Lương Cẩm Tú không biết bản thân rời khỏi khỏi nhà bà Lý bằng cách nào.
Không khí như biến mất trong nháy mắt, cô thấy khó thở, thậm chí còn không thể nhìn rõ thế giới trước mặt.
Cô là người ngoài, nếu như là bản thân bà Lý thì sao? Đó là niềm tin đã giúp bà ấy chống đỡ trong vài chục năm.
Lương Cẩm Tú không dám nghĩ.
Trong vườn trái cây, Trịnh Phương mặc áo khoác dài vào ngày nắng to, đeo mặt nạ phòng độc, sau lưng mang theo một chiếc bình xịt cực lớn, khi nhìn thấy con gái mình đi tới, bà vội vàng vẫy tay và hét lên: “Đừng đến đây, mới vừa phun thuốc. Đi vào phòng chờ đi, mẹ và bố con xong ngay đây.”
Lương Cẩm Tú vô thức gật đầu.
Thần kinh đã chết lặng cuối cùng đã có phản ứng, đôi mắt cô nóng bừng lên, thiếu chút nữa là khóc thành tiếng.
Càng lớn cô càng hiểu làm người lớn không dễ dàng gì.
Lương Cẩm Tú cảm thấy vô cùng đau lòng cho bà Lý.
Ngày xưa ở nông thôn, đàn ông được gọi là người lao động mạnh mẽ, bà Lý cũng có thể làm, nhưng việc lại quá nhiều, nhất là những công việc nặng nhọc như cày ruộng, xúc phân.
Bởi vì người đàn ông kia đã cứu người, hàng xóm và người thân sẽ chủ động giúp đỡ bà, nhưng họ cũng chỉ có thể giúp đỡ trong một khoảng thời gian mà thôi.
Bây giờ bà Lý già rồi, mà chẳng thể nói là hạnh phúc, con trai mua nhà ở trung tâm quản lý hành chính của huyện, không biết là do bà không đi hay con trai bà không muốn, dù sao thì bà cũng một mình trông coi mấy mẫu đất.
Số phận đối xử với bà quá tàn nhẫn.
Không bao lâu sau, Trịnh Phương cùng với Lương Mộc Lâm lại đây với không khí tràn ngập sự vui vẻ.
Con gái trở về là ngày lễ lớn nhất của bố mẹ.
Trịnh Phương cởi áo khoác dài, cẩn thận nhìn con gái: “Con bé có vẻ béo hơn một chút... Này, sao mắt con lại đỏ thế?”
Lương Cẩm Tú nhanh chóng lau mắt, cô có cảm giác rằng, cho dù nói ra sự thật, bố mẹ nhất định sẽ bảo cô không được nói. Ngay lúc cô đang định che giấu thì lại nghe thấy bố cô phàn nàn: “Ngửi thấy mùi thuốc không biết tránh ra sao? Hôm nay phun thuốc trừ nhện đỏ, sẽ đau mắt đấy, mau đi rửa đi.”
Tốt thật, đúng là thẳng nam, chỉ chú ý mặt ngoài.
Rừng trái cây ở lưng chừng núi, có giếng đào, chất lượng nước mát lạnh và ngọt lành, là nước khoáng thiên nhiên chân chính.
Lương Cẩm Tú rửa một lúc lâu, cảm xúc dần ổn định lại. Lúc ngẩng đầu, cô nhìn thấy trước mắt có một cái xô nhựa màu đỏ - bên trong ngâm quả xuân đào, mỗi quả vừa to vừa đỏ.
Không cần hỏi, chắc chắn là hái từ trên ngọn cây.
Lương Cẩm Tú không có tâm trạng cho lắm, tùy tiện cầm một quả, khẽ cắn một miếng, vị ngọt như mật lập tức tràn ra trong khoang miệng.
Nước quả chín bên trong có thể hút được, tiếc là cô lại không chuẩn bị ống hút.
Lương Mộc Lâm đắc ý nói: “Ngọt chứ, cố ý để riêng cho con đấy.”
Để cho con gái ăn quả xuân đào thơm ngon, ông đã cố tình để lại một cây, vừa ra quả thì hái hết toàn bộ quả bên dưới, bằng cách này, tất cả tinh hoa được phân bổ đều đưa lên ngọn cây, không quá lời khi nói rằng, cách ăn sang trọng như thế, không có nhiều người nỡ làm.
