*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Phó Sinh x Lương Niệm
1.
Hai ông lão ở tầng dưới lại cãi nhau, cứ cãi không ngừng, mà cãi toàn chuyện lông gà vỏ tỏi thôi.
Mẹ tôi đang nấu ăn ở bếp, tôi lén ăn một miếng thịt heo kho, vừa khen tay nghề của mẹ vừa buôn dưa lê: “Sao hai ông lão tầng dưới tầng cãi nhau nữa rồi, con vừa mới làm bài tập là nghe lão Phó[1] đang mắng ông nội Lương[2] đó.”
[1], [2] Nhân vật “tôi” gọi hai người là “Phó lão đầu” và “Lương gia gia”
Mẹ tôi tát lên lưng tôi, “Ơ hay, cái con bé này, chú Phó thì con kêu là lão, chú Lương con kêu là ông nội à.”
Tôi làm mặt xấu với mẹ, nhân cơ hội lại ăn vụng thêm một cục thịt kho rồi chuồn mất, “Ai làm cho lão Phó hung dữ như thế vậy mẹ?”
2.
Lão Phó cãi nhau với ông nội Lương rất dữ dội, đến nỗi mọi người ở hành lang đều nghe thấy. Tôi chưa từng thấy hai ông cãi nhau dữ như vậy. Mẹ tôi nói, lão Phó lớn tuổi đến vậy rồi, đã cãi nhau với ông nội Lương hơn nửa đời người, thế nhưng đây là lần đầu tiên ông ấy khóc.
Tôi thắc mắc quay đầu lại hỏi: “Lão Phó còn có thể cãi, nhưng mà ông nội Lương?”
Mẹ nói, lần này nghiêm trọng hơn, vì ông nội Lương đã bị bệnh.
3.
Ngày hôm sau, tôi mới biết được bệnh của ông nội Lương nghiêm trọng lắm.
Ông ốm yếu nằm trên giường, lão Phó nắm tay ông, mắt ông nội Lương đục ngầu quá chừng, lúc nhìn về phía tôi, tròng mắt ông mới chuyển động, hơi hơi cười. Mới vài ngày thôi, bộ dáng của ông nội Lương đã thay đổi rồi. Trong ấn tượng của tôi, ông nội Lương là một cụ già thích sạch sẽ, quanh năm toàn mặt áo sơ mi trắng, lưng thẳng tắp, lúc tôi chào hỏi ông, ông sẽ xoa đầu tôi, cười nói: “Cô bé, con muốn đi đâu vậy?”
Mỗi lần như vậy, lão Phó bắt ngay cái tay đang sờ đầu tôi của ông, nói kháy: “Con bé đi đâu liên quan ông cái rắm.”
Tính tình lão Phó vừa khó khăn vừa cáu gắt, còn hay phá tình cảm sâu sắc của tôi và ông nội Lương, vì vậy tôi mới gọi ông sau lưng ông là lão Phó, còn ông nội Lương kêu là ông nội.
Lão Phó nhường chỗ cho tôi, tôi ngồi bên giường, ông nội Lương xoa đầu tôi, ông cười mắt lộ ra nếp nhăn, âm thanh mỏng manh, nói: “Cô bé, con đến rồi sao?”
“Dạ.” Tôi gật gật đầu, hỏi: “Ông nội Lương sao vậy? Có phải lão Phó bắt nạt ông không, con đánh lại giùm ông.”
Lần đầu tiên lão Phó không phản bác tôi, chỉ đứng một bên lẳng lặng nhìn ông nội Lương.
Ông nội Lương lắc đầu cười, “Không có đâu, ai có thể bắt nạt ông được chứ? Lão Phó của con sao có thể cãi lại ông? Mấy ngày hôm trước ông còn mắng ông ấy khóc nhỉ?”
Lão Phó có tóc hoa râm của người già, nhưng sao mà giống con nít quá, ông ấy đến trước mặt ông nội Lương, nắm tay ông và nói: “Còn không phải nghĩ đến ông sao, ông nói coi, nếu sau này tôi không tìm thấy ông được, tôi phải làm sao đây?”
4.
Lão Phó và ông nội Lương là một đôi.
Cái này là do mẹ tôi nói cho tôi biết khi tôi còn rất nhỏ.
