Đỗ Văn Hạo thoáng sửng sốt, trong lòng hắn thầm khen ngợi. Thảo nào Hoàng đế Tây Hạ phái ông ta tới đàm phán. Lão già này thực sự biết nhẫn nhịn. Ngay cả khi mình nhục mạ Hoàng đế của lão, lão vẫn có thể không tức giận, không đáp trả. Lão quả thực là một cao thủ trong đàm phán. Khi nghe những lời thành thật của lão, lửa giận trong lòng Đỗ Văn Hạo cũng giảm xuống phân nửa. Hắn bất chở nghĩ tới việc đàm phán chính là một quá trình cò kè mặc cả. Ban đầu đối phương đưa ra điều kiện rất hà khắc cũng không có gì ngạc nhiên. Tiếp theo là tới hắn chính thức trả giá nên cũng không cần phải tức giận.
Đỗ Văn Hạo liếc nhìn ông ta một cái rồi mới chậm rãi quay lại, hắn vén áo bào ngồi xuống ghế nói: "Tốt lắm. Ta sẽ nêu lên điều kiện của chúng ta. Chúng ta sẽ không đưa ra một cái giá trên trời sau đó lại tiếp tục đàm phán với các ngươi. Chúng ta không có thời gian".
"Tại hạ xin rửa tay lắng nghe".
"Được. Điều kiện của chúng ta là chúng ta sẽ giúp Hoàng đế của các ngươi đoạt lại Hoàng quyền nhưng phải theo một phương thức an toàn. Để đổi lấy việc đó thì thứ nhất các ngươi không được tiếp tục xưng Đế. Đại Tống chúng ta sẽ sắc phong cho hắn làm Phiên Vương. Tây Hạ vẫn do hắn quản lý. Bổ nhiệm quan lại, quyền thu thuế, quản lý dân chúng vân vân. Tất cả được duy trì theo tình trạng hiện nay. Đại Tống không có bất kỳ can thiệp nào".
Đỗ Văn Hạo nói xong chờ Nguy Mã lên tiếng phản đối nhưng hắn không ngờ Nguy Mã vẫn ngồi yên lặng, lặng lẽ nhìn hắn như trước.
Đỗ Văn Hạo không biết rằng trước khi Tây Hạ xưng Đế vốn chịu xự quản lý của triều Tống, tiếp nhận sắc phong của triều Tống. Dù sau này Tây Hạ xưng Đế nhưng vẫn tiếp nhận sắc phong của Đại Tống, hàng năm vẫn tiến cống Đại Tống. Đương nhiên đổi lấy việc đó là "Ban thưởng hàng năm" càng nhiều. Đối với Hoàng đế Tây Hạ mà nói, có xưng đế hay không cũng chẳng quan trọng. Hoàng đế là danh hiệu tối cao nhất của người cai trị đối với người Hán, bọn họ đương nhiên không quá quan trọng việc đó. Bọn họ chỉ cần bản thân mình vẫn đứng đầu Tây Hạ là được. Từ Hoàng đế chuyển thành Phiên Vương mà có thể đổi lấy sự tiến cống hàng năm với số lượng lớn thì đối với bọn họ cũng đã quá ưu thế rồi. Vì vậy Nguy Mã có bất kỳ phản ứng nào với điều kiện của Đỗ Văn Hạo mới là chuyện lạ. Đương nhiên bọn họ sẵn sàng đồng ý với điều kiện của Đỗ Văn Hạo.
Đỗ Văn Hạo thầm kinh ngạc nhưng hắn vẫn nói tiếp: "Thứ hai, quân đội của các ngươi, ngoại trừ một vạn quân của đội bảo vệ Hoàng gia, tất cả quân đội còn lại phải tập trung ở biên giới với Đại Tống, do Đại Tống chỉ huy. Quân đội Đại Tống vào đóng quân ở Tây Hạ, có quyền sử dụng Sơn mã đan của Tây Hạ và các phương tiện quân sự khác. Vì bảo vệ Tây Hạ, quân đội Đại Tống có quyền đóng quân ở bất kỳ địa điểm nào trong Tây Hạ, đảm nhiệm việc phòng thủ, tất nhiên là ngoại trừ Hoàng cung".
Điều kiện này cuối cùng cũng khiến gương mặt tươi cười của Nguy Mã thoáng biến đổi nhưng ông ta vẫn không nói câu nào, yên lặng lắng nghe.
