Giữa ngã tư đường, 2 đoàn xe đưa dâu giằng co tại 1 chỗ không phải là chuyện nhỏ. Nhưng người đứng xem cũng không nhiều, vì cảnh sát giao thông đã sớm đến ổn định trật tự và cách ly hiện trường sự việc.
Đúng vậy, cảnh sát giao thông không có quyền can thiệp vào xung đột giữa 2 bên. Việc duy nhất có thể làm là giải tán đám dân không biết đầu cua tai nheo ra sao, tránh sự việc thêm rắc rối.
Tuy nhiên, vụ việc cũng không thể to chuyện hơn được nữa, vì không có cánh truyền thông đưa tin, không có tư liệu trực tiếp từ người đứng xem, cũng không có người quan sát gần. Người dân bị cách ly rất xa, mãi mãi đứng ngoài vòng chân tướng sự thật.
Nhưng cũng có nhiều người thông minh, chỉ cần thoáng nhìn trong đám người lộn xộn có quân nhân, liền biết đây hẳn là cuộc đối đầu giữa 2 thế lực hùng mạnh, thế rồi mất luôn hứng thú đứng xem. Dù sao thần tiên đánh nhau, người phàm không thể đứng xem bừa bãi. Thà trốn xa xa một chút, tránh rước hoạ vào thân.
Nhờ đó mà một nhân vật cực kì quan trọng lặng lẽ xuất hiện tại hiện trường vụ việc lại chẳng có mấy người biết đến.
Người này vừa dứt lời, đã có người đến mở đường, tách đám người vây quanh làm hai. Đi sau là một người tay chắp sau lưng, vẻ mặt đầy giận dữ tiến đến. Phía sau ông còn có vài cảnh sát đi theo.
- Tư lệnh Ngô, phạm vi quản lí của ông đâu ở Bắc Kinh. Sao vậy, hôm nay lại muốn thực thi quyền hành ở đây rồi à?
Người này nhìn thấy 2 quân nhân đứng 2 bên Hạ Tưởng, giữ chặt cánh tay Hạ Tưởng như vậy, ông tỏ vẻ không hài lòng, nói:
- Có phải nhất thiết kinh động tới khu cảnh vệ trung ương ra mặt, mới giải quyết được tranh chấp này?
Ngô Hiểu Dương không hề biết quan hệ giữa Tưởng Tuyết Tùng bí thư Thành uỷ Bắc Kinh với Hạ Tưởng rất tốt. Cho dù có biết, lão cũng không ngờ rằng Tưởng Tuyết Tùng có thể vì bảo vệ Hạ Tưởng mà không ngần ngại trở mặt với lão.
Đương nhiên, nếu lão biết được bí thư Thành uỷ Bắc Kinh nhiệm kì tiếp theo là Cổ Thu Nhật, mà quan hệ giữa Cổ Thu Nhật và Hạ Tưởng rất chặt chẽ, thì ít nhất lão cũng hiểu được một phần nội tình.
Mạng lưới quan hệ của Hạ Tưởng rộng lớn và phức tạp hơn lão tưởng tượng rất nhiều.
Ngô Hiểu Dương cả thấy mất mặt, cũng không có cách nào khác. Lão làm sao dám động vào vị Uỷ viên Bộ chính trị đang đứng trước mặt lão đây.
Lão khẽ vung tay, hai cảnh vệ liền thả Hạ Tưởng ra.
Hạ Tưởng vừa day day cánh tay, vừa cười nói:
- Thật không phải, một chuyện nhỏ như thế này lại kinh động đến bí thư Tưởng, thật ngại quá!
Tưởng Tuyết Tùng rất đúng mực trước thái độ của Hạ Tưởng, khoát tay nói:
- Phải nói là do tôi tới muộn mới đúng. Nếu anh bị quân đội giải đi ngay trên địa bàn Bắc Kinh này; với một lãnh đạo Thành uỷ như tôi sẽ là một sự thất trách lớn. Tôi sẽ không biết phải giải thích với bộ chính trị như thế nào đây.
Ngô Hiểu Dương không dám giải phó Tỉnh uỷ đi, càng không dám bất kính với Uỷ viên bộ chính trị, bí thư Thành uỷ Bắc Kinh Tưởng Tuyết Tùng. Về cấp bậc, Tưởng Tuyết Tùng cao hơn lão; về phạm vi quản lí, Bắc Kinh cũng thuộc địa bàn của Tưởng Tuyết Tùng. Dù xét ở góc độ nào, lão cũng phải nhượng bộ Tưởng Tuyết Tùng.
