Trùm Tài Nguyên

Chương 600: Làm lại tuyến dầu Angarsk




Đúng vào lúc những nhà giàu có trong huyện Bình Xuyên đều đang chú ý vào việc cho thuê những dinh thự cổ trong khu thành cổ thì trong một cuộc họp của thành ủy Bình Xuyên phó chủ tịch Lưu Trì cũng đã đưa ra văn bản đề nghị “chỉnh đốn trật tự thị trường xe taxi của huyện”, xét thấy việc thuê xe của nhân dân trong huyện ngày một tăng lên, mà thị trường taxi lại chưa được quản lý nghiêm khắc nên có chút náo loạn. Thứ nhất sẽ làm cho những người có nhu cầu thuê xe không được đáp ứng, thứ hai có một số lượng lớn xe đen xuất hiện, không những làm thị trường thêm náo loạn mà còn mang tới hàng loạt ảnh hưởng xấu khác gây ra rất nhiều bất bình cho người dân. Lưu Trì đã đưa ra một ít tài liệu của cục thương nghiệp và cục công an anh ta có từ lúc đến huyện nhậm chức cho tới bây giờ và đưa cho những người có mặt trong hội nghị, điều này làm kiến nghị của anh ta càng có sức thuyết phục.
Lưu Trì đề xuất, để chỉnh đốn trật tự thị trường xe taxi của huyện cũng như từng bước phát triển và quy hoạch thị trường taxi, anh ta dự định trong thời gian sắp tới sẽ thu hút vốn mở ra hai công ty taxi chính hiệu, đưa thị trường taxi của huyện vào khuôn khổ cũng đồng thời là một đòn đả kích mạnh vào thị trường xe đen đảm bảo quyền lợi hợp pháp cảu người dân Bình Xuyên. Trong cuộc họp do Lưu Trì đề cập đến chuyện này quá đột ngột, các lãnh đạo khác trong huyện cần có thời gian để cân nhắc thêm vì vậy vẫn chưa có quyết định cụ thể gì, nhưng mục đích của Lưu Trì thực ra đã đạt được rồi.
Vì chủ tịch Lương đối với hành động lần này của Lưu Trì tỏ ra rất hờ hững không đưa ra đánh giá tích cực nào nhưng cũng không biểu hiện phản đối. nên có rất nhiều người cho rằng Lương Lữ ngầm đồng ý với Lưu Trì, mà tiếp theo những thương gia đến từ thành phố Thiên Hán sẽtứ phía ra tay lôi kéo các lãnh đạo của các nghành có liên quan, ngầm hứa hẹn vô số lợi ích để đổi được sự ủng hộ của bọn họ. Và thế là những cơn sóng ngầm ẩn chứa dưới mặt hồ phẳng lặng ở huyện Bình Xuyên đã bắt đầu nổi sóng.
Lý Đông Tinh đứng trước cửa sổ phòng làm việc của mình hút thuốc, vừa nhìn ra ngoài trời nắng gắt trong lòng lại không hề bình tĩnh như những gì ông ta biểu hiện ra ngoài.
Đối với sự xuất hiện của Lưu Trì, nói thật Lý Đông Tinh đã sớm có tâm lý chuẩn bị, những chuyện như thế này trên chốn quan trường quá là bình thường, có thể để mình ở lại huyện Bình Xuyên cho đến sau khi quy hoạch nó vào thành phố Phụng Nguyên là đã quá nể tình rồi. Tất nhiên đây cũng là kết quả nhiều năm ông ta và nhà họ Phương đã phối hợp rất ăn ý. Là kết quả mà nhà họ Phương và những đồng mình của họ tạo ra.
Lý Đông Tinh cũng chẳng quyến luyến gì cái chức bí thư huyện ủy Bình Xuyên này, ở huyện Bình Xuyên nhiều năm như vậy ông ta cũng đã sớm có khát vọng bước lên một vũ đài cao hơn để có thể phát huy được tài hoa của mình. Hơn nữa ông ta cũng không lo lắng, đổi vị trí công tác mới ông ta không thể thích nghi được, ông ta tin vào năng lực của mình, càng tin rằng dưới sự ủng hộ tài chính của nhà họ Phương, ông ta sẽ có dịp trổ hết tài năng.