Đỗ Văn Hạo lại thầm than thở: lão già này quả thực rất lợi hại. Hắn nói tiếp: "Thứ ba. Từ nay về sau Tây Hạ không được tự do ký kết hiệp định với Đại Liêu hay bất kỳ quốc gia nào khác. Việc đối ngoại của quốc gia chỉ có thể do Đại Tống tiến hành. Hay nói một cách khác những chuyện có liên quan tới danh nghĩa quốc gia chỉ có thể do Đại Tống thực hiện. Tây Hạ không thể tham sự. Tốt lắm. Đây chính là ba điều kiện của chúng ta".
Dừng lại một chút rồi Đỗ Văn Hạo lại bổ sung: "Nói một cách đợn giản. Từ bây giờ Tây Hạ trở thành thuộc quốc của Đại Tống. Quyền quân sự, ngoại giao do Đại Tống phụ trách. Những quyền lực còn lại vẫn do Phiên Vương Tây Hạ các ngươi quản lý. Đại Tống sẽ không can thiệp. Tiền thuế thu được trong dân chúng cũng không phải giao nộp một phân nào cho triều đình. Hiểu chưa?'
Nguy Mã nuốt nước bọt một tiếng, cười gượng nói: "Những điều Tể Chấp đại nhân nói tại hạ đã nghe rõ. Đối với điều kiện thứ nhất tại hạ đã được Hoàng đế trao quyền nên có thể đồng ý. Đối với điều kiện thứ ba của ngài, tại hạ cần phải quay về bẩm báo với Hoàng thượng. bản thân tại hạ có thể nói điều kiện này không có vấn đề gì lớn. Nhưng đối với điều kiện thứ hai của ngài: biên chế lại quân đội Tây Hạ, quân đội Đại Tống tiến vào đóng ở Tây Hạ. Điều kiện này quá kà khắc, chúng ta không thể đồng ý".
Kết quả này hoàn toàn nằm trong dự tính của Đỗ Văn Hạo. Đối với điều kiện thứ nhất, trước kia bọn họ đã từng tiếp nhân hiển nhiên không có vấn đề gì. Điều kiện thứ ba về vấn đề ngoại giao. Đây chính là cái gọi là "nhược quốc không ngoại giao". Ở thời cổ đại, giao thông không phát triển, cũng chỉ có quan hệ với các quốc gia lân cận mà thôi. Trong khi đó lân cận với Tây Hạ chính là Đại Liêu và Thổ Phiên. Công việc ngoại giao vô cùng hạn hẹp. Hơn nữa người cổ đại cũng không quá chú tâm tới quyền ngoại giao độc lập.
Điều bọn họ quan tâm nhất chính là lợi ích thực tế. Dù điều này là một cái giá rất lớn nhưng so với Hoàng quyền còn đáng giá hơn nhiều nên cũng có thể miễn cưỡng chấp nhận. Điều kiện thứ ba là quyền quân sự. Không có quân sự, Hoàng quyền không thể đảm bảo. Chưa tới con đường cùng, bất kỳ ai cũng không đồng ý với điều kiện này.
Trong khi đó Tây Hạ còn lâu mới bước vào đường cùng. Hoàng đế Huệ Tông cũng hiểu rõ rằng không có quân đội Hoàng quyền có hắn dù có phục hồi thì sớm muộn cũng mất.Thế nhưng đối với Đỗ Văn Hạo mà nói. Điều kiện thứ nhất và điều kiện thứ ba chỉ là hư. Điều kiện thứ hai mới là thực. Đây là điều kiện quan trọng nhất của Đỗ Văn Hạo. Dù đã nghĩ tới kết quả này nhưng hắn vẫn khá thất vọng, hắn cười nói: "Các người không bẩm báo lên Hoàng thượng của mình sao đã biết hắn sẽ không đồng ý?"
"Không cần phải bẩm báo. Tại hạ biết rõ Hoàng thượng có thể chấp nhận những điều kiện nào".
"Ồ?" Đỗ Văn Hạo cười nói: "Nếu đã như vậy trong tay Nguy đại nhân có quân bài tẩy của mình sao? Vậy không nên hao tổn tâm trí nữa, hãy xuất bài ra đi để xem chúng ta có thể tiếp nhận hay không. Ngài nên biết phế bỏ Lương Thái hậu, đoạt lại Hoàng quyền là chuyện rất cấp bách. Hãy coi chừng đêm dài lắm mộng".
"Đúng. Đại nhân nói không sai. Hoàng thượng tại hạ cũng lo lắng như thế nên muốn lần đàm phán thứ nhất đạt được ngay hiệp định, không tốn nhiều thời gian quanh co. Hãy tận dụng lần đàm phán này để đạt được điều kiện hai bên có thể chấp nhận được".
