Cung - Mê Tâm Ký

Chương 1:




– QUYỂN 3 –

Chỉ nguyện kề nhau, cùng mưu cùng xót
♥ • ♥ • ♥

Quyển 3 –
Long ngự đại giá, đi về phía nam

Sáng 16 tháng 5, hoàng thượng khấu bái xã tắc tại Ngũ Phương Đài, sau đó nhận tiễn đưa của bá quan trong Hoàng Cực Điện, Đại Tư Mã dẫn đường đại giá. Xuất phát từ Thoại Dương Môn, khởi hành Nam tuần. Dưới đất rải cát vàng, lụa vàng trải lên mặt đường, kiệu ngũ sắc rực rỡ, 12 chiếc cờ màu, đoàn nghi lễ mở đường, thị vệ hộ lối, long kiệu đại giá giữ trong?, bá quan quỳ lạy tiễn đưa, tiếng trống ngân vang cùng tiếng chuông trong thành, cả thành đều né tránh cho hoàng thượng khởi hành!
Hoàng thượng sẽ hạ Nam theo đường bộ dọc kinh thành, đi qua Hưng Duyệt Bình Nguyên rồi băng qua Trực Lệ, sau đó chuyển sang đường thủy, men theo sông Duyệt Giang thẳng đến Giang Đô, đây là trạm thứ nhất ở các tỉnh phía Nam.
Dự đoán sẽ đến Giang Đô vào đầu tháng 7, sau đó khi đến Cù Hiệp sẽ là cuối tháng 8. Từ Giang Đô men theo hai bên sông sẽ có tam châu, thất tỉnh.
Hoàng thượng chuẩn bị đích thân đến một vài nơi địa thế quan trọng. Giang Đô là vùng đất thái hậu sinh trưởng, nơi này có tông miếu nhà họ Nguyễn. Thi cốt Nguyễn Đan Thanh cũng dời về nơi này an táng, trước khi chết y? = bà đã chọn trước nơi yên nghỉ cho mình, sau vì được truy phong nên lại tăng thêm quy chế. Sau Giang Đô thì sẽ đến Bình Châu của tỉnh Giang Đông, Giang Đông là vùng tập trung ruộng lúa lớn của Cẩm Thái. Mỗi năm cung cấp khoảng ⅛ sản lượng lúa gạo cho cả nước, vì thế mỗi khi xảy ra lũ lụt, triều đình luôn bị tổn thất nghiêm trọng. Và Bình Châu cũng là thủ phủ của Giang Đông, nên nhất định phải đến đó. Sau khi đến Bình Châu, sẽ qua con sông dẫn đến hai bờ Hoài Hà, Hoài Nam có ba tỉnh, Hoài Bắc hai tỉnh. Và hoàng thượng sẽ đích thân tới Hoài An của tỉnh Hoài Nam, Quý Phi là người Hoài An, lần này Thánh Đức Viện cũng vừa hay xây tại phía Nam Hoài An, nhà Lạc Chính ra nhiều tiền của, hoàng thượng ắt sẽ có phong thưởng. Sau khi đi hết Hoài An thì sẽ tới Cù Hiệp.
Ngoại trừ Giang Đô, Bình châu, Hoài An, ba tỉnh được hoàng thượng sắp xếp nghỉ chân thì những tỉnh thành khác chỉ ghé tạt qua, không chừng hoàng thường cũng sẽ chọn một hai nơi để tuần tra. Nhưng lần này tất cả các nơi ở phía Nam đều sốt sắng chuẩn bị đầy đủ mọi việc
Lúc này Phi Tâm đang ngồi trong khoang thuyền, nhìn ngắm phong cảnh Duyệt Giang bên ngoài. Bấy giờ hai bên bờ đã bị quân lính bao vây, phía trước có thuyền dẫn đường, bên cạnh có thuyền hộ vệ, phía sau có thuyền đi theo. Cờ màu bay phấp phới, chiếm đầy cả con sông, Phi Tâm cũng không nhìn thấy cảnh quan gì được. Khoang thuyền cô đang ở là phần trung tâm của thuyền lớn, tương thông với khoang tẩm thất của hoàng thượng, để tiện chăm lo sinh hoạt thường ngày của y.
Nhưng lên thuyền đã được 7 – 8 hôm mà hoàng thượng vẫn chưa hề ở lại đây, do thường xuyên phải gặp các quan chức xử lý công vụ, đa số thời gian của y đều trú ngụ lại trong khoang ở tầng dưới. Lần này có nhiều người đi theo, mỗi lần đến một nơi, y đều phải chọn vài viên quan địa phương để yết kiến. Bởi vì thế nên y còn bận rộn hơn cả trong triều.
