Tống Y

Chương 414: Nghe mưa giữa hồ




Xu Mật viện Hàn Chuẩn cười khẩy nói: "Theo Đỗ tướng quân thì cần phải làm thế nào?"
"Giải giáp toàn bộ Sương quân về làm ruộng".
"Cái gì?" Tất cả các đại thần Tể chấp kinh hãi kêu lên. Xu Mật viện Hàn Chuẩn cười châm chọc nói: "Nếu là như thế, xin hỏi Đỗ tướng quân, việc phục dịch của Sương quân do ai gánh vác? Cấm quân sao?"
"Tại hạ vẫn còn chưa suy xét kỹ điều này. Thế nhưng dùng tiền thuê dân phu cũng không hẳn là cách tồi" Đỗ Văn Hạo buột miệng nói.
"Thuê dân phu đảm nhiệm sao?"
"Đúng" Nói xong Đỗ Văn Hạo lại cảm thấy đây là một ý tưởng rất hay. Hắn vừa nghĩ vừa nói: "Cả nước có tổng cộng hai mươi vạn Sương quân, giải giáp hết những người này quy điền ( về quê làm ruộng ). À không, chuyển bọn họ từ quân sang dân, khai khẩn đất hoang tập thể. Không biết cả nưpức có nhiều đất hoang như vậy không?"
Thái Xác nói: "Đất hoang sao? Vùng Giang Tích và phụ cận kinh thành là đất giàu lắm cá nhiều thóc, dân cư giàu có thịnh vượng chỉ e là không co. Ở vùng tây bắc và tây nam cũng có. Nhưng tất cả đều là vùng chướng khí man di. Nếu chỉ chuyển hai mươi vạn Sương quân này cùng người nhà tới vùng chướng khí man di đó khai khẩn đất hoang chỉ e bọn họ sẽ không chịu đi".
"Điều này thì có thể áp dụng một số biện pháp khích lệ. Hơn nữa còn có thể lưu lại một bộ phận tới làm việc ở các phương thị. Bây giờ đang mở rộng kỹ nghệ, thiếu rất nhiều sức lao động. Nhất cử tam tiện. Vừa có thể giảm nhũng binh, vừa có thể khai khẩn rất nhiều đất hoang vừa lại có thể tăng cường lao động cho các phường thị. Thế nào?"
Chương Hoàng nói: "Suy nghĩ này đương nhiên hay. Bất kỳ ai cũng muốn giảm nhũng binh. Ai cũng biết nhũng binh chủ yếu trong Sương quân, Sương quân alị hình thành từ những người già yếu không thể làm binh sĩ đánh trận, còn có cả một ít tội phạm sung quân. Tuyệt đại bộ phận Sương quân là bị cưỡng bức nhận nhiệm vụ trong quân đội. Nếu bây giờ cắ giảm toàn bộ Sương quân theo như tướng quân vừa nói, bây giờ thuê dân phu để giải quyết những công việc cưỡng bức tron quân đội này, tại hạ muốn biết có thể thuê ở đâu nhiều dân phu như vậy?"
Hoàng Lý cũng nói: "Đúng vậy. Nếu như giải giáp tất cả Sương quân về làm ruộng, công việc sai dịch ở các địa phương lại đổ lên đầu dân chúng. Ban đầu khi Thái Tổ thành lập Sương quân với mục đích giảm bớt gánh nặng cho dân chúng. Nếu như vậy nhất định sẽ làm gia tăng việc phu dịch của dân chúng. Thay đổi như vậy cuối cùng là có lợi hay hại cho dân chúng?"
Những quan văn này khi tranh luận rất gay gắt. Đỗ Văn Hạo nhất thời không biết phải phản kích thế nào. Hắn không muốn tranh cãi bởi vì bản thân hắn cũng chưa nghĩ ra giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào. Nguyên nhân chủ yếu là hắn vẫn chưa xâm nhập điều tra nghiên cứu, chưa nghĩ ra một biện pháp hữu hiệu giải quyết nhũng binh Sương quân.