Theo như mẹ tôi nói, trên đời này có nhiều người lắm, có con trai thích con gái, có đàn ông thích đàn ông, cũng có con gái thích con gái.
Tôi hỏi mẹ: Vậy không kì lạ hả mẹ?
Mẹ tôi nói: “Kì lạ chính là lòng người, chứ không phải tình cảm giữa người với người.”
Bà ấy nói, tình yêu của lão Phó và ông nội Lương vĩ đại đại nhất trong tiểu khu chúng ta đấy, họ cùng nhau vượt qua vô vàn thăng trầm, hứng chịu những lời chỉ trích tàn nhẫn, cuối cùng mới có thể đến được với nhau.
5.
Lão Phó lại khóc rồi, lần này còn khóc trước mặt tôi.
Ông ấy đã chẳng còn khí thế cãi nhau trước kia, ông nội Lương dở khóc dở cười nhìn ông ấy, nói với tôi: “Ông già này giống con nít quá trời.”
Tôi cười cười, thành tâm nói với ông nội Lương: “Ông nội Lương, ông nhất định phải khỏe lại.”
“Được.” Ông nội Lương nói.
6.
Lão Phó nhân lúc ông nội Lương ngủ trưa, ngồi với tôi ở hành lang, kể lại chuyện xưa của họ.
Ông ấy nói, lần đầu tiên ông thấy ông nội Lương là lúc ở **.
(chỗ này bị Tấn Giang để ô vuông, tui cũng bó tay)
Bí thư thôn mới đến thôn Cổ Đồng, nghe nói cậu ấy là một thanh niên đẹp trai, cả thôn đứng ở cổng làng chờ bí thư thôn mới báo cáo.
Phó Sinh cũng là một trong số đó.
Phó Sinh, Phó Sinh, tên thì văn nghệ, thật ra là một thanh niên nóng tính, trong thôn mà đánh nhau thì đều có hắn vào góp vui. Mỗi khi nhà ai bị trộm bắp, dưa hấu bị chôm đi, thì chính xác do Phó Sinh với đám anh em của hắn làm.
Phó Sinh luôn thích ngậm một cọng cỏ đuôi chó, hất cái áo không tay màu trắng hình quẻ bói[3], ngông nghênh trước mặt mọi người, nói với anh em mình bằng cái giọng đại ca rằng có bố Phó ở đây, mọi người chắc sẽ không bị ức hiếp.
[3] Raw白卦背心
Cũng chính xác là không bị ức hiếp, một đám thanh niên trẻ tuổi, trừ mấy băng nhóm thôn lân cận thì ai dám chọc họ.
Phó Sinh không có hứng thú với bí thư thôn mới, trước có mấy người đàn ông đến đây, đều tức giận rời đi rồi. Bởi vì băng nhóm Phó Sinh khó quản quá, nếu ông chọc đám bọn họ, bọn họ sẽ kiếm người tới làm ông. Đều đã qua tuổi năm mươi, ai cũng bị gây sức ép không chịu nổi. Chẳng qua, lần này nghe nói người đến đây là một anh chàng đẹp trai, Phó Sinh mới tò mò đi tới nhìn thử.
Ở cái thời ăn cơm tập thể[4], có thể bước xướng từ chiếc xe màu đen mới tinh có rèm che thì không bình thường, Lương Niệm là một trong số đó.
[4] 大锅饭là chỉ người dân cả thôn, xã tập trung về một nơi để ăn, thậm chí không được nấu ở nhà. Sau vài năm triển khai thử nghiệm, mô hình này không phù hợp với sự phát triển của Trung Quốc, đến năm 1960 thì gần như biến mất.
Không phải là một ông già bụng phệ, mà là một thanh niên có khí thế của sinh viên. Lần đầu Phó Sinh nhìn thấy Lương Niệm, đã cảm thấy người thanh niên này rất sạch sẽ, sạch sẽ đến nỗi hắn không muốn lấy con chuột kia làm cho Lương Niệm giận.
Ngày đầu tiên Lương Niệm đến đã được thôn dân chiêu đãi đủ loại đồ ăn thức uống, thịt kho lạp xưởng, gà trống thiến, cá trích hun khói, nước ngọt tự làm của mấy cô gái thời thượng đều được mang ra cho Lương Niệm.
Cái chén trước mặt thanh niên đã đầy ụ, cậu liên tục xua tay nói mình ăn hết nổi rồi.
