Thu Trúc đang loay hoay ở mấy luống hoa vạn thọ thì chợt nghe ngoài cổng có tiếng gọi.
- Ba ơi!
Rồi nhìn thấy bác Hai ra mở cổng.
Cô ngạc nhiên ngẩng đầu lên, tự nói một mình.
- Ủa? Hổng lẽ là con của Bác Hai sao ta?
Nhưng khi người đó dắt xe vào thì cô không khỏi kinh ngạc. Ngay cả người đó khi quay sang thấy cô cũng không khỏi ngớ người, tư thế gát chống xe cũng bị khựng lại. Cô vội vã quay mặt đi xem như không chuyện gì xảy ra tiếp tục công việc của mình, trong lòng lại trỗi lên một thắc mắc.
"Anh ta là con bác Hai sao?"
Nhưng mà, dù anh ta là con bác Hai thì có can hệ gì đến cô chứ? Chuyện không liên quan đến cô thì không cần quan tâm tới.
Bác Hai nhìn ra thấy anh ta vẫn đứng khựng ở đó, ánh mắt thì ngẩn ngơ nhìn Thu Trúc đang trồng vạn thọ như thằng ngốc vội lạnh lùng hô.
- Mày đứng đó làm gì? Lạ lắm sao? Chưa thấy con gái trồng bông à?
Anh ta vội hoàn hồn, lật đật đi vào nhà. Tò mò hỏi.
- Ba! Cô đó là ai?
Bác Hai uống một ngụm trà rồi nhàn nhạt đáp.
- Là một cô gái!
Hữu Trọng rơi dài mấy vạch hắc tuyến. Ai không biết đó là một cô gái. Cái vấn đề anh muốn hỏi ở đây là cô gái đó có quan hệ gì với ông kìa? Nhưng nhìn thái độ của ông thì anh biết là ông không muốn trả lời rồi. Anh muốn biết thì chỉ có thể tự đi hỏi người ta thôi. Ông lại nhàn nhạt hỏi.
- Hôm nay sao có thời gian rãnh rỗi đến chổ ông già này vậy? Không bận nữa à?
Hữu Trọng cười cười đáp.
- Dạ... nay chủ nhật cũng không có việc gì nên muốn đến thăm ba! Ba dạo này khỏe không ạ?
Ông lại nhàn nhạt đáp.
- Chưa chết!
Anh ta lại cười cười mà không biết nói gì. Nhìn ra ngôi mộ ngoài sân ấy mà lòng chợt dâng lên nỗi niềm chua xót.
Nhà anh ở trên thành phố cũng thuộc hàng khá giả, nhà có bốn anh chị em, anh là út. Mẹ mất sớm, ba ở vậy gà trống nuôi con cho đến khi anh chị thành gia lập thất, sự nghiệp vững vàng, anh thì đã là sinh viên năm thứ ba. Lúc đó, đột nhiên ba dẫn về một người đàn bà muốn cưới làm vợ nhưng tất cả các anh chị và anh đều phản đối. Bởi đơn giản vì họ không muốn bất kỳ người đàn bà nào vào thay thế vị trí của mẹ trong nhà. Mà hơn hết là bà ấy rất nghèo, họ đều nghĩ bà đến với ông cũng chỉ vì tiền nên nhân lúc ông vắng nhà đã buông lời nhục mạ nặng nề đuổi bà ấy đi. Đây đều là tài sản do chính tay người mẹ yêu dấu của họ tạo ra, họ không muốn ai nhảy vào mà hưởng cả.
Ông trở về đã rất tức giận nên cũng bỏ đi biệt tích. Thế nhưng, hai tháng sau ông đã trở lại và chia đều hết tài sản cho tất cả các con rồi ra đi với hai bàn tay trắng, một lần nữa không rỏ tung tích. Lúc đó, mấy anh chị em đều nghĩ là ông chắc chắn là đang ở chung với bà ấy thôi, đoán rằng trong người ông hẳn còn tiền, chừng nào hết tiền bị bà ta đá rồi ông cũng tự động trở về. Nhưng gần cả một năm cũng không có lấy một tin tức nào, họ mới bắt đầu lo lắng đi tìm.
