Sống Lại Từ Tro Tàn

Chương 45: Chén rượu cay




Trong văn phòng của Tâm, Hoàng, Minh được trang trí với những hình ảnh và poster của các trò chơi điện tử nổi tiếng, cùng với các bức tranh graffiti và nghệ thuật đường phố, tạo nên một không gian sống động và đầy màu sắc. Ở một góc phòng, một màn hình LED khổng lồ thường xuyên phát trực tiếp các trận đấu thể thao điện tử, thu hút sự chú ý của mọi người khi họ đi ngang qua.
Khu vực làm việc được bố trí mở, với những bàn làm việc dài, không có vách ngăn, giúp nhân viên dễ dàng trao đổi và hợp tác với nhau. Các dãy bàn được trang bị các thiết bị hiện đại như máy tính cấu hình cao, màn hình kép, tai nghe gaming, và các phụ kiện liên quan đến thể thao điện tử. Ghế ngồi là loại ghế gaming chuyên dụng, mang lại sự thoải mái cho nhân viên trong suốt thời gian làm việc.
Ở một góc khác của văn phòng là khu vực thư giãn với ghế lười, bàn bi-da và một máy chơi game arcade cổ điển. Đây là nơi các nhân viên có thể nghỉ ngơi, thư giãn và nạp lại năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng. Một quầy bar nhỏ với các loại đồ uống và đồ ăn nhẹ cũng được bố trí gần đó, luôn sẵn sàng phục vụ mọi người.
Phòng họp được thiết kế với phong cách tối giản nhưng không kém phần hiện đại, với một bàn lớn, ghế xoay thoải mái, và một màn hình TV lớn để trình chiếu các dự án, báo cáo hoặc theo dõi các giải đấu thể thao điện tử. Các bức tường phòng họp được làm bằng kính trong suốt, giúp không gian thêm rộng rãi và thoáng đãng.
Tất cả các chi tiết trong văn phòng đều được thiết kế để tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo, thúc đẩy tinh thần đồng đội và niềm đam mê với thể thao điện tử, làm cho mỗi ngày làm việc tại đây trở thành một trải nghiệm đầy hứng khởi và thú vị.
“Mọi người thấy anh Văn Thành và chị Gia Hân dạo gần đây có điều gì bí ẩn không?” Trần Tâm hỏi, giọng cậu thoáng chút nghi hoặc, trong khi ánh sáng buổi ban mai chiếu xiên qua cửa sổ, tạo nên những vệt sáng mờ ảo trên bàn làm việc.
Ngọc Hoàng, ngồi bên cạnh, đôi mắt mở to, đồng tình: “Đúng đó, dạo gần đây tớ phát hiện hai người họ thường xuyên đi cùng nhau. Có điều gì đó rất khác lạ.”
Bính Minh, ngả người ra sau ghế, đôi môi nhếch lên một nụ cười nhẹ: “Thì hai người họ đang hẹn hò còn gì?”
Trần Tâm, lòng cậu đầy hoài nghi và không yên tâm, phản bác: “Hôm đó chẳng phải là giả vờ sao?”
Ngọc Hoàng khẽ nhíu mày, hồi tưởng lại: “Đúng rồi, hôm đó tớ cũng hỏi lại anh Văn Thành, anh ấy nói chỉ là giúp chị Gia Hân một lần thôi.”
Bính Minh, với ánh mắt đầy nhiệt huyết và sự nôn nóng không thể che giấu, đề xuất: “Hay bây giờ tụi mình qua thăm anh Văn Thành và hỏi xem tình hình thế nào?”
Sự đồng thuận của Trần Tâm và Ngọc Hoàng hiện rõ trên gương mặt họ, và cả ba, với những lo âu và tò mò trong lòng, quyết định lên đường đến nhà Văn Thành. Khi đến nơi, họ nhìn thấy Văn Thành đang gấp quần áo bỏ vào vali. Hình ảnh ấy, đơn giản mà lại mang theo bao điều chưa rõ, khắc sâu vào tâm trí Ngọc Hoàng, gây nên một cảm giác bất an mơ hồ.
