Giả Nghèo

Chương 2:




Edit: Băng Hạ Chi
Đồng Kính Viễn làm việc bận rộn, thường xuyên bay ra nước ngoài, hoặc là ở lại công ty tăng ca đến khuya, không có thời gian dạy dỗ Đồng Hoài, chỉ điện một cú điện thoại vào đêm hôm đó.
Đồng Hoài oan ức cả ngày, trở nên nóng nảy, mở loa rồi bỏ điện thoại xuống bàn, vừa ăn bữa khuya dì Trần nấu, vừa chơi PSP, không thèm đếm xỉa lời cha cậu nói.
Đồng Kính Viễn loáng thoáng nghe được tiếng trò chơi, biết cậu chắc cậu không nghe lời ông nói, nghĩ một hồi, hỏi rõ mọi chuyện.
Đồng Hoài uống xong bát canh đậu xanh bách hợp, tâm trạng thoáng khôi phục, đại nhân đại lượng cầm lấy điện thoại: “Ông ta nói con gian lận môn tiếng Anh.” Dừng một chút, bổ sung từng câu từng chữ, “Trước mặt nhiều người, không có chứng cứ.”
Con cái nhà mình có gian lận hay không, trong lòng Đồng Kính Viễn hiểu rõ, hơn nữa tiếng Anh của Đồng Hoài vẫn ổn, không cần phải gian lận.
“Rất oan.” Đồng Kính Viễn nhíu mày, tâm trạng cũng không thoải mái gì, “Sau đó con chửi thầy giáo?”
Đồng Hoài lề mề một hồi, cậu không có thói quen giấu mọi chuyện trong lòng, hạ thấp giọng: “Ông ta nói mẹ không có dạy con phải thành thật à.”
Đồng Hoài ba tuổi đã không còn mẹ, tốt xấu gì thì lúc lên lớp một, các giáo viên trong lớp đều có nghe qua chuyện này.
Đồng Kính Viễn đầu bên kia im lặng, giọng nói lạnh lẽo y như con trai, ừm một tiếng: “Chửi đúng lắm.”
Có người chống lưng, Đồng Hoài lập tức nhếch đuôi.
Trước đó Đồng Kính Viễn bận làm việc, lúc trường học gọi đến cũng không nghe rõ mọi chuyện, lại biết tính tình của tên tổ tông này, nên ông vẫn cho rằng đó là lỗi của Đồng Hoài, lúc này thành tâm xin lỗi con trai, sau đó liền nói: “Nhưng con chửi không đúng lúc.”
“Cha chửi ai cũng phải xem hoàng lịch chọn ngày hoàng đạo à?”
“…” Đồng Kính Viễn bị nghẹn họng, bật cười, “Đúng, không chọn ngày.”
Vẫn còn trẻ con, vì là trẻ con nên lúc đó mới không chút kiêng dè gì, dù sao thì khi lớn rồi cũng không thể như thế được nữa.
Nhưng đây là chuyện riêng của hai cha con, ra ngoài không thể nói với người khác như thế.
Đồng Kính Viễn an ủi con trai xong, chợt chuyển đề tài: “Con trai, còn nhớ giao hẹn của chúng ta không?”
Tâm trạng Đồng Hoài vừa nãy còn đang tươi rói, nghe câu này xong, tay run lên, trực tiếp cúp điện thoại.
Đồng Kính Viễn không từ bỏ, bị cúp điện thoại thì gửi wechat: Nhớ đó, tháng trước hứa với ba ba rồi, học kì này mà không lên được hạng hai trăm thì nghỉ hè phải đến chỗ chú Sài làm việc, trải nghiệm nỗi khổ dân gian.
Lão cha: Còn mười mấy ngày nữa là thi cuối kì rồi, con trai, ba ba trông mong ở con [mỉm cười]
Đồng Hoài giả bộ không thấy, nói thầm mình bị đứt mạng rồi, cất điện thoại, chào dì Trần chuẩn bị đi, lên lầu tắm rửa.
Tắm xong, Đồng Hoài chơi game một lát, rồi xem phim, cuối cùng là mặt chau mày ủ đọc sách mười phút, bị mấy công thức trong sách ru ngủ.
Cậu mệt mỏi nên vừa nằm xuống là ngủ ngay.