Không nhượng bộ không được, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, nghiêm trọng tới mức lão không thể gánh vác nổi.
Chỉ có điều lời nói của Tưởng Tuyết Tùng có phần nghiêm khắc quá, gần như là quát tháo lão. Còn đối với Hạ Tưởng, đấy lại là giọng điệu yêu mến. Đành rằng là quan chức địa phương bênh vực lẫn nhau, nhưng cũng không thể hà khắc với lão như thế, thật khiến lão có phần ấm ức.
- Thật là… một chút việc nhỏ thế này lại kinh động đến bí thư Tưởng, thật không nên. Hiểu lầm thôi, là do phó bí thư Hạ và con trai nhà tôi có chút hiểu lầm nho nhỏ. Không khiến ngài Tưởng phải bận tâm nữa, tôi và phó bí thư Hạ thương lượng một chút là giải quyết được thôi.
Lời lẽ tuy khách khí, nhưng Ngô Hiểu Dương cũng có ý nhắc khéo, rằng Tưởng Tuyết Tùng không nên can thiệp vào chuyện này.
Lão cứ tưởng rằng lão đã nói đến mức ấy, Tưởng Tuyết Tùng chí ít cũng giữ cho chút thể diện, nào ngờ Tưởng Tuyết Tùng không thèm nghe, như thể chưa từng nghe thấy lời hắn nói, quay đầu nghe đám cảnh sát trình bày sự việc. Nghe được chốc lát, Tưởng Tuyết Tùng nổi cơn thịnh nộ, thét:
- Đã vượt đèn đỏ còn đâm người? Giải đi!
Cảnh sát lập tức tiến đến, còng tay lái xe Hummer lại.
Không chờ Ngô Hiểu Dương cất lời, Ngô Công Tử không nhịn nổi, lớn tiếng nói:
- Bí thư Tưởng, người này là người trong quân đội, bên địa phương không có quyền quản.
Ngô Công Tử trong lúc cuống mới nói ra những câu thiếu suy nghĩ như vậy. Ngô Công Tử vừa dứt lời, mặt Tưởng Tuyết Tùng hơi biến sắc. Nhưng Tưởng Tuyết Tùng chẳng hề để ý đến Ngô Công Tử, quay sang nói nhỏ với mấy người thân cận; lập tức một đội cảnh sát xuất hiện, tách làm 2 hàng, duy trì trật tự giao thông, giúp đoàn xe đưa dâu của Hứa Quan Hoa tiếp tục thông hành.
Tiếng là duy trì trật tự giao thông, kì thực là ngăn đoàn xe của Ngô Công Tử lại, để đoàn xe của Hứa Quan Hoa đi trước. Một chiếc xe tải ở đâu đi đến kéo chiếc Hummer đi, khiến Ngô Hiểu Dương tức không nói được câu nào.
Một chuyến xe đưa dâu tốt đẹp lại nên nông nỗi này, không những không may mắn, mà còn khiến mọi khó chịu trong lòng. Đám người bên phía Ngô Công Tử đứng tần ngần, tất cả đều hướng ánh mắt về Ngô Hiểu Dương
Ngô Hiểu Dương nhẫn nhịn!
Vì lão không sợ đắc tội với Hứa Quan Hoa, cho dù biết rõ phía nhà mình sai trước, nhưng lão biết Hứa Quan Hoa cũng không dám làm gì; và vì là tranh chấp trong quân đội, có thể giải quyết nội bộ với nhau.
Nhưng lão không dám đắc tội với Tưởng Tuyết Tùng, cũng không dám gây chuyện với Tưởng Tuyết Tùng trên chính đất Bắc Kinh. Mặc dù Tưởng Tuyết Tùng sắp nghỉ hưu, nhưng hiện tại vẫn là Uỷ viên Bộ chính trị, tầm ảnh hưởng chính trị vẫn là rất lớn.
Còn Hạ Tưởng… Ngô Hiểu Dương nhìn Hạ Tưởng và Tưởng Tuyết Tùng sánh vai cười cười nói nói, cười nhạt trong lòng. Hạ Tưởng là ái tướng của tổng thống thì đã sao? Trên trường chính trị chỉ có chiến thắng và thất bại, làm gì có thân cận và xa cách. Một khi Hạ Tưởng đã phạm tội ai cũng không bao biện được, thậm chí trong chớp mắt có thể đá hắn đi như một chiếc giày rách.