Nhưng…điều này cũng không có nghĩa là ông ta có thể dễ dàng vô điều kiện để cho Lưu Trì ở trước mặt ông ta phát triển tầm ảnh hưởng của mình, có thể để cho anh ta tự do đến thay đổi hiện trạng của Bình Xuyên.
Đối với đề xuất chấn chỉnh hoạt động của thị trường xe taxi của Lưu Trì ông ta đã xem không chỉ một lần. Hơn nữa tình hình chỉnh đốn trật tự thị trường xe ở Thiên Hán ông ta cũng đã cho người đi tìm hiểu, kết quả đạt được làm cho ông ta cảm thấy tương đối bất mãn. Nếu theo như kết quả chỉnh đốn của thành phố Thiên Hán và đề xuất của Lưu trì vậy thì thị trường xe taxi của Bình Xuyên trong tương lai hoàn toàn nằm trong tay hai công ty taxi kia.
Tuy nói trước mắt, ông ta vẫn chưa thấy được điểm khiếm khuyết nào làm cho người ta không thể chấp nhận được, nhưng Lý Đông Tinh lại nhậy cảm nhận ra được, nếu như thật sự dựa theo phương án này để chỉnh đốn lại thị trường cho thuê xe tương lai rất có khả năng sẽ xảy ra chuyện phiền toái. Giấy phép lái xe taxi chỉ có thể cấp cho công ty, và cá nhân chỉ có thể xin được ở công ty, mà hai công ty này lại toàn là những nhà đầu tư của thành phố Thiên Hán, nếu nói hai công ty này sau này có mưu mẹo gì chẳng phải là tự mình chôn vào một quả bom hẹn giờ sao.
Tuy rằng, đợi khi huyện Bình Xuyên được chuyển vào thành phố Phụng Nguyên, Lý Đông Tinh cũng đã được chuyển đến những vị trí khác rồi, Lý Đông Tinh cũng đã sớm có tâm lý chuẩn bị cho chuyện này, nhưng huyện Bình Xuyên dù sao cũng là nơi ông ta sinh ra, chính từ nơi này ông ta vốn chỉ là một quyền chủ tịch huyện nho nhoi trở thành một bí thư huyện ủy, và trở thành một vị bí thư huyện biết phát triển kinh tế nổi tiếng mà cả tỉnh ngưỡng mộ, những phát triển trong những năm gần đây của huyện Bình Xuyên cũng có những khó khăn vất vả của ông ta. Thậm chí có thể nói, huyện Bình Xuyên là tác phẩm mà mấy năm nay ông ta lao tâm khổ tứ để tạo thành. Tuy rằng người đi tiếng mất vốn là thông lệ của chính trường Hoa Hạ, nhưng ông ta vẫn không muốn nhìn thấy sau khi ông ta đi tình hình phát triển trước mắt của Bình Xuyên sẽ có thay đổi gì. Đặc biệt là khi Lữ Lương cũng rất có khả năng nối gót ông ta nhanh chóng ra đi, điều này làm Lý Đông Tinh lại càng không yên tâm. Vì vậy, làm thế nào để trị Lưu Trì đang là vấn đề làm Lý Đông Tinh đau đầu.
Phương Minh viễn lúc này cũng đang kinh ngạc khi biết được một tin tức.
Asohon Kagetsu từ Nga báo về một tin, một số người trong công ty dầu khí Yugan Trask của Nga đang thuyết phục chính phủ đề xuất với chính phủ Hoa Hạ xây dựng một hệ thống đường ống dần dầu từ Siberia qua Mông Cổ đi vào nội địa Hoa Hạ nhằm phát triển thị trường xuất khẩu dầu sang Hoa hạ. Công ty dầu mỏ Yugan Trask mọi người khi nghe thì cảm thấy lạ nhưng công ty mẹ của nó là Chomsky Youke thì tin rằng có rất nhiều người không hề lạ lẫm nữa.
Kiếp trước Hoa Hạ, Nga và Nhật Bản chính vì tuyến dầu Angarsk, Angarsk – Nakhodka, Taishet mà xảy ra những chuyện ầm ĩ kinh khủng. Mà công ty ủng hộ xây dựng tuyến dần dầu Angarsk chính là công ty Chomsky Youke của Nga, chỉ có điều sau này dưới sự đả kích của tổng thống Pustin người chủ sở hữu công ty Chomsky Youke là Khodorkovsky bị vướng vào lao lý, công ty Chomsky Youke như rắn mất đầu, tuyến dầu Angarsk không có lực lượng trong nước Nga ủng hộ nên cuối cùng không thể địch lại nổi với hai tuyến dầu còn lại. Kết quả là hơn mười năm trời chuẩn bị cho việc lắp tuyến dầu Angarsk của Hoa Hạ làm người dân tiếc nuối thở dài.