Ngọc Hoàng, không kìm được sự lo lắng và bồn chồn, bước nhanh lại gần và hỏi: “Anh chuẩn bị đi đâu sao?”
Văn Thành, đôi mắt mệt mỏi nhưng nụ cười vẫn cố hiện lên trên môi, đáp: “Anh phải về quê một chuyến, công việc ở nhà vẫn chưa xong. Tính qua chào tạm biệt mấy đứa, nhưng không ngờ mấy đứa đến đây rồi.”
Trần Tâm, nghiêm túc và sâu lắng dò xét: “Anh nói thật đi, anh với chị Gia Hân có chuyện gì lén lút phải không?”
Bính Minh, với sự nhiệt tình và chân thành hỏi lại: “Đúng đó, anh chị có chuyện gì thì cho tụi em biết. Dù chuyện gì tụi em vẫn ủng hộ hai người mà.”
Văn Thành thể hiện một cử chỉ lúng túng và ánh mắt anh chần chừ, gãi đầu và trả lời cho có chuyện: “Có chuyện gì đâu, chỉ là cô ấy nhờ anh một chút chuyện vặt thôi.”
Ngọc Hoàng, cảm nhận được sự lo lắng sâu xa trong ánh mắt Văn Thành, không tin tưởng nói: “Nhìn anh lo lắng vậy thì không thể nào là chuyện vặt được. Nếu anh không nói thì tụi em tự điều tra cũng ra thôi.”
Văn Thành, thở dài, đôi mắt ánh lên vẻ bất lực và bối rối anh trải lòng: “Được rồi, ngồi xuống đi, anh nói cho mà nghe.” Anh kéo chiếc ghế bành ngồi xuống, bắt đầu kể: “Vì cái chuyện hôm bữa tại nhà Gia Hân, giờ cha mẹ cô ấy bắt anh phải đưa gia đình anh đi gặp mặt gia đình Gia Hân.”
Trần Tâm, nở một nụ cười nhẹ nhõm cậu đùa: “Thôi thì cưới trước yêu sau.”
Ngọc Hoàng, với sự tinh nghịch và đôi mắt lóe lên tia sáng hóm hỉnh nói chen vào: “Anh Văn Thành, em thấy hai người cũng đẹp đôi. Nhân cơ hội lần này, hai người ấy ấy.” Cậu nháy mắt đầy ẩn ý.
Bính Minh cũng thêm vào với lời nói tràn đầy nhiệt tình và niềm vui: “Thật đấy, hai người mà yêu nhau, tụi em sẽ mở tiệc ba ngày ba đêm.”
Văn Thành khiêm tốn lắc đầu: “Không được đâu, tụi anh chỉ tạm thời đóng giả thôi. Mà dù anh có chấp nhận thì chắc gì Gia Hân đã chịu anh. Anh như ngọn cỏ ven đường sao với tới được mây.”
Trần Tâm, đôi mắt tràn đầy tự tin và sự chân thành, vỗ vai Văn Thành: “Ai nói anh chỉ là ngọn cỏ? Em nghĩ anh và chị Gia Hân xứng đôi vừa lứa, không ai thua kém ai.”
Ngọc Hoàng và Bính Minh đồng thanh, giọng nói đồng điệu và chắc chắn: “Trần Tâm nói đúng đấy.”
Văn Thành, dù cảm kích trước sự ủng hộ của bạn bè nhưng vẫn không thể xua tan nỗi lo lắng và sự bất an trong lòng anh nói nhỏ nhẹ: “Quan trọng là người ta phải có tình cảm mới được.”
