Lung Nguyệt vào trường thi, tìm chỗ ngồi.
Cầm bài thi trong tay, Lung Nguyệt thầm vui mừng.
Bài thi chia thành nội khóa và ngoại khóa.
Nội khóa yêu cầu viết một bài văn bát cổ(1), đề là: Quân tử không tranh.
Cái gọi là văn bát cổ, dựa vào khẩu khí của Khổng Tử, Mạnh Tử mà làm, bốn
đoạn thơ đối nhau theo vần bằng trắc, không thể không tôn trọng thánh
nhân trong điển cố phong hoa tuyết nguyệt, mỗi câu văn từ lúc bắt đầu
đến kết thúc chia làm bốn phần. Đề mục bắt nguồn từ Tứ thư ngũ kinh.
Cách thức cố định: Từ phá đề, thừa đề(2), đoạn khởi giảng (3), bắt đầu,
dòng đầu tiên, dòng giữa, dòng cuối. Bắt buộc chia thành tám phần cho
nên gọi là văn bát cổ.
Lung Nguyệt nhìn, có chút giống văn nghị
luận hiện đại. Nhưng năm gần đây đi theo Đại cữu Minh Lý, loại văn bát
cổ này làm không ít, gần như có thể nói là nhắm mắt cũng làm được. Không tốn bao nhiêu khí lực đã viết ra được bài văn đầu tiên.
Còn
ngoại khóa, Lung Nguyệt có chút nhức đầu, muốn dùng một trong tứ quân tử làm thơ thất ngôn. Phải nói về phần đoản cú, vè, Lung Nguyệt có thể làm được ngay, nhưng về luật bằng trắc, nàng lại không giỏi lắm. Rơi vào
đường cùng, đành phải phát huy một chút đặc điểm của người xuyên không
đi! Lung Nguyệt suy nghĩ một lát, vài năm nay nàng đọc không ít sách sử, phát hiện sau khúc quanh của lịch sử Tống Triều, không có Nguyên Triều
mà lại có Đại Chiêu của phụ thân.
Kết quả là Lung Nguyệt moi ruột gan suy nghĩ ra một bài thơ 'Họa Mai' của Phương Hiếu Nhụ đời Minh.
Vi tuyết sơ tiêu nguyệt bán trì.
Ly biên diêu kiến lưỡng tam chi
Thanh hương truyện đắc thiên tâm tại
Vị hứa tầm thường thảo mộc tri.
Bài thơ này cũng được cho là lạ, mặc dù cũng có người cùng xuyên như mình, nhưng chắc tỷ lệ dùng cũng không lớn.
Thi huyện, thi phủ, thi viện. Đề thi không gì ngoài: văn bát cổ, thơ thử
thiếp, kinh luận, luật phú, sách luật với nội dung tương tự.
Lung Nguyệt bắt đầu đi thi từ tháng hai, đến cuối thu thêm thêm bớt bớt khoảng mười cuộc thi mới tính là hoàn thành.
Thi huyện đầu tháng hai, thi phủ giữa tháng tư. Hai cuộc thi này giống
trong trí nhớ của Lung Nguyệt. Còn thi viện thì hơi khác quỹ đạo lịch sử một chút. Lung Nguyệt nhớ mang máng từng đọc được ở một tờ báo nào đó,
hình như thi viện trong cổ đại cũng ở tháng hai.
Có điều, nhất
triều thiên tử nhất triều thần(4), ai đương gia ai làm chủ. Lão tổ tông
khai quốc Đại Chiêu quốc nói, thi viện định vào khoảng thời gian nhập
thu, mùng 9 tháng 9 tết Trùng Cửu, sao ngươi có thể làm khác được?
Đợi đến lúc yết bảng thi viện, Lung Nguyệt được lên bảng. Cộng thêm thi huyện, thi phủ, Lung Nguyệt đạt được 'Tiểu Tam Nguyên".
***
Trong Khôn Thái cung.
Thuận Khải Đế cầm ba bài thi của Lung Nguyệt cùng bình luận với Cẩn Hoàng hậu.