Phương Minh Viễn lập tức điều tra về công ty Chomsky Youke, ở kiếp trước công ty Chomsky Youke là một công ty đầu sỏ ở Nga trong nghành dầu mỏ, là công ty đứng thứ hai ở Nga và thứ tư trên thế giới cũng là một công ty có 100% vốn tư nhân. Công ty vốn có tớihơn hai trăm nghìn nhân viên, khả năng sản xuất là một triệu bảy nghìn thùng dầu, sản lượng xuất khẩu là một triệu mười nghìn thùng, sản lượng dầu và sản lượng xuất khẩu dầu của nó lần lượt chiếm 10% và 18% tổng sản lượng dầu cảu Nga. Mà tương ứng với lúc đó Nga đã trở thành một quốc gia cung ứng dầu quan trọng bậc nhất trên thế giới. Nga lúc đó là nước sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới sau Ả rập Saudi và Mỹ. Từ đó có thể tưởng tượng công ty Chomsky Youke có tầm quan trọng đến nhường nào.
Nhưng ở những năm chín ba này, công ty Chomsky Youke vẫn còn chưa rơi vào ty của Haldore Khodorkovsky, ngân hàng nhân dân Menatep của y mãi đến tận hai năm sau mới có thể mua được cổ phần của công ty Chomsky Youke. Nhưng công ty Chomsky Youke đã có một lượng tài nguyên dầu đáng mơ ước ở vùng Tây Siberia.
Nói thật, Phương Minh Viễn để Asohon Kagetsu thu mua một lượng lớn các loại tài nguyên khoáng sản ở Nga cũng không nằm ngoài ý định muốn mua lại công ty Chomsky Youke. Nhưng chính phủ Nga nói thế nào cũng không chịu chuyển nhượng, cuối cùng Asohon Kagetsu đành từ bỏ ý định thu mua, điều này làm Phương Minh Viễn vô cùng tiếc nuối. Có điều hắn không hề quên công ty này, cho nên vẫn lệnh cho Asohon Kagetsu liên tục theo dõi động tĩnh của công ty này để chờ thời cơ.
Theo Phương Minh Viễn, cuộc chiến về tuyến dầu Angarsk, thực ra không phải chỉ là cuộc chiến vì nguồn cung dầu mỏ của Hoa hạ và Nhật Bản mà trong đó còn bao hàm ý nghĩa sâu sắc hơn.
Tuyến dầu Angarsk sau khi được đề xuất, thị trường giá dầu mỏ vẫn đang còn ổn định chứ vẫn chưa đến mức làm người ta líu lưỡi như sau này. Lúc đó lượng dầu nhập khẩu của Hoa Hạ vẫn còn có hạn nên đối với đề xuất này cũng không nhiệt tình lắm. Đây cũng là lý do vì sao đến tận mười năm sau công việc nghiên cứu về ảnh hưởng của tuyến dầu Angarsk đến kinh tế của Hoa Hạ và Nga mới được các cơ quan có liên quan của hai nước hoàn thành, chỉ cần chính phủ hai nước phê chuẩn nữa là xong. Nhưng đúng vào lúc này, chính phủ Nhật Bản lại nhúng tay vào.
Lúc đó thủ tướng Koizumi của Nhật đã bay tới Moscow của Nga để ký kết “kế hoạch hợp tác năng lượng Nga-Nhật” với tổng thống pustin. Ông Koizumi đã sựa vào bản kế hoạch này để đề xuất Nga xây dựng tuyến dầu Angarsk – Nakhodka để chuyển dầu tới Nhật Bản. Trong kiến nghị ông Koizumi còn thừa nhận sau khi tuyến dẫn dầu này được đưa vào sử dụng nước Nhật mỗi ngày sẽ sử dụng không dưới một triệu thùng dầu nhập khẩu từ Nga, lại còn chuẩn bị trả cho chính phủ Nga một tỷ đo la phí xây dựng, giúp đỡ Nga khai thác giếng dầu và tu sửa đường ống. Cùng lúc đó chính phủ Hàn Quốc cũng đến quấy rối biểu hiện vô cùng ủng hộ đề xuất về tuyến dầu Angarsk – Nakhodka của thủ tướng Koizumi, kiến ghị nga nhận tiền viện trợ của Hàn Quốc để đẩy nhanh việc xây dựng tuyến dầu này.
