Sau Trọng Sinh, Thái Tử Phi Chỉ Muốn Làm Cá Muối

Chương 48: Quyết định




Edit: Hà Thu
Sang ngày thứ hai, Thẩm Nghi Thu cuối cùng cũng biết được, sau lần chịu uỷ khuất "lớn" này, nàng nhận được những gì.
Uất Trì Việt vẫn theo thường lệ dậy sớm tới Thái Cực cung cùng quần thần thảo luận chính sự, Thẩm Nghi Thu ngủ một giấc tới khi mặt trời lên cao mới tỉnh dậy. Sau khi rửa mặt trang điểm xong thì Lai Ngộ Hỉ đi vào, theo sau hắn còn có hơn hai mươi tiểu thái giám khiêng hơn mười rương lớn bằng gỗ sơn mài đỏ đem vào trong viện. Ánh mặt trời vừa chiếu tới, trên cái rương có hình tiên hạc vân mây cùng bình mẫu đơn bằng bạc trở nên rực rỡ, lung linh khiến người ta hoa mắt.
Cung nhân của Thừa Ân điện đều bị cảnh này làm cho hoảng sợ, chỉ có Thẩm Nghi Thu, Tố Nga cùng Tương Nga là vẫn mang thần sắc như thường. Cung nhân, nội thị phục vụ ở Đông cung nhiều năm đều biết Thái tử luôn tiết kiệm, thậm chí đôi khi còn có phần dè xẻn quá mức, chưa bao giờ thấy hắn làm phô trương như thế này.
Lai Ngộ Hỉ thi lễ với Thẩm Nghi Thu một cái, vẫn mang bộ dáng cung kính ôn hòa như thường, giữa đuôi mày còn mang theo chút vui mừng:
- Khởi bẩm nương tử, điện hạ lệnh cho lão nô đem chút đồ dùng, quần áo tới.
Vừa dứt lời liền có tiểu thái giám nâng mấy quyển trục tới, đây là danh sách phần thưởng.
Thẩm Nghi Thu nói:
- Tạ điện hạ ban thưởng, cũng làm phiền trung quan hao tâm tổn trí rồi.
Nói xong liền bảo Tương Nga dâng trà lên.
Nàng tiếp nhận danh sách rồi mở ra xem xét. Quyển thứ nhất tất cả đều là tơ lụa, gồm có hàng trăm cống phẩm quý hiếm như gấm Thục Trung, văn lăng sa la Ngô Việt, bắc sa lăng Hà Nam, tương ấp dệt thành, vừa mỏng vừa nhẹ như cánh ve, màu sắc rực rỡ, lung linh khiến người nhìn hoa mắt.
Hương liệu cũng có hai rương lớn. Thượng phẩm trầm thủy Hải Nam có khoảng vài chục cân, giáng hương, tiên hương, bạch đàn, sơn thù du, long não, nhũ hương,... càng nhiều vô số kể. Thậm chí còn có một chiếc hộp có giá trị liên thành đó là Long Diên hương. Còn lại là vô số trâm cài ngọc bội, trang sức vàng ngọc, nhiều vô số kể.
Thẩm Nghi Thu buông quyển trục xuống, có chút dở khóc dở cười.
Làm vợ chồng hai đời, tính tình của Uất Trì Việt vẫn là như thế, chẳng thay đổi chút nào. Khi hắn cảm thấy bản thân mắc nợ ai đó, liền lập tức thưởng cho người đó một chút gấm vóc, châu báu, lụa là. Nhưng mà ra tay vào phóng như lần này đúng là rất hiếm thấy.
Chỉ có đời trước, vào cái lần Hà Uyển Huệ vào cung kia, số lượng hắn "đền bù" ngày ấy có thể so sánh được với bây giờ. Nhưng lúc đó hắn đã đăng cơ làm Hoàng đế, toàn bộ nội phủ đều là kho của riêng hắn. Như thế chính ra, vẫn là lần này khiến cho người ta được mở mang tầm mắt.
Không nghĩ chỉ vì một câu "thiên sát cô tinh" kia của Quách hiền phi mà lại có tác dụng thần kỳ như thế. Nếu sớm biết như vậy, đời trước lúc nàng bị người ta ngấm ngầm ám chỉ là số mệnh khắc thân nhân, lúc đó nên nói ngay cho Uất Trì Việt biết. Cho dù không được thưởng nhiều như thế này thì chắc chắn cũng sẽ đủ để bản thân nàng hết ấm ức.
