Loài Chim Không Chân

Chương 6:




Ái Quân về nông thôn tham gia thu hoạch vụ hè đã được một tuần rồi.
Thu hoạch cao lương là một công việc vất vả, da lưng Ái Quân đều bị cháy nắng xém mất một lớp, lưng thì đau như sắp gãy; do cúi người lâu nên khi đột ngột đứng dậy thì trước mắt tối sầm lại; đồ ăn cũng ít, rau gần như không có. Có bạn nữ ngất lên ngất xuống mấy lần. Ái Quân cho rằng những điều này đều có thể chịu được, chúng bạn và các thầy cô đều chẳng than vãn một lời, lúc nghỉ ngơi thì ngồi trên ruộng nói nói cười cười, mọi người gọi đây là tinh thần chủ nghĩa lạc quan của cách mạng.
Chỉ có Ái Quân im lặng không nói, cảm giác ngột ngạt trong lòng kia thế nào cũng chẳng xua đi được, nghẹn cứng ở ngực, hít thở thôi cũng động đến phổi.
Lúc đi, Ái Quân sớm đã hối hận vì gây gổ với Giải Phóng, nhưng không chai mặt đi làm lành được. Mắt thấy tên tiểu tử thối Giải Phóng kia lúc trước cũng có chút ý tứ muốn lên nói chuyện với mình, sau lại cứng đầu cứng cổ hơn ai hết, Ái Quân biết rằng lần này tên đó cũng tức giận rồi.
Tưởng Ái Quân nhặt nửa thân cây cao lương lên, viết vẽ loạn xạ trên nền đất cứng. Trong lòng cậu tràn ngập Giải Phóng Giải Phóng, lúc viết ra biến thành hai chữ Giải Phóng. Ái Quân đột nhiên bừng tỉnh, nhổ nước bọt lên hai chữ kia rồi hung hăng dùng đế giày cọ sạch nó. Đôi giày đã mòn vô cùng, không chịu nổi sự giày vò của cậu, cuối cùng gãy làm đôi ở giữa.
Ái Quân nhặt giày lên, tính dùng sợi dây thừng buộc nó lại, nhưng vừa buộc xong thì ‘bẹp’ một cái, một nửa giày lại rơi xuống. Ái Quân hết hi vọng, vứt giày ra xa, dứt khoát đi chân đất luôn.
Vừa đi chân đất là có chuyện xấu xảy ra. Buổi chiều lúc làm việc, chân Ái Quân bị một gốc cao lương sắc nhọn đâm chảy máu đầm đìa. Cậu không kêu rên, học theo nông dân địa phương lấy một nắm đất vàng xoa lên miệng vết thương, đúng là máu ngừng chảy thật, nhưng đến tối lúc đi về, chân Ái Quân đã sưng húp lên.
Ái Quân lặng lẽ ra bờ kênh rửa sạch chân rồi đeo tất vào, nghĩ rằng ngủ dậy sẽ đỡ hơn, nhưng đã hai ngày trôi qua, vết thương chẳng những không khỏi mà còn đau đến mức đi đường phải khập khiễng, bị giáo viên phát hiện ra.
Giáo viên cởi tất cậu ra xem, thấy vết thương đã mưng mủ, bàn chân và bắp chân đều sưng đỏ.
Mọi người vội luống cuống tay chân đưa Ái Quân đến chỗ ông lang (*) trong thôn.
Ông lang
Ông lang nhìn vết thương dữ tợn kia, hồi lâu cũng không dám xuống tay, khó khăn lắm mới nhớ ra trước tiên phải dùng oxi già rửa vết thương, tay khẽ run, nửa chai rượu thuốc đã đổ lên chân Ái Quân, đau đến mức cậu thất thanh la lớn.
Cuối cùng vẫn nhờ một giáo viên từng học qua chút kiến thức hộ lý làm cùng ông lang, đắp thuốc lên vết thương, băng bó cẩn thận rồi đưa đến nhà trưởng thôn nghỉ ngơi.
