Nợ Em Một Đời Hạnh Phúc

Chương 48: Phần 2




Làm xong mấy việc đó, cửa máy bay cũng bắt đầu đóng lại. Máy bay của Tập đoàn Đông Viễn là máy bay thương vụ, không gian trong khoang không lớn, nhưng bài trí rất dễ chịu. Đây là chiếc máy bay Nhiếp Đông Viễn mua sau khi Nhiếp Vũ Thịnh sang Mỹ, anh chưa được ngồi bao giờ. Lòng anh đang nóng như lửa đốt, sau khi lên máy bay, biết có thể sử dụng điện thoại vệ tinh, anh liền gọi điện cho luật sư Khương. Luật sư Khương cho biết ông Nhiếp Đông Viễn đã được đưa vào phòng phẫu thuật, bây giờ vẫn chưa thấy bác sĩ ra. Bây giờ Nhiếp Vũ Thịnh mới sực nhớ ra, Chủ nhiệm Phương từng nhắc đến một người bạn của ông ở Hồng Kông, là một chuyên gia về gan mật. Vì thế, anh lại gọi cho Chủ nhiệm Phương hỏi điện thoại liên lạc của vị bác sĩ tên Mạnh Hứa Thời kia. Đoạn, anh lập tức nhờ luật sư Khương liên lạc với bác sĩ Mạnh. Bác sĩ Mạnh sớm đã ra ngoài làm riêng, tự mở một bệnh viện tư rất lớn. May mà Chủ nhiệm Phương đã có lời nhờ vả trước, nên khi nghe nói có một bệnh nhân họ Nhiếp, ông biết ngay đó là bố của cậu học sinh mà Chủ nhiệm Phương yêu quý nhất. Chẳng cần nói thêm câu nào, ông lập tức đến bệnh viện. Khi Nhiếp Vũ Thịnh tới Hồng Kông thì ca phẫu thuật đã kết thúc. Cả bác sĩ mổ chính và bác sĩ Mạnh Hứa Thời đều ở đó, bác sĩ Mạnh nói với anh: “Cậu là ngoại khoa, hẳn cũng hiểu xác suất tỉnh lại của người bệnh sau khi mổ tương đối nhỏ, tình trạng bệnh nhân đến mức này, cậu nên chuẩn bị tâm lý đi.” Giọng Nhiếp Vũ Thịnh đầy chua chat: “Cảm ơn bác Mạnh.” “Không có gì, thầy cậu cũng vừa gọi đến, dặn đi dặn lại tôi phải chăm sóc cậu cẩn thận.” Mạnh Hứa Thời vỗ vai anh nói, “Bố cậu vẫn đang nằm trong phòng Chăm sóc đặc biệt, cậu có thể vào thăm.” Từ xa, Nhiếp Vũ Thịnh đã trông thấy mặt bố, gương mặt ông bị phù sau mổ, nên trông hơi béo hơn thường ngày. Ông Nhiếp Đông Viễn nằm bất động, xung quanh là các thiết bị giám sát. Nhiếp Vũ Thịnh làm việc tại bệnh viện, đã ra vào phòng Chăm sóc đặc biệt để cấp cứu cho bệnh nhân không biết bao nhiêu lần, vậy mà giờ đây, tại một thành phố xa lạ, một bệnh viện xa lạ, một phòng bệnh xa lạ, khi đứng giữa các thiết bị quen thuộc, ngửi mùi thuốc khử trùng quen thuộc, anh lại cảm thấy như đang mơ. Là một cơn ác mộng. Ông Nhiếp Đông Viễn vẫn phải đeo máy hỗ trợ thở, Nhiếp Vũ Thịnh biết bệnh nhân ở trong tình trạng này sẽ vô cùng khó chịu, may sao ông vẫn chưa tỉnh lại. Trong một vài giây ấy, dường như anh cảm giác bố mình đã ra đi, bỏ lại đứa trẻ mồ côi là anh bơ vơ một mình giữa cõi đời này, khiến anh muốn quỳ xuống đất khóc òa lên. Nhưng anh chỉ bần thần một thoáng rồi đứng vững lại ngay, khẽ gọi một tiếng: “Bố…” Ông Nhiếp Đông Viễn vẫn vô thức nằm đó, như thể đang ngủ say