Đế Bá

Chương 3655: Cửu Bí (Hạ)




Hậu thế có thể khẳng định ban đầu Cửu Ngưng Chân Đế đã luyện được bốn bí trong cửu bí. Ngoại trừ hai bí "Đấu", "Giả" của Đấu Thánh vương triều ra thì nàng còn từng bái vào Tĩnh Liên quan, được Tĩnh Liên quan cho phép, tu luyện hai bí "Giai", "Liệt" của Tĩnh Liên quan.
Sau này đồn rằng Cửu Ngưng Chân Đế đã tìm hiểu được năm bí còn lại ở Cửu Liên Sơn, trở thành người duy nhất trong lịch sử Cửu Bí đạo thống tu luyện được cửu bí sau thủy tổ.
Còn nhân vật như Thần Hành Chân Đế thì chỉ tìm hiểu được bí "Hành" mà thôi. Hơn nữa bí "Hành" mà Thần Hành Chân Đế tìm hiểu, có người nói hắn tìm hiểu được ở Cửu Liên Sơn, cũng có người nói hắn tìm hiểu qua đạo thổ của Cửu Bí đạo thống.
Mặc kệ Cửu Liên Sơn có giấu cửu bí hay không thì đời nào cũng có đệ tử Cửu Bí đạo thống tới đây tìm hiểu.
Cũng chính vì vậy mà ngươi có thể nhìn thấy được tu sĩ tới từ các môn phái ở Cửu Bí đạo thống. Những tu sĩ này có lão tổ, cũng có thiên tài trẻ tuổi. Có người ở lại đây mấy trăm năm, cũng có người chỉ ở lại mấy ngày thì vội vã rời khỏi.
Đệ tử Cửu Bí đạo thống tới Cửu Liên Sơn ngộ đạo thậm chí còn nhiều hơn cả đệ tử của Cửu Liên Sơn. Chỉ là Cửu Liên Sơn quá lớn. dù có mấy ngàn người ở lại thì cũng có vẻ rất hoang vắng.
Vì vậy khi Lý Thất Dạ đi thẳng về phía nam thì không thật sự gặp nhiều người lắm, cho dù có gặp thì phần lớn mọi người đều bế quan tu luyện, hoặc đi lại vội vàng, không ai chú ý tới một người thoạt nhìn bình thường như Lý Thất Dạ cả.
Lý Thất Dạ một đường xuôi nam, cuối cùng cũng đến Hồng Hoang Sơn. Leo lên trên núi, trên đỉnh núi có mấy tòa cung điện đá, mấy tòa cung điện này đã lâu không ai ở, Hồng Hoang Sơn có vẻ rất hoang vu.
Hồng Hoang Sơn ở cực nam Cửu Liên Sơn, cũng chính là một trong chín ngọn núi cao nhất, nó đâm thẳng vào vân tiêu, nguy nga tráng lệ.
Thế nhưng trước giờ bất kể là đệ tử Cửu Liên Sơn hay là khách tới đây ngộ đạo thì cũng ít ai chịu ở lại Hồng Hoang Sơn.
Ngoại trừ Hồng Hoang Sơn rét lạnh hơn tám ngọn núi khác ra thì Hồng Hoang Sơn còn có sát khí rất mạnh, sát khí này như xuyên suốt từ thời đại hồng hoang viễn cổ, cho dù đã trôi qua trăm vạn năm thì luồng sát khí này vẫn không tiêu tán.
Ngọn núi sát khí bức người như thế này rất ảnh hưởng tới người tu hành, càng khỏi phải nói tới chuyện an tâm ngộ đạo.
Đứng trên Hồng Hoang Sơn nhìn ra phía xa, ngươi sẽ phát hiện đằng sau ngươi là một cái hồ lớn, đây là một trong chín hồ nước ở Cửu Liên Sơn, nó nằm ở bên cạnh Hồng Hoang Sơn, mà đằng trước ngươi là một vực thẳm.
Vực thẳm này thoạt nhìn không lớn lắm, hoặc có lẽ dùng từ "cái hang" để hình dung nó thì sẽ phù hợp hơn.
Cái hang này thoạt nhìn giống như một cái miệng đỏ lòm, giống như một con ác ma vừa bò dậy khỏi địa ngục, sau khi nó bò dậy thì lập tức mở miệng muốn nuốt chửng hết thảy mọi thứ ở trên mặt đất.
Sát khí trên Hồng Hoang Sơn là đến từ cái hang này. Nơi sâu nhất trong cái hàng này tuôn ra sát khí cực kỳ dữ dội, vừa vặn nhắm về phía Hồng Hoang Sơn.