Trịnh Phương vẫn luôn quan sát con gái mình, đưa ra kết luận: “Không, con có chuyện gì đó không ổn. Chắc không phải là thất tình đấy chứ?”
“Chưa yêu đương, đâu ra thất tình.” Lương Cẩm Tú lập tức cảm thấy quả xuân đào không còn ngọt nữa, lồng ngực thắt lại, dứt khoát nói thẳng: “Mẹ ơi, bà Lý rất yêu ông Lý hả?”
Trịnh Phương khó hiểu: “Hả, sao tự nhiên lại hỏi chuyện này?”
Lương Cẩm Tú buồn bực nói: “Đừng hỏi tại sao, chỉ cần nói cho con biết, có phải rất yêu hay không?
Trịnh Phương nhún vai: “Mẹ đâu có biết, vài chục năm trước, khi đó mẹ còn chưa gả đến đây đâu. Con phải hỏi bố con ấy.”
Lương Mộc Lâm có tính cách truyền thống và ngay thẳng, bình thường ông cũng không nghĩ đến việc bàn về chuyện riêng tư của trưởng bối, nhưng bởi vì lệnh phong tỏa, đã hơn một năm con gái không về nhà, ông im lặng một lát, không nỡ từ chối: “Bà Lý của con từng vì ông ta mà nhảy vào giếng.”
Biểu cảm hai mẹ con khiếp sợ giống nhau y như đúc: “Hả, nhảy xuống giếng, có làm sao không?”
Lương Mộc Lâm muốn phàn nàn: Từ trước đến giờ hai mẹ con không có đầu óc ư? Bây giờ đang sống tốt, có thể xảy ra chuyện gì?
Nếu hôm nay ông không nhắc tới chuyện đó, gần như ông cũng quên mất.
Năm ấy, vào mùa thu hoạch lúa mì, bố ông bị cảm, là con trai trong nhà, ông thường phải thức canh cánh đồng lúa mì.
Khoảng một hai giờ sáng, ông bị đánh thức bởi tiếng bước chân vội vã.
Có người từ trong làng chạy ra.
Tốc độ rất nhanh, mơ hồ giống một người phụ nữ.
Lương Mộc Lâm ngủ mơ màng, không hiểu chuyện gì xảy ra, lúc này, từ phía sau có người phụ nữ hét lên: “Mau ngăn cô ta lại, cô ta sắp nhảy xuống giếng rồi.”
Cánh đồng lúa mạch gần một cái giếng, một cái giếng rất lớn.
Nước trong làng chủ yếu lấy từ hai giếng, một ở phía Bắc, một ở phía Nam, không khác gì các giếng đào để tưới tiêu trên đồng, miệng hai cái giếng này vừa rộng vừa to, đủ bỏ hai cái đầu trâu, còn rất sâu.
Lương Mộc Lâm sợ hãi tỉnh dậy, vội vàng chạy tới chặn người ấy, nhưng đối phương giống như một con lợn rừng đang lao tới, hoàn toàn không thể ngăn cản được, nhưng ông vẫn có thể thấy rõ đó là bà Lý thời còn trẻ.
Bà Lý không chút do dự - dứt khoát nhảy xuống giếng.
Tiếng nước bắn tung tóe khiến hai chân Lương Mộc Lâm nhũn ra.
Tiếp theo, bố của bà Lý thở hổn hển chạy tới, ghé vào miệng giếng kêu gào như xé rách phổi: “Cứu người, cứu mạng với! Có người nhảy xuống giếng.”
Tiếng kêu gào xuyên qua bầu trời đêm, tất cả những người đàn ông đang ngủ trên cánh đồng lúa mì đều chạy tới, có một số phản ứng nhanh, vội nắm lấy dây thừng.
Một cái dây chưa đủ thì thêm một dây khác.
Bằng cách này, một đám người đã kéo một người bơi giỏi xuống giếng, cứu bà Lý đang hấp hối như một con ma nước.
Về sau Lương Mộc Lâm nghe người nhà nói mới biết, bà Lý nhảy giếng là bởi trong nhà phản đối cuộc hôn nhân của bà và ông Lý.