Đêm này Đồng Hoài cứ thấy cùng một giấc mơ nhiều lần, thấy Trần Ngô cắt bảng điểm của cậu, cười lạnh với cậu, Đồng Kính Viễn đứng cạnh Tiết Đình, vỗ vai Tiết Đình, vẫy tay với cậu:
Tạm biệt, năm đó ôm nhầm, đây mới là con trai tôi.
Trời ơi.
Đồng Hoài sợ đến mức lăn từ trên giường xuống, đầu đập vào chân tủ đầu giường, la lên đau đớn, ôm đầu tỉnh ngủ trong chớp mắt.
Cậu xoa đầu, nhìn trần nhà hồi lâu, cầm điện thoại gửi tin cậu cho Đồng Kính Viễn: Ba.
Đồng Kính Viễn đã dậy từ lâu, nhận được tin nhắn, vừa kinh ngạc vừa vui vẻ hỏi cậu sao dậy sớm vậy.
Đồng Hoài tâm trạng nặng nề, gõ chữ: Ba có thể đồng ý với con một chuyện không?
Lão cha: Chuyện lên hạng hai trăm không thể thay đổi.
Không xoăn rất thẳng: Sau khi trở về chúng ta làm giám định xem có phải ba con không.
Lão cha:…
Báo thức còn chưa reo, hiện tại mới sáu giờ, buổi tự học sáng của lớp mười là bảy giờ, Đồng Hoài thường ngủ đến sáu giờ bốn mươi, chậm chạp ăn sáng rồi gọi xe đến trường, đi đến lớp học.
Cậu mơ thấy ác mộng nên không ngủ được nữa, thay đồ xuống lầu, dì Trần đang nấu bữa sáng, nghe thấy tiếng thì kinh ngạc ló đầu ra: “Tiẻu Hoài, sao hôm nay sớm vậy?”
Đồng Hoài lấy sữa bò từ tủ lạnh ra: “… Vì ba con.”
Hiếm khi dậy sớm, ăn xong Đồng Hoài đi bắt xe buýt.
Lúc bốn tuổi cậu được ông nội bà nội nuôi đến mười một tuổi, là cục cưng được nâng trong lòng bàn tay, được chiều hư. Mấy năm sau Đồng Kính Viễn đón cậu về chăm, mới hậu tri hậu giác phát hiện vấn đề, rất bình tĩnh kiên nhẫn với cậu, thay đổi tật xấu do được chiều hư của cậu, ví dụ như do nhà có tài xế nên ngủ nướng.
Đồng Hoài không thèm quan tâm, Đồng Kính Viên không sắp xếp tài xế cho cậu thì cậu gọi xe.
Mà nay lại hào hứng ngồi xe buýt.
Lúc mới thức dậy thì đầy sức sống, khi lên xe rồi thì lại buồn ngủ, Đồng Hoài ngồi hàng ghế cuối xe, co hai chân dài lại, ngáp một cái, buồn ngủ nhắm mắt.
Ngồi xe buýt thì nửa tiếng mới đến trường, mí mắt của cậu cứ một chốc là díp lại, nghe thấy tên trạm quen thuộc mới mở mắt, vừa mở mắt đã thấy người ngồi bên cạnh.
Tiết Đình.
Tiết Đình cũng nhắm mắt, đeo tai nghe, sợi dây màu trắng bị đồng phục che thoáng ẩn thoáng hiện.
Ánh sáng ban mai không quá rực rỡ, khẽ ghé vào cửa sổ, lúc tối lúc sáng, hô hấp của chàng học sinh nhẹ nhàng, gò má không ngừng biến hóa dưới tia nắng, đường nét được khắc họa rõ ràng giữa sự giao thoa của âm dương.
Đồng Hoài vừa thấy cậu thì hình như cục u sau đầu lại bắt đầu đau, không cam lòng: “Sao cậu ngồi đây?”
Tiết Đình vẫn nhắm mắt, giống như không nghe thấy.
Đồng Hoài chọt cánh tay của cậu ta: “Này, cậu chuyển chỗ đi.”
Bị đụng chạm, Tiết Đình mới chau mày, giống như bị điện giật dời cánh tay đi, không kiên nhẫn mở mắt, chỉ phía trước.
Học sinh đi xe buýt nhiều, từ sớm đã hết chỗ ngồi.
Cậu ta nhấc tay, Đồng Hoài chú ý đến chỗ tay áo đồng phục của cậu ta có vết bẩn, sáng sớm cũng rất nóng, cậu ta không xắn ống tay áo lên, lộ ra một đoạn cánh tay có vết máu bầm mờ mờ.