Vương Giai thấy Đỗ Văn Hạo há hốc mồm, cứng họng. Hiển nhiên ông ta không muốn con rể tương lai của mình khó xử nên vuốt chòm râu trắng như tuyết nói: "Bản tướng cho rằng điều Đỗ tướng quân không hẳn là vấn đề khó. Trước đây tiên đế cũng hiểu Sương quân chi nhũng. Khi tiên đế còn tại vị cũng đã cắt giảm rất nhiều Sương quân. Tiên đế cũng đã nhiều lần nói: Quốc khố hao tổn rất nhiều tiền bạc nuôi dưỡng tẩm bổ Sương quân chính là nguyên nhân của nhũng binh, cần phải sửa trị, cắt giảm. Bây giờ tân đế mới tức vị đã lập tức tăng biên chế Sương quân, điều này không khỏi đi ngược lại di nguyện của tiên đế vì vậy bản tướng nghĩ rằng bây giờ phải thận trọng".
Vương Giai nói ra cách làm của tiên đế đương nhiên không ai dám phản đối lung tung. Công phu gió xoay chiều của Chương Hoàng rất khá. Thái Hoàng Thái Hậu buông rèm chấp chính, đương nhiên sẽ trọng dụng Vương Giai cũng như phái bảo thủ. Muốn ngồi yên ổn ở vị trí của mình đương nhiên phải thiết lập mối quan hệ tốt với Vương Giai vì vậy lập tức giọng điệu của Chương Hoàng cũng thay đổi. Ông ta mỉm cười nói: "Đúng vậy, Tể tướng đại nhân nói rất đúng. Việc này vẫn cần phải bàn bạc kỹ hơn. Việc thiếu Sương quân làm lao dịch rất dễ xử lý. Chúng ta đã xác định sáu lộ quân Thiểm Tây thay nhau ra trận. Điều đó chính là phái tất cả sáu lộ quân Thiểm Tây lên trước, cũng có thể phái thêm quân ở địa phương khác cùng với sáu lộ quân Thiểm Tây".
Phó sứ Xu Mật viện Lâm Hi cũng nói: "Đúng vậy. Ty chức cũng cho rằng nhất định ý kiến của Đỗ tướng quân có đạo lý. Một khi Sương quân chính là nhũng binh, việc tăng cường quân bị phải rất thận trọng, nếu không lại rơi vào tình cảnh hoạ vô đơn chí. Dù sao đại bộ phận Sương quân của lục lộ Thiểm Tây ở các địa phương đều đang có dính dáng tới những công việc làm ăn. Các địa phương thiếu đi một ít sai dịch hẳn cũng không có vần đề gì lớn. Có thể rút một số Sương quân ở các lộ bổ sung cho Hoàn Khánh, cũng có thể giống như Cấm quân, thay nhau tới Hoàn Khánh phục dịch. Quan phủ nha môn cũng sẽ thông cảm với triều đình, cực lực ủng hộ".
Thái Xác cũng gật đầu nói: "Đúng. Vấn đề này nhất định là phải thận trọng. Bản tướng cảm thấy đề nghị của Lâm phó sứ rất hay. Trước tiên hãy điều động Sương quân của lục lộ Thiểm Tây cho tiền tuyến Hoàn Khánh. Còn những chuyện khác chúng ta sẽ thương nghị sau".
Kết quả này Vương Giai rất hài lòng. Thế nhưng điều ông ta quan tâm chính là Đỗ Văn Hạo có hài lòng hay không: "Đỗn tướng quân, ý của tướng quân thế nào?"
Đỗ Văn Hạo còn có thể nói gì đây? Hắn vẫn chưa nghĩ ra cách sửa trị nhũng binh. Bây giờ nếu kết quả không tiếp tục diễn biến xấu đã là thành công. Hắn vội vàng chắp tay nói: "Các vị đại nhân nói rất hay. Trước tiên nên điều động Sương quân ở các địa phương khác bổ sung cho Sương quân ở tiền tuyến. Chủ ý này rất hay. Còn về chuyện cắt giảm, chỉnh đốn Sương quân đợi sau này thương nghị lại. Bất ký biến pháp nào cũng không thể vội vàng".
Đỗ Văn Hạo nhắc tới biến pháp làm mấy người Thái Xác của phái biến pháp cũng hứng thú, mỉm cười.
Cuối cùng vấn đề này cũng được thông qua. Vấn đề cuối cùng là một đề tài đơn giản. Đó là thông báo với đồng minh Đại Liêu chuyện tân đế kế vị, kể cả việc tặng Đại Liêu một số đồ vật quý giá tiên đế Tống Thần Tông từng sử dụng làm kỷ niệm.