Phó Sinh ngồi bàn bên cạnh, nhìn người thanh niên cười nói mình ăn hết nổi, thân thể gầy yếu như vậy, bình thường đoán chừng ăn còn ít hơn con gái.
Vì tiết kiệm đồ ăn, Lương Niệm vẫn ăn hết đồ ăn trước mặt, bụng phình to, đến nỗi cậu cảm thấy trong một tuần mình khỏi cần ăn cơm luôn.
Bên trên gửi xuống cho cậu nhiệm vụ, cậu phải giải quyết được chuyện băng nhóm của thôn này cho đàng hoàng, nhất là mấy người Phó Sinh, ý thức việc thành lập băng nhóm rất nghiêm trọng, chờ việc triển khai được thực hiện bình thường, họ chắc chắn sẽ được gọi trở lại đại hội.
Vì vậy mà bí thư Lương sau khi ăn no xong là hỏi ngay vị nào là Phó Sinh.
Phó Sinh đang nhai thịt xương[5], thình lình nghe thấy tên mình, vội vàng nhả xương ra, quên lau cái miệng đầy mỡ, giơ tay về phía bí thư Lương, “Bí thư Lương, là tôi, tôi là Phó Sinh.”
[5] Raw肉骨头. Lúc Mây tra baidu thì cũng có ra kết quả là một món ăn truyền thống nổi tiếng ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô.
Bí thư Lương thanh cao kiêu ngạo, thấy rõ tên Phó sinh này bộ dáng cà lơ phất phơ cũng không luồn cúi, người như thế không dễ đối phó. Cậu có nghe nói mấy bí thư trước bị giở trò phải chạy về, cho nên hiện tại cậu lựa chọn phản chính sách, không muốn ra vẻ có quyền, mà trước tiên thể hiện sự thân thiện, sau đó sẽ chậm rãi cảm hóa hắn.
Bí thư Lương đi đến trước mặt Phó Sinh, vươn tay mỉm cười, cậu có một nốt ruồi bên má, khi cười lên nốt ruồi sẽ cong lên về phía mắt khiến con người ta không thể không muốn chạm vào.
“Xin chào, Phó Sinh.” Bí thư Lương nói.
Phó Sinh vội vàng lau cái tay dính đầy mỡ lên quần áo, sau đó vẫn chưa thấy sạch, sợ mình làm bẩn bí thư Lương, xoay người xin lỗi: “Ngại quá, bí thư Lương, tay người thô bạo không sạch sẽ không bắt tay được.”
“Vậy được rồi.” Bí thư Lương rút tay lại.
7.
Vì để đối phó với Phó Sinh mà Lương Niệm đã suy nghĩ ra rất nhiều đối sách. Bí thư thôn thứ nhất chạy trở về là bị Phó Sinh thả rắn lên giường, buổi tối người đó ngủ e rằng con rắn bò thẳng lên đầu ông ấy, ông ta sợ đến nỗi hôm sau báo cáo muốn đi về. Lương Niệm không sợ rắn, ba cậu có nuôi mấy con rắn, nên Phó sinh có thả rắn lên giường cậu thì cậu cũng chẳng sợ.
Bí thư thôn thứ hai là trước khi ngủ bị giội nước lạnh, chăn đệm đều ướt nhẹp, mặc kệ ông ta thay bao nhiêu chăn đệm thì Phó Sinh giội bấy nhiêu nước. Mấy ngày ông ấy ngủ trên cái giường ẩm ướt, cuối cùng chịu hết nổi đi về.
Người bí thư thứ ba thật ra không chạy về, mà là nhắm trúng một cô gái trong thôn, sau đó cưới cô ấy về nội thành, rồi không ai làm bí thư nữa.
Rồi rốt cục lần này có bí thư thôn thứ tư.
Bị giội nước lạnh là chuyện không thể tránh khỏi, nhưng Lương Niệm đã nghĩ ra cách hay. Cậu chuyển phòng bí thư sang nhà Phó Sinh, như vậy thì dù có bị hắn giội nước lạnh thì cũng không sợ không có chăn bông.
Nhưng bí thư Lương nào ngờ đến, mình không những không bị giội nước lạnh, mà còn trong suốt thời gian rất dài, cậu lăn một giường chung với Phó Sinh.