Đại Đường Đạo Soái

Chương 593: “Lan Đình Tập Tự” mất trộm




Hắn hoàn toàn không biết chính tâm cảnh như vậy, sau này chính là mấu chốt tiến lên con đường huy hoàng. Vạn vật thế gian, si mê cũng không phải chuyện tốt, phàm là chuyện gì cũng nên thoải mái mới là then chốt, Như Trí Vĩnh vậy, vì luyện chữ, hắn tự nhốt mình trong một tiểu lâu, ba mươi năm không bước chân ra bên ngoài, tuy rằng luyện thành thư pháp tuyệt đẹp, nhưng luyện chữ cho đến chết, mất đi linh tính.
- Đỗ lang!
Trường Nhạc bưng một chén trà bước vào, mỉm cười đi tới gần hắn.
Đỗ Hà hạ bút lông, đặt chén trà sang bên cạnh, ôm ái thê vào trong lòng, cười nói:
- Ta đang cảm thấy buồn chán, nào, nàng cùng luyện chữ với ta, vi phu sẽ dạy nàng thể chữ Đỗ.
Hắn thông suốt ý niệm, cả người cũng thấy nhẹ nhàng.
Trường Nhạc giãy dụa thoát khỏi ***g ngực Đỗ Hà, cười nói:
- Chàng đừng náo loạn, có chính sự đây... Đây là thiệp mời của Trử Toại Lương, Trử đại nhân đưa tới, tựa hồ có chuyện gì. Trử đại nhân là rường cột nước nhà, hay là có chính sự gì...
Trường Nhạc là một nữ tử công tư phân minh hiếm có. Cũng chính vì như vậy, nàng từ trước đến nay vốn rất dịu hiền, mới có thể công nhiên đối lập với vị đại ca Lý Thừa Càn ở Hoằng Phúc tự như vậy.
Đỗ Hà ngây người, Trử Toại Lương xác thực là trọng thần trong triều, cũng có thể xem là rường cột nước nhà, nhưng hắn có tư tưởng bảo thủ, thường đối lập với Đỗ Hà, hai người gặp nhau cũng không vui vẻ gì, Trử Toại Lương đưa thiệp mời tới cho hắn, có thể xem là một chuyện bất thường.
Hắn mở thiệp mời, thì ra là mời hắn cùng du ngoạn Vị Hà, đồng hành còn có một số nhà thư pháp nổi danh Trường An như Ngu Thế Nam, Trí Vĩnh.
- Cái gì, “Lan Đình Tập Tự” mất trộm?
Trí Vĩnh nghe xong tin tức này như ngũ lôi oanh động, toàn thân sửng sốt, kinh hô một tiếng, đầu mất tri giác, toàn thân ngã về phía trước, kêu lên phù phù, đầu chúc xuống Vị Thủy.
Tiếng kinh hô, hỗn loạn liên tiếp vang lên.
Ngay trong lúc hỗn loạn, có một bóng người chợt lóe lên, lại có một tiếng phù phù.
Đỗ Hà cũng lao đầu xuống Vị Thủy.
Vị Hà là nhánh sông lớn nhất của Hoàng Hà, Kính Hà lại là nhánh sông lớn nhất của Vị Hà, Kính Hà và Vị Hà khi giao nhau ở Trường An, bởi hàm lượng phù sa khác nhau, dẫn đến nửa bên nước trong, nửa bên nước đục, nước trong nước đục cùng chảy vào một sông tạo nên một cảnh quan kỳ lạ.
Đỗ Hà nhận được lời mời của Trử Toại Lương, nghĩ có thể gặp mặt Trí Vĩnh, thỉnh giáo hắn một chút kinh nghiệm thư pháp, hai bên giao lưu một số tâm đắc, cũng không cự tuyệt, đến theo thời gian đã định.
Du ngoạn Trường An đương nhiên không thể không du ngoạn cảnh quan tự nhiên kỳ lạ này.
Vào ngày này, hắn cùng Trử Toại Lương và những người được mời ngồi trên du thuyền, từ từ ra sông.
Bởi vì người khởi xướng Trử Toại Lương và khách nhân Ngu Thế Nam, Trí Vĩnh quá mức nổi danh, lần này số người đồng hành lên tới hơn năm mươi người, có ba người trong tứ đại thư pháp gia tiếng tăm lừng lẫy sơ Đường, trong mười tám học sĩ cũng có chín người tới, còn có những kẻ sĩ nổi danh khác, tất cả đều là nhân vật có tiếng tăm.
Chỉ có điều đám danh sĩ này và Đỗ Hà cũng không qua lại nhiều lắm, chỉ vì danh sĩ Trường An nhiều người xuất thân từ thế gia, mà các đại gia chủ thế gia từ lâu đã xem Đỗ Hà là kình địch số một. Đệ tử môn hạ nguyện ý kết giao với Đỗ Hà đương nhiên không nhiều.
Về phần Đỗ Hà càng như vậy, hắn từ trước đến nay không xem trọng danh tiếng, danh sĩ, đại gia gì đó, trong mắt hắn bọn họ chỉ là rắm. Đại sư tâm học Vương Dương Minh của thời nhà Minh từng nói qua: “Kẻ háo danh và háo lợi đều là cá mè một lứa”.
