Anh Chỉ Cần Em

Chương 34: Chỉ cần có em




Anh có thể v t bỏ cả thế gian này.
Ít nhất vẫn còn có em đáng để anh trân trọng Em ở đây

Chính là kỳ tích của đời anh.


Ít nhất vẫn có em (Sandy Lam)
Mẹ Liêu Duy Tín là một người rất dịu dàng, có khí chất thanh tao của phụ
nữ Giang Nam. Trước khi nghĩ hưu bà là một y tá, ăn nói từ tốn nhẹ nhàng, cũng không hay mở miệng, chỉ mỉm cười nhìn con trai và Bạch Ký Minh đứng bên cạnh.
Chồng bà là một người đàn ông phóng khoáng, mang đậm khí khái của người phương Bắc. Nói cười ha hả, giọng điệu hài hước, nhìn vấn đề một cách sáng suốt. Từng động tác của ông đều toát lên sự tự tin và lão luyện của một người đàn ông chín chắn.
Có thể nhận ra, Liêu Duy Tín chịu ảnh hưởng rất lớn từ người bố, nhưng không phải là mô phỏng lại hoàn toàn. Trên người anh, đồng thời toát lên sự dịu
dàng tâm lý thấu hiểu người khác của mẹ và sự chững chạc, bao dung cởi mở của
bố.
Mối quan hệ giữa hai bố con anh giống như những người bạn. Họ cùng nhau chia sẻ gánh vác một vài thứ, không hề câu nệ. Có lúc hai người cùng nhất trí một quan điểm, có lúc lại thẳng thắn phân tích cách nhìn của mình. Điều này Bạch Ký Minh chưa từng trải qua. Từ nhỏ cậu đã không trò chuyện nhiều với bố, chuyện gì cũng chôn giấu trong lòng. Vì thế lúc này, nhìn thấy bố con Liêu Duy Tín cười đùa trêu chọc nhau, cậu cảm thấy vừa kinh ngạc vừa thú
Một bữa cơm kéo dài suốt hai tiếng mà vẫn chưa kết thúc. May mà hôm nay họ ăn lẩu – đây là ý tưởng của Liêu Duy Tín, đơn giản vì Bạch Ký Minh thích ăn lẩu nhất – nên không lo thức ăn bị nguội mất. Chỉ phiền chị Trương – người giúp việc, chốc chốc lại chạy vào bếp, tất bật một hồi rồi bê ra đủ các loại thịt và rau củ bày lên bàn.
Bạch Ký Minh nhớ lời dặn của Liêu Duy Tín, không dám uống rượu, chỉ uống nước ép hoa quả. Ba người còn lại uống rượu vang, không khí bữa cơm rất ấm áp vui vẻ. Bạch Ký Minh tròn mắt lắng nghe bố Liêu Duy Tín công bố những chuyện mất mặt của anh: lần đầu tiên tập đi xe đạp, đâm thẳng vào cầu môn, lập một cú “vào” hoàn hảo; lần đầu tiên tập trượt tuyết, trong lúc mất tự chủ đã lao thẳng vào gốc cây, miệng vẫn hét “Cây! Cây!”; chưa đầy hai tuổi, được giao trọng

trách tham gia lễ giường đệm(*) cho cô dâu chú rể, không ngờ cậu bé chơi mệt quá ngủ luôn trên giường người ta, còn tè dầm một bãi to; về quê ngoại chơi, đi tắm ở hồ, bị vịt đuổi theo khắp sân…


Bạch Ký Minh nghe mà cười đau cả bụng, không ngồi thẳng được. Bố Liêu Duy Tín có tài ăn nói, miêu tả sinh động như thể câu chuyện đang diễn ra ngay trước mắt.
Liêu Duy Tín mặt mày biến sắc, lúc đỏ lúc trắng, dở khóc dở cười nói: “Thôi đi bố! Lịch sử vẻ vang của con mà sao bố nhớ kỹ thế”.
“Đương nhiên phải nhớ chứ.” Bố anh cười ha hả, “Đợi lúc nào con không nghe lời, sẽ dùng để dạy bảo con”.
“Bố như thế mà là dạy bảo con à, rõ ràng là tiếp tay cho Ký Minh.”
Bạch Ký Minh nghe không hiểu, kinh ngạc nhìn anh. Liêu Duy Tín cười nói: “Chuyện đáng xấu hổ của con, bây giờ Ký Minh đều biết cả rồi. Hình tượng oai phong lẫm liệt của con trong mắt Ký Minh bị rót giá thảm hại, sau này con biết cai quản gia đình thế nào đây, Ký Minh không sợ con nữa rồi”.
Nghe anh nói xằng nói bậy, Bạch Ký Minh vừa tức vừa xấu hổ, giơ chân đạp anh một cái. Có điều nền nhà trải thảm sưởi, hai người đều không đi giày, cú đạp