Lai Ngộ Hỉ nói:
- Ngoài ra còn có tám trăm bưng lụa, một trăm lượng vàng, hai trăm lạng bạc nhưng lão nô không cho người chuyển tới. Lúc nào nương nương cần dùng cứ tới lấy là được.
Thẩm Nghi Thu cảm ơn hắn, lão thái giám lại sai người đem một hòm nước sơn đen khảm bảo điền kim bình tới, nói với nàng:
- Khởi bẩm nương tử. Điện hạ đặc biệt dặn dò bảo nô phải đem đồ vật này đến giao tới tận tay cho nương tử.
Cái hộp kia nhìn có chút quen mắt. Thẩm Nghi Thu nhớ lại hình dáng, kích thước và cách trang trí của chiếc hộp thì thấy cái này giống y hệt cái hộp lần trước đựng bức tranh "Liệt nữ truyện" kia. Nàng không khỏi có chút sợ hãi, không phải là Thái tử lại đích thân ngự bút vẽ cái gì đó để tặng nàng nữa đấy chứ?
Lai Ngộ Hỉ tự tay mở nắp lên, bên trong quả nhiên là có một cái túi vừa hẹp vừa dài.
Thẩm Nghi Thu dũng cảm mở cái túi đựng quyển trục bên trong ra, mở ra xem thì lại cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Đây thế mà lại là bức thư pháp Lan Đình Tự* của Vương Hữu Quân*.
* Ngày mùng 3 tháng 3 nông lịch của Trung Quốc là ngày tết Thượng Tỵ thời cổ đại, còn gọi là tết Hàn Thực. Theo phong tục dân gian vào ngày này mọi nhà đều phải rửa tay rửa mặt bên dòng nước, mượn điều này để tiêu trừ bệnh tật và vận rủi.
Vương Hi Chi, lúc đó đảm nhiệm chức Nội Sử (chức quan) tại Hội Kê, cùng với 40 vị văn nhân nho nhã tới Lan Đình tại núi Hội Kê thuộc huyện Sơn Âm ăn tết Hàn Thực. Họ ngồi quanh hai bờ sông, dùng ly đựng rượu, đặt tại thượng lưu sông Khúc Thủy để nó tự cuốn trôi xuống dưới hạ lưu, dừng tại nơi nào thì người đó lấy ly rượu đó uống và làm một bài thơ. Hôm đó, dòng nước cuốn trôi những ly rượu, mọi người uống rất vui vẻ, tổng cộng đã làm được 37 bài thơ hay. Có người đề xuất tập hợp lại những bài thơ ngẫu hứng này thành một tập thơ, gọi là "Lan Đình Tập". Mọi người lại nhờ Vương Hy Chi viết lời mở đầu, Vương Hy Chi nhân lúc rượu nồng cao hứng, tình cảm dạt dào đã dùng bút lông chuột viết lên giấy tơ tằm, viết liền một mạch. Đây chính là bài "Lan Đình Tập Tự", gọi tắt là "Lan Đình Tự".
Toàn văn bài "Lan Đình Tự" gồm 28 dòng, 324 chữ, chữ nào cũng tinh diệu, thanh thoát thông thuận như nét bút của Thần. Trong đó chữ "Chi" có tới hơn 20 chữ, thiên biến vạn hóa, không chữ nào giống chữ nào, được mệnh danh là "Đệ nhất hành thư" trong lịch sử thư pháp. Lan Đình Tự không chỉ là tinh hoa của thư pháp, mà còn là một tác phẩm văn học xuất sắc, thuật lại vẻ đẹp cảnh sắc của Lan Đình, tình cảm hân hoan khi mọi người cùng nhau hội họp, và cũng ký thác niềm cảm khái về đời người cay đắng ngắn ngủi, sinh tử vô thường.
Lan Đình tập tự được người đời ví như mặt trời, Mặt Trăng giữa bầu trời, được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hành thư", đến ngàn năm sau hậu thế vẫn thán phục.
