Thông tin truyện

Quan Trừng

Quan Trừng

Tác giả:

Nguồn:

yenchicoquan.wordpress.com

Trạng thái:

Full
1  2 3 4 5 6 7 8  9 10
Đánh giá: 8.7/10 từ 15048 lượt
Editor: Chi Chi
Bìa: TMM
Độ dài: 61 chương
Thể loại: Cổ đại, dân quốc, hiện đại, huyền huyễn, ngược & sủng

Văn Án

Chấp niệm, có thể buông bỏ được sao???

Nếu không thể giải thoát thì phải làm sao???

- -----------

A Âm hỏi Phật: Chấp niệm quá sâu, làm sao mới có thể giải thoát?

Phật Đà hỏi lại: Chấp niệm gì?

“Chỉ cảm thấy suy nghĩ* là chàng, chớp mắt* là chàng, búng tay* là chàng, mọi khoảnh khắc* cũng là chàng.”

Trong lòng bổ sung thêm một câu “Kiếp* cũng là chàng”.

Phật Đà hiểu rõ: Chấp niệm có thể buông bỏ, khúc mắc khó giải.

Khúc mắc? Khúc mắc gì?

Từ đầu đến cuối chỉ là hai chữ “Quan Trừng” mà thôi

ĐÔI LỜI CỦA EDITOR:

– Quan Trừng là áng văn kể về câu chuyện tình kéo dài ba kiếp của nữ quỷ A Âm và hòa thượng Trúc Hàn. Mình vô tình tìm thấy truyện trong một lần lang thang ở Koanchay, vừa lướt qua văn án mình đã bị nó hớp hồn, đọc xong nội dung mình càng quyết tâm ôm truyện về nhà hơn. Câu chuyện này có ngọt có ngược, cốt truyện và giọng văn đều rất hay, mong là mọi người sẽ thích nó.

Giải thích thêm (dài):

“Chỉ cảm thấy suy nghĩ* là chàng, chớp mắt* nhớ nhung là chàng, búng tay là chàng, moi khoảnh khắc* cũng là chàng.” Trong câu này tác giả đã sử dụng khá nhiều đơn vị đo thời gian của Phật Giáo, nên sau khi tra tài liệu mình có chuyển hai chỗ sang Tiếng Việt theo những gì mình hiểu. Cụ thể là hai chỗ sau:

1. “Suy nghĩ”, từ gốc mà tác giả sử dụng là sát na. Sát na là đơn vị đo thời gian nhỏ nhất trong Phật giáo, Trung Quốc dịch sát na là một niệm, ý chỉ thời gian cực nhanh.

Luật Ma-Ha-Tăng kỳ nói: hai mươi niệm là một nháy mắt, hai mươi nháy mắt gọi là một búng móng tay. Luận Câu-xá nói: khoảnh khắc một tráng sĩ búng móng tay, có 65 sát-na. Nhưng niệm có lớn nhỏ. Niệm lớn, trong một niệm có 90 sát-na, một sát-na có 900 sanh diệt. Ở đây nói một sát-na đó, là một niệm nhỏ.

2. “Khoảnh khắc”, ở đây tác giả dùng từ cụm từ gốc là 罗预须臾, nghĩa hai từ này là lava và khoảnh khắc. Cả hai từ này đều là đơn vị đo thời gian trong Phật giáo, hai mươi lava là một khoảnh khắc. Vì lẽ đó mà mình đã tóm gọn lại thành khoảnh khắc cho dễ hiểu.

Bảng tính thời gian của Phật giáo như sau:

– Một sát na là một niệm.

– Hai mươi niệm là một cái chớp mắt.

– Hai mươi cái chớp mắt là một búng móng tay.

– Hai mươi búng móng tay là một lava.

– Hai mươi lava là một khoảnh khắc.

– Một sát na là 0.018 giây

– Một cái chớp mắt là 0.36 giây

– Một búng móng tay tương đương 7.2 giây

– Một khoảnh khắc tương đương 2880 giây

Vậy suy ra một ngày có 86400 giây

(Mình edit hai chỗ đó theo nghĩa hiểu của mình, có sai sót ở đâu mong mọi người góp ý giúp mình ^^.)

– Kiếp (kalpa) – đơn vị đo thời gian dài, được Phật giáo nguyên thuỷ chia thành tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp. Mỗi tiểu kiếp bằng 16.800.000 năm. Mỗi trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp nghĩa là bằng 336.000.000 năm. Một đại kiếp bằng 4 trung kiếp (thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếp, không kiếp), nghĩa là bằng 1.344.000.000 năm. Sự lâu dài của một kiếp được ví như thời gian tảng đá vuông rộng 40 dặm mòn hết khi bị chiếc áo tiên đều đặn 100 năm một lần phất vào. Hay giống như một cái thành lớn có bề cao và các mặt đều rộng 40 dặm đựng đầy hạt cải, cứ 100 năm lấy ra một hạt cải, chừng nào hết thì hết một kiếp.