vậy. Hồi tưởng lại trước kia, khi anh còn rất bé, lúc ấy bố anh đang đi đầu huy động mọi người góp vốn mua lại xưởng Lão Tam, thường phải đi công tác khắp nơi lúc chỗ này khi nơi khác, thời đó, đi công tác thường là đi tàu, lại rất khó mua vé nằm. thời gian bố anh ở nhà rất ít, dù có ở nhà cũng luôn trong trạng thái mệt lử đến chẳng thiết nói năng. Có lần đi công tác về, ông ngủ quên trên ghế, khi ấy anh còn rất nhỏ, lại nghịch ngợm, bèn quậy tung lên để bố phải tỉnh dậy chơi với mình, nhưng ông vẫn ngủ say sưa không dậy. Anh bèn lấy bút bi vẽ một chiếc đồng hồ lên cổ tay ông rồi viết lên cánh tay ông một hàng chữ: “Bố là sâu lười!” Sau đó anh ra ngoài chơi một mình. Lát sau, ông bị tiếng chuông điện thoại làm cho tỉnh giấc, đang mơ mơ màng màng lại vội vã ra ngoài mời cơm khách hàng. Dọc đường ông vẫn không phát hiện ra chiếc đồng hồ trên tay mình, mãi đến khi tới nhà hàng mới bị khách hàng phát hiện, mấy vị khách đều ôm bụng cười lăn lóc, khiến ông mất mặt. Từ đó trở đi, dù ông có uống say đến đâu, chỉ cần anh véo tai ông nói: “Bố là sâu lười”, ông sẽ lập tức bật dậy, chỉ sợ con trai lại vẽ đồng hồ lên tay mình. Anh vuốt ve tay bố, tay ông hơi lạnh, có lẽ vì hôn mê lại đang truyền nước, trên tĩnh mạch tay phải còn buộc ống truyền. Nhiếp Vũ Thịnh nghe thấy mình đang thì thào: “Bố là sâu lười!” Anh im lặng một chút rồi nói: “Bố, bố mà không tỉnh lại, con sẽ vẽ đồng hồ lên tay bố thật đấy…!” Thấy ông vẫn bất động nằm đó, nước mắt anh cuối cùng cũng rơi xuống. Anh chỉ ở Hồng Kông một ngày, hôm sau lại phải vội vã quay về, vì đã đến ngày thanh toán tiền. Bệnh tình của bố ngày càng xấu đi, tin ông bị hôn mê phải nhập viện đăng đầy trên báo chí Hồng Kông. Tin tức trong nước tuy chậm hơn một chút, nhưng về cơ bản, tin này cũng đã lọt ra rồi. Anh buộc phải để bố nằm lại Hồng Kông, trở về lo liệu tiền nong. Anh không thể lần nữa được, bởi trong thời điểm mấu chốt này, chỉ cần Đông Viễn không thanh toán nổi khoản tiền hàng quan trọng nhất, thì chờ đón họ sẽ là vực sâu thăm thẳm. Sau khi xuống máy bay, anh lập tức về thẳng công ty. Ban lãnh đạo đang chờ anh, Nhiếp Vũ Thịnh gắng giải thích cho họ về bệnh tình của bố mình một cách rành mạch nhất. Khả năng tỉnh lại của bố anh rất nhỏ, hiện ông vẫn đang trong phòng Chăm sóc đặc biệt, chưa qua 48 tiếng nguy hiểm nhất sau phẫu thuật, mà dù qua được chăng nữa, có lẽ ông cũng phải dựa vào máy móc để duy trì sự sống. Mọi người trong phòng họp đưa mắt nhìn nhau, lúc Ủy ban Giám sát thị trường chứng khoán mới bắt đầu tiến hành điều tra, mọi người chỉ cảm thấy tình hình nghiêm trọng, nhưng không ngờ đột nhiên lại xấu đến mức này. Nhiếp Đông Viễn mất tự do và mất ý thức là hai chuyện khác nhau, chuyện