lo mà ăn cơm.”
Bạch Ký Minh bĩu môi, quay đầu nói với Liêu Duy Tín: “Anh tiếp chuyện bố đi, sau trận động đất, bố tôi còn lên Đường Sơn làm tình nguyện, phải không bố?”.
Liêu Duy Tín ngạc nhiên mừng rỡ hỏi: “Thế ạ? Chú cũng đến Đường Sơn rồi ạ?”.
“Chuyện lâu lắm rồi.” Ông cười nói, “Sau động đất, tỉnh cử ra mấy dân quân đi lên Đường Sơn cứu trợ, trong đó có chú. Di chuyển thi thể nạn nhân ra ngoài,
“Vâng ạ, bố mẹ cháu là những người may mắn sống sót.”
“Thật sao? Vậy thì phúc đức quá. Hồi đó chỉ có vài người may mắn sống sót, bao đựng thi thể không đủ dùng, cuối cùng đành phải mấy người dùng chung một cái…” Ông xuýt xoa nói tiếp, “những ai không trải qua thì khó mà hình dung được, tận mắt chứng kiến khung cảnh đó, sau này có gặp chuyện khó khăn gì cũng không nao núng. Sự sống lớn lao hơn hết thảy, một đời người dù sao cũng chỉ có vài chục năm”.
Mẹ Bạch Ký Minh chau mày: “Chuyện xa lắc xa lơ cứ nhắc mãi làm gì?”.
Bạch Ký Minh bưng bát cơm lên cười: “Cứ nhắc đến Đường Sơn là giọng bố lại nặng trĩu, làm con muốn tiếp lời cũng không biết phải nói ra sao”.
Bố cậu cười hà hà: “Nói ra thì, hai đứa có thể được tính là một nửa đồng hương”. Ông chỉ vào Liêu Duy Tín và Bạch Ký Minh, “Ký Minh có nói cho cháu nghe chưa? Nó ở Đường Sơn suốt tám năm, lúc đi học mới về thành phố H”.
“Hả?” Liêu Duy Tín trợn mắt nhìn Bạch Ký Minh, “Cậu học trường mẫu
giáo nào? Nói không chừng chúng ta từng gặp nhau rồi”.
Bạch Ký Minh hừ nhạt: “Đúng, anh cướp đồ chơi của tôi, nói không chừng kẻ cầm đầu bắt nạt tôi chính là anh”.
Liêu Duy Tín cười: “Ai dám bắt nạt cậu chứ”.
Mẹ Bạch Ký Minh ho khan một tiếng: “Muộn rồi, đi ngủ sớm đi, Ký Minh cũng mệt rồi, có chuyện gì mai nói tiếp”. Bà do dự một chút mới nói tiếp, “Liêu Duy Tín, cháu ngủ phòng kia, để Bạch Ký Minh ngủ phòng khách”.
Bạch Ký Minh nhíu mày đang định mở miệng thì Liêu Duy Tín đã tranh nói: “Không cần đâu ạ, cháu ngủ phòng khách được rồi ạ”.
“Làm vậy sao được.” Mẹ cậu cười rất xa cách, “Cháu là khách, sao có thể để cháu ngủ phòng ngoài được”.
Mãi mới tắm rửa xong, tắt đèn đi ngủ, bốn bề dần trở nên tĩnh lặng. Liêu Duy Tín kéo rèm cửa, thẫn thờ nhìn ánh trăng ảm đạm ngoài kia.
Chợt nghe cửa phòng khẽ động, trong bóng tối, Bạch Ký Minh nhờ vào ánh trăng lần mò đi đến, ôm anh từ sau lưng: “Duy Tín, em không ngủ được”.
à?”.
Liêu Duy Tín ôm cậu vào lòng, cười hỏi: “Sao nào, về nhà rồi còn lạ giường
“Em muốn ngủ cùng anh”. Bạch Ký Minh ủ rũ không bằng lòng nói.
Liêu Duy Tín thở dài: “Ngoan, thêm một thời gian nữa sẽ ổn thôi. Em cứ thế này, mẹ mà nhìn thấy sẽ không vui đâu”.
Bạch Ký Minh bĩu môi, có vẻ bất cần, nhưng cũng không nói gì, chỉ gật đầu.
Liêu Duy Tín cười nói: “Bây giờ mới nhớ đến anh, lúc nãy sao lại bỏ mặc người ta? Vào nhà đã kêu đói, làm như anh không cho em ăn cơm vậy, cũng không giới thiệu anh với bố mẹ”.
Bạch Ký Minh lườm anh: “Anh thì biết gì, càng lơ đi như thế, càng khiến mọi người thoải mái. Nếu nghiêm trọng như thể nghênh chiến đại địch thì chắc
Liêu Duy Tín biết, trong lòng cậu cũng rất căng thẳng, chỉ là bề ngoài cố tỏ ra thản nhiên mà thôi. Đột nhiên anh hiểu ra tại sao Bạch Ký Minh lại kiên quyết muốn cùng đưa anh về nhà vào lúc này, cậu chỉ muốn thể hiện rõ thái độ với bố mẹ và với bản thân. Người yêu bướng bỉnh của anh, chỉ cần quyết tâm sẽ dốc hết sức đối phó, không chùn bước.
Anh cúi đầu, hôn lên trán cậu, khẽ nói: “Được rồi, đi ra đi, nửa đêm đừng có chui vào nữa đấy”.
Bạch Ký Minh hứ một tiếng: “Xí, có mời đây cũng không thèm vào”, rồi không quay đầu, mở cửa đi ra ngoài.