Trần Tâm xua tay ra hiệu đại ý là Văn Thành nói sai rồi, rồi cậu nói: “Thì bây giờ anh cứ vun đắp từ từ, chúng em sẽ hỗ trợ anh.”
Văn Thành, cảm nhận được sự động viên và sự ủng hộ từ bạn bè, gật đầu, đồng ý: “Được, nếu các em đã nhiệt tình như vậy, thì sắp tới anh có chuyện cần nhờ các em làm giúp.”
Ngọc Hoàng tò mò không thể kiềm chế, hỏi: “Chuyện gì anh?”
Văn Thành nhìn đồng hồ sự lo lắng hiện rõ trên gương mặt: “Bây giờ anh phải ra sân bay rồi, tránh lỡ chuyến. Khi khác anh sẽ nói sau.”
Tâm, Hoàng, Minh tiễn Văn Thành một đoạn rồi về. Trên máy bay, Văn Thành suy nghĩ miên man về những việc sắp tới, lòng không khỏi bồn chồn và lo lắng. Khi máy bay hạ cánh, anh bắt taxi về thẳng nhà Lan Phương.
Lan Phương, khi mở cửa, nhìn thấy ánh mắt mệt mỏi của Văn Thành, mời anh vào ngồi trên chiếc đi-văng. Văn Thành nói, giọng trầm ngâm và lo lắng: “Ngày mai, em với anh ra nhà ông bà Lân thuyết phục họ đi với anh ra Hà Nội một chuyến.”
Lan Phương gật đầu, vẻ mặt lo lắng và đầy suy tư: “Em không ngờ mọi việc lại đến sớm như vậy, may mà anh tính trước được.”
Văn Thành tiếp tục, giọng nói pha lẫn sự quyết tâm và băn khoăn: “Em cũng chuẩn bị đi với anh ra Hà Nội luôn. Nhân tiện đưa cả cậu Bính Quang đi cùng, sắp tới chúng ta có nhiều việc cần làm.”
Lan Phương đáp, giọng cô nhẹ nhàng và trầm ấm: “Được rồi, em sẽ chuẩn bị.”
Trong phòng ngủ, bà Xuân nghe tiếng trò chuyện, tỉnh giấc đi ra thì thấy Văn Thành đang ngồi đó cũng con gái, bà hỏi: “Cậu Văn Thành mới đến chơi à?”
Văn Thành đứng dậy cúi chào, giọng lễ phép và tôn trọng: “Cháu chào bác, cháu vừa đến ạ.”
Bà Xuân hỏi với lời nói đầy sự quan tâm như cách mẹ vợ quan tâm con rể: “Ăn chi chưa? Để bác đi mần cho.”
Văn Thành xua tay, khách sáo và cảm kích: “Dạ cháu ăn rồi ạ. Bác trai đâu rồi hả bác?”
Bà Xuân trả lời, giọng nhẹ nhàng và mộc mạc: “Ông ấy đang ở ngoài đồng coi mấy cây đậu.”
Văn Thành khiêm tốn và chân thành hỏi tiếp: “Dạ vâng, sắp tới bọn cháu ra Hà Nội một chuyến, hay dịp này Lan Phương đưa cả gia đình mình đi luôn?”
Bà Xuân xua tay, bà băn khoăn nói: “Không đi được mô, ở nhà còn nhiều việc phải mần lắm tề.”
Lan Phương cũng nói thêm, cô trầm ngâm và tiếc nuối: “Sắp vào mùa rồi, chắc cha mẹ không đi được anh ạ.”
Văn Thành hỏi lại, và đề nghị: “Sao không thuê người làm đi, rồi đi?”
Bà Xuân xua tay, vẻ mặt đầy kiên quyết: “Thuê người mần bác không yên tâm mô nớ.”