Ái Quân được nghỉ hai ngày, nửa ngồi nửa tựa trên cái giường nửa đất trong nhà tây của trưởng thôn, ngủ gà ngủ gật. Cậu thấy đầu nóng như lửa đốt, nhưng lại chẳng có ai để nói, chỉ đành áp hai má nóng hôi hổi lên giường, mặt giường mát lạnh, Ái Quân mới thấy tốt hơn chút. Tuy nhiên vết thương ở chân vẫn chưa lành, Ái Quân nhàm chán nằm một chỗ, trong lúc mơ màng, cậu nghe thấy ngoài sân có người đang nói chuyện với vợ trưởng thôn, nhưng Ái Quân không nghe rõ.
Tiếp đó, cửa phòng cậu bị đẩy ra, một bóng người đứng dưới ánh nắng chiều chói chang, bởi ngược sáng nên không nhìn rõ mặt.
Chỉ thấy bóng người ấy nhanh chóng bước tới trước, và khi người ấy đến gần, Ái Quân mới nhìn ra khuôn mặt tươi cười cùng mái tóc ngắn cũn cỡn mới cắt, ngắn đến mức gần như thấy cả da đầu của Giải Phóng.
Ái Quân nhắm mắt, hơi lơ mơ.
Giải Phóng mắt trông tên nhóc thối mà mình nhớ mong thấy mình mà còn nhắm mắt lại, tức đến mức vỗ ‘bép’ một cái lên trán Ái Quân: “Đã lặn lội chạy tới tận đây thăm rồi mà em còn làm mình làm mẩy với anh, đập chết cái đồ khốn nạn này giờ!”
Ái Quân quay mặt đi bơ hắn, nhưng ý cười lại lan dần trên mặt.
Đúng là Giải Phóng rồi.
Là Giải Phóng.
Giải Phóng.
Giải Phóng xoa xoa tóc Ái Quân: “Bị thương quang vinh ha?”
Ái Quân nói: “Ừm”
Giải Phóng kéo chân Ái Quân qua, cẩn thận nhìn hồi lâu rồi cười toe toét: “Cái chân què này, trông giống móng giò thật đấy.”
Ái Quân dùng chân không bị thương đá Giải Phóng, bị Giải Phóng bắt được.
“Đấu văn chứ đừng đấu võ.” Giải Phóng cười nhăn nhở: “Đấu văn có thể động chạm tâm hồn, còn đấu võ chỉ động chạm da thịt được thôi.”
Ái Quân cười đến nghiến răng nghiến lợi nói: “Em chẳng quản tâm hồn anh, em cứ động chạm da thịt anh đã.”
Giải Phóng đột nhiên ngừng cười, tay hắn chạm lên vầng trán nóng bừng của Ái Quân.
“Dậy,” Giải Phóng nói.
“Làm gì? Vừa mới đến đã giày vò em.”
“Anh đưa em đến bệnh viện.”
Ái Quân uể oải nói: “Anh nghĩ đây là Bắc Kinh chắc, bệnh viện huyện gần nhất cũng cách cả năm mươi cây. Vết thương nhỏ thế này người ở đây chẳng đến bệnh viện đâu.”
Giải Phóng dựng Ái Quân ngồi dậy: “Anh cõng em đi.”
Ái Quân vùi đầu vào ngực Giải Phóng, bám vào lưng hắn kêu lên: “Em không đi đâu, anh Giải Phóng ơi, em không đi.”
Giải Phóng ngẩn người.
Thuở bé, Ái Quân anh ơi anh ời gọi Giải Phóng rất nhiều năm, mà hai năm gần đây, lòng tự tôn kỳ quái cùng sự bướng bỉnh của thiếu niên mới lớn khiến cậu đã rất lâu không gọi anh Giải Phóng nữa.
Tiếng ‘anh’ sau thời gian dài vắng bóng này khiến cõi lòng Giải Phóng trân trọng đến mức chẳng biết làm thế nào mới tốt, chỉ thấy tim gan đau nhói.
Ái Quân ôm Giải Phóng, nỗi sợ hãi và bất lực giấu kín bấy lâu nay tràn ngập trong lòng cậu.
Rất nhiều đêm, Ái Quân đều nghĩ, thế này là sao? Tại sao bất kể đêm ngày, trong lòng cậu lại chỉ có tên xấu xa Giải Phóng kia. Nỗi nhớ ấy vừa thân quen mà lại xa lạ.
Thân quen là vì từ hồi sáu tuổi đã ở bên nhau, bao ngày chồng chất, Giải Phóng tựa như anh em một thể tay chân với cậu.