của cậu yếu ớt như thể đang làm nũng.


Bạch Ký Minh đang định rút chân về, thì bị bàn chân Liêu Duy Tín chặn lại, chỉ cảm thấy hơi ấm từ bàn chân anh xuyên qua tất, truyền sang bàn chân cậu, rất ấm áp.
Bạch Ký Minh không nói gì, để mặc cho anh giẫm lên, cúi đầu vào bát tập trung ăn cơm.
Bố mẹ Liêu Duy Tín đưa mắt nhìn nhau, mỉm cười đứng dậy: “Thôi hai đứa cứ từ từ ăn, Ký Minh cháu ăn nhiều vào, đừng làm khách”.
Bạch Ký Minh vội vàng đứng dậy: “Cô chú đã thôi rồi ạ?”.
chú.”
“Ừ, cô chú ăn no rồi, vào phòng xem ti vi một lát, cháu ăn tiếp đi, mặc kệ cô
Bạch Ký Minh còn định nói thêm mấy câu khách sáo, đã bị Liêu Duy Tín kéo xuống ghế: “Đều là người một nhà cả, em khách sáo làm gì”. Bố mẹ anh tươi cười đi lên lầu. Bạch Ký Minh lườm anh một cái, bắt đầu thu dọn bàn ăn.
Liêu Duy Tín hỏi: “Em làm gì đấy?”.
“Ăn no rồi, không rảnh mà nghe anh nói nhảm.”
đi”.
Chị Trương đứng cạnh vội nói: “Cứ để cho tôi, hai cậu lên nhà nghỉ ngơi
Bạch Ký Minh không chịu để mình chị Trương dọn dẹp, nói gì cũng phải bê một đống bát đũa vào nhà bếp rửa.
Liêu Duy Tín cũng giúp chị Trương dọn bàn ăn, lúc đi đến cửa nhà bếp thì thấy Bạch Ký Minh đang cầm khăn tẩm nước rửa bát chà quanh bát đũa, hai tay dính đầy xà phòng.
Chị Trương đứng một góc, hết nhìn phải lại nhìn trái, thấy bản thân đang làm kỳ đà cản mũi thì buông tay bỏ ra ngoài, để mặc hai chàng trai bận rộn trong bếp.
Hai người không chú ý đến sự biến mất của chị Trương, Liêu Duy Tín chậm rãi tiến lại sau lưng người yêu, ôm cậu từ đằng sau, tì cằm lên vai cậu, hôn lên

vành tai cậu.


“Làm cái gì thế?” Bạch Ký Minh cười quay đầu tránh né, “Mau phụ em rửa bát đi”.
Liêu Duy Tín chấp nhận số mệnh, bắt đầu cầm bát đũa xả nước. Bỗng nhớ ra gì đó, anh cười hỏi: “Còn nhớ vào ngày thứ hai chúng ta quen nhau, em vào bếp