Ba người vừa kết thúc cuộc trò chuyện thì cha Lan Phương trở về. Ông bước vào nhà với vẻ điềm tĩnh thường ngày, tay trái cầm một bó đậu bắp tươi non, tay phải xách một con cá quả lớn bằng bắp tay của ông. Ông đưa những thứ đó cho bà Xuân, khẽ bảo: “Nấu canh chua nha bà.”
Rồi ông quay sang nhìn Văn Thành, ánh mắt ấm áp và hiền từ: “Cháu mới đến chơi à?”
Văn Thành đứng dậy, cúi mình lễ phép, cảm nhận được sự chân thành từ ông Hạ: “Dạ vâng, cháu chào bác. Cháu đến được một lúc rồi. Bác ra đồng có cái chi hay không bác?”
Ông Hạ, với giọng nói trầm ấm, đáp lại một cách thân thiện: “Ra coi mấy vạt lúa, tiện thể coi mần ăn được con cá mô không. Ai ngờ hôm ni được bữa to.” Ông cười lớn, tiếng cười của ông như một luồng gió mát thổi vào tâm hồn mọi người trong nhà.
Văn Thành cũng cười theo, lòng cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên: “Cảm giác ở đây yên bình thật đấy.”
Ông Hạ lại hỏi, ánh mắt ông lấp lánh sự hiếu khách: “Hôm ni ở lại đây ăn với gia đình bác bữa cơm. Cháu thanh niên trai tráng chắc cũng uống được chút chứ chi?”
Lan Phương, lo lắng về công việc ngày mai, vội ngăn cha lại: “Anh ấy mai còn nhiều việc phải làm nữa, không uống được mô.”
Văn Thành cầm tay Lan Phương ra hiệu, đôi mắt anh chân thành như muốn trấn an cô. Anh gật đầu, quay sang ông Hạ, đáp: “Dạ cháu cũng uống được chút, bác.”
Ông Hạ nghe vậy cười tít mắt, ông vội vào phòng mang ra một chai rượu đã cất dành bấy lâu nay. Ông nâng niu chai rượu, ánh mắt ông tràn ngập niềm vui: “Hôm ni cuối cùng cũng có dịp được uống mi rồi nha.”
Văn Thành bật cười, cậu hỏi: “Rượu quý à bác?”
Ông Hạ cứ ôm ấp chai rượu trong lòng, giọng ông trầm ấm và đầy tự hào: “Nếu nói quý thì cũng không phải là quý, nhưng nói rượu bình thường thì cũng không phải là rượu bình thường. Là loại rất đặc biệt. Cháu muốn thử chút bây giờ không?”
Văn Thành gãi đầu, đáp lễ phép: “Hay là để chút nữa đi, bác.”
Lan Phương thấy hai người đàm đạo vui vẻ thì không làm phiền nữa, cô đi vào phụ giúp mẹ nấu nướng. Cô chỉ vào con cá cha cô vừa mang về, hỏi: “Mẹ, con cá này mẹ tính làm món chi?”
Bà Xuân, tay thì thái rau, tay thì nhặt mùi, nói: “Nấu canh chua con. Giờ con giúp mẹ mần rau đi, để mẹ đi mần cá.”
Lan Phương vâng lời, cô xắn tay áo lên rồi lao vào làm. Trong lúc làm việc, bà Xuân băn khoăn hỏi: “Này, có phải con thích cậu Văn Thành kia không?”
Lan Phương đỏ mặt, cố gắng chối nhưng lòng cô lại bối rối: “Mẹ này, làm gì có chứ.”
Bà Xuân tay đang chặt cá, nhưng ánh mắt bà không rời khỏi con gái: “Răng con qua mặt mẹ được chứ lị. Lúc trước mẹ mi thích bố mi thì cũng có biểu hiện như mi bây giờ đấy.”
Lan Phương lần này không chối nữa, vì cô biết mẹ hiểu cô thế nào: “Con thích thì được gì chứ. Quan trọng người ta không chịu thì biết làm thế nào.”