Tương truyền Đường Thái Tông vì quá mê cuốn sách này, cho người đi khắp nơi truy tìm bản gốc. Cuối cùng tìm ra nhà sư Biện Tài là chủ nhân. Dù rất nhiều lần thuyết phục, thậm chí doạ nạt Biện Tài, vua Đường đành để Biện Tài mang sách về. Không cam chịu, Thái Tông sai một mưu sĩ là Tiêu Dực cải trang thành thư sinh đến kết bạn với Biện Tài. Khi đã thân quen, nhân một hôm Biện Tài đi vắng, Tiêu Dực bèn lấy trộm Lan Đình tập tự mang về cho vua Đường. Đường Thái Tông quý sách, khi chết không chôn theo mà sai để lại làm báu vật cho hậu thế.(Bản gốc hiện nay không còn nữa)
** Vương Hi Chi
Bức thư pháp này là thứ là Uất Trì Việt yêu thích nhất, cũng là đồ quý giá nhất mà Tàng Thư lâu bên trong Đông cung cất giữ. Chẳng có mấy người đã từng thấy qua được quyển sách này.
Theo nàng được biết, đời trước Hà Uyển Huệ từng ra ám chỉ rằng mình có từng đọc qua quyển sách này rồi. Nàng ta có danh xưng là "Đệ nhất tài nữ kinh thành", am hiểu nhất là về thư họa. Thế nhưng chưa chắc nàng đã thực sự xem qua bức họa kia, cùng lắm là muốn cho thiên hạ thấy rằng mình được Hoàng đế sủng ái như thế nào thôi.
Chỉ tiếc cho dù nàng có làm ra đủ loại ám chỉ, Uất Trì Việt cũng chỉ đưa cho nàng một tờ bản sao.
Tuy nói là bản sao, nhưng nó cũng được viết từ bàn tay của những bậc thầy nổi tiếng của thời đại này. Nó cũng được viết từ giấy và mực cũ của thời Lục triều nên mới rất dễ bị đánh tráo.
Thẩm Nghi Thu cho dù có nằm mơ cũng không nghĩ sức nặng của mình trong lòng Thái tử có thể so sánh với Hà Uyển Huệ. Nàng cũng chưa từng xem qua chữ viết thật của "Lan Đình Tự", chỉ cho là Uất Trì Việt lại sử dụng chiêu cũ, bức thư pháp trước mắt này cũng là do người thời nay viết thôi.
Dù vậy, nhưng sự "đầu tư công phu" lần này của hắn cũng đã khiến cho người ta rất kinh ngạc rồi.
Thẩm Nghi Thu cẩn thận từng li từng tí gấp bức thư pháp lại, cho vào trong hộp, lệnh Tương Nga cất kỹ vào trong ngăn kéo tủ, đối với Lại Ngộ Hỉ nói:
- Điện hạ thật có lòng.
Lai Ngộ Hỉ không khỏi cảm thấy kinh ngạc, vị Thái tử phi này thật sự là không quan tâm hơn thua.
Thái tử không quan tâm đến những vật bên ngoài, kim châu, bảo ngọc trong mắt hắn cũng chỉ là cát bụi, chỉ có những bức họa này là những vật ngoài thân mà hắn xem trọng nhất. Trong đó có bức thư pháp "Lan Đình Tự" của Vương Hi Chi là đáng quý nhất, bình thường đến hắn cũng không nỡ chạm vào nhiều. Bây giờ "nhịn đau cắt thịt" đem ra, cũng chỉ đổi lại được một câu "có lòng" của Thái tử phi.
Lai Ngộ Hỉ bình thường vẫn tự nhận bản thân có mấy phần biết nhìn người, nhưng mà vị tiểu nương tử mới mười lăm tuổi trước mắt này lại khiến hắn nhìn không ra.
Hắn làm xong xuôi hết việc mình phải làm, lại ngồi ở Thừa Ân điện một lúc liền cáo lui. Thái tử còn đang ở Thái Cực cung chờ hắn đến bẩm báo.
Ra khỏi Thừa Ân điện, hắn liền cưỡi ngựa về Thái Cực cung.
Uất Trì Việt vừa mới triệu kiến xong hàn lâm học sĩ. Vừa trông thấy Lai Ngộ Hỉ đã kìm nén không được, trên hai đầu mày vương đầy ý cười:
- Thái tử phi nói thế nào?
