Lão Đà Đà

Chương 4:




24.
Lão Phó nói với tôi, vào một năm cải cách mở cửa kia, ông mới cùng ông nội Lương đi vào nội thành.
Ở đại hội **, bọn họ cũng từng bị vô số người ném trứng, bị chửi là quái vật, bị chửi là ghê tởm, bị chửi là không phải người. nhưng ông ấy và ông nội Lương đều chịu đựng, không vì cái gì cả, chỉ bởi vì sự yêu thương tràn đầy của hai người.
Sự nhiệt tình đã trở nên nhạt dần theo tháng năm qua, nhưng tình yêu mà bọn họ dành cho người kia vẫn như thuở ban đầu.
25.
Mấy ngày trước lão Phó cãi thua, không phải vì cãi không lại, mà là không thể cãi. Ông nội Lương được chẩn đoán là mắc bệnh Alzheimer, lúc ở cùng lão Phó, ông luôn thình lình hỏi, Phó Sinh đâu? Phó Sinh đâu rồi?
Lão Phó ôm lấy ông, vỗ vào lưng ông, nói Phó Sinh ở đây.
Ông nội Lương chậm rãi mất đi trí nhớ, lão Phó biết chứ, ông ấy sẽ bất thình lình không nhận ra lão Phó, nhưng sẽ nhớ rõ Phó Sinh. Ông ấy sẽ luôn nhốt mình trong phòng, một mình xem ảnh chụp bọn họ trước kia, thỉnh thoảng còn album mang ra rồi nói với lão Phó rằng: Đây là Phó Sinh, là người mà tôi đã thích từ năm 22 tuổi, về sau tôi muốn cưới anh ấy, phải kiệu tám người khiêng đó.
Phó Sinh, Phó Sinh, Lương Niệm nhớ kỹ cái tên này.
26.
Ông nội Lương đi đâu mất.
Lão Phó quá lo lắng, gọi mọi người của cả tòa nhà đến tìm.
Tôi thấy lão Phó đứng ở cửa mà tay chân luống cuống, miệng lẩm bẩm: “Con nói ông ấy đi đâu chứ? Lớn tuổi như vậy rồi mà còn chạy lung tung, cứ phải làm cho ông sốt ruột.”
Tôi an ủi lão Phó, hỏi ông ấy: “Ông có còn nhớ ông nội Lương bình thường thích đi đâu nhất không?”
Lão Phó lắc đầu, tóc hoa râm nay càng bạc thêm, trước mắt tôi mà hoảng loạn, tôi cảm nhận được ông cụ sẽ sụp đổ mất: “Ông ấy không thích đi ra ngoài, nhiều… năm thế này, cũng có khi cùng ông ra ngoài du lịch, bình thường toàn ở nhà xem tivi.”
“Vậy ông nghĩ lại xem, còn có chỗ nào khác có ý nghĩa quan trọng không ông?” Tôi hỏi.
Lão Phó nghĩ ra, bỗng nhiên nói: “Ông ấy có thể đi chỗ đó.”
27.
Đi đường thôn Cổ Đồng rất xóc nảy, nơi này đã muốn thành cái thôn bỏ hoang, đã lâu năm rồi đường sá không được tu sửa, đường đất còn dễ khiến xe bị hỏng.
Tôi không biết ông nội Lương đi vào đây kiểu gì. Lúc này đây tôi với lão Phó mới thấy ông nội Lương ngồi ở cái ghế đá lạnh lẽo ở lối vào thôn, bụi trên đó đã được lau sạch sẽ. Ông nội Lương ngồi thẳng lưng trên ghế, thấy lão Phó thì cười cười, vỗ lên ghế, nói với lão Phó: “Phó Sinh, anh về rồi?”
Lão Phó biết ông ấy muốn làm gì, vì thế ngoan ngoãn đi qua, ngồi trên phiến đá, giọng nói đau thương nghẹn ngào hỏi ông nội Lương: “Bí thư Lương, buổi sáng không phải anh nói với em là vô nội thành làm việc chiều sẽ về sao? Sao mà em lại ở đầu thôn đợi anh rồi?”
“Phó Sinh, em có chuyện muốn nói với anh.”
Ruộng bắp kia đã bị bỏ hoang thành một mô đất, ông nội Lương đi qua đó, ông đứng không vững, thiếu chút nữa là bị vấp ngã, lão Phó vội vàng dìu ông đi.
Ông nội Lương vuốt ve gương mặt lão Phó, nói rằng Phó Sinh ơi, em rất thích anh.
Lão Phó ôm ông nội Lương thật chặt, tuổi đã lớn như vậy rồi mà còn khóc như thế, ông ấy nói: “Bí thư Lương, anh cũng thích em, thích hơn nửa đời người rồi!”
Ông nội Lương ôm lấy cánh tay lão Phó, nói: “Phó Sinh ơi, em hôn anh nhé.”
Phó Sinh “ừm” một tiếng.
Vì thế ông nội Lương hôn lên trên môi lão Phó.
Mặt trời chiều ngã về Tây, ánh nắng đổ xuống bãi đất vàng, bụi đất cháy thành tro tàn, gió xuân thổi tới mầm non lại trồi [1], cuộn lên tình yêu của hai con người đã già nua. Trong cái thời đại đã bình thường này, tình yêu của hai người tuổi đã xế chiều vẫn còn đang tiếp tục.
28.
Ở tầng dưới nhà tôi có hai lão đà đà thích cãi nhau, họ đã ở bên nhau nửa đời người.
29.
Ở tầng dưới nhà tôi có hai lão đà đà thích cãi nhau, về sau chỉ còn lại một ông cụ lảm nhảm tìm kiếm nhớ nhung bí thư Lương, họ đã đi cùng nhau hết nửa đời người.
30.
Ở tầng dưới nhà tôi có hai lão đà đà thích cãi nhau, sau này họ đã trở thành hai chiếc hộp đen không biết nói, họ đồng hành cùng nhau hết quãng đời còn lại.
- Hết-

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.