"Vậy hãy lật bài đi".
"Ha ha. Kỳ thật tại hạ không có lá bài nào. Điều kiện thứ nhất và thứ ba của đại nhân chúng ta hoàn toàn đồng ý. Điều kiện thứ hai của đại nhân chúng ta rất khó chấp nhận. Đại nhân có thể đổi lại một điều kiện khác không?"
"Vậy ngài hãy nói xem điều kiện nào ngài mới đồng ý?"
Đỗ Văn Hạo không ngờ thoáng cái con át chủ bài đã lộ ra. Bây giờ bọn họ đang đi cầu người khác. Người cần sôt ruột chính là bọn họ. Hắn phản tận dụng khả năng này thu hoạch được lợi ích lớn nhất vì vậy Đỗ Văn Hạo đã đá quả bóng sang phía đối phương để đối phương xuất hết bài.
Nguy Mã suy nghĩ một lát rồi chắp tay nói: "Thế này đi tiền cống hàng năm của Đại Tống cho Tây Hạ giảm đi một nửa, được không?"
Đỗ Văn Hạo cười nhạt nói: "Tiền cống hàng năm sao? Ngài không nói chuyện này ta vẫn nói về chuyện này. Ngài cảm thấy hàng năm Đại Tống chúng ta phải ban tiền tiến cống là công bằng sao?"
"Đó là của Đại Tống ban cho Tây Hạ chúng ta".
"Ta trịnh trọng nói cho ngài biết, hy vọng ngài có thể chuyển lời tới Huệ Tông đế của ngài sau này Đại Tống của ta sẽ không trả tiền tiếng cống hàng năm nữa. Chúng ta muốn xoá bỏ quy định này bởi vì đây là một điều ước không công bằng".
"Không công bằng ư? Tại sao?"
"Tại sao? Ngài còn hỏi tại sao ư? Ha ha. Hai bên đều muốn hoà bình vậy dựa vào cái gì chúng ta phải trả tiền cống hàng năm để đổi lấy hoàn bình? Có phải các ngài nghĩ rằng chúng ta sợ các ngài sao?"
Nguy Mã bình tĩnh hỏi: "Tể Chấp đại nhân. Thế này đi, chúng ta hãy cùng thống nhất một số điều kiện. Lúc trước chúng ta đã nhất trí quý quốc đống ý xuất binh giúp Hoàg đế tại hạ giành lại Hoàng quyền. Hai bên sẽ kết nghĩa huynh đệ, vĩnh viễn không giao chiến với nhau".
"Ngưng chiến duy trì hòa bình là nguyện vọng của hai bên, không thể dùng làm điều kiện trao đổi".
Nguy Mã gượng cười nói: "Được, tại hạ đồng ý với điều kiện của Tế Chấp đại nhân, hai bên đạt được kết quả cuối cùng. Chúng ta sẽ trả lại quý quốc bốn vạn tù binh, đổi lại quý quốc trả lại Trại Bảo ở nam Lan Châu và Hoành Sơn đã xâm chiếm của chúng ta. Điều kiện này có được không?'
Đỗ Văn Hạo lắc đầu nói: "Không được. Tù binh phải phóng thích không điều kiện. Nếu hai bên đã kết huynh đệ, không thể giam giữ bất kỳ ai. Đương nhiên đây chính là kết quả của việc kết huynh đệ. Các ngài đương nhiên phải trả lại chúng ta bốn vạn tù binh vô điều kiện".
Nguy Mã cười gượng nói: "Từ xưa tới nay không có chuyện trao trả tù binh vô điều kiện".
"Đến thời ta thì có" Đỗ Văn Hạo lạnh lùng nói: "Ngược lại nếu như chúng ta bắt được tù binh của các ngài. Tơi khi hai bên kết huynh đệ xong, chúng ta cũng sẽ thả tù binh của các ngài vô điều kiện".
"Tể Chấp đại nhân, trong tác chiến trước kia của quý quốc với Tây Hạ chúng ta chưa từng có chuyện thả tù binh vô điều kiện".
Đỗ Văn Hạo nói: "Vậy thì ta sẽ cho người thống kê số tù binh của các ngài bị chúng ta bắt được, hai bên sẽ tiến hành trao đổi".
"Thế nhưng hình như chúng ta bắt được tù binh nhiều hơn quý quốc, như vậy chúng ta thiệt thòi rất nhiều".