Bà Xuân tặc lưỡi, giọng đầy trắc ẩn: “Mi tỏ tình với người ta rồi à? Sao mi mất giá rứa mi?”
Lan Phương thở dài, đáp: “Thời đại bây giờ trai gái bình đẳng như nhau mà mẹ. Con thích ai thì con bày tỏ ra chứ con không để trong lòng đâu ạ.”
Bà Xuân an ủi con gái, giọng nói nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa sự lo lắng: “Rồi răng, cậu ta không chịu à? Mi xinh gái nhất cái làng ni, ai cũng biết mà lại thất bại răng?”
Lan Phương ra hiệu cho mẹ cô nói nhỏ nhẹ để tránh người ngồi ngoài nghe được: “Mẹ nói nhỏ thôi. Tại người ta có người để yêu thương rồi, trái tim không thể dành cho hai người được.”
Bà Xuân ngạc nhiên, giọng bà có phần gấp gáp: “Rứa răng? Rứa sao cậu ta còn theo mi về tận đây? Rồi bạn gái cậu ta có đồng ý để cậu ta theo mi thể ni không?”
Lan Phương mỉm cười, đáp nhẹ nhàng: “Bạn gái anh ấy còn chưa biết anh ấy thì làm sao biết được con.”
Bà Xuân ngao ngán, giọng nói như thể hiện sự bối rối trước tình yêu của tuổi trẻ: “Trời đất ơi, tình yêu tuổi trẻ bây giờ thật khó hiểu. Rứa hai đứa bây kè kè với nhau suốt, không sợ lửa gần rơm lâu ngày cũng bén răng?”
Lan Phương vỗ ngực tự tin đáp: “Tình bạn của chúng con vượt xa tầm hiểu biết của người thường rồi mẹ ạ, mẹ khỏi lo.”
Bầu trời dần chuyển sang màu xám khi hoàng hôn buông xuống, bao trùm ngôi nhà của Lan Phương bằng ánh đèn điện ấm áp và dịu dàng. Tiếng cười nói râm ran từ căn bếp, hòa quyện với hương thơm của canh chua cá quả, tạo nên một không khí ấm cúng, thân thương.
Cậu nhóc em của Lan Phương, vừa tan học về, bước vào nhà với chiếc cặp sách đeo trên vai, mặt mày rạng rỡ. Bà Xuân vừa hoàn thành những món ăn thơm phức, gật đầu hài lòng khi nhìn bàn ăn được bày biện đầy đủ món.
Ông Hạ đứng dậy, chào đón cậu nhóc: “Con về rồi à, nhanh thay đồ rồi ra ăn cơm.”
Cậu bé nhanh chóng rời đi, để lại mọi người trong bầu không khí vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Văn Thành ngồi bên cạnh bàn ăn, lòng tràn ngập sự ấm áp và gần gũi. Ông Hạ rót rượu từ chai mà ông đã cất giữ lâu ngày, nâng niu từng giọt rượu quý rót vào ly của Văn Thành.
“Thử miếng rượu ni đi cháu,” ông Hạ nói, giọng ấm áp và đầy mến khách. Ông đưa ly rượu cho Văn Thành, ánh mắt ông tràn ngập niềm vui và tự hào.
Văn Thành nhẹ nhàng nâng ly rượu, nhấp một ngụm nhỏ. Hương vị đậm đà, cay nồng nhưng lại mượt mà lan tỏa khắp miệng, khiến Văn Thành không khỏi khen ngợi: “Rượu ngon thật bác ạ! Loại rượu này tên gì vậy bác?”
Ông Hạ cười tươi, đôi mắt ông lấp lánh sự tự hào: “Rượu ni gọi là rượu Phúc Lộc, chỉ ở Nghệ An choa mới có. Được ủ từ nếp cẩm và men lá, trải qua quy trình lâu dài, cẩn thận lắm mới có được.”
