Đại Đường Đạo Soái

Chương 692: Khẩu chiến trên triều đình




Đỗ Hà đối với việc Trưởng Tôn Vô Kỵ đứng ra vào lúc này, không có bất kỳ kỳ quái.
Đây đều là chuyện hợp tình lý, đây cũng là điểm khác nhau lớn nhất giữa Đỗ Hà cùng Trưởng Tôn Vô Kỵ.
Trong Luật Lễ của Trưởng Tôn Vô Kỵ có một câu thế này: "Làm thầy kiện cho người ta, gỡ được tội thì không có gì, nhưng nếu như thất bại, phạt năm mươi roi. Nếu như tội nặng, vu cáo người khác, biếm làm nô lệ!"
Luật này vô cùng nổi tiếng trong đời sau, tại Trung Quốc, nghề luật sư không được coi trọng, ở tại nước khác, luật sư lại là tồn tại siêu nhiên, thậm chí có thể trèo lên đỉnh, trở thành tổng thống một nước. Nhưng mà lại không biết, trước thời nhà Minh, luật sư được gọi là thầy kiện, mà chức nghiệp này, người hô người đánh.
Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, có một chính trị gia Đặng Tích của Trịnh quốc, hắn chính là thủy tổ của thầy kiện. Hắn am hiểu tố tụng, biện luận không người nào địch lại, hắn có thể nói chết thành sống, là nhân vật nói rơm rạ biến thành vàng bạc. Trên sử sách có đánh giá hắn "Cái gì cũng nói được, sắt cũng nói thành bùn; nói có sách, mách có chứng, nói cái gì cũng có lý" tức là nói hắn có tài hùng biện vô song, nói ra là có đạo lý, cho dù là định tội chết, cũng có thể tìm ra con đường sống.
Hắn sáng tạo một môn học thuyết, gọi là "Lưỡng Khả Thuyết" (cái gì cũng nói được), mà quan điểm chính thống, đây là một loại "Dĩ phi vi thị, dĩ thị vi phi. Thị phi vô độ" quỷ biện luận, đơn giản mà nói, chính là lập lờ nước đôi, lẫn lộn phải trái trắng đen.
Bởi vì lý luận này, cho nên hắn tìm được rất nhiều lỗ thủng trên luật pháp, dùng trên công đường, mọi việc đều thuận lợi. Mặc kệ người phạm tội nói đúng nói sai, hắn cũng có thể thắng, cũng bởi vì thế, Đặng Tích bị nhà cầm quyền kiêng kỵ, cho rằng hắn là căn nguyên của loạn quốc, giết hắn đi.
Từ đó về sau, thầy kiện chính là đại danh từ tìm ra kẽ hở của luật pháp, được vinh dự là căn nguyên của loạn quốc.
Sau Đặng Tích, thầy kiện cũng không có đoạn tuyệt, nhưng không hề nghi ngờ, nếu thầy kiện thay người khác lên công đường, giành được thắng lợi, vậy thì không việc gì, nếu thất bại thì sẽ có tội..., nghiêm xử phạt nặng.
Cho nên Trưởng Tôn Vô Kỵ tại trong Luật Lễ có ghi, phải xử lý thầy kiện. Đến Tống triều, càng ghê gớm hơn, trước khi nha môn kết án, cơ hồ đều xử lý thầy kiện trước.
Cho nên đời sau, "Thầy kiện" thường thường bị gán cho cái tội làm xã hội không hài hòa, là phần tử gây mất ổn định trong kiện tụng.
Đỗ Hà lại không cho rằng như vậy, hắn cảm thấy thầy kiện tồn tại, là lý do tất yếu. Nếu thật sự ghi như thế này, sẽ càng bị người khác nhìn chằm chằm vào. Nói cho cùng, truyền thống văn hóa cho quyền lực là tối thượng, không thừa nhận quyền lực và quyền lợi xung đột nhau, có mâu thuẫn, ý thức của quyền lực sẽ thay thế cho quyền lợi, sẽ là một tư tưởng cực đoan.
Đỗ Hà nhìn thấy thái độ của Luật Lễ phân biệt đối xử với thầy kiện, trong nội tâm hắn có suy nghĩ cho thầy kiện một cái danh phận chân chính, cho nên khi cải biến, cũng ghi ra cái nhìn của bản thân.
Rất rõ ràng, loại cử động khiêu chiến thường thức ngàn năm này, dẫn phát tranh luận là rõ ràng.
Quả nhiên, Trưởng Tôn Vô Kỵ vừa nói ra lời này, vua và dân xôn xao.
Ngụy Chinh, Chử Toại Lương, Mã Chu, Sầm Văn Bản những người này thấy đại thần nhao nhao lên, cho nên đọc nhanh qua, nhìn thấy Đỗ Hà đánh giá thầy kiện, trên mặt cũng khẽ biến. Bọn họ đối với quyển sách của Đỗ Hà, có đánh giá cực cao. Trong đó, không chỉ âm thầm cho thấy, nội dung của quyển sách này, có thể thắng được Luật Lễ của Trưởng Tôn Vô Kỵ, nhưng không ngờ tới điểm cuối cùng, lại xuất hiện sự sai lầm này, đều lắc đầu tiếc nuối.