Chuyện gì vậy?
Đồng Hoài sửng sốt, xoay đầu ngang ngược lẩm bẩm: “Dù sao cũng không có phép cậu ngồi đây.”
Vừa nói vừa không nhịn được ngó tay của cậu ta.
“…” Tiết Đình nhíu mày, rụt tay lại, mở miệng nói: “Đổng Hoài…”
Cái gì?
Đồng Hoài lòng dạ hẹp hòi, mắt trợn tròn: “Ngừng lại!”
Hôm qua chỉ gọi đúng họ, nay chỉ kêu đúng tên.
Tên học sinh giỏi mới tới này rốt cuộc là não có vấn đề, hay là cố ý kinh thường cậu???
Không đúng, thi được hạng nhất lớp, não chắc không có vấn đề.
Vì nghe nói cậu gian lận còn chửi giáo viên?
Đồng Hoài mới sáng đã khó chịu, ghim Tiết Đình, trong lòng nghĩ xem phải dạy dỗ cậu ta thế nào.
Trong trường đồn đại cậu là “Đại ca xã hội đen”, trùm trường thấy cũng phải đi đường vòng thật ra là nửa thật nửa giả.
Trùm trường là bạn nối khố của cậu, trước đó cá cược thua cậu, gặp cậu phải kêu ba ba, có thể không đi đường vòng sao?
Đồng Hoài lúc lên cấp ba dốc lòng làm trùm trường, tiếc là lười đánh nhau, cuối kì trước trốn tiết đi quán net, biết được vài tên “xã hội đen”, còn thêm vào nhóm wechat, thường gửi lì xì tăng tình cảm, mấy người đó đều gọi cậu là anh Đồng.
Anh Đồng ngó Tiết Đình đã đeo tai nghe trở lại, tiếp tục nhắm mắt, móc điện thoại ra mở wechat, gửi tin nhắn vào nhóm.
Không xoắn rất thẳng: Các cậu thường dạy dỗ mấy đứa đắc tội mình thế nào?
Đợi năm phút, không ai trả lời.
Đồng Hoài buồn chán xoay điện thoại, gửi ba lần lì xì hai trăm tệ.
Giây kế tiếp, lì xì đã có người nhận, mấy người trong nhóm mới ngoi lên.
Anh Gà:!Tên nào không có mắt dám chọc anh Đồng của chúng ta?
Hà Mễ Mễ: Mới thức, anh Đồng hôm nay dậy sớm vậy
Cổ Hoặc Tử: Dắt vô hẻm, cho nó biết tay*
Đồng Hoài hỏi: Màu* gì?
(*Cho biết tay và màu sắc đều là 颜色, 颜色 với nghĩa cho biết tay là từ lóng nên bé Hoài không biết)
Anh Gà:…
Hà Mễ Mễ:…
Cổ Hoặc Tử:…
Tra tấn tinh thần.
Màu gì… Chuyện này đúng là chưa từng nghĩ tới, quả là thiếu sót trong cuộc đời lăn lộn nhận tiền bảo kê đánh nhau.
Anh Gà xoắn xuýt một hồi, hắc tuyến đầy đầu: Quan tâm màu gì chi, đánh một trận, đánh cho má nó nhận không ra thì sẽ tôn trọng anh.
Đồng Hoài lén nhìn Tiết Đình.
Chắc là sợ Đồng Hoài quấy rầy, cậu ta nghiêng người, chống tay dưới cằm, từ góc độ của Đồng Hoài, chỉ có thể thấy đường nét sườn mặt nổi bật của đối phương, còn có lông mi dài yên tĩnh khi cậu ta nhắm mắt.
Dáng vẻ người có học thức, nhìn là biết chưa từng đánh nhau.
Cậu tặc lưỡi, ấn màn hình, gửi một câu “Thôi vậy”, xe buýt đúng lúc đến trạm.
Lúc đến lớp cũng không còn sớm nữa, sáu giờ năm mươi, phần lớn chỗ ngồi đã có người.
Tiết Đình và Đồng Hoài một trước một sau vào lớp, nhận được hai kiểu kinh ngạc.
Với Tiết Đình: “Má ơi hôm nay là ngày gì, anh Tiết sao anh đến trễ vậy?”
Với Đồng Hoài: “Mặt trời mọc đằng tây à, Đồng Hoài cậu mà lại đến sớm vậy à?”
Đồng Hoài: “…”
Mấy người nói nhiều quá, nói ít chút là chết à.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.