Xa lạ là bởi, tại sao khi nằm mơ lại ôm Giải Phóng, tại sao lúc sát gần hắn tim lại đập dữ dội, tại sao thấy hắn tán chị ghẹo em lại tức đến khó thở.
Thật ra Ái Quân đã sợ hãi chính bản thân mình từ lâu. Cậu che giấu bí mật này, đến người thân cận như Giải Phóng, người yêu thương quan tâm như mẹ ruột cũng không thể nói cùng, chẳng cách nào giãi bày.
Giải Phóng chầm chậm cảm thấy ngực mình ẩm ướt, nóng hôi hổi, có lẽ là nước mắt của Ái Quân. Giải Phóng lờ mờ ý thức được rằng nước mắt này không phải vì chân đau, nhưng hắn lại chẳng rõ rốt cuộc là bởi chuyện gì, chắc là do trận cãi vã mấy ngày trước.
Nghĩ vậy, Giải Phóng thấy thông thuận hơn nhiều, xoa đầu Ái Quân cười hì hì.
Ái Quân lau hết nước mắt lên áo Giải Phóng rồi mới ngẩng đầu lên, Giải Phóng bảo: “Dây hết nước mắt nước mũi vào áo anh rồi.”
Ái Quân bèn kéo vạt áo của Giải Phóng lên lau mũi, đoạn cười ngã cả ra giường.
Giải Phóng bê một chậu nước ấm đến, giúp Ái Quân lau người. Lau người xong, lúc hắn vươn tay tính cởi quần cậu ra thì bị Ái Quân giữ tay đè chặt lại.
Giải Phóng nheo mắt, ra vẻ cợt nhả nói với Ái Quân: “Hồi bé chẳng phải toàn ăn đòn xong là cởi quần ra cho anh xem mông, giờ làm sao đấy? À,” Hẳn vờ ra vẻ ngộ ra điều gì: “Trải qua hai ngày giáo dục của các bác nông dân, thế là trở nên…” Hắn nghĩ ngợi, lắc lắc ngón tay nói: “À đúng rồi, từ đó là: ngượng ngùng.”
Ái Quân khẽ cười, không nói gì.
Giải Phóng thay nước lạnh, vắt khăn mặt rồi đắp lên trán Ái Quân, cúi người nói nhỏ: “Ái Quân, gọi anh Giải Phóng lần nữa nghe xem nào!”
Ái Quân không để ý đến hắn.
Giải Phóng nói: “Gọi lại đi, anh cho em xem thứ tốt này.”
Ái Quân mở to mắt: “Thứ tốt gì?”
Giải Phóng lục lọi trong cặp sách mang theo một hồi, móc ra một cái túi khăn tay, từ từ mở ra rồi đưa tới trước mặt Ái Quân.
Trên khăn tay là một nắm tóc mềm mại, không quá sẫm màu, được buộc gọn gàng bằng chỉ mảnh.
Ái Quân nhìn tới phát ngốc.
Giải Phóng bảo: “Cái đuôi nhỏ của mình mà cũng không nhận ra à?”
Thấy Ái Quân mãi chẳng nói gì, Giải Phóng tiếp lời: “Mẹ anh vẫn luôn thu dọn sách anh dùng hồi nhỏ, hai ngày trước phá tứ cựu (*) lấy sách cũ ra đốt anh phát hiện ra. Cái này anh giữ lại, chờ đến khi chúng mình thành ông Úc ông Tưởng lại lấy ra cho em xem.”
Phá tứ cựu
Ái Quân đưa ngón tay ra sờ sờ nắm tóc, cậu cảm nhận được một thứ gì đó mà cậu chẳng thể chịu đựng được đang xuyên qua trái tim một cách vừa dịu dàng lại không chút tiếc thương.
Giây phút ấy, Tưởng Ái Quân giơ tay đầu hàng với ý nghĩ trong lòng kia.
“Anh Giải Phóng.” Cậu gọi.
14.
Giải Phóng đón Ái Quân về Bắc Kinh.
Vết thương ở chân Ái Quân bị viêm, vừa về Bắc Kinh liền bị mẹ Tưởng và Giải Phóng đưa vào bệnh viện. Cậu nhiễm hàn, giữa trời hè mà rét run không ngừng, sốt gần bốn mươi độ, khiến mẹ Tưởng sợ hãi vô cùng.