Không sao, trước khi An Vương lót đường khoa khảo cho Lung Nguyệt đã từng âm
thầm thương lượng với Thuận Khải Đế. Chỉ là Lung Nguyệt không biết thôi!
Nói đùa, nếu sau lưng Thuận Khải Đế cho khuê nữ bảo bối của ông xuất cung
đi thi, nếu xảy ra chuyện thì phải làm sao? Không sợ nhất vạn chỉ sợ vạn nhất!
"Cẩn Nhi thấy sao? Cửu Ni không kém nàng năm đó chút nào
đúng không? Trở thành người đứng đầu tam án! Haha...Không hổ trẫm thương nàng!"
"Hoàng thượng, luật không cho phép nữ phẫn nam trang
tham gia khoa khảo, ngài chớ nuông chiều nàng, càng ngày càng không có
dáng vẻ nữ nhi." Cẩn Hoàng hậu khẽ cau mày, người ta thường nói: Nghiêm
phụ từ mẫu. Trước kia Hoàng thượng ở trước mặt nữ nhi đều là nghiêm phụ, tại sao đến Cửu Nhi lại biến thành dáng vẻ này.
"Đừng trách trẫm nuông chiều nàng, nói đến nam nhi, chưa chắc ở tuổi Cửu Nhi đã có thể
đứng đầu tam ánSợ qua vài năm nữa, trẫm có thể trước điện Kim Loan khâm
điểm cho Cửu Nhi một cái Tân Khoa Trạng Nguyên cũng chưa biết chừng!"
Thuận Khải Đế khẽ vuốt râu, trong lòng thầm nghĩ: Cửu Ni nhà ông nhất
định là 'Tài tử đứng đầu lục nghệ".
"Hoàng thượng! Cửu Nhi là nữ nhi, làm sao có thể tham gia khoa khảo? Ngài chớ nuông chiều, nếu không có dáng vẻ nữ nhi, tương lai sao có thể lập gia đình?" Cẩn Hoàng hậu
buồn bực, sao Hoàng thượng càng ngày càng không đáng tin vậy.
"Cửu Nhi đừng giận, đừng giận! Cửu Nhi là đứa bé có chừng mực, những năm gần đây làm gì có ai không yêu thương, chiều chuộng nàng nào? Nhưng Cẩn Nhi có thấy nàng ỷ sủng sinh kiêu, ỷ thế hiếp người không? Làm gì có ai
không khen nàng đoan trang rộng lượng? Nha đầu kia là đứa trẻ tốt, nàng
yên tâm đi!"
Hôn quân! Trong đầu Cát An phía sau Cẩn Hoàng hậu xoẹt qua hai chữ.
"Ngài cứ cưng chiều đi! Sớm muộn không gả ra được thì Hoàng thượng cũng đến thời gian phải lo lắng thôi!"
"Nữ nhi của trẫm làm sao mà khó gả? Có người cầu hôn, trẫm còn chưa muốn gả đâu!" Bây giờ Thuận Khải Đế nghe thấy 'Cửu Nhi xuất giá' lập tức có ý
nghĩ chặt đầu người kia xuống.
- -- -----
(1) Bát cổ: Nguyên là chỉ một thể loại văn trong khoa cử thời Minh -Thanh, quy định về phân
đoạn rất nghiêm ngặt, nội dung rỗng tuếch, hình thức cứng nhắc, gò bó tư tưởng con người. Gồm 4 đoạn, mỗi đoạn 2 vế, tất cả có 8 vế.
(2) Thừa đề: vế thứ hai trong văn bát cổ, tiếp theo vế phá đề, nói rõ hơn mục đề.
(3) Đoạn khởi giảng: đoạn thứ ba trong văn bát cổ, tóm tắt toàn bài để chuyển sang nghị luận.
(4) Cái gọi là ‘Nhất triều thiên tử, Nhất triều thần’ có nghĩa là nếu bạn
đứng đúng vị trí thì đương nhiên có vinh hoa phú quý, cẩm y ngọc thực,
nếu như đứng sai vị trí thì đương nhiên nhà tan cửa nát, vợ con tử tán,
còn người đứng trung lập e là cũng không có kết quả tốt