nấu cơm, ăn xong chúng ta cũng như thế này. Lúc đó em bắt anh phải phụ em rửa


bát, sao lại thản nhiên như không thế được?”.
gì?”.
Bạch Ký Minh liếc xéo: “Lên giường với nhau rồi, còn giả bộ thẹn thùng cái
“Ha ha.”Liêu Duy Tín cười, “Chậc, em có biết lúc đó anh nghĩ gì không?”.
Bạch Ký Minh bận rộn rửa bát đũa, chẳng rảnh rỗi tiếp chuyện anh.
Liêu Duy Tín thở dài, nói: “Lúc đó anh nghĩ, sao lại có một người tốt thế này, vừa biết nấu ăn, vừa chăm chỉ. Ai mà cưới được cậu ta, thì hạnh phúc biết bao”.
Bạch Ký Minh nghe anh nói ngon nói ngọt, mặc dù không lên tiếng, nhưng môi đã cong lên cười.
Liêu Duy Tín dùng khuỷu tay khẽ đẩy cậu: “Này, lúc đó em nghĩ gì?”.
Bạch Ký Minh không nói.
“Có phải em nghĩ là, người đàn ông này thật tuyệt vời, vừa đẹp trai vừa tốt bụng, quả là hiếm có.” Liêu Duy Tín tự tâng bốc mình, Bạch Ký Minh ném cho

anh một cái nhìn khinh bỉ, chau mày nói: “Anh thực sự muốn biết có phải không?”.