Giải Phóng ở phòng cấp cứu trông cậu một ngày một đêm.
Tất cả các bác sĩ ra dáng chút trong bệnh viện đều bị cách chức hoặc lật đổ, một đám con gái chưa tốt nghiệp trường y vào bệnh viện. Chỉ mỗi truyền nước mà cắm kim đến mức mu bàn tay Ái Quân đầm đìa máu, Giải Phóng bật qua mắng mỏ, mà cô gái kia cũng chẳng phải dạng vừa, cãi tay đôi với Giải Phóng nửa ngày, Mao ngữ lục (*) cũng tuôn ra đến là trôi chảy.
Mao ngữ lục
Giải Phóng nói: “Tôi nói chị biết, Tưởng Ái Quân là con cái của giai cấp công nhân chân chính, chị làm cậu ấy bị thương, thế tình cảm của chị là theo giai cấp nào? Xuất thân chị ra sao? Chị đi theo đường lối nào?”
Cô gái kia lúc này không nói gì nữa, cuối cùng cắm chính xác cây kim vào mu bàn tay Ái Quân.
Đến nửa đêm, Ái Quân tỉnh táo hơn chút, cơn sốt cũng lui dần.
Ái Quân mở mắt, Giải Phóng nghển cổ qua, Ái Quân hỏi: “Mẹ em đâu?”
Giải Phóng vỗ trán cậu: “Chỉ nhớ mẹ nuôi thôi à, anh thì sao?”
Ái Quân bật cười: “Anh là ai?”
Giải Phóng khẽ vuốt mái tóc đẫm mồ hôi của Ái Quân: “Chẳng phải anh là anh của em à?”
Ái Quân quay đầu đi cười: “Mẹ em đâu?”
“Mẹ nuôi về nấu cháo cho em rồi. Đói không?”
“Hơi hơi. Anh đói à?”
Giải Phóng kéo đầu Ái Quân lại gần bụng mình, Ái Quân nghe thấy tiếng bụng sôi ùng ục.
Ái Quân cười lớn, vừa ho vừa cười.
Mùi trong phòng bệnh vô cùng khó chịu, Giải Phóng nhấc vạt áo lên phe phẩy quạt trước mặt Ái Quân.
Bấy giờ, cuộc Cách mạng Văn hóa đang diễn ra sôi nổi, đám trẻ đều tự tung tự tác.
Giải Phóng ở lại Bắc Kinh không lâu, hưởng ứng lời hiệu triệu phong trào giao lưu (* 串联), hắn tập hợp mười mấy người học theo Trường Chinh (**) đi bộ đến núi Lang Nha.
Giao lưu
Vạn lý Trường chinh
Ái Quân cũng muốn đi theo, nhưng bị Giải Phóng kiên quyết từ chối, bảo cậu ở nhà dưỡng thương cho tốt.
Ái Quân giận lắm, Giải Phóng ở bên tai dỗ dành mãi mà cậu dùng chăn che đầu không để ý hắn.
Giải Phóng bị cậu đạp ra ngoài, lúc hắn đi cậu cũng không đến tiễn.
Nhóm của Giải Phóng đi men theo đường sắt tiến về hướng Hà Bắc.
Nhưng Trường Chinh vốn nào có tràn ngập chủ nghĩa lãng mạn của cách mạng như họ tưởng tượng, cuối cùng khi đến một nơi gọi là huyện Lai Thủy, đám thanh niên đã mệt hết hơi quyết định ngồi xe lửa.
Nhà ga huyện nho nhỏ đầy ắp những thiếu niên nhiệt huyết: quân phục xanh một màu, lưng đeo ba lô và bình nước quân dụng, ai nấy mặt đẫm mồ hôi mà vẫn tràn đầy phấn khích.
Nhà ga này rất rất nhỏ, lâu lắm mới có một đoàn xe đến, tiếng còi loáng thoáng vọng đến từ phía xa, đám Hồng vệ binh háo hức chuẩn bị leo lên.