Lai Ngộ Hỉ trong lòng không ngừng kêu khổ, nghĩ muốn giấu đi, nhưng nói dối lại không dễ như thế. Lát nữa tới hoàng hôn hai vợ chồng gặp mặt, chuyện hắn nói dối dương nhiên sẽ bại lộ.
Hắn cân nhắc nói:
- Nương tử vô cùng vui vẻ, đối với bức thư pháp kia thì yêu thích không nỡ buông tay.
Từ nhỏ tới lớn Uất Trì Việt đã được Lai Ngộ Hỉ hầu hạ, đối với vẻ mặt của hắn cũng nắm rõ trong lòng bàn tay. Vừa nhìn qua hắn liền biết Thái tử phi nhất định không vui mừng như hắn mong đợi.
Hắn không khỏi có chút thất vọng:
- Nương tử có nói gì không?
Trên trán Lai Ngộ Hỉ đã ướt đẫm mồ hôi, cũng không biết nên nói gì cho phải. Hắn đành cẩn thận nói:
- Nương tử nói... Đa tạ điện hạ đã bao tổn tâm trí.
Bờ môi Uất Trì Việt giật giật, cũng không biết nên nói nữa. Hắn thả bút ngọc trong tay xuống, chắp tay ra sau lưng rồi bước đi thong thả hai bước.
Hắn sớm biết ánh mắt Thẩm Nghi Thu rất cao, bình thường tơ lụa, kim châu bảo ngọc cũng chẳng thèm đặt vào trong mắt. Hắn mới nhịn đau đem bảo bối của mình đưa ra, điều này so với cắt da cắt thịt hắn cũng không khác bao nhiêu.
Hắn cũng nghĩ trên đời này không ai nhìn thấy vật trân bảo đó mà còn có thể dửng dưng được nữa. Hắn đoán nếu Thái tử phi không cảm động tới rơi nước mắt thì chí ít cũng sẽ "lệ nóng tràn mi". Nói không chừng nàng còn có qua có lại mà may một bộ y phục cho hắn, nếu được như vậy thì không còn gì tốt hơn.
Ai ngờ nàng chỉ nói có một câu như vậy. Uất Trì Việt quả thực cũng muốn nhìn cái bộ dáng không mặn không nhạt mà nói kia của nàng.
Khóe miệng hắn hiện lên nụ cười khổ. Đời trước hắn chưa từng lấy lòng Thẩm Nghi Thu, ai biết được muốn nàng cười một tiếng lại khó khăn đến như thế. Cho dù là người kén chọn như Hà Uyển Huệ, cũng chỉ cần cho nàng trân bảo quý giá, là có thể khiến khuôn mặt nàng giãn ra rồi.
Uất Trì Việt có nằm mơ cũng không nghĩ tới, việc khiến Thẩm Nghi Thu động tâm lại trở thành vấn đề khó giải quyết nhất của hắn. Trước kia hắn luôn cảm thấy Chu U Vương thật hoang đường và ngu xuẩn, bây giờ lại cảm thấy có chút đồng tình với hắn.
Uất Trì Việt nhéo nhéo mi tâm, thầm nghĩ, hay thôi. Đời trước nàng si tình một đời, vì hắn mà làm tất cả như thế, làm sao chỉ có mấy vật ngoài thân đấy mà có thể bù đắp được?
Đến tột cùng thì hắn cũng đã mắc nợ nàng rất nhiều.
Uất Trì Việt ngồi lại trước thư án, một lần nữa nhấc bút lên. Đang muốn kêu Lai Ngộ Hỉ lui ra thì lại nhìn thấy bộ dạng muốn nói lại thôi của lão thái giám.
Hắn hỏi:
- Còn có chuyện gì sao?
Lai Ngộ Hỉ nói:
- Khởi bẩm điện hạ, lão nô nghĩ tới một chuyện. Hình như cũng sắp tới sinh nhật nương tử rồi...
Cổ tay Uất Trì Việt run lên, bút đỏ viết chệch ra một đường thật dài. Hắn chỉ nhớ sinh nhật của Thẩm Nghi Thu là vào khoảng tháng mười một, nhưng lại không nhớ rõ là ngày nào. Nếu không phải nhờ có Lai Ngộ Hỉ nhắc nhở, chỉ dựa vào hắn thì vô luận như thế nào cũng không thể nhớ ra nổi chuyện này.