“Ừ, nói anh nghe đi.”
Bạch Ký Minh cúi mặt, thong thả nói: “Em nghĩ là, đêm qua mới làm có ba hiệp đã kiệt sức, có phải người đàn ông này có vấn đề sinh lý không?”.
“Bạch Ký Minh!” Liêu Duy Tín tức muốn ói máu.
Đêm hôm đó, Liêu Duy Tín đã dùng hành động thực tế chứng minh khả năng sinh lý của mình cho Bạch Ký Minh xem. Kết quả, mồng năm Tết, mặt trời đã lên cao rồi, hai người vẫn chưa tỉnh giấc.
Bố mẹ Liêu Duy Tín dậy từ sớm, ăn sáng xong đã lên đường chúc Tết họ hàng bạn bè. Bạch Ký Minh nằm ườn trong chăn không chịu dậy, Liêu Duy Tín cũng mặc kệ cậu. Đến lúc bụng sôi ùng ục, hai người mới mò dậy đánh răng rửa mặt, xuống lầu ăn bữa trưa.
Kế hoạch ban đầu của Liêu Duy Tín là đưa Bạch Ký Minh đi thăm thú một vòng Đường Sơn, giờ thì hoàn toàn đổ bể. Liêu Duy Tín nghiến răng nói: “Đồ xấu xa, đều tại em cả”.
Bạch Ký Minh cười thích thú: “Trách em gì chứ, chỉ có thể trách anh quá khỏe”.
“Hứ.” Liêu Duy Tín nghĩ một chút, quyết định phải xóa mờ ấn tượng không tốt mà bố anh gây ra ngày hôm qua, anh đứng dậy lấy album, cúp vàng, bằng khen bày la liệt trên bàn, tự đắc nói: “Nhìn xem, chồng của em là một người lợi hại như thế nào”.
Bạch Ký Minh bĩu môi, khinh thường nói: “Chỉ là mèo mù vớ cá rán, có gì đáng tự hào?”. Nói thì nói vậy, nhưng cậu vẫn cầm album lên xem từng tấm một.
Liêu Duy Tín phấn khởi kể cho cậu nghe những kỷ niệm trước đây của
mình. Hai người ngồi ở nhà suốt một ngày, chiều tối bố mẹ Liêu Duy Tín về, Bạch Ký Minh vẫn chưa đi ra khỏi cửa một bước. Bố anh cười bảo: “Con cũng nên đưa Ký Minh ra ngoài chơi, chẳng nhẽ đến Đường Sơn chuyến này, chỉ nhớ mồi phòng nhà mình thôi sao?”.
“Vâng ạ.” Liêu Duy Tín lôi Bạch Ký Minh ra cửa, lấy áo khoác từ móc xuống, “Đi nào, đưa em đến trường cũ của anh chơi”.
Chị Trương nhắc nhở: “Đừng đi xa quá nhé, com sắp nấu xong rồi”.
Hai người gật đầu đi ra ngoài.
Trường cũ của Liêu Duy Tín cách nhà anh không xa, cũng không quá lớn, chỉ có hai tòa nhà, xung quanh toàn cây to, nhưng lá đã rơi hết rồi. Quanh cảnh phương Bắc là vậy, đến mùa đông trông rất tiêu điều.
Sau khi chào hỏi thầy giáo trực ban, Liêu Duy Tín dẫn Bạch Ký Minh đi dạo một vòng quanh trường.
Dưới sự chỉ huy của thầy giáo, anh đã từng cúi lưng nhổ cỏ trên sân tập; vì ngọn cờ đỏ dành cho người thắng cuộc, anh đã từng trằn trọc giữa đêm suy nghĩ làm sao để trở thành người tốt làm việc tốt; cũng từng ôm đồng đội khóc hết nước mắt vì thua trận; cũng từng múa côn giả vờ làm Quách Tĩnh với Hồng Thất Công… Thời niên thiếu đã qua, trong niềm phấn khởi sung sướng, hoặc rầu rĩ u buồn, đều diễn ra tại đây.
Bạch Ký Minh im lặng lắng nghe, thi thoảng mỉm cười một cái. Hai người bước đến góc khuất trên sân tập, chỗ đó có một hố cát và mấy thanh xà đơn xà kép.
“Đúng rồi.” Liêu Duy Tín hỏi cậu, “Bố em bảo em từng sống ở Đường Sơn tám năm, đúng không? Học trường tiểu học nào thế?”.
Bạch Ký Minh lắc đầu: “Ai mà nhớ được, hình như tên là trường tiểu học Nam Phúc Trang”.
“Nam Phúc Trang?” Liêu Duy Tín nhíu mày, không có ấn tượng gì lắm, “Không sao, anh sẽ hỏi bố, chắc ông biết. Để hôm nào đưa em đi xem”.
Bạch Ký Minh cười: “Đi xem cái gì? Em chẳng nhớ gì cả, có gì đáng xem chứ?”.
“Em thật là…” Liêu Duy Tín á khẩu, chưa từng gặp ai lạnh lùng như cậu. Anh dùng hai tay lấy đà, nhảy lên thanh xà kép ngồi, thở dài: “Thôi, chuyện ngày trước anh không bận tâm nữa. Chuyện sau này, đằng nào cũng có anh đây, chẳng cần em nhớ gì cả. Nếu em quên, anh sẽ nhắc cho em nhớ’’
Bạch Ký Minh cúi đầu, đột nhiên cảm thấy trong lòng ấm áp lạ thường. Cậu khẽ đưa tay đặt lên mu bàn tay đang nắm xà kép của anh.
“Chà.” Liêu Duy Tín cười nói, “Con người thật thú vị. Lúc nhỏ hai ta đều lớn lên ở Đường Sơn, ở gần nhau vậy mà chẳng gặp mặt lần nào. Phải đợi đến lúc cùng chạy về thành phố s mới quen. Em bảo, đây gọi là gì?”.
Đây gọi là gì? Bạch Ký Minh ngẩng đầu, nhìn nụ cười mãn nguyện của anh dưới ánh hoàng hôn đỏ rực. Cậu khẽ cong môi, không nói, ánh mắt chan chứa âu yếm yên bình.
Liêu Duy Tín giơ tay ra: “Lên đây đi”.
Bạch Ký Minh lấy đà nhảy lên, ngồi bên cạnh Liêu Duy Tín.
Liêu Duy Tín một tay đặt trên thanh xà, một tay ôm trọn bờ vai người yêu. Họ không nói gì, ngắm nhìn hoàng hôn giăng khắp trời, phủ kín dãy núi xa xa, men theo ráng chiều xuống núi trở nên u ám mờ ảo…
Câu chuyện của chúng ta, đến đây là kết thúc. Dĩ nhiên, hai người họ sẽ còn gặp phải nhiều thử thách, sẽ còn cãi nhau, sẽ còn vui vẻ, sẽ còn đau khổ, sẽ còn nhung nhớ… Những thứ “sẽ còn” này chính là lời chú thích ngọt ngào cho cuộc sống hạnh phúc sau này của họ.
Chỉ cần còn yêu nhau, chỉ cần có em ở bên cạnh.
Chú thích
(*) Lễ giường đệm: vào ngày đầu tiên sau khi cưới, một đứa bé kháu khỉnh đáng yêu xuất thân trong gia đình đầm ấm hạnh phúc, được đặt lên giường cô dâu

để lăn qua lăn lại.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.