Cuối cùng xe lửa cũng vào ga. Vốn chỉ có thể dừng lại hai phút, nhưng khí thế của Hồng về binh dữ dội quá đỗi, có những người không chen được lên xe, bèn trèo qua cửa sổ vào, vào được rồi lại muốn kéo đồng bạn của mình lên nữa, thành ra mọi cửa ra vào và cửa sổ đều chật ních những người là người, họ phát ra những tiếng reo hò phấn khích.
Giải Phóng đã khàn giọng từ lâu, hắn gắng sức tập trung mấy người đi cùng lại một chỗ, nhưng đám đông quá mức hỗn loạn, đến mức hắn không thể tìm thấy bạn đồng hành của mình nữa.
Sau lưng Giải Phóng bị người ta đè đến nỗi gần như thở không ra hơi, hắn ra sức quay mặt về phía cửa sổ mới có thể hít thở chút không khí trong lành.
Đột nhiên, tai Giải Phóng bắt được một âm thanh quen thuộc giữa đám đông ồn ã: Giải Phóng, Giải Phóng…
Giải Phóng lắc đầu nguầy nguậy, rồi tập trung lắng nghe. Quả nhiên, giọng nói này là… Ái Quân, là Ái Quân!
Giải Phóng mạnh mẽ đẩy đám người đang cố gắng leo lên trước mặt mình ra, thu về vô số tiếng mắng chửi, nhưng Giải Phóng chẳng để tâm nổi, hắn vươn đầu phóng tầm mắt qua đám đông nhìn về trước.
Cách đó không xa, Ái Quân đang chen chúc trong dòng người, tựa như chiếc thuyền nhỏ bị xô đẩy: mới vừa lại gần cửa sổ một chút rồi lại bị đẩy ra xa hơn.
Giải Phóng nhìn cánh tay giơ lên cao của Ái Quân, cùng với gương mặt đẫm mồ hôi lúc ẩn lúc hiện của cậu.
Giải Phóng lớn tiếng mắng cậu: “Tên nhóc chết tiệt, em đi theo anh làm gì?”
Ái Quân cuối cùng cũng ló được đầu ra, hỏi: “Hả? Anh nói gì cơ?”
Giải Phóng giơ tay ra, muốn túm lấy Ái Quân. Có lần suýt chút nữa đã chạm được ngón tay cậu, nhưng rồi lại trượt mất.
Xe lửa chầm chậm nổ máy, tựa như không chịu nổi sức nặng của đoàn người.
Giải Phóng khum tay trước miệng, hét lên: “Ái Quân, Ái Quân, đi men theo đường sắt!”
Mồ hôi trên mặt Ái Quân rơi vào vắt, cậu kêu: “Gì cơ?” Giải Phóng! Giải Phóng ơi! Anh nói gì cơ?”
“Đi–men–theo–đường–sắt! Đợi–anh!”
Ái Quân đi dọc theo đường sắt tròn ba tiếng đồng hồ, mặt trời đã sắp xuống núi, tựa như quả cầu lửa màu cam khổng lồ, nặng nề chìm xuống phía chân trời.
Ái Quân thật sự không đi nổi nữa rồi, gần như là lê chân bước đi.
Phía xa xa có một bóng người chìm trong ánh chiều tà, trông bẩn hề hề, chạy về phía Ái Quân.
Chờ khi người đó lại gần hơn chút, Ái Quân đã nhận ra đó là Giải Phóng.
Hắn cũng mệt lử như cậu, đi từng bước chậm như rùa, nhưng vẫn không ngừng tiến về trước.
Ái Quân bỗng nhiên cảm thấy như mất hết sức lực, ngồi xổm xuống, ôm đầu gối không đi nữa.
Không phải vì mệt, mà dường như bởi nỗi niềm tủi hờn đè nén.
Cuối cùng, hai người nằm cạnh nhau trên con dốc đất mà thở hổn hển.
Giải Phóng hùng hổ: “Bảo em ở nhà rồi sao không nghe lời? Thằng nhóc chết tiệt! Bước chân thế mà rất nhanh đấy!”
Ái Quân không đáp lời, quay mặt qua nhìn Giải Phóng.
Trong ánh sáng lờ mờ, mỗi đường nét trên sườn mặt Giải Phóng thân thuộc quá đỗi, khắc sâu vào sinh mệnh của cậu.
Tốt đẹp như thế, anh tuấn như vậy, Giải Phóng mà mình yêu rất nhiều.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.