"Thiệt thòi gì mà thiệt thòi? Một khi hai bên đã bãi binh, tù binh phải được thả ra vô điều kiện. Đây không phải là cuộc mua bán mà phải mặc cả".
Quả thực Nguy Mã dở khóc dở cười. Ông ta phát hiện ra muốn thuyết phục Đỗ Văn Hạo về điều kiện phóng thích tù binh rất khó khăn trong khi đó luc snày ông ta muốn nhanh chóng đạt được hiệp định kết đồng minh. Vấn đề tù binh không thoả thuận được, chỉ có thể dùng biện pháp khác. Nguy Mã nói: "Vậy vấn đề này chúng ta không nói nữa. Chúng ta hãy đàm phán vấn đề khác…".
"Không" Đỗ Văn Hạo thản nhiên nói: "Nếu muốn kết huynh đệ, nhất định phải trả lại tù binh vô điều kiện. Nếu không coi như chúng ta chưa từng thương lượng bất kỳ điều gì".
Rốt cuộc Nguy Mã cũng xa sầm mặt: "Nếu đại nhân đã nói như vậy khi hai bên đã ký kết đồng minh, quý quốc có trả lại phần lãnh thổ của chúng ta đã bị quý quốc chiếm hay không?"
Đỗ Văn Hạo liền nhớ tới lúc Trung Quốc và Liên Xô ký kết đồng minh. Lúc ấy Liên Xô cho rằng Trung Quốc phải dựa vào mình nên không chịu trả lại Trung Quốc phần lãnh thổ của Trung Quốc bị Sa Hoàng chiếm đoạt trước đó. Cuối cùng hai bên vẫn lý kết đồng minh nhưng Liên Xô nhất định không trả lại phần lãnh thổ đã chiếm trước đây. Bây giờ hắn quyết định cũng dựa theo cách làm của thế mạnh như vậy vì đối phương là người cầu cứu mình.
Đỗ Văn Hạo cười nhạt nói: "Đât đai không giống như người. Đất đai người nào chiếm thì là của người đó. Tù binh trong chiến tranh bị các ngài bắt giữ là tướng sĩ của Đại Tống vậy nhất định phải trả lại cho quân ta".
"Tể Chấp đại nhân nói vậy không phải cưỡng từ đoạt lý sao?"
"Cưỡng từ đoạt lý sao? Ha ha, ta muốn hỏi Nguy đại nhân mấy vấn đề, được không?"
"Xin mời Tể Chấp đại nhân".
"Xin hỏi Tây Hạ các ngài lập quốc khi nào?"
"Cảnh Tông Hoàng đế lên ngôi năm Hiển Đạo, cũng là năm Bảo Nguyên của Đại Tống".
"Vậy ta xin hỏi trước đây Tây Hạ là đất đai của ai?"
"Lý thị Đảng Hạng".
"Bọn họ tiếp nhận sắc phong của ai?'
"Đại Liêu và Đại Tống".
Đỗ Văn Hạo vỗ đùi nói: "Hay. Lại nói tiếp đất đai của cả Tây Hạ các ngài là của Đại Tống, vậy có cần phải trả lại không?"
"Điều này không đúng. Khi ấy Đảng Hạng chỉ kết đồng minh với Đại Tống, tiếp nhận sắc phong mà thôi. Đại Tống không quản lý Tây Hạ".
Đỗ Văn Hạo cũng không biết nhiều lắm về thời kỳ lịch sử này nên cũng không biết ông ta nói có phải sự thật hay không vì vậy hắn tiếp tục vòng vo: "Thử hỏi chẳng lẽ từ khi Tây Hạ các ngài lập nước tới nay có từng chiếm đất của Đại Tống không? Đã từng xâm chiếm lãnh thổ của người khác chưa?"
Nguy Mã thoáng sửng sốt. Tây Hạ đã từng động binh đao với người Hồi Hột và chiếm một phần lớn lãnh thổ. Khi xảy ra chiến tranh với Đại Tống cũng đã từng chiếm đất đai của Đại Tống và cũng bị Đại Tống chiếm đất đai. Thật ra trong lãnh thổ của hai bên đều có phần đất chiếm lãnh của đối phương. Điều này là không thể tránh khỏi. Nếu như trong đàm phán bình thường nhất định ông ta sẽ chậm rãi quấy rối tranh cãi nhưng bây giờ ông ta có việc cầu người. Ông ta không thể làm thế chọc giận đối phương gây ra tác hại ngược lại.