Văn Thành gật gù, tỏ vẻ thán phục: “Quả thật, rượu ngon như vậy chắc chắn không dễ tìm. Cháu cảm ơn bác đã cho cháu thử.”
Ông Hạ vui vẻ đáp lại: “Không có chi mô, cháu thích thì bác vui rồi. Rượu ni mạnh lắm, không biết cháu chịu được mấy đô.”
Lan Phương từ bếp bước ra, mang theo những đĩa thức ăn thơm ngon đặt lên bàn. Ánh mắt cô dịu dàng khi nhìn Văn Thành, lòng thầm hy vọng những giây phút sum họp ấm cúng này sẽ còn kéo dài mãi.
Trong ánh đèn vàng ấm áp của căn nhà, không khí gia đình thêm phần đầm ấm. Văn Thành và ông Hạ tiếp tục uống rượu Phúc Lộc, cạn ly này đến ly khác. Mỗi lần rượu được rót ra, họ lại nâng ly, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện vui vẻ. Tiếng cười của họ hòa cùng tiếng chuyện trò rôm rả của những người khác, tạo nên một bầu không khí thân thuộc và tràn đầy sức sống.
Càng uống, mặt ông Hạ càng đỏ au, mắt ông lấp lánh niềm vui. Văn Thành cũng không kém, anh cảm nhận được sự ấm áp lan tỏa trong cơ thể, tâm hồn như được giải phóng khỏi những gánh nặng thường ngày. Những câu chuyện dần trở nên linh tinh, không đầu không cuối, nhưng lại đầy thú vị.
“Cháu biết không,” ông Hạ nói, giọng lè nhè nhưng đầy nhiệt huyết, “hồi trẻ, bác cũng từng đi buôn đấy. Đi khắp nơi, cả cái Nghệ An ni, có chỗ mô mà bác chưa đi chứ, buôn bán để nuôi cả gia đình.”
Văn Thành cười lớn, mắt mở to kinh ngạc: “Thật vậy sao, bác? Vậy bác chắc chắn là một thương gia tài ba rồi!”
Ông Hạ cười hề hề, gật đầu: “Cũng không hẳn là tài ba, nhưng mà… kiếm đủ ăn, đủ nuôi vợ con. Thế mà đã mấy chục năm trôi qua rồi.”
Văn Thành cũng bắt đầu kể những câu chuyện của mình, giọng anh cũng dần trở nên lè nhè: “Bác à, cháu cũng từng có mơ ước làm một cái gì đó lớn lao. Nhưng cuộc đời… ai mà biết trước được điều gì, phải không bác?”
Ông Hạ lắng nghe, đôi mắt ông nhìn xa xăm: “Đúng vậy, cháu ạ. Cuộc đời, nhiều lúc chẳng như ý muốn. Nhưng quan trọng là mình sống thế nào, đối xử với người khác ra sao.”
Văn Thành gật gù, lòng cảm thấy được an ủi: “Bác nói đúng, quan trọng là mình sống sao cho đáng sống,” Văn Thành đưa ly rượu lên tu một hơi hết ly cậu nói tiếp trong cơn say: “Này bác biết bác cháu là ai không?”
Ông Hạ vỗ đùi cái, ông cũng tu hết ly rượu rồi nói: “Bác cháu là ai?”
Văn Thành lúc này say quá rồi, không biết trời trăng gì nữa cậu buột miệng nói: “Bác cháu là Tổng Bí thư, bác Nguyễn Minh Quang đấy.”
Ông Hạ xua tay giọng khàn khàn: “Cháu nói láo, cháo nói láo,” người ông nghiêng ngả như muốn đổ gục xuống.
Lan Phương nghe thấy vậy, sợ Văn Thành sẽ nói hết mọi chuyện ra, cô chạy lại ngăn cản: “Hai người say rồi, thôi nghỉ nha.”
Văn Thành vội ngăn Lan Phương lại nói: “Anh chưa say mô em, anh còn tỉnh lắm, đây em nhìn mặt anh đi.”