sau còn nghiêm trọng hơn chuyện trước nhiều. Tập đoàn Đông Viễn to lớn có đội ngũ nhân viên hùng hậu, dù ông Nhiếp Đông Viễn tạm thời vắng mặt, cũng không ảnh hưởng đến công việc thường ngày của công ty. Nhưng nếu ông ra đi mãi mãi thì sao? Tan cuộc họp, tâm trạng ai nấy đều nặng nề, Nhiếp Vũ Thịnh lần lượt nói chuyện với từng người, nhưng thời gian trò chuyện với mỗi người đều rất ít. Anh giải quyết những việc còn lại trong hai ngày vừa qua, rồi yêu cầu tất cả mọi người trong hai ngày vừa qua, rồi yêu cầu tất cả mọi người trong Ban lãnh đạo chia ra tìm phương án giải quyết, chỉ cần bảo đảm một việc: có thể thanh toán tiền hàng đúng hạn cho các bên cung ứng. “Tôi đã lấy danh dự của bố tôi ra đảm bảo, nên không thể kéo dài thời hạn, thiếu một đồng cũng không được.” Không một ai thấy anh non nớt nữa, trong giai đoạn then chốt này, chỉ cần sơ sẩy một b thua cả ván cờ. Bây giờ là lúc bên ngoài đang nghe ngóng, thu thập thông tin về Đông Viễn, càng như vậy thì càng không được để lộ bất cứ khó khăn nào về tài chính. Cuối cùng, vẫn là Thịnh Phương Đình gợi ý cho anh: “Thử thương lượng lại với ngân hàng lần nữa xem sao, dùng cổ phần của Ban lãnh đạo mà thế chấp. Việc kinh doanh của Đông Viễn khá tốt, phía ngân hàng cũng biết rõ, dùng bất động sản để thế chấp e rằng người ta không chịu, nhưng nếu dùng cổ phần, có lẽ sẽ được.” “Đã thương lượng rồi, nhưng phía ngân hàng không đồng ý. Hiện nay lãi suất dự trữ bắt buộc cao như vậy, mà số tiền chúng ta cần quá lớn, lại quá gấp nữa, ngân hàng quả thật cũng không còn cách nào cả.” Thịnh Phương Đình hỏi: “Thế các cổ đông lớn khác thì sao? Họ có nghĩ được cách gì không?” Câu nói này đã nhắc nhở Nhiếp Vũ Thịnh, anh nói: “Một cổ đông lớn khác của công ty chính là Tập đoàn Khánh Sinh. Chắc có thể thử đàm phán với họ.” Nhiếp Vũ Thịnh đích thân tới gặp Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Khánh Sinh, lần trước đến gặp chỉ là để trấn an họ, còn lần này đến là để mượn tiền, càng khó mở miệng hơn. May mà Nhiếp Vũ Thịnh còn trẻ, nghé non không biết sợ cọp, hơn nữa trong tình thế cấp bách trước mắt, dù có khó khăn thế nào, anh cũng phải quyết tâm làm. Anh cố tình mang theo Thịnh Phương Đình, thay vì Phác Ngọc Thành, cũng bởi sợ họ e ngại. Cũng may, thái độ của Tập đoàn Khánh Sinh có thể coi là thân thiện, họ mau mắn đồng ý mở cuộc họp thảo luận về vấn đề này. Lúc về Nhiếp Vũ Thịnh hỏi Thịnh Phương Đình: “Anh thấy thế nào?” Thịnh Phương Đình nhắc nhở Nhiếp Vũ Thịnh: “Lúc nãy anh nói sẽ dùng cổ phần của Ban lãnh đạo để thế chấp, vậy anh đã bàn bạc với Ban lãnh đạo chưa?” Nhiếp Vũ Thịnh nói: “Lúc bố tôi xảy ra chuyện, Tổng giám đốc Phác đã bày tỏ thái độ sẵn sàng dùng cổ phần của Ban lãnh đạo để