Đỗ Hà lại không cho là đúng, nói:
- Là căn nguyên của loạn quốc, là gốc rễ của phản loạn, chuyện này cũng không hẳn.
- Còn không phải...
Trưởng Tôn Vô Kỵ vẻ mặt ngay thẳng vô tư, nói:
- Tiểu Đỗ đại nhân không nghe điển tích Xuân Thu Đặng Tích sao? Người này tài hùng biện vô song, lên công đường nói thẳng là thẳng, nói có tội là có tội. Dựa vào tư học trong đầu, dạy người học tập biện tụng, người học vô số, khiến Trịnh quốc đại loạn.
Tiểu Đỗ đại nhân lại khai thác thầy kiện, thật sự khó có thể lý giải?
Đặng Tích ở thời đại đó là quái tài, hắn cho người lên công đường, bất luận đối phương là không phải, công khai ghi giá. Chuyện lớn, một bộ quần áo, chuyện nhỏ chỉ một đấu gạo, trong thời gian ngắn liền trở thành cự phú, cho nên người học vô số. Bản lĩnh của Đặng Tích là nghiền ngẫm từng chữ một của luật pháp, tìm ra điểm khác biệt của vụ án, tùy ý làm ra giải thích khác biệt, xem luật pháp không ra gì.
Đệ tử của hắn cũng như thế, nhưng hơn năm, Trịnh quốc thất thoát số tiền lớn cho Đặng Tích, khiến Trịnh quốc đại loạn. Đặng tích cũng vì thế mà bị hoạch tội, dùng trúc hình.
Trưởng Tôn Vô Kỵ nói ra lời này ngoài sáng không cho là đúng, nhưng âm thầm bảo Đỗ Hà bụng dạ khó lường, muốn làm cho Đại Đường nối gót của Trịnh quốc, không thể bảo là không nghiêm trọng.
Lý Thế Dân, Ngụy Chinh, Chử Toại Lương, Mã Chu, Sầm Văn Bản nghe ra ý của lời này, nhưng chỉ cho rằng Trưởng Tôn Vô Kỵ nói vô tâm, mặc dù cảm thấy khuyếch đại, nhưng không thấy có gì không ổn. Hắn mới mở miệng, lập tức tìm chủ đề cho gián quan khác gây phiền toái cho Đỗ Hà.
Lập tức liền có người đứng ra nói:
- Bệ hạ, Đặng Tích gây gọa, chính là vết xe đổ. Tiểu Đỗ đại nhân, là tuấn kiệt, không biết không có tội, thực sự không biết rắp tâm...
Hắn chính là gián quan lúc trước phản đối "Giáo dục bắt buộc". Nhưng vào lúc này bị một câu lơ đảng của Trưởng Tôn Vô Kỵ, hiểu ra, không chút do dự đâm Đỗ Hà một dao.
Đỗ Hà không thèm để ý mà cười, nói:
- Đặng Tích gây họa, đúng là vết xe đổ... Nhưng không biết các vị có nghĩ tới. Đặng Tích vì cái gì lại quấy cho Trịnh quốc đại loạn?
Lý Thế Dân và đám trọng thần, nghe lời ấy, trước sau khẽ giật mình, tiếp theo là trầm tư.
Đỗ Hà ngạo nghễ tự đáp:
- Trên sử sách ghi lại rành mạch, đó bởi vì hắn bắt được lỗ thủng của luật pháp, đúng có làm mâu, công vào cái thuẫn, như vậy mới thành công. Cho nên ta vẫn cho rằng, Trịnh quốc chi loạn, đầu sỏ gây nên không tại Đặng Tích, mà bởi vì chế độ luật pháp của Trịnh quốc, tồn tại chưa đủ chặc chẽ, cho nên mới khiến Đặng Tích đầu cơ trục lợi... Mặt khác, chỉ cần chế độ luật pháp, không có lỗ thủng, như vậy dù khẩu tài của Đặng Tích có cao hơn nữa, hắn dựa vào cái gì mà đảo loạn trắng đen, dựa vào cái gì mà nói chết thành sống?
Đỗ Hà nói ra lời này làm con mắt văn võ trong triều sáng ngời, chuyện này không phải không có người nào hiểu, chỉ có chút chuyện, truyền lưu trăm ngàn năm, đã thành một tiêu chuẩn cân nhắc. Việc của Đặng Tích, chỉ cần đọc qua sách sử, cũng biết tài hoa thầy kiện của Đặng Tích, khiến cho Trịnh quốc đại loạn. Trên sử sách có ghi lại, đó là tôn trọng sử sách, cũng không có người xâm nhập suy nghĩ trong đó, cho nên tất cả mọi người đều cảm thấy, nó tự nhiên là sự thật.
Hôm nay Đỗ Hà nói ra lời này, giống như đẩy tan mây mù che bầu trời, làm cho bọn họ nhìn thấy ánh mặt trời sáng lạng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.