Hoàng thượng cũng có lúc thiết đãi yến tiệc để quân thần cùng hưởng lạc. Hai hôm trước khi đến Kính Viễn Phủ, quan địa vương còn dâng vài vũ cơ, hoàng thượng nhìn thấy thì rất thích, còn đưa họ lên thuyền chung. Trong buổi yến tiệc có màn trình diễn văn nghệ đặc sắc, Tiểu Phúc Tử lén vào xem, về bẩm rằng những điệu nhảy của họ rất hớp hồn, eo dẻo đến chết khiếp.
Phi Tâm nghe xong thì cũng chỉ cười trừ, những chiêu thức hiến dâng mỹ nữ đã không phải chuyện hiếm hoi gì, dù hoàng thượng không mang theo bất kỳ phi tần nào thì bên cạnh cũng sẽ không thiếu thốn. Thái độ của Phi Tâm đối với việc này chính là, loại phụ nữ xuất thân từ chốn giáo lạc*, dù sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành đến đâu cũng khó mà đăng được vị trí cao. Mang theo vài sủng vật bên người trong chuyến Nam tuần cũng không hề hấn gì, chỉ cần hoàng thượng vui thì cô cũng đỡ phải phiền não.
Nhưng khoảng thời gian của Phi Tâm bỗng nhiên trở nên nhàn hạ, không có hậu cung để cô quản lý, cũng không có việc lặt vặt trong nội vụ cần giải quyết, các phủ các ti ai làm việc nấy, hoàn toàn chẳng cần cô lo lắng. Thêm nữa trên thuyền rồng ngoại trừ hoàng thượng, thái hậu cũng có mấy đại thần, khiến Phi Tâm không có cơ hội ra ngoài, hoàn toàn bị giam giữ trong khoang thuyền này.
Cô vốn là người quen bận rộn, thường ngày nhàn nhã thì sẽ chế tạo hương hoa để giết thời gian, nhưng lúc này thì không thể chế hương được. Vả lại cô cũng không phải loại người biết hưởng lạc thú, kết quả là cứ ngồi đờ đẫn cả hai mắt ở đây, những gì nhìn thấy cũng chỉ là cờ và cờ, sóng nước cũng chẳng thấy nổi, trên bờ kéo khăn vàng che kín, chẳng nhìn thấy được một chút quang cảnh nào. Lần này cô đưa Tú Linh và Thường Phúc đi theo, trước khi đi đã chỉnh lý Ti chưởng cục, kéo tổng quản của Ti chưởng cục xuống. Nhưng cô chưa vội đề cử Thường Phúc với hoàng thượng ngay, mà trực tiếp giao nhiệm vụ này cho Uông Thành Hải – Tổng quản Cư An Phủ. Thường Phúc tuy nóng ruột nhưng biết Quý Phi làm việc ắt sẽ có chủ trương nên hắn cũng vờ như không có gì xảy ra.
Mục đích Phi Tâm chỉnh lý Ti chưởng cục chính là muốn để người của mình lên thay, Thường Phúc là tâm phúc do một tay cô huấn luyện, không gì thích hợp hơn việc để hắn làm tổng quản. Nhưng cô hiểu, nay cô theo hoàng thượng Nam tuần, nếu vội vã đưa Thường Phúc lên sẽ không có ích lợi gì. Cô là phi tần duy nhất đi theo, trong cung đã có nhiều người đố kỵ, không có cô trấn thủ, Thường Phúc sẽ nhanh chóng bị người ta nắm đuôi giật xuống mà thôi. Uông Thành Hải là đại tổng quản của Cư An Phủ, ủy nhiệm cho y cũng sẽ hợp tình hợp lý. Hơn nữa y lại là người nhất định sẽ tuân thủ ý chỉ hoàng thượng, những người lựa chọn chắc chắn không thể là thân cận của thái hậu. Phi Tâm có thể mượn quãng thời gian tương đối dài trong khi Nam tuần chậm rãi đưa Thường Phúc lọt vào mắt hoàng thượng, từ từ quá độ như vậy sẽ nhu hòa hơn.
Thường An là chấp trưởng của Cúc Tuệ Cung, tính tình cẩn trọng, với lại bình thường hắn cũng ít đắc tội với người khác, để hắn lại trong cung sẽ không vấn đề gì. Tú Thể được Tú Linh dạy dỗ, ở Cúc Tuệ Cung cũng có thể trấn áp bọn nô tài. Nhưng tính cô ta nóng vội, không hiểu ý người bằng Tú Linh, nên sau cùng Phi Tâm chỉ đưa Tú Linh theo. Ngoại trừ hai người này, Phi Tâm cũng dắt theo vài nô tài thường ngày hay dùng. Cô không mang nhiều thứ nặng nề, chỉ mang những vật dụng sinh hoạt hằng ngày, ngoài ra còn có một vài thứ để ban thưởng.