thế chấp vay ngân hàng.” Thịnh Phương Đình im lặng một lát rồi nói: “Thời thế thay đổi, mọi chuyện đều có thể thay đổi.” Nhiếp Vũ Thịnh ngớ người, anh chưa bao giờ nghĩ tới chuyện này. Mấy ngày nay, anh nghiễm nhiên cho rằng, Ban lãnh đạo chắc cũng giống như mình, sẵn sàng hy sinh tất cả để cứu Đỗng Viễn ra khỏi tình thế nguy cấp. Nhưng anh hiểu câu nói của Thịnh Phương Đình, lúc trước Phác Ngọc Thành đồng ý thế chấp cổ phần, vì ông Nhiếp Đông Viễn mới chỉ bị tố cáo có hành vi giao dịch ngầm, c bây giờ ông đang nằm trong phòng Chăm sóc đặc biệt, mất hết ý thức, hy vọng tỉnh lại đã vô cùng mong manh. Nhiếp Vũ Thịnh lòng đầy tâm sự, sau khi lên xe, di động reo chuông hai lần anh cũng không nghe thấy. Tài xế phải nhắc anh: “Anh Nhiếp, anh có điện thoại kìa.” Nhiếp Vũ Thịnh nhìn di động, là số từ bệnh viện gọi đến, mấy hôm nay anh quá bận, không còn bụng dạ nào để ý đến công việc của bệnh viện nữa, thầm nghĩ nếu không phải chuyện gì khẩn cấp, chắc bên đó cũng không tìm mình làm gì, nên anh thấp thỏm bắt máy. Hóa ra là bác sĩ Đồng, vừa lên tiếng đã hỏi một câu chẳng đâu vào đâu: “Cậu Nhiếp à, cậu đã xem tin thời sự chưa?” “Cái gì cơ?” Giữa lúc nước sôi lửa bỏng, Nhiếp Vũ Thịnh tưởng đại sư huynh gọi điện đến an ủi mình, liền đáp: “Xem rồi, tin tức tài chính hằng ngày tôi đều xem cả, yên tâm đi, tôi không sao.” “Không phải, bệnh nhân giường số 41 làm phẫu thuật theo chương trình CM ấy, cậu nhớ không? Bây giờ người ta chết rồi, người nhà liền đến làm ầm lên, nói rằng bệnh viện chúng ta xử lý không ổn thỏa, là sự cố y tế, còn nhờ người báo cho phóng viên nữa. Hôm qua đài truyền hình đưa tin, hôm nay lên mạng đâu đâu cũng bàn tán về chuyện này.” Nhiếp Vũ Thịnh ngây ra mấy giây mới có phản ứng, nói: “Biên bản nói chuyện, giấy đồng ý phẫu thuật, lúc đó bọn họ đều đã ký tên, chúng ta hoàn toàn tuân thủ theo quy trình mà. Bấy giờ tôi còn đề nghị họ phẫu thuật theo cách thông thường, nhưng họ thấy làm như thế này có thể tiết kiệm vài chục nghìn tệ, nên đồng ý làm phẫu thuật theo chương trình CM. Tất cả đều có chữ ký của người nhà bệnh nhân…” “Bây giờ, người ta không nói những việc đó nữa, mà quả quyết cho rằng chúng ta đã làm chết người. Gia đình đó đúng là lưu manh, ỷ vào một người bà con xa làm ở đài truyền hình, quay chương trình bóp méo sự thật, làm như bệnh viện chúng ta đem bệnh nhân ra thử nghiệm phương pháp mới vậy. Buổi sáng hôm nay còn đến bệnh viện đe dọa Chủ nhiệm Phương. Một đám người la mắng chửi bới, khăng khăng nói rằng cậu đã dụ dỗ lừa gạt bệnh nhân làm ca phẫu thuật này. Chủ nhiệm Phương nói lý với họ, còn bị xô ngã. Họ rêu rao đòi một mạng đền một mạng, khiến phòng Bảo vệ rất lo lắng. Nghe nói một người anh của bệnh nhân từng