Không khí im lặng chừng mấy chục giây.
Trịnh Phương Thở dài: “Không thể tưởng tượng được bà Lý của con lại có tính khí mạnh mẽ như vậy.”
Thời đại ngày xưa, người ta rất chú trọng xuất thân. Bà Lý thuộc loại tốt nhất, ba đời là nông dân nghèo, với lại chú của bà là một người lính già từng ra trận.
Ông Lý hoàn toàn tương phản, ông xuất thân là một địa chủ.
Lương Cẩm Tú rất khó tiêu hóa. Cô không dám nghĩ, yêu sâu đậm đến mức nào mới có thể nhảy xuống giếng vì một người, cái giếng đó sâu thẳm, mọc đầy rêu xanh, bình thường đi ngang qua cô đều phải cẩn thận.
Lương Cẩm Tú lại hỏi: “Ông Lý có yêu bà Lý không?”
Niềm hi vọng duy nhất của cô - như một nghệ sĩ lớn đã nói, ông Lý cũng vô cùng yêu thương bà nội Lý, chẳng qua ông không kiểm soát được phần thân dưới của mình, mắc phải một sai lầm mà tất cả đàn ông trên thế giới đều dễ mắc phải.
Lương Mộc Lâm suy nghĩ hồi lâu, vẫn chưa xác định: “Cái gì mà yêu với không yêu, hai vợ chồng có thể chung sống tốt là được rồi.”
Lúc đó ông đang ở độ tuổi mà chó thấy ngại người thấy phiền, trong đầu toàn nghĩ xem chơi thế nào, căn bản không quan tâm đến thế giới của người lớn.
Trong ấn tượng của ông, bọn họ chưa cãi nhau lần nào sau khi kết hôn.
Tính tình bà Lý tốt như vậy, không thể cãi nhau được.
Trịnh Phương đột nhiên cười khẩy: “Cuối cùng thì ông cũng nói ra suy nghĩ của mình, hôn nhân là chuyện sống chắp vá thôi phải không? Lương Mộc Lâm, nếu ông khó chịu thì cứ nói đi. Cẩm Tú đã tốt nghiệp đại học rồi, tôi sẽ trả tự do cho ông.”
Lương Mộc Lâm biết mình nói sai lời, rụt cổ lại, nhìn về phía con gái để cầu cứu. Ông xong đời rồi!
Trường hợp này, muôn ngàn lời đều không giải thích rõ, nói gì cũng sai.
“Đồng chí Trịnh Phương, để lúc khác rồi hẵng thể hiện tình cảm được không ạ.” Lương Cẩm Tú yếu ớt cầu xin, mẹ là người biết rõ nhất việc bố yêu bà đến mức nào, nhìn có vẻ giận dữ nhưng thực chất lại là làm nũng. Cô lại lần nữa kéo chủ đề về: “Ai trong bố mẹ biết càng nhiều về bà Lý và ông Lý, xin hãy kể cho con.”
Bây giờ cô đã nói thẳng ra suy nghĩ của mình, định sẽ tìm hiểu trước rồi đánh giá xem nên làm gì tiếp.
“Sao hôm nay con lại quan tâm đến những chuyện cũ lỗi thời như vậy?” Trịnh Phương hung hăng trừng mắt nhìn Lương Mộc Lâm, tinh thần tám chuyện bỗng nhiên xuất hiện, đôi mắt bà sáng ngời, rõ ràng bốn phía chẳng có ai, bà vẫn nói rất nhỏ: “Hồi trước trước mẹ nghe nói, Lao Lực và bà nội Lý từng đính ước từ bé.”
Lao Lực là một ông lão độc thân trong làng, độc thân cả đời.
Lương Cẩm Tú cảm thấy mình phải kiểm tra lại về ngôi làng trên núi mà cô sinh ra và lớn lên, hoặc là thế hệ trước. Cô khiếp sợ nói: “Thật vậy ạ?”
Cô có ấn tượng vô cùng tốt với ông Lao Lực. Ông hơn sáu mươi tuổi, sống lưng thẳng tắp, mùa hè mặc ít quần áo còn có thể thấy cơ ngực và cơ bụng, khi còn trẻ có lẽ ông rất đẹp trai.