Khi sắp sửa đăng tin tìm người thân thì bạn thân của ông đã đến và nói với họ đừng tìm ông ấy, vì những người con bất hiếu như họ không xứng có một người cha như vậy. Chú ấy mới kể lại, khi xưa ba và người phụ nữ ấy đã quen nhau từ trước. Bởi vì ông bà nội ép buộc nên ba mới phải lấy mẹ. Nhưng người phụ nữ ấy vẫn chung tình nhất quyết thà ở vậy chứ không chịu lấy chồng. Bỏ quê lên thành phố làm giúp việc cho người ta ngót mấy chục năm. Hai năm sau khi mẹ họ mất, ông tình cờ gặp lại bà, tình cũ không rủ cũng tới, hai người lại tiếp tục nối lại tình xưa. Ông vốn dĩ định cưới bà lúc đó rồi nhưng bà lại không đồng ý, khuyên ông hãy lo cho các con, chừng nào chúng nó trưởng thành đủ lông đủ cánh bay đi thì lúc đó hãy tính tới chuyện cưới hỏi.
Hai người lại tiếp tục duy trì quan hệ tình nhân cho đến lúc thấy các con đã có gia đình gần hết. Đứa con út cũng sắp ra trường bắt đầu sống cuộc sống riêng tư của mình, sẽ như anh chị nó mà rời khỏi nhà chỉ có dịp lễ tết mới về thăm ông hoặc có thể sẽ không về, ông sẽ trở nên buồn tẻ cô đơn. Nên ông quyết định đưa bà về nhà làm quen trước, chừng nào cậu con út ra trường rồi sẽ tổ chức đám cưới. Thế nhưng, ông không ngờ các con của ông lại đối xử với bà như vậy. Thật sự làm ông quá thất vọng.
Nghe xong, bốn anh chị em đều hối hận vô cùng đều muốn tìm ngay ba và người ấy trở về. Nhưng bạn thân của ba nhất quyết cũng không chịu nói địa chỉ. Năn nỉ dữ lắm chú ấy mới cho biết là ông đang ở vùng này, bởi đây là quê hương của người phụ nữ ấy. Chứ cụ thể ở chổ nào thì chú ấy cũng không biết. Sẵn tiện cũng đã đến lúc đi thực tập, anh mới xin xuống vùng này vừa thực tập cũng vừa tìm ông.
Trời không phụ lòng người, một tháng trước anh đã tìm được ông. Nhưng khi bước vào anh nhìn thấy ngôi mộ bên góc sân thì anh đã không khỏi ngỡ ngàng. Bà ấy đã chết! Chết vào cái ngày họ đã đuổi bà đi. Không phải tai nạn cũng không phải đột quỵ mà là bệnh tim tái phát. Ông tìm được bà thì bà chỉ còn hơi thở cuối cùng. Bà nói mấy chục năm đi làm bà có tích góp mua được một mảnh đất dưới quê, định sau này ông và bà về dưỡng lão. Nhưng ước mơ đó đã không thể thực hiện được nữa. Nên bà muốn để lại nó cho ông, khi nào ông đã mệt mỏi với nơi phồn hoa đô thị thì có thể về đó.
Thế là, sau khi bà chết ông đã đem bà về đây chôn cất, cũng cất một căn nhà lá đơn sơ mà ở cạnh bà. Nhưng Hữu Trọng cũng biết được là ông đã bán mảnh đất này để lấy tiền sinh sống, lúc chia gia tài ông ra đi đúng là không xu dính túi. Bây giờ ông là người ở đậu.
Hứu Trọng nghẹn ngào nói một câu.
- Ba! Con xin lỗi!
Ông cũng lại nhàn nhạt.
- Lần trước đã nói rồi!
Anh tiếp tục nghẹn họng. Cũng may ông đã lên tiếng hỏi.
- Ăn cơm trưa rồi về hay cơm chiều?
Hữu Trọng giật giật khóe miệng đáp.
- Dạ... cơm... cơm chiều!
Ông cũng vẫn nhàn nhạt.
- Ừ!
Đột nhiên ông đặt ly trà xuống và nhìn ra Thu Trúc gọi.
- Trúc! Nghỉ tay vô uống nước đi con!
Thu Trúc đang bê mấy chậu vạn thọ vừa mới chiếc xong để vào chổ râm mát, nghe Bác Hai gọi thì theo bản năng đáp.
- Dạ! Để con đem hết mấy chậu này vô đây đã, xong rồi nghỉ luôn...
Cô cũng chẳng cần quay lại để ý ánh mắt ai kia đang nhìn chầm chầm vào bóng dáng bé nhỏ đang nhanh tay bê từng chậu vạn thọ vào chổ râm mát. Bác Hai bổng nhiên lại nói.