ngồi tù, còn có quan hệ gì đó với xã hội đen, chính tên đó cầm đầu vụ lộn xộn hôm nay, tóm lại những người đến đều không có ý tốt. Đúng rồi, cậu là bác sĩ điều trị chính của bệnh nhân, nhất định phải cẩn thận đấy.” Nhiếp Vũ Thịnh ngơ ngẩn hỏi: “Chủ nhiệm Phương bị ngã ư “Bị trẹo chân, còn bị thương phần mềm nữa.” Anh Đổng đáp, “Vừa rồi chúng tôi đã kéo Chủ nhiệm vào kiểm tra toàn thân, chắc không có vấn đề gì lớn đâu.” Nhiếp Vũ Thịnh vẫn không yên tâm, bèn tự mình gọi điện cho Chủ nhiệm Phương. Chủ nhiệm Phương nói: “Ai nhanh mồm nhanh miệng kể cho cậu biết thế? Năm nào trong bệnh viện không có vài vụ rắc rối thế này chứ?” Nhiếp Vũ Thịnh hỏi: “Có cần cháu quay về bệnh viện một chuyến không?” “Cậu nhất định không được về đây! Vừa hay tôi cũng đang định tìm cậu. Cậu lập tức bảo người làm thủ tục xuất viện cho Tôn Bình ngay, đám người gây rối đó không biết từ đâu nghe nói Tôn Bình là người thân của cậu, hôm nay suýt chút nữa đã xông vào phòng bệnh, đòi nợ máu trả bằng máu rồi. Cậu mau chóng đem thằng bé về nhà đi. Mấy ngày này cậu ra ngoài cũng phải cẩn thận một chút, đám người đó đều là lưu manh, không biết chúng có thể làm ra những chuyện gì đâu.” Nhiếp Vũ Thịnh giật thót mình, hỏi: “Tôn Bình có thể ra viện rồi ạ?” “Cũng hòm hòm rồi, nếu cậu không yên tâm thì cứ để thằng bé đeo máy đo nhịp tim thêm vài ngày nữa. Mấy ngày sau đều là dùng kháng sinh, cậu tự truyền cho nó là được… À, nếu cậu bận không đến được thì cứ nhờ y tá giúp, truyền dịch ở nhà, hoặc bảo mẹ thằng bé hằng ngày đưa nó đến bệnh viện khác truyền đều được. Cậu mau đón thằng bé về đi, càng nhanh càng tốt.” Nhiếp Vũ Thịnh thật sự rất lo lắng. Mấy năm gần đây, mâu thuẫn giữa bác sĩ và bệnh nhân gia tăng, người nhà bệnh nhân hơi một tí là đánh người. Ở bệnh viện của anh, từng có bác sĩ bị người nhà bệnh nhân đá gãy xương sườn, y tá đang mang thai cũng bị người nhà bệnh nhân đánh đến sảy thai. Chính anh Đổng năm ngoài vì không cứu được một bệnh nhân, mà bị con của người đó đánh thủng cả màng nhĩ. Bấy giờ Chủ nhiệm Phương đã nổi giận đùng đùng, nói chúng tôi đâu phải là bác sĩ, đến nô lệ cũng không bằng. Nhiếp Vũ Thịnh tốt số, bình thường được Chủ nhiệm và các sư huynh che chở nên chưa từng bị người nhà bệnh nhân rầy rà như thế bao giờ. Hôm nay, nghĩ đến những chuyện dã man mà người nhà bệnh nhân từng gây ra, anh càng lo lắng cho Tôn Bình. Vì vậy, anh vừa gọi điện cho Đàm Tĩnh, vừa chỉ đường cho tài xế đi thẳng đến bệnh viện. Thịnh Phương Đình thấy Nhiếp Vũ Thịnh lo lắng, bèn chủ động yêu cầu anh cho xuống xe giữa đường, bắt taxi quay trở lại công ty. Nhận điện thoại của Nhiếp Vũ Thịnh, nghe anh nói phải lập tức xuất viện, Đàm Tĩnh giật thót mình. Lúc sáng cô cũng nghe