Mà chẳng may… Hạ Tưởng bỏ mạng bên ngoài, thì những thứ như lực lượng hậu bị, lực lượng nòng cốt của thế lực gia tộc cũng chỉ rỗng tuếch mà thôi.
…
Sau một hồi Tưởng Tuyết Tùng ra mặt hoà giải xung đột, bên ngoài có vẻ như mọi chuyện đã được giải thuyết ổn thoả, kì thực hiềm khích càng thêm sâu sắc. Tưởng Tuyết Tùng có rõ điều này hay không không quan trọng, quan trọng là, Hứa Quan Hoa trong lòng biết rõ, Hạ Tưởng … càng biết rõ.
Đừng nói là được đi Lĩnh Nam, trước khi quyết định có đi Lĩnh Nam không, đã có mối duyên kì lạ với Tư lệnh quân khu Dương Thành như thế này. Không biết có phải là oan gia ngõ hẹp không, nhưng hắn có lí do để tin rằng, nếu hắn đi Lĩnh Nam, thì những trận trả thù lôi đình đang chờ đợi hắn phía trước.
Tuy rằng đã xảy ra những chuyện không hay ho gì, nhưng sự việc cũng có thể coi đã giải quyết ổn thoả. Hơn nữa, sự ra tay của Hạ Tưởng khiến không ít quân sỹ hả cơn giận. Giờ đến dự tiệc cưới, rất nhiều người vây quanh Hạ Tưởng, chủ động làm quen với hắn.
Mặc dù Hạ Tưởng là Phó Bí thư Tỉnh uỷ, về cấp bậc nhiều người còn thua hắn, nhưng hắn vẫn nhiệt tình đón nhận, không chút khó chịu. Có thể nói, chỉ một hành động của Hạ Tưởng đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người xung quanh Hứa Quan Hoa, khiến hình ảnh của hắn trước đây đã được Hứa Quan Hoa ca ngợi, giờ thêm chuyện đích thân ra tay giải quyết tranh chấp, khiến hình ảnh ấy thêm lung linh rạng ngời.
Hôn lễ của Hứa Quan Hoa được tổ chức tại khách sạn nội bộ trong quân khu. Khách khứa đông nghịt, đến hơn nghìn người, đứng chật kín cả hội trường. Suy cho cùng, Hứa Quan Hoa ở Bắc Kinh đã nhiều năm, mạng lưới quan hệ rộng lớn, hơn nữa tương lai thăng tiến của y cũng rộng mở. Đương nhiên những người có quan hệ gần xa đều đến tham dự. Ngoài những khách mời thông thường, còn có những khách không mời mà tới.
Không cần phải nói, lão Cổ chắc chắn phải có mặt.
Số người tham gia hôn lễ rất nhiều. Đấy là còn do Tùng Phong Nhi nhiều lần yêu cầu mời ít người, và do Hạ Tưởng tôn trọng ý kiến của Tùng Phong Nhi, không nên kinh động quá nhiều bằng hữu. Nếu không, số khách mời còn đông hơn nữa.
Ngay cả như vậy, số người đến dự lễ cưới vẫn đông ngoài sức tưởng tượng. Còn có những người chỉ mang quà mừng đến tặng nhưng không vào dự tiệc, thêm vào cả những người nhiệt tình không mời mà đến, lại có những người bạn của Hạ Tưởng nghe tin cũng đến góp vui. Lúc ấy gia chủ chỉ còn cách bày thêm vài bàn nữa.
Hôn lễ tổ chức rất long trọng; lão Cổ là người làm chứng cho lễ thành hôn, sau khi đã xong hết các thủ tục, liền tiến hành khâu quan trọng nhất.
Về cơ bản mọi chuyện đều ổn thoả, không có sai sót gì xảy ra. Mọi người quên hết những bực dọc gặp phải trên dường đi đưa dâu mà đắm chìm trong không khí hân hoan của tiệc cưới.
Tiếp đó là màn chúc rượu.