- Mày muốn thì ra phụ nó chứ ngồi đây mà nhìn làm cái gì?
Nói rồi ông đứng dậy đi vào trong nhà. Hữu Trọng hỏi.
- Ba đi đâu vậy ba?
- Nấu cơm!
Hữu Trọng vội hô.
- Để con nấu cho ba!
Ông phán một câu xanh rờn.
- Mày nấu chó nó còn chê!
Éc... ai đó bị xịt keo cứng ngắt tại chổ, khóc rồng. Anh nấu tệ vậy sao? Hu hu... đau lòng quá!
Ngồi đây cũng chẳng làm gì nên anh đi ra chổ Thu Trúc, cũng tiện thể muốn hỏi vài chuyện.
Anh đi ra tiện tay giúp cô bê mấy chậu còn lại để vào chổ mát luôn, rồi hỏi.
- Ba tuần nay em trốn học vi tính là để ở đây trồng hoa à?
Cô cười cười nói.
- Dạ... thưa thầy...
Hữu Trọng liền lên tiếng.
- Tôi tên Hữu Trọng. Ở đây không phải là lớp học em có thể gọi tôi là anh Trọng thì được rồi.
Anh cũng không thích cô gọi anh bằng thầy bởi anh nhìn ra cô cũng đâu xem anh là thầy. Nếu đã không thể xem là thầy thì gọi thầy chi cho phiền phức. Thế nhưng, khi anh nói ra điều đó, cô lại tươi cười gật đầu nói.
- Dạ được! Anh Trọng.
Anh hài lòng gật đầu, khi cô gọi anh là anh Trọng thì anh nghe nó thoải mái hơn là cô gọi bằng thầy. Cô nói tiếp.
- Đúng là em trốn học để ở đây trồng bông đó. Với lại tín chỉ A này em cảm thấy là mình có thể lấy được nên em muốn dành nhiều thời gian cho việc quan trọng hơn...
Nghe sao mà nó không được thoải mái nhỉ? Anh không vui nói.
- Vậy là việc trồng bông quan trọng hơn việc học?
Cô biết khi nói ra môn học đó không quan trọng trước mặt giáo viên đó sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của người ta. Nhưng cô chỉ nói là sự thật thôi, quả thật ngay bây giờ cô cũng có thể thi lấy tín chỉ A được mà không cần phải học, thậm chí luôn cả tín chỉ B nữa. Tuy vậy cô vẫn phải giải thích để cho anh khỏi tự ái.
- Em không có ý đó! Chỉ là tết sắp đến rồi nếu trồng mấy cây bông này bán kiếm chút đỉnh tiền xài tết cũng đỡ hơn là không có. Trong khi em chỉ nghỉ có ba buổi học vi tính để chiết mấy chậu bông này cho kịp thời gian ra hoa, còn nếu em chỉ vì cái tín chỉ mà em tin chắc rằng mình sẽ lấy được mà bỏ qua thời gian này thì em sẽ mất trắng cả công sức đã bỏ ra. Đến lúc đó em không phải là mất cả chì lẫn chài sao?
Hữu Trọng không cho là đúng, bèn nói.
- Thu Trúc! Tôi rất khâm phục em vì còn nhỏ mà đã biết suy nghĩ kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhưng em nên nhớ rằng em cũng vẫn còn nhỏ, còn đi học. Cha mẹ em có thể tạo mọi điều kiện cho em đi học như vậy không lẽ tết họ không cho nỗi tiền em tiêu xài sao? Anh đoán nhà em cũng khá giả đi!
Thế nhưng cô lại phì cười.
- Hi hi hi...
Rồi lắc đầu nói.
- Xin lỗi anh! Em thuộc diện mồ côi cả cha lẫn mẹ! Hiện sống cùng bà ngoại đã hơn 70 tuổi và cậu mợ. Nhà cậu mợ cũng không khá giả nói nghèo cũng không đúng nhưng cận nghèo thì có lẽ chính xác hơn. Thu nhập chủ yếu là nhờ nuôi mấy con bò và mấy chục gốc bưởi đang cho trái sau vườn. Ruộng cũng có nhưng lại không gần đường nước lại thuộc đất gò làm lúa cũng không trúng nên chỉ để trồng cỏ cho bò để khỏi tốn tiền mua cỏ. Phải mướn ruộng người ta làm để kiếm thêm nhưng có vụ trúng vụ thì thất, có gạo ăn đã là may, tiền chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt thì lấy đâu cho em tiêu xài tết ạ?