Lãnh Thanh

Chương 1.1: Tiết tử




Nếu muốn nói vài năm gần đây võ lâm có gì đáng nhắc đến, vậy phải nhắc đến Dương Châu Tử Du sơn trang. Chủ yếu là bởi vì sơn trang này có ba chuyện kỳ quái!
Chuyện kỳ quái thứ nhất, tên của sơn trang không phải là đặt theo tên của trang chủ mà là đặt theo tự của phụ thân trang chủ. Công khai dùng tự của phụ thân làm tên gia nghiệp của mình quả thật là trước nay chưa từng có!
Chuyện kì quái thứ hai, sơn trang này lúc trước có thể nói là đột nhiên từ đất bằng chui lên, lần đầu tiên khi mọi người biết đến Tử Du sơn trang là ở võ lâm đại hội, cũng là lúc thiếu niên trang chủ Tử Du sơn trang danh chấn võ lâm!
Chuyện kì quái thứ ba, cũng có thể nói là kì quái nhất. Cái này chủ yếu là vì thế hệ trước của Tử Du sơn trang — Triệu Phỉ Khanh.
Triệu Phỉ Khanh này ban đầu là công tử của một phú hộ ở Dương Châu, mười lăm tuổi đổ cử nhân, hơn nữa còn là là Giải Nguyên đứng thứ tư của tỉnh, có thể nói là tiền đồ vô lượng. Nhưng dù cho vị thiếu niên ấy đã làm cử tử, ba năm sau vẫn bị Triệu gia lão thái gia, lão thái thái đuổi ra gia môn đoạn tuyệt quan hệ, hơn nữa giao gia nghiệp cho biểu ca Triệu Phỉ Khanh kế thừa. Mọi người kinh ngạc phát hiện nguyên lai y lại cùng quả phụ ở ngoại ô Dương Châu yêu nhau, còn muốn minh môi chính thú quả phụ kia, để nàng làm chính phòng của Triệu gia.
“Nghiệp chướng a! Nghiệp chướng!”Lúc trà dư tửu hậu, lão bách tính ở Dương Châu đều nói thế. Mọi người đang chờ xem lúc nào vị văn sinh công tử kia chịu không nổi những ngày cơ cực mà trở về bồi tội với phụ mẫu?
Nhưng bất ngờ thay, vị công tử kia chẳng những cùng quả phụ bái đường, còn cởi trường bào, thay đoản y(*), ngày ngày làm việc nuôi mẫu tử quả phụ vốn cũng chẳng dư dả là bao, cuộc sống như thế trải qua chín năm.
Mà trang chủ Tử Du sơn trang này chính là nhi tử của quả phụ, đồng thời cũng là nhi tử trên danh nghĩa của Triệu Phỉ Khanh. Một cái sơn trang lớn đến từng ấy, đừng nói gia nô phó dịch, chỉ nói việc trang trí phòng ở cũng đã hơn một vạn tám nghìn hai ngân lượng. Mà phụ tử đó lấy bạc từ đâu?
Triệu Phỉ Khanh tuyệt đối không có khả năng có nhiều bạc như vậy, bằng không y cũng đã chẳng vì nuôi nhi tử mà ôm bệnh vào mình, quả phụ cũng sẽ không sớm chết!
Kì quái! Kì quái!
(*)Trong xả hội PK trung quốc, người thư sinh nói nói riêng và tầng lớp trí thức hào môn nói chung sẽ mặc trường bào, tức là loại áo dài đến chấm đất. Những người thuộc tầng lớp hạ lưu, bao gồm nông dân, những người lao động bằng chân tay, sẽ mặc đoản y, tức là loại áo ngắn đến ngang thắt lưng. Để phân biệt thân phận cũng như địa vị xã hội của mình.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.