Hạ Tưởng vốn muốn ngồi dự cùng bàn tiệc với Nga Ni Trần, Dương Uy; nhưng về sau phải nghe theo sắp xếp của chủ trì buổi tiệc mà ngồi lên bàn dành cho khách mời quan trọng. Cũng phải nói rằng, trong số những quan chức lớn di dự tiệc lần này, hắn là người có chức tước cao nhất. Mặc dù còn có Cổ Thu Thật, Tống Triêu Độ đến tặng quà, nhưng sau cùng, hai người này vẫn không có mặt. Hạ Tưởng ngồi tại bàn khách VIP, thật khiến mọi người chú ý không thôi. T.r.u.y.ệ.n.Y.Y.c.o.m
Hắn không khiến người ta chú ý không được, vì bên cạnh hắn toàn là những vị đồng nghiệp 50, 60 tuổi. Hắn ngồi ở giữa đám ấy, những người đã biết hắn thì khỏi nói, những người không biết, đều nhìn hắn với ánh mắt khó hiểu, tưởng hắn là con trai vị quan chức lớn nào đó.
Cũng may danh tiếng của Hạ Tưởng lớn; chỉ cần nhắc đến tên hắn thôi, tất cả những người có mặt ở đó, dù là người trong quân đội hay cán bộ địa phương, đều tỏ vẻ rạng ngời trên khuôn mặt.
Lúc Hứa Quan Hoa và Tùng Phong Nhi chúc rượu đến bàn Hạ Tưởng đang ngồi, Hứa Quan Hoa cũng đã hơi ngà ngà. Nhìn qua chắc là Hứa Quan Hoa không đổi rượu với sprite, mà thật sự uống toàn rượu trắng. Y muốn chúc rượu Hạ Tưởng, bởi vì Hạ Tưởng cấp bậc cao nhất, Hạ Tưởng lại bảo y đi chúc rượu người khác, vì những người này lớn tuổi hơn hắn.
Hứa Quan Hoa nghe lời Hạ Tưởng, đi chúc rượu những vị quan chức lớn tuổi trước, rồi mới chúc đến Hạ Tưởng.
Tùng Phong Nhi mặc một chiếc sườn xám, trên áo thêu hình đoá mẫu đơn, vừa tôn vẻ đài các, lại làm nổi bật dáng vẻ đầy đặn, yêu kiều của cô. Ngày vui của mình, cô dâu như cô lúc nào cũng phải tươi cười. Quả thật, cô cũng cười rạng rỡ, nụ cười toả ra niềm hạnh phúc và mãn nguyện.
Nhưng khi cô quay sang chúc rượu Hạ Tưởng, đột nhiên nước mắt tuôn rơi, cô nói trong nghẹn ngào:
- Cảm ơn, cảm ơn sự yêu mến mà phó bí thư Hạ dành cho tôi. Tôi những tưởng trên đời này không còn ai thân thích, giờ mới biết, vẫn luôn có anh chăm sóc tôi như một người anh trai. Tôi… cả đời tôi cũng không quên được ân tình này.
Giữa Tùng Phong Nhi và Hạ Tưởng có chuyện gì, Hứa Quan Hoa không hề hay biết. Nhưng Hứa Quan Hoa tin rằng niềm cảm kích của Tùng Phong Nhi với Hạ Tưởng đơn thuẩn là cảm động và ân tình, không phải thứ tình cảm gì mờ ám. Y cũng biết rằng, Hạ Tưởng với chị em Tùng Phong Nhi ơn nặng như núi.
Thấy Tùng Phong Nhi khóc, Hứa Quan Hoa càng cảm kích. Y rót thêm ly rượu nữa, nhân thể nói:
- Phó bì thư Hạ, Hứa Quan Hoa tôi trước nay rất ít khi nể phục người nào. Không phải vì tôi kiêu ngạo, mà vì tôi đánh giá con người chỉ dựa vào nhân cách, phẩm hạnh. Những quan chức địa phương tôi từng tiếp xúc cũng không ít, nhưng anh là người đầu tiên khiến tôi khâm phục từ tận đáy lòng. Từ nay về sau có việc gì cần tôi giúp đỡ, dù là nước sôi lửa bỏng, tôi cũng không từ nan.
Lời Hứa Quan Hoa vừa là cảm kích, vừa thể hiện thái độ. Một vị thiếu tướng đi hứa với với một phó bí thư tỉnh uỷ như vậy, thật trái với thông lệ chốn quan trường, khiến không ít người có mặt lúc đó phải ngạc nhiên.
Nhưng… những chuyện bất ngờ hơn nữa còn chờ phía sau.