thấy một đám người làm ầm ĩ ở khoa Ngoại Tim mạch, láng máng nghe nói có người nhà bệnh nhân đến gây chuyện, sau đó hành lang chật kín những người, Đàm Tĩnh vốn không thích nhiều chuyện nên chẳng buồn nghe ngóng, cũng không ra ngoài xem. Thêm vào đó, hai ngày gần đây, nhờ Thịnh Phương Đình cậy người đến cơ quan Vệ sinh phòng dịch xin giùm mà cửa hàng của Vương Vũ Linh đã được mở cửa trở lại, Nhiếp Vũ Thịnh lại chưa đi làm, một mình cô ở bệnh viện chăm sóc Tôn Bình, nên càng ít rời khỏi phòng bệnh. Nhiếp Vũ Thịnh sợ làm cô lo lắng nên không nói nhiều, chỉ viện cớ gần đây bệnh viện quá ồn ào bát nháo, không được yên tĩnh, nên cho Bình Bình ra viện, tài xế sẽ đến ngay lập tức, dặn Đàm Tĩnh không cần thu dọn gì cả, đợi tài xế đến thì xuống thẳng dưới lầu. Ngay cả thủ tục xuất viện, anh cũng định để xong chuyện mới bổ sung, dù sao anh đã có lời với Trưởng khoa và y tá trưởng rồi. Đàm Tĩnh thấy anh giục riết, vội vàng thay quần áo cho Tôn Bình. Nhiếp Vũ Thịnh bảo cô không cần thu dọn gì cả, nhưng Tôn Bình nằm viện lâu như thế, ít nhiều vẫn có chút đồ lặt vặt, cô không thể không thu dọn. Tôn Bình ôm máy tính bảng, tò mò nhìn Đàm Tĩnh tất bật. Không lâu sau tiếng gõ cửa vang lên, tài xế đang đứng trước cửa, vẫn cẩn thận gõ cửa đánh tiếng. Đàm Tĩnh nhận ra đây là tài xế của Nhiếp Đông Viễn vì trước đó anh ta và thư ký Trương hay mang đồ chơi đến. Chợt thấy phía sau tài xế thấp thoáng bóng dáng của một người khoác áo blouse, đội mũ bịt khẩu trang, hệt như vừa bước ra từ phòng phẫu thuật, Đàm Tĩnh bỗng ngây ra. Nhưng chỉ một thoáng, cô đã nhận ra ngay đó là Nhiếp Vũ Thịnh. Chủ nhiệm Phương bảo anh không được quay về bệnh viện, nhưng anh lo ẹ con cô, bèn đến khoa Ngoại lấy quần áo và khẩu trang, ăn vận kín mít rồi theo tài xế lên lầu. Tôn Bình cũng đã nhận ra anh, mau miệng chào: “Chú Nhiếp!” Nhiếp Vũ Thịnh vội đặt ngón trỏ lên môi, ra dấu im lặng, nào ngờ Tôn Bình tưởng anh muốn chơi cùng bé, liền cười hi hi giơ tay ôm cổ anh. Nhiếp Vũ Thịnh bế Tôn Bình, tài xế giúp Đàm Tĩnh xách túi, mấy người đi xuống bằng thang máy của phòng phẫu thuật. Ra tới bãi đỗ xe, bước lên xe, Nhiếp Vũ Thịnh mới thở phào nhẹ nhõm. Tài xế không đợi anh nói gì, lập tức khởi động xe rời khỏi bệnh viện. Nhiếp Vũ Thịnh gỡ khẩu trang xuống, rồi cởi áo blouse ra, Tôn Bình cười tít mắt, hỏi anh: “Chú Nhiếp, chúng ta trốn khỏi bệnh viện ạ?” “Ừ.” Nhiếp Vũ Thịnh đã mấy ngày không gặp con trai, anh ôm con trong lòng nhìn mãi mà không thỏa, ngắm nghía Tôn Bình hồi lâu, lại hôn một cái lên trán, anh hỏi: “Mấy ngày nay cháu có ngoan không?”