Cũng may là có Hồng Hoang Sơn chặn lại sát khí của cái hang này, bằng không khi sát khí tràn vào Cửu Liên Sơn thì sợ rằng Cửu Liên Sơn sẽ không được xinh đẹp như bây giờ, sợ rằng Cửu Liên Sơn sẽ trở thành một vùng sát địa sát khí trùng thiên.
Còn cái hang lớn này thì có một cái tên rất chấn động lòng người... Hồng Hoang Thiên Lao!
Vì sao cái hang này được gọi là Hồng Hoang Thiên Lao mà không phải là địa lao thì không ai biết cả, bởi vì từ khi có Cửu Bí đạo thống thì trong trí nhớ của tất cả mọi người, cái hang này luôn tồn tại ở đây.
Hơn nữa, từ rất lâu về trước thì cái hang này đã có tên "Hồng Hoang Thiên Lao", nhưng không ai biết cuối cùng là ai đã đặt tên này cho nó.
Lý Thất Dạ không quan tâm tới Hồng Hoang Sơn cùng hồ nước ở phía sau Hồng Hoang Sơn, hắn chỉ nhìn kỹ cái hang lớn này, cũng tức là Hồng Hoang Thiên Lao.
Nhìn Hồng Hoang Thiên Lao, Lý Thất Dạ cười đậm, cười nhạt nói rằng:
- Hồng Hoang Thiên Lao... xem ra Thái Thanh Hoàng cũng từng thèm nhỏ dãi nơi này, tiếc là hắn không tài nào dò thám được ảo diệu ở trong đấy.
Trên thực tế, khi nhắc tới cái tên Hồng Hoang Thiên Lao thì rất nhiều người ở Cửu Bí đạo thống đều biết. Rất nhiều người ở Cửu Bí đạo thống biết tới Hồng Hoang Thiên Lao, nhưng không phải bởi vì bản thân Hồng Hoang Thiên Lao, mà là bởi vì Thái Thanh Hoàng.
Mặc dù không ai biết vì sao Hồng Hoang Thiên Lao lại gọi là thiên lao, thế nhưng đồn rằng xưa kia Hồng Hoang Thiên Lao từng giam cầm một số tồn tại, từng có tồn tại vô cùng mạnh mẽ bị giam vào trong nơi này.
Cũng chính vì vậy, chỉ cần bị giam vào trong Hồng Hoang Thiên Lao thì sẽ mãi mãi không thể ra ngoài, chỉ có thể bị nhốt trong đó mãi mãi.
Thậm chí rất lâu trước đây từng có lời đồn nói rằng Hồng Hoang Thiên Lao là nơi mà thủy tổ Cửu Bí dùng để giam giữ một số đại hung ở Đế Thống Giới, sau này Cửu Bí đạo thống cũng từng dùng nó để giam giữ một số người.
Chỉ là sau này Hồng Hoang Thiên Lao không còn giam giữ ai nữa cả. Nguyên nhân rất đơn giản, nếu như có thể nhốt kẻ địch vào Hồng Hoang Thiên Lao thì cũng có nghĩa hắn hoàn toàn không có sức chống cự, mặc ngươi xâu xé, ngươi hoàn toàn có thể giết chết hắn.
Hơn nữa, một khi giam vào Hồng Hoang Thiên Lao rồi thì sẽ không thể thả ra ngoài được, cũng sẽ không ai có thể vào thăm tù. Giam vào Hồng Hoang Thiên Lao cũng có nghĩa là tử vong, chuyện này chẳng khác gì là giết chết hắn cả.
Nếu đã như vậy thì cần gì phải tốn công tốn sức giam giữ kẻ địch của mình chứ? Dứt khoát giết hắn là được.
Thế nhưng không biết vì nguyên nhân gì mà sau khi Thái Thanh Hoàng nắm giữ được quyền thế của Cửu Bí đạo thống, sau khi hắn chân chính bước lên đỉnh cao, độc tôn thiên hạ thì hắn bắt đầu dùng Hồng Hoang Thiên Lao giam giữ kẻ địch của mình.
Trong suốt một thời gian dài, Thái Thanh Hoàng đã nhốt một vài kẻ địch của mình vào trong Hồng Hoang Thiên Lao. Hơn nữa người có thể bị nhốt vào trong Hồng Hoang Thiên lao đều là kẻ địch mạnh nhất của Thái Thanh Hoàng, thậm chí có người còn mạnh hơn cả Thái Thanh Hoàng!
Mọi người không biết vì sao Thái Thanh Hoàng lại nhốt những kẻ thù này vào trong Hồng Hoang Thiên Lao, bởi vì hắn hoàn toàn có thể giết chết kẻ thù của mình. Thế nhưng hắn lại tốn rất nhiều tâm huyết để bắt sống kẻ địch, sau đó nhốt vào Hồng Hoang Thiên Lao.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.