Hắn giả bộ trấn định, hắng giọng một cái nói:
- Cô biết.
Lai Ngộ Hỉ âm thầm thở dài trong lòng:
- Lão nô muốn hỏi xem điện hạ muốn làm như thế nào vào ngày sinh nhật của nương tử? Từ bây giờ tới ngày hai mươi hai tháng mười còn có hơn một tháng nữa, điện hạ nghĩ kế hoạch đi, nô sẽ sai người đi chuẩn bị.
Uất Trì Việt trầm ngâm một lát:
- Buổi tiệc cứ tổ chức thật lớn ở Đông cung như mọi năm Hoàng hậu nương nương vẫn hay làm. Còn danh sách khách mời thì để cho Thái tử phi định đoạt.
Lai Ngộ Hỉ nhận mệnh rồi cáo lui.
Uất Trì Việt nhéo nhéo thái dương, nhíu chặt hai mày.
Yến tiệc nói nghe thì dễ, nhưng mà hắn nên đưa cho nàng lễ vật gì đây? Sớm biết thế thì giữ lại "Lan Đình Tự" để đến tháng sau cho rồi. Bây giờ hắn đã đem bảo bối mà bản thân mình trân quý nhất cho nàng rồi, sau này tặng cái gì thì cũng cảm thấy kém hơn.
Hắn dùng đầu ngón tay gõ gõ mặt bàn. Hay là sắp tới bổ nhiệm cho Cữu phụ của Thẩm Nghi Thu một chức quan mới sớm hơn dự định? Nhưng chức quan đó cũng hoàn toàn dựa vào tài cán và năng lực của hắn mà giành được, chẳng có liên hệ gì với Thái tử phi cả.
Huống chi nàng cũng mang họ Thẩm, nếu bàn về đề bạt chức quan thì cũng nên là Thẩm nhị lang mới đúng, vì bên đó mới là chỗ để nàng dựa vào. Chứ có thăng chức cho Thiệu An thì cũng chẳng liên quan gì tới nàng.
Nữ tử hậu cung cần nhất là thứ gì nhỉ?
Tiền tài cùng trân bảo, hắn cho - nàng đều không cần. Tất cả những sinh hoạt hay ăn uống bình thường trong cung đều có quy tắc rồi, những thứ đó ngoài để tiêu khiển và giải tỏa sự nhàm chán ra thì cũng chỉ có thể dùng để thưởng cho người khác thôi.
Tiền tài không có tác dụng gì, Thẩm Nghi Thu cũng đã là Thái tử phi, cũng không thể tăng thêm phẩm vị được nữa.
Uất Trì Việt trầm tư nửa ngày, bỗng nhiên phát hiện ra bản thân mình có cả giang sơn, giàu có khắp bốn phương nhưng lại không có gì để cho nàng cả.
Không, còn một thứ hắn có thể cho. Thứ mà đời trước nàng cầu cả đời còn không được, kiếp này nàng cũng nhất định rất cần, đó là trưởng tử.
Nhà mẹ đẻ không thể dựa vào, phu quân cũng không phải người nàng thích. Chỉ có hài tử mang huyết mạch tương liên với nàng, mới cho nàng chỗ dựa cả đời được.
Từ lúc thành hôn Uất Trì Việt cũng chưa từng sủng hạnh hai vị lương đệ, hắn cũng chưa từng nghĩ xem phải làm gì với hai người này. Bọn họ là thiếp thất của hắn, gả vào Đông cung chính là để thay hoàng gia sinh con dưỡng cái, khai chi tán diệp. Hắn sủng hạnh bọn họ cũng là chuyện đương nhiên.
Trong lòng Thẩm Nghi Thu có người khác, chỉ sợ cũng chẳng quan tâm xem hắn sủng hạnh ai. Nhìn nàng với Tống thị và Vương thị thân mật như tỷ muội kia là biết rồi.
Dù đó là chuyện đương nhiên không có gì sai trái cả, nhưng chẳng hiểu sao từ đầu tới cuối hắn lại chả có chút hứng thú nào.