Lan Phương nhìn Văn Thành khuôn mặt đỏ chót, đôi mắt lim dim cô nói: “Mai còn nhiều việc phải làm nữa mà, đi nghỉ thôi.”
Văn Thành cầm tay Lan Phương rồi lại nhìn ông Hạ: “Hai bác thật là tuyệt vời, sinh được một cô con gái còn hơn cả mấy cậu con trai nhà khác cộng lại. Hai bác là người thật sự đáng kính, cháu rất ngưỡng mộ.”
Ông Hạ bật cười, vỗ vai Văn Thành: “Ngưỡng mộ chi mô. Bác cũng chỉ là người bình thường thôi. Nhưng mà, bác cũng quý cháu lắm. Cháu là người tốt, Lan Phương cũng quý cháu. Nếu hai đứa có duyên thì tốt.”
Lan Phương nghe thấy vậy thì kéo tay cha: “Cha say rồi đi nghỉ thôi.”
Ông Hạ nhìn con gái lắc đầu: “Ai nói cha say, con để cha nói chuyện với con rể chút nữa mồ.”
Bà Xuân và Lan Phương nhìn hai người đàn ông đang cười nói linh tinh, họ chỉ biết lắc đầu bất lực. Không muốn làm gián đoạn cuộc vui của hai người, bà Xuân và Lan Phương quyết định chia nhau làm nốt những việc còn lại. Bà Xuân nhanh chóng dọn dẹp bếp, còn Lan Phương sắp xếp lại bàn ăn, rửa chén bát.
Khi mọi việc đã xong xuôi, Lan Phương quay lại thì thấy ông Hạ và Văn Thành đã gục trên bàn từ lúc nào. Nét mặt hai người đều trông rất hài lòng, miệng vẫn còn lẩm bẩm những lời nói chưa kịp hoàn thành.
Lan Phương vội chạy vào gọi mẹ: “Mẹ ơi, vào phụ con với. Cha và anh Văn Thành gục hết rồi.”
Bà Xuân bước vào, nhìn cảnh tượng hai người đàn ông say xỉn, bà cười khẽ: “Thôi, để tạm cho họ nghỉ ngơi, chứ giờ mình khiêng sao nổi.”
Lan Phương gật đầu, rồi nói: “Mẹ ơi, tối nay con ngủ cùng phòng với mẹ nha. Để phòng con cho anh Văn Thành ngủ.”
Bà Xuân đồng ý: “Ừ, được rồi. Con sang đây ngủ với mẹ.”
Hai mẹ con cẩn thận đỡ Văn Thành vào phòng Lan Phương, đặt anh lên giường. Sau đó, họ quay lại giúp ông Hạ vào phòng ngủ của ông.
Đêm đó, Lan Phương nằm bên cạnh mẹ, nhưng trong lòng cô không khỏi lo lắng. Cô trằn trọc không ngủ được, thỉnh thoảng lại dậy kiểm tra xem tình hình của Văn Thành. Cô không muốn anh cảm thấy khó chịu hay bị đau đầu vì rượu.
Lần cuối cùng Lan Phương kiểm tra Văn Thành, cô thấy anh nằm ngủ yên bình, nhưng khuôn mặt anh vẫn còn vẻ mệt mỏi. Cô quyết định vào bếp làm một ly nước chanh để giúp anh giải rượu.
Khi mang ly nước chanh vào phòng, cô nhẹ nhàng đặt ly nước lên bàn cạnh giường, không muốn làm anh tỉnh giấc. Cô đứng một lát nhìn anh, lòng cảm thấy ấm áp và đầy lo lắng. Dù anh đã say mèm, nhưng trong lòng cô, anh vẫn là một người đặc biệt. Cô thầm hy vọng rằng anh sẽ thấy khá hơn vào sáng hôm sau.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.