Khi thương nghị chấm dứt, thời gian vẫn còn sớm, Đỗ Văn Hạo quyết định đi tìm Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao . Hắn muốn sửa đổi việc cử quan văn làm tổng chỉ huy chiến dịch đánh Tây Hạ nếu không chỉ e hậu quả của trận chiến này là không thể tưởng tượng nổi.
Đỗ Văn Hạo đi tới Phúc Ninh cung. Nội thị nói với Đỗ Văn Hạo, Thái Hoàng Thái Hậu đang ở trong ngự hoa trong Ngự hoa viên. Thái Hoàng Thái Hậu đã có chỉ, Đỗ Văn Hạo tới gặp thì trực tiếp dẫn vào, không cần phải thông báo vì vậy nội thị đã dẫn Đỗ Văn Hạo vào Ngự hoa viên. Từ xa hắn đã thấy Cao Thao Thao đang đứng chỉ trỏ trên một ngọn núi nhỏ giữa một đám người vây quanh. Trong số đó có mấy người mặc quan bào.
Sau khi Đỗ Văn Hạo leo lên ngọn núi nhỏ hắn mới nhìn rõ mấy người mặc quan bào trên núi. Trong những người đó có một lão giả, đó là Thượng thư bộ công, mấy người còn lại là quan lại bộ Công cùng thợ thủ công. Đỗ Văn Hạo đi tới sau Thái Hoàng Thái Hậu, chắp tay nói: "Thái Hoàng Thái Hậu!".
Cao Thao Thao nghe giọng nói của Đỗ Văn Hạo thì vui mừng quay đầu lại hỏi: "Khanh đã tới rồi! Thương nghị đã xong rồi sao?"
"Đã xong hết rồi. Vi thần định bẩm báo với Thái Hoàng Thái Hậu về một số tình hình của hội nghị Tể chấp".
"Hay. Thế nhưng trước tiên khanh hãy giúp Ai gia xem nên tu sửa đình ngắm mưa này như thế nào?' Cao Thao Thao giơ tay chỉ về phía trước.
Đỗ Văn Hạo không chú tới hướng chỉ tay của Cao Thao Thao. Hắn tưởng rằng nàng muốn xây dựng ngay ở dưới chân hắn liền quan sát xung quanh. Trên ngọn núi nhỏ này có đủ các loại hoa cỏ, trên sườn núi có trồng mấy cây tùng. Phía trước có một hồ nước, nước hồ xanh biếc.
Trong Ngự hoa viên có một con sông nhân tạo, dẫn nước từ sông bên ngoài thành vào trong. Nước chảy vòng quanh hậu hoa viên rồi ra ngoài Hoàng thành vì vậy nước trong hồ này luôn lưu thông. Cảnh non nước thanh tịnh và đẹp đẽ. Một hành lang cửu khúc uốn lượn trên mặt hồ. Đối diện với mặt nước xanh biếc bên dưới ngọn núi là đình đài lầu các ở xa xa, có thể nhìn thấy cả ngói Lưu ly trên các mái nhà.
Phía sau ngọn núi nhỏ là một am ni cô nhỏ xinh. Đây có lẽ là am của Thái Hoàng Thái Hậu Tào thị khi còn sống thườn ăn chay niệm phật ở đây. Trong am chỉ có hai nữ ni, Thái Hoàng Thái Hậu Cao Thao Thao đều giữ lại, ban thưởng tiền và vàng bạc.
Đỗ Văn Hạo nói: "Đình hóng mưa ở đây thì không còn chỗ nào tốt hơn. Bên dưới là hồ nước hoa sen, non xanh nước biết, thanh tĩnh lại ưu nhã, cũng không cần lo lắng muỗi nhỏ của hồ nước làm mất hứng. Rất hợp!".
Cao Thao Thao trừng mắt nhìn Đỗ Văn Hạo nói: "Ta không nói ở chỗ này. Ý của ta là ở phía trước kia".
Đỗ Văn Hạo hoảng hốt nói: "Ở phía trước?""Đúng vây. Trước tiên khanh hãy xem bản vẽ đi. Bản vẽ này Ai gia đã lệnh cho bộ Công vẽ ra cả đêm hôm qua bản phác thảo này. Khanh hãy nhìn xem thế nào?"