“Cháu nghe lời lắm! Không tin chú hỏi mẹ xem. Chú Nhiếp, mấy ngày hôm nay chú đi đâu đấy? Cả ngày chẳng đến thăm cháu gì cả. Ngày nào cũng có rất nhiều chú bác sĩ đến kiểm tra phòng, mỗi chú là không đến.” “Chú đang bận việc khác…” Nhiếp Vũ Thịnh an ủi Tôn Bình, “Cháu xem, không phải hôm nay chú đã đến rồi sao?” Tôn Bình lại hỏi: “Thế ông thì sao ạ? Ông ngoắc tay với cháu, nói ngày nào cũng muốn chat webcam với cháu, nhưng mấy hôm rồi ông không lên mạng… Cũng mấy hôm rồi không gọi điện thoại cho cháu…” Nhiếp Vũ Thịnh ngập ngừng một lát mới nói: “Ông bị ốm rồi.” “Vậy ông cũng phải làm phẫu thuật ạ?” Tôn Bình buồn rầu, “Mẹ của ông có tiền cho ông làm phẫu thuật không? Lúc trước, mẹ vì không có tiền cho cháu làm phẫu thuật nên ngày nào cũng khóc, toàn khóc trộm thôi, khóc thương tâm lắm. Nếu mẹ của ông không có tiền cho ông làm phẫu thuật, chú bảo bà đừng khóc nhé, cháu bán hết đồ chơi đi cho ông làm phẫu thuật.” Nghe những lời này, Nhiếp Vũ Thịnh thấy lòng đau như dao cắt. Anh không dám nhìn Đàm Tĩnh, chỉ ôm chặt Tôn Bình nói: “Ông đã làm phẫu thuật rồi, ông có tiền làm phẫu thuật mà.” Tôn Bình thở phào nhẹ nhõm, hệt như ông cụ non: “Thế là tốt rồi!” Mái tóc Tôn Bình cắt từ trước khi nằm viện mềm mại cọ vào cổ Nhiếp Vũ Thịnh, Nhiếp Vũ Thịnh ôm con trai, cảm thấy xương cốt toàn thân thằng bé cộm lên. Chế độ dinh dưỡng của Tôn Bình vốn không được tốt, sau khi phẫu thuật lại phải ăn kiêng nhiều nên trước sau vẫn gầy nhẳng, ôm con trong lòng mà anh không nén nổi xót xa. Đàm Tĩnh thấy mắt Nhiếp Vũ Thịnh hoe đỏ, mấy ngày không gặp, trông anh tiều tụy như một người vừa bệnh nặng vậy, cũng chẳng biết mấy ngày vừa rồi anh sống như thế nào nữa. Nhìn Tôn Bình bám lấy Nhiếp Vũ Thịnh như con khỉ nhỏ, cô liền nói: “Bình Bình, ra đây ngồi với mẹ đi.” Tôn Bình bám dính lấy Nhiếp Vũ Thịnh không chịu xuống: “Không, con muốn chú Nhiếp ôm cơ.” Hai tay Tôn Bình ôm chặt lấy cổ Nhiếp Vũ Thịnh, như sợ bị Đàm Tĩnh kéo ra vậy. Nhiếp Vũ Thịnh sực nhớ ra một việc, liền bảo tài xế lái xe tới Trung tâm thương mại, nói: “Mua cho thằng bé một cái ghế an toàn, trẻ con ngồi ô tô không nên ngồi thế này.” Đàm Tĩnh hoàn toàn không hiểu sao phải cầu kỳ đến vậy, tới Trung tâm thương mai, vốn dĩ cô định cùng Tôn Bình ngồi đợi trên xe, nhưng Tôn Bình nhất định đòi đi mua cùng chú Nhiếp. Ru rú trong bệnh viện bấy nhiêu Tôn Bình đã chán lắm rồi. Nhiếp Vũ Thịnh chỉ cảm thấy hai cánh tay nhỏ của thằng bé ôm chặt lấy cổ anh, một khắc cũng không chịu rời, hệt như một chú Koala vậy. Anh cũng không nỡ làm Tôn Bình mất hứng, thầm nghĩ vừa rồi vội vội vàng vàng xuất viện, trong nhà không có thứ gì, e rằng còn phải mua cho thằng bé ít quần áo, anh liền nói: “Được, cùng đi với chú. Nhưng không được đòi quà vặt đâu đấy!” Tôn Bình mừng rỡ tuyên bố: “Cháu không cần quà vặt!”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.