Thời tiết dường như mỗi ngày mỗi nóng lên, càng xuống phía Nam thì mưa càng nhiều. Có những lúc hướng gió bất lợi, hành trình cũng bị chậm trễ. Phi Tâm thầm nghĩ, nếu theo lộ trình này chắc tới Hoài An thì cũng vào đúng dịp Trung thu rồi.
Tú Linh thấy cô ngày nào cũng chán chường, cứ giam hãm nơi này cũng không tốt cho sức khỏe, sợ rằng cô sẽ ủ ra bệnh tật, bèn thỉnh thoảng nghĩ vài trò để cô giải khuây, chẳng hạn như gọi vài cung nữ giỏi đàn giỏi tay nghề, làm một vài trò, hoặc đánh cờ, vẽ tranh, luyện chữ… Nay thấy cô đang buồn chán, Tú Linh đi tới, cười và nói: “Nương nương, nếu không chịu ra ngoài dạo thì bảo Tiểu Phúc Tử gọi vài nghệ nhân đến pha trò cho người? ”
Phi Tâm không cảm thấy hứng thú, nhìn gấm lụa trải trên bàn, bỗng nảy ý: “Bổn cung đã nhiều năm không đụng kim chỉ, hay ngươi tìm vài thứ đến cho bổn cung may giày. ”
Tú Linh sững sờ, Quý Phi bao nhiêu năm nay không hề động kim chỉ, sao bỗng dưng nổi hứng nhỉ? Nhưng khó khăn lắm cô mới có hứng, cũng là một cách giết thời gian, Tú Linh vội đáp lời rồi sai cung nữ tìm các thứ.
Chẳng mấy chốc, Tú Linh đã cho người chuẩn bị đầy đủ các thứ kim chỉ để thêu thùa, vải dày dùng làm đế giày, da trơn dùng làm viền giày, và các loại hạt châu để trang trí cho mũi giày. Phi tâm chăm chú nhìn những thứ ấy, phút chốc cũng không biết nên bắt đầu từ đâu. Năm xưa lúc may giày cho phụ thân có thể nói là tay nghề nhuần nhuyễn, nhưng chỉ mới 4 năm, cô dồn tâm trí vào việc mưu toan, giờ hoàn toàn quên gần hết tay nghề này. Con người chỉ có duy nhất một quả tim, tài nghệ lâu ngày không dùng thật ra cũng không quan trọng, mà sự thay đổi tâm tư mới là chính yếu.
Cô còn đang thẫn thờ thì chợt cảm thấy bên vai trĩu nặng, giật mình, ngẩng đầu nhìn thì thấy Vân Hi. Tấm thảm trải sàn rất dày nên không nghe thấy tiếng bước chân của y. Y đã vào từ lúc nào, cô hoàn toàn không biết, ngay đến bọn nô tài đã ra đi lúc nào cũng không nhận ra.
“Nàng lại đang nghĩ gì đấy? Sao cứ đờ đờ đẫn đẫn thế này? ” Vân Hi nhíu mày, không biết tại sao lại chợt nhớ đến mùa xuân năm ngoái. Hôm đó cô cũng thất thần như vậy, ngay cả khi y đến bên cạnh mà cũng không nhận ra.
Vai Phi Tâm bị y ấn lấy nên cô không thể đứng lên quỳ lạy. Trong phút chốc, cô khẽ mấp máy môi nhưng gương mặt vẫn chưa định thần lại. Vân Hi nhìn các thứ trên bàn, đột nhiên hỏi: “Sao lại nghĩ đến thêu thùa?”
Phi Tâm im lặng một lúc rồi cười nói: “Thần thiếp thấy nhàn rỗi nên định giết thời gian. ”
Y nghe xong mặt biến sắc ngay, ánh mắt như phủ làn sương lạnh giá, khiến Phi Tâm lập tức hoảng sợ, thật không biết câu này sao lại khiến y nổi giận? Y nhìn những thứ ấy: “Cứ ngỡ Quý Phi bận tá hỏa, thì ra là nhàn quá đang giết thời gian. ”
Phi Tâm cuống quýt, chẳng biết lời châm biếm của y rốt cục có ý gì? Cùng đi trên chiếc thuyền lớn, cô còn có thể bận việc gì? Người bận tá hỏa là y mới đúng chứ? Nhưng cô không có gan đối đáp, nhìn những thứ trên bàn, bất chợt lóe lên ý nghĩ, khẽ nói: “Thần thiếp định may giày cho hoàng thượng. ” Lời nói này nghe hơi rụt rè, nhưng cũng may không khiến y tiếp tục làm mặt lạnh. Kinh nghiệm này học hỏi từ khoảng thời gian “Chuyên sủng” trước khi khởi hành, lúc ấy cô dốc sức nịnh hót, nên cũng nắm được một chút bí quyết.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.