Đỗ Văn Hạo cười nói: "Thái Hoàng Thái Hậu làm việc rất nhanh chóng nghiêm túc. Tối hôm qua quyết định, hôm nay đã có bản vẽ lại còn khởi công ngay lập tức".
Cao Thao Thao cười nói: "Ai gia vốn tính nóng vội, không chấp nhận những chuyện chậm chạp. Trước tiên khanh hãy xem bản vẽ".
"Được!" Đỗ Văn Hạo nhận bản vẽ, mở ra xem. Tất cả đều là bản vẽ hoàn chỉnh. Tờ thứ nhất vẽ toàn cảnh. Những tờ sau vẽ bố cục của từng phần.Đỗ Văn Hạo giật mình kinh hãi khi nhìn vào bản vẽ.
Hoàng cung của Bắc Tống không lớn. Ngự hoa viên cũng chỉ rộng bằng hai, ba sân bóng mà thôi. Trong đó vườn Ngư hoa hậu uyển của cao tằng Thái Hoàng Thái Hậu Tào thị đã chiếm mất hơn một nửa. Tất cả đều trông hoa. Ngoại trừ chùa miếu và mấy ngôi đình hóng mát, tất cả là một vườn hoa trông như gấm.
Hiện tại nhìn trên bản vẽ, vườn Ngự hoa hậu uyển đã vượt qua ra bên ngoài Hoàng cung, mở rộng hẳn về phía tây khiến cho bây giờ Hoàng cung có diện tích gần gấp đôi so với ban đầu.
Hiện trên bản đồ là một mảnh đất rộng lớn vẫn còn trống không. Ở giữa trung tâm mảnh đất là một cái hồ nước. Hồ nước này có nối liền với hồ sen của Ngự hoa viên. Ở giữa hồ có một hòn đảo nhỏ, hình chữ nhật, lớn hơn sân bóng đá một chút.
Dựa theo kiến trúc hiện lên trên bản vẽ thì thấy đó là một ngôi lầu ba tầng, chạm trổ bạch ngọc xung quanh. Trên mái của tầng lầu thứ ba có lợp ngói. Bốn mặt có mười sáu đường lan can đối xứng nhau uốn lượn như mây, cao đến ngang hông, hiển nhiên là nơi dùng để đàn ca, thi họa, múa kiếm giải trí cùng với ngắm cảnh.Bốn phía xung quanh của lầu hai và lầu một đều là cửa sổ nhỏ nhắn xinh xắn, chạm khắc. Mỗi cánh cửa sổ to đều có thể đẩy ra được. Các phòng được thiết kế đồng bộ có đầy đủ vật dụng.
Bốn phía xung quanh hòn đảo nhỏ trồng rất nhiều chuối ba tiêu. Trên mặt chuối ba tiêu có kẹp những thanh trúc. Một đầu thành trúc có giọt nước nhỏ xuống. Một guồng nước kiểu cổ dẫn nước từ hồ chảy vào thanh trúc, quanh quẩn quanh núi nhỏ. Trên thanh trúc có những lổ nhỏ chảy nhỏ giọt xuống những cây chuối ba tiêu như thế ngay cả những ngày không mưa vẫn có thể nghe thấy tiếng mưa rơi, đồng thời còn có thể tưới nước cho hoa cỏ trên núi.
Đỗ Văn Hạo nói: "Thái Thái Hoàng Thái Hậu, toà tiểu lâu giữa hồ này không có cầu. Có phải là định dùng thuyền bơi ra đó không?'
Cao Thao Thao mỉm cười gật đầu. Nàng dùng mắt ra hiệu cho Đỗ Văn Hạo. Hai người bước ra một chỗ cách hơi xa các quan viên cùng thợ thủ công bộ công rồi mới thì thào nói: "Không sai vậy chúng ta có thể ở trên đảo giữ hồ nghe mưa. Bốn phía xung quanh chỉ có nước cùng tiếng mưa rơi. Không lo nghĩ gì, ung dung tự tại".
"Đúng vậy. Chỉ cần nghe nàng nói ta cũng cảm giác như tâm tình mình rất thong dong. Suy nghĩ rất hay, rất tinh tế".
Cao Thao Thao cười có vẻ đắc ý nói: "Chỉ cần ngươi thích là được".

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.