Bạch Vân Quan ở ngoài cửa Tây thủ đô, là một trong tổ đình Toàn Chân Long Môn.
Lý Dục Thần đứng bên ngoài cửa của Bạch Vân Quan, vô cùng cảm khái, ở vùng đất thủ đô phồn hoa, có thể có cung quan tu hành rộng lớn khí thế hùng vĩ thế này, cũng thật không dễ dàng.
Rất nhiều du khách đến Bạch Vân Quan, ra ra vào vào, không nói được là đông đúc chen nhau, nhưng cũng được gọi là dòng người qua lại không ngớt.
Lý Dục Thần đến thăm quan chủ, theo lý có thể trực tiếp từ cửa hậu sơn đi vào, nhưng lần đầu tiên đến Bạch Vân Quan, cũng hơi hiếu kỳ đệ nhất thiền viện Toàn Chân này như thế nào, nên anh mua vé, đi theo du khách vào. từ cửa chính.
Lúc đang tiến vào cửa núi, bỗng phát hiện rất nhiều du khách tập trung ở cổng chính giữa, còn đang sờ gì đó lên tường đá.
Lý Dục Thần hiếu kỳ đi đến xem, thì thấy một du khách đang sờ vào một chú khỉ nhỏ trên bức phù điêu trên vòm đá bên phải cửa vòm.
Con khỉ đá đó được sờ đến sáng bóng, cũng không biết ở đây bao nhiêu năm, đã được bao nhiêu người sờ.
Điều khiến Lý Dục Thần kinh ngạc là, trên con khỉ đá †o bằng bàn tay đó lại tụ linh khí, dùng thần thức cảm ứng, lại rất sống động, dường như vật sống. Tiếc là tảng đá thì mãi mãi là đá, không thể nào có một con khỉ nhảy vọt ra được.
Lúc này một hướng dẫn viên du lịch dẫn một đoàn đến, bắt đầu giới thiệu, Lý Dục Thần mới biết, Bạch Vân Quan có tập tục “sờ khỉ đá”.
Dân gian có câu: Thần tiên vốn không rõ ở đâu, chỉ để lại khỉ đá trong quan.
Cho nên khỉ đá này cũng tượng trưng cho thần tiên.
Du khách đến nơi này đều phải sờ một chút để lấy may.
Nghe nói trong Bạch Vân Quan có ba con khỉ đá, ngoại trừ một con trên cửa vòm, hai con khác ẩn giấu ở chỗ khác không nổi bật, rất khó tìm, nên có câu “ba con khỉ không gặp nhau”.
Lý Dục Thần cảm thấy rất thú vị, bèn đi theo đoàn du lịch, quả nhiên chỉ lúc sau đã tìm được hai con khỉ đá còn lại.
Vị trí của hai con này hơi kín, nhưng cũng được sờ đến bóng loáng.
Trên khỉ đá cũng ngưng tụ linh khí, giống như bên trong ẩn chứa phôi thai.
Lý Dục Thần phát hiện, vị trí của ba con khỉ này, thực. ra là ba trận nhãn của trận pháp hộ sơn của Bạch Vân Quan.
Trận pháp hộ sơn này cũng rất đặc biệt.
'Trận pháp thông thường, đều vận hành dựa vào linh lực tự nhiên của vật liệu tạo nên trận pháp hoặc là của địa khí.
Trận pháp hộ sơn của Bạch Vân Quan cũng như vậy.
Nhưng đã có ba con khỉ đá, vận hành trận pháp hộ sơn có thể không động đến địa khí, mà cần nhân khí vận hành.
Du khách ra vào không ngớt, trong lúc sờ khỉ đá, gửi gắm nguyện vọng tốt đẹp trong lòng và tín ngưỡng với thần tiên vào đó, hình thành trường năng lượng đặc biệt.
Trận pháp đã duy trì những năng lượng này, lại mượn những năng lượng này duy trừ vận hành trận pháp.
Thủ đô là nơi đặc biệt, dưới chân thiên tử, động đến địa khí ở bất kỳ đâu, cũng có thể ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia, còn Bạch Vân Quan mượn nhân khí vận hành đại trận hộ sơn, vừa khéo tránh xung đột với địa khí hoàng gia.
Ban đầu người thiết kế trận pháp này chắc chắn là cao nhân.
Lý Dục Thần cảm khái nói, bỗng nhiên động trong lòng, nghĩ đến điều gì.
“Thần tiên vốn không rõ ở đâu, chỉ để lại khỉ đá trong quan...”
Anh niệm đọc hai câu ngạn ngữ này.
Khỉ đá, khỉ đá, trong thuật ngữ đạo gia, khỉ đại diện cho tâm, tâm vượn ý ngựa chính là vậy.
Ba con khỉ đá, chẳng phải nói người thế gian ba tâm hai ý sao?
Cho nên “Thần tiên vốn không rõ ở đâu, chỉ để lại khỉ đá ở trong quan”, là nói với mọi người, trong quan này đâu có thần tiên gì, chỉ có người phàm ba tâm hai ý ư.
Cuộc đời đây những phiền não, đều vì tâm bất định, chí ở bốn phương.
Muốn làm thần tiên, thì phải cắt đứt ba tâm, loại bỏ hai ý, gọi là chém tâm vượn, cắt ý ngựa.
Ừm, đã có ba con chỉ đại diện cho “ba tâm, thì cũng nên có hai con ngựa đại diện cho "hai ý”.
Lý Dục Thần tìm kiếm trong quan, quả nhiên tìm được hai con ngựa đá, cũng ở chỗ không nổi bật, nhưng anh có trận pháp làm manh mối, tìm ra cũng không khó.
Chỉ là hai con ngựa đá này không có dấu hiệu được. con người sờ, vừa nấy cũng không nghe thấy hướng dẫn viên nhắc đến, có lẽ du khách cũng không biết.
Lý Dục Thần hiểu được hàm ý trong đó, cười thầm trong lòng.