Trong mắt Đỗ Hà bọn họ phần lớn đều là những kẻ thích khoác lác, không có thực học, lại thích khoa tay múa chân. Những người có bản lĩnh thật sự như Ngu Thế Nam, Trử Toại Lương, Thượng Quan Nghi mới là những nhân vật đáng để hắn kết giao.
Hôm nay hắn đến đây chỉ vì lời mời của Ngu Thế Nam, Trử Toại Lương, Trí Vĩnh, những người khác có phản ứng như thế nào hắn cũng không để ý.
Khi hạ thuyền, mặc dù Đỗ Hà không tham gia vào các nhóm hội, nhưng hắn nổi danh ở ngoài. Các phương diện thư pháp, văn học, thi từ, không có mấy người hơn được người, được an bài ở gần những người như Ngu Thế Nam, Trử Toại Lương, Trí Vĩnh, cũng như ý nguyện, có được cơ hội giao lưu thỉnh giáo Trí Vĩnh. Trí Vĩnh thấy Đỗ Hà trong thời gian ngắn phát hiện bản thân còn thiếu khuyết, hơn nữa khiêm tốn thỉnh giáo, cũng có vẻ rất hài lòng. Cho đến khi du thuyền đi tới chỗ giao nhau giữa Kính Hà và Vị Hà, Trử Toại Lương bắt chuyện mời mọi người lên boong tàu ngắm cảnh, hai người mới dừng cuộc nói chuyện.
Kính Vị phân minh xác thực là một đại kỳ quan, nhưng Đỗ Hà là người đã sinh sống ở Trường An nhiều năm, nhìn thấy cảnh tượng này đã hơn mười lần, tự nhiên cũng mất đi hăng hái lần đầu du ngoạn.
Trí Vĩnh lần đầu đến Trường An, lần đầu tiên nhìn thấy loại kỳ cảnh này, hăng hái bừng bừng, đứng ở đầu thuyền nhìn ra xa.
Lúc này, một chiếc thuyền con từ từ đi đến.
Người ở trên thuyền chính là đồ đệ Biện Tài của Trí Vĩnh và một người quản sự của Ngu phủ, trên mặt hai người tràn đầy lo lắng.
Khi chiếc thuyền tới gần, Biện Tài la khóc kêu to:
- Sư phụ, không hay rồi, “Lan Đình Tập Tự” mất trộm rồi...
Trí Vĩnh yêu chữ điên cuồng, xem “Lan Đình Tập Tự” như đứa con tinh thần quý giá, nghe thấy tin dữ, nhất thời hoảng hốt, khụy người xuống, ngã xuống sông.
Thời gian ba ngày đã qua, đúng như Đỗ Hà dự liệu. Lý Thế Dân là người trọng thể diện, mặc dù vô cùng yêu thích “Lan Đình Tập Tự”, nhưng cũng không làm chuyện mượn rồi không trả.
Trong vòng 3 ngày hắn đã kêu Phùng Thừa Tố, Ngu Thế Nam, Trử Toại Lương, Âu Dương Tuân phân biệt sao chép bản gốc “Lan Đình Tập Tự”.
Vốn Lý Thế Dân cũng muốn Đỗ Hà tham gia, nhưng Đỗ Hà cự tuyệt. Ngu Thế Nam, Trử Toại Lương, Âu Dương Tuân đều là những người trưởng thành từ học tập chữ của Vương Hi Chi, bọn họ trước lấy bảng chữ mẫu của Vương Hi Chi luyện tập, sau đó mới hình thành phong cách của mình. Bọn họ đối với Vương Hi Chi tự có lý giải nhất định, khi sao chép cũng có thể nắm bắt được bút pháp của “Lan Đình Tập Tự”. Còn Đỗ Hà lại học chữ của Nhân Chân Khanh, Tô Thức, kêu hắn viết bút tích của hai người này, có thể dễ như trở bàn tay, nhưng viết chữ của Vương Hi Chi thì không được.
Đỗ Hà vẫn là người biết mình biết ta.
Về phần Phùng Thừa Tố, đó là hủ thư quan trong phủ Đại Đường, hắn chuyên môn kiếm ăn bằng vẽ cổ tích, tu bổ sách cổ, bản lĩnh sao chép sách cổ có thể nói là xuất thần nhập hóa.
Sự thực cũng chứng minh, năm bản sao “Lan Đình Tập Tự” trong lịch sử, “Thần Long Bản” do Phùng Thừa Tố viết, chính là bản có thể thể hiện thần vận bút pháp của Thư Thánh nhất. “Ngu bản”, “Trử bản”, “Định Võ bản” của Ngu Thế Nam, Trử Toại Lương, Âu Dương Tuân đều rất khá, nhưng chung quy vẫn không bằng “Thần Long bản” của Phùng Thừa Tố.
Đỗ Hà lần này đến, ngoại trừ muốn thỉnh giáo Trí Vĩnh, dụng ý lớn nhất chính là mượn lại “Lan Đình Tập Tự” xem qua, nhưng hắn còn chưa mở miệng, đã nghe “Lan Đình Tập Tự” bị mất trộm, trong lòng cũng cả kinh, lại thấy Trí Vĩnh ngã xuống Vị Hà, cũng không nghĩ nhiều, nhảy xuống sông nghĩ cách cứu viện.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.