Bây giờ ông ta muốn nhanh chóng liên kết đồng minh, lợi dụng lực lượng của Đại Tống đoạt lại Hoàng quyền. Đó chính là điều quan trọng nhất. Những lãnh thổ đã chiếm của đối phương cũng không muốn trả lại vậy càng không thể yêu cầu đối phương cắt trả lại đất đai. Nguy Mã cũng không muốn nhắc lại chuyện Đại Tống cắt bốn khu vực Gia Lô, Mễ Chi, Phù Đồ, An Cương nữa, ông ta hậm hực nói: "Điều này không phải là vấn đề thương thảo".
"Đương nhiên là một vấn đề" Đỗ Văn Hạo thầm đắc ý nhưng sắc mặt hắn lại lộ ra vẻ tức giận: "Nguy đại nhân, đàm phán phải xuất phát từ thành tâm. Không thể nói với nhau bằng miệng, cần phải có hành động thực tiễn mới được. Không nên nói những điều không tồn tại. Hãy nói tới những điều thật sự. Điều kiện đối với hai bên phải công bằng".
Nguy Mã thở dài nói: "Vậy theo như Nguy Mã đại nhân như thế nào mới gọi là điều kiện công bằng?"
Đỗ Văn Hạo cũng chẳng muốn vòng vo nữa. Hắn cũng hiểu bọn họ không chịu chấp nhận điều kiện thay đổi quân đội Tây Hạ nên nói: "Được. Ta thấy ngài là một người kiên quyết, nói thẳng thực. Bây giờ ta thay đổi điều kiện một chút. Các ngài chỉ cần đồng ý với mấy điều kiện này của chúng ta. Trong mấy điều kiện này, không thể sửa đổi bất kỳ điều kiện nào. Đồng ý thì đồng ý, không đồng ý thì thôi".
"Được, xin mời Tế Chấp đại nhân cứ nói".
Điều kiện để chúng ta xuất binh giết chết Lương Thái hậu, đoạt lại Hoàng quyền cho các ngài như sau. Thứ nhất, thả toàn bộ tù binh của chúng ta vô điều kiện. Thứ hai huỷ bỏ tiền tiến cống. Thứ ba từ bỏ xưng đế. Đại Tống chúng ta sắc phong làm Tây Hạ Vương. Tây Hạ vẫn do người Tây Hạ quản lý. Thứ tư phủ Tuyên Hoá, vùng đất phía nam Lương Châu cắt lại cho Đại Tống chúng ta".
Nguy Mã nghe mấy điều kiện trước thì liên tục gật đầu sau khi nghe điều kiện cuối cùng thì thoáng sửng sốt, cười gượng nói: "Đại nhân nói thật hay nói giỡn vậy? Vùng đất đó là một trong những nơi trù phú nhất Tây Hạ, sao có thể cắt nhường lại đây? Những điều kiện khác đều dễ dàng nhưng điều kiện cuối này..ha ha rất khó tuân theo. Hay là đại nhân hãy đổi lại điều kiện khác đi nha".
Đỗ Văn Hạo đứng dậy nói: Ta đã nói rồi. Mấy điều kiện này không thể sửa lại bất kỳ điều kiện nào. Đồng ý thì đồng ý, không đồng ý thì thôi. Các ngài không chịu cắt vùng đất này cho chúng ta, vậy cũng không sao. Dù sao sau này quân đội Đại Tống chúng ta cũng đoạt lại mấy vùng đất này. Các ngài không tin thì cứ chờ xem. Cáo từ!".
"Đại nhân! Có chuyện gì hãy từ từ thương lượng".
Đỗ Văn Hạo đã nghĩ rất kỹ. Đây chính là cơ hội ngàn năm một thuở để đoạt lấy trường nuôi ngựa Sơn Đan. Hắn muốn thành lập một đội quân kỵ binh thì nhất định phải trông cậy vào trường nuôi ngựa lớn thứ hai thế giới này. Điều kiện này nhất định không thể buông tha cho dù có thể buông tha hai điều kiện đầu tiên cũng được. Huống chi ba điều kiện đầu bọn họ đã đồng ý, chỉ coi như là điều kiện phụ vào vì vậy Đỗ Văn Hạo không muốn bàn tiếp, hắn không để ý tới Nguy Mã, quay lưng rời đi.
Thái Kinh vội vàng đuổi theo. Hắn cũng không dám nói lung tung điều gì, chỉ tiễn chân Đỗ Văn Hạo ra cửa. Trước khi lên kiệu Đỗ Văn Hạo dặn dò Thái Kinh chăm sóc vị sứ thần Tây Hạ này rồi lên kiệu về Ngũ Vị đường.