Bây giờ không cần suy nghĩ nhiều nữa. Hắn đã hạ quyết tâm sẽ để Thẩm Nghi Thu sinh hạ trưởng tử rồi, đương nhiên trước đó không thể sủng hạnh người khác được.
Đào phụng ngự lần trước đã nói rất rõ ràng rằng canh tránh tử có hại cho cơ thể của nữ tử rất lớn. Trong lòng không muốn thì cũng đừng bắt người khác phải nhận, hắn không đành lòng để Thái tử phi uống, cũng không thể để hai vị lương đệ uống được.
Huống chi thuốc kia chưa chắc đã có tác dụng, lỡ may mất đi hiệu lực, há chẳng phải là hắn làm hại con mình rồi sao?
Chỉ có không đi sủng hạnh, mới là biện pháp an toàn nhất.
Sau khi nghĩ thông suốt đoạn mấu chốt này, trong lòng Uất Trì Việt tự nhiên cũng cảm thấy nhẹ nhõm khoan khoái hơn. Hắn bất tri bất giác nhẹ giọng ngâm nga một câu hát Giang Nam chả nhớ nghe được từ đâu đó.
Nhưng mà cao hứng cũng chỉ được một lát, sau đó hắn lại trở nên đau khổ và buồn bực. Hài tử không phải muốn có là có ngay, huống chi với thân thể của Thẩm Nghi Thu bây giờ, còn không biết tới khi nào mới có thể "hành phòng".
Hắn cũng không thể đưa ra một lời hứa hẹn rồi nói đó là quà sinh nhật được. Lượn quanh nửa ngày, cuối cùng lại quay về điểm xuất phát.
Thẩm Nghi Thu lại chẳng hay biết về nỗi buồn của Thái tử. Sau khi tiễn Lai Ngộ Hỉ đi, nàng vội vàng kêu cung nhân nội thị đem đồ Uất Trì Việt ban thưởng nhập vào kho. Hành đông lần này của Uất Trì Việt có chút dư thừa, nói thực thì ngay đến nàng cũng là người của Thái tử rồi. Những vật này từ trong kho của hắn chuyển tới Thừa Ân điện, suy cho cùng cũng chỉ là từ tay trái chuyển qua tay phải thôi.
Bận rộn nửa ngày, chợt có cung nhân đến bẩm báo, nói Thiệu phu nhân đưa thiếp mời đến, thỉnh cầu yết kiến Thái tử phi.
Thẩm Nghi Thu đầu tiên là vui mừng, nhưng lập tức lại phát hiện ra không đúng. Nàng hiểu con người của cữu mẫu, bà luôn nói phải suy nghĩ thay nàng, sợ người khác nói Thái tử phi kiêu ngạo nên rất ít khi chủ động yết kiến. Vả lại nàng cũng mới thành hôn không lâu, nếu không phải có việc thì tuyệt đối bà sẽ không mang thiếp mời đến.
Tuy cữu cữu đang làm quan trong triều, nhưng nếu Thiệu gia xảy ra chuyện, nàng ngay đến cả tiếng gió cũng không nghe thấy gì được.
Thẩm Nghi Thu loại trừ khả năng liền suy đoán được, hơn phân nửa lý do cữu mẫu tới đây là vì người của Thẩm gia đến.
Từ sau khi Thẩm gia xảy ra chuyện, Thẩm lão phu nhân cùng mấy người bá mẫu, thím đều đưa thiếp mời đến, thỉnh cầu mong gặp nàng, Thẩm Nghi Thu một mực coi như không thấy. Thâm cung này xem ra cũng là một chỗ tốt, bây giờ Thẩm lão phu nhân muốn gặp nàng, cũng không thể tự tìm tới cửa, chỉ có thể đợi nàng triệu kiến đến.
Thẩm Nghi Thu cho là mình đã tỏ rõ thái độ rồi, bọn họ đụng phải vài cái đinh sẽ tự thấy khó mà rút lui. Ai dè là nàng đánh giá thấp bọn họ rồi.
Trong lòng nàng âm thầm cười lạnh, gọi một nội thị tới phân phó nói:
- Đi nội phường truyền lệnh của ta, ngày mai triệu Thiệu phu nhân vào cung gặp ta.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.