Người địa phương chính gốc - Lương Mộc Lâm - cau mày: “Sao tôi lại chưa nghe bao giờ.”
Lương Cẩm Tú nhận được câu trả lời nhưng không hiểu.
Thậm chí còn khó chịu hơn.
May thay cô có thể nói lời trong lòng cho bạn bè.
Cô nói ra việc có thể hiểu được động vật nói gì, kể chuyện mình gặp phải từ đầu đến cuối vào nhóm ký túc xá, ba người còn lại lập tức bùng nổ.
“Mẹ nó, mẹ nó! Thế mà còn có chuyện như này á?”
“Nhanh đi nói cho bà Lý tội nghiệp, do dự làm cái gì?”
"Đúng vậy, Lương Cẩm Tú! Nếu cậu không tiện nói thì cho tớ cách liên lạc, để tớ nói cho."
Lương Cẩm Tú giải thích: “Cậu bình tĩnh tý được không, bà đã hơn sáu mươi tuổi rồi.”
Cô sợ bà Lý không chịu nổi đả kích tàn nhẫn hơn việc ăn tươi nuốt sống này, đến lúc đó ý tốt sẽ thành việc xấu.
Cô còn nghĩ, dù có nói ra thì cũng có thể thay đổi được cái gì đâu, người đã không còn, đào xác ra để đánh à?
Hơn nữa ông ta vẫn được coi là anh hùng, do cứu người mà hy sinh.
Cả nhóm ký túc xá rơi vào im lặng.
Phải mất một thời gian mới có động tĩnh.
“Ôi, nói cũng đúng, mấy chục năm rồi, sự thật đến quá muộn.”
“Không thì đừng nói nữa, tục ngữ có câu “Nếu như đã muốn lừa dối, thì cứ lừa cả đời đi”, vậy thì bà nội không biết gì cả, có thể là sự sắp xếp tốt nhất.”
“Mình đã phân tích kỹ lưỡng, nghiêng về không nói.”
Lương Cẩm Tú gửi meme phát điên: “Mấy cậu có thể có chủ kiến một tý không, đừng kiểu mình nói cái gì thì là cái đó. Bây giờ mình đang là người lạc đường cần được chỉ dẫn, hiểu không hả?”
Nhóm ký túc xá: “Hiểu, hiểu, hiểu.”
Đều là sinh viên mới tốt nghiệp chưa am hiểu sự đời, ưu nhược điểm chiếm một nửa, cách đường truyền internet, cùng bối rối như nhau.
Cuối cùng, trưởng nhóm của nhóm ký túc xá trịnh trọng nhắn một câu: “Cẩm Tú, chung quy thì bà không phải người mà chúng mình quen thuộc, dù thế nào cũng không sao cả. Cậu thử hỏi bản thân cậu xem cậu có thể che giấu bí mật mãi mà không nói sao?”
Chỉ một câu, đề hồ quán đỉnh(*), đã thức tỉnh Lương Cẩm Tú.
(*) (醍醐灌頂) Đề hồ rưới lên đỉnh đầu. Từ ngữ này được dùng để ví dụ một khi trí tuệ khơi mở thì con người có thể trừ phiền não vô minh, được thanh tịnh sáng suốt. Bởi thế nó còn có nghĩa là giúp cho người học khai ngộ một cách mau chóng.
Đúng vậy, cô có thể nhịn không nói sao?
Đáp án là chắc chắn, cô không nhịn nổi.
Giống như ông rùa cỏ nói vậy, cô không làm được chuyện trơ mắt nhìn bà Lý mơ màng hồ đồ mà rời đi, bà có quyền được biết.
Giấu giếm mới là sự bất công lớn nhất đối với bà.
Sau bữa tối, có rất ít dân làng ở trong nhà không thích ra ngoài, không phải để tiết kiệm tiền điện điều hòa mà bên ngoài mát mẻ dễ chịu.
Lương Cẩm Tú nhìn thấy bà Lý từ xa.
Thời gian thay đổi, bà đã già đi, nhưng có vài hình ảnh dường như vẫn còn đọng lại ở khoảnh khắc ấy.
Bà vẫn ngồi ở trên cái ghế gập kia, nhẹ nhàng phe phẩy chiếc quạt hương bồ cũ trong tay, màn đêm khiến bà có vẻ mông lung mơ hồ.