Những biểu hiện của chính phủ Nhật và Hàn Quốc lập tức làm cho chính phủ Nga chần chừ. Chính phủ Nga lo lắng sau khi tuyến dẫn dầu Angarsk được vận hành, vì đường ống xuất khẩu dầu chủ yếu nằm ở nội địa Hoa Hạ như vậy chính phủ Nga sẽ mất đi vị trí chủ động trong việc thương lượng giá cả và số lượng dầu. Nhưng nếu kế hoạch về tuyến dẫn dầu Angarsk – Nakhodka nhanh chóng được thực thi không chỉ giải quyết được vấn đề sử dụng dầu cho công nghiệp của vùng Viễn Đông của Nga mà còn có thể xuất khẩu dầu sang Hoa Hạ, Nhật Bản, Hàn Quốc, như vậy Nga vừa có thể đạt được lợi ích kinh tế và cả lợi ích chính trị.
Mà mục đích của chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản thật ra cũng không khó đoán. Nhật Bản là nước nhập khẩu dầu lớn, trong đó 70, 80% đều đến từ Trung Đông, mà khu vực Trung Đông tình hình luôn luôn bất ổn. Mà Nga là nước có lượng dầu lớn thứ ba và là nước xuất khẩu dầu đứng thứ hai thế giới, bảo đảm nguồn cung ứng dầu ổn định từ Nga chính là yêu cầu chiến lược đối với việc đa dạng hóa nguồn tài nguyên năng lượng của Nhật.
Trong đó quan trọng nhất là, Nhật Bản không mong muốn Hoa Hạ sẽ trở thành nước có quyền chủ động trong việc nắm nguồn dầu mỏ ở khu vực Đông Bắc Á. Theo chính phủ Nhật một khi thế lực cả Hoa Hạ lan tràn khu vực Viễn Đông không được ngăn chặn thì lợi ích về kinh tế và chính trị của Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á sẽ trực tiếp bị uy hiếp. Vì vậy việc tranh đoạt quyền chủ động nguồn dầu mỏ ở khu vực Viễn Đông đã trở thành một động thái không thể không làm để duy trì địa vị của Nhật ở châu Á.
Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, việc xây dựng tuyến dầu Angarsk – Nakhodka có thể hiện thực hóa chiến lược đa dạng hóa nguồn năng lượng của họ, đồng thời có thể khống chế sự phát triển của Hoa Hạ, nâng cao giá thành nhập khẩu dầu của Hoa Hạ, hết sức trì hoãn xu thế phát triển của Hoa hạ.
Tất nhiên cũng có người cho rằng, chính là vì Hàn và Nhật không muốn quan hệ của Hoa Hạ và Nga phát triển quá mật thiết mà làm như vậy. Từ sau thế chiến II, sự phát triển về quân sự của hai nước làm cho bọn họ không thể nào theo kịp, do đó chỉ có kết đồng minh với Mỹ mới có thể tránh được sự khống chế của Nga và Hoa Hạ. Vì thế nếu quan hệ của Hoa Hạ và Nga trở nên thân thiết là kết quả mà chính phủ Nhật, Hàn không mong đợi nhất. Vì vậy họ tận dung triệt để việc ủng hộ kế hoạch xây dựng tuyến dầu Angarsk – Nakhodka để lấy tiền bạc tạo ra mâu thuẫn mới giữa Nga và Hoa Hạ, từ đó làm cho mâu thuẫn và bất tín nhiệm giữa hai nước này tăng cao.
Cho dù người Nhật và người Hàn có tính toán gì khi nhúng tay vào việc này thì kết quả cuối cùng cũng cho thấy họ đã thắng. Trải qua mấy năm tranh cãi, cuối cùng chính phủ Nga cũng đã chọn tuyến dầu Angarsk – Nakhodka, sau đó lại kiến nghị xây dựng một tuyến dẫn dầu đến đông Bắc Hoa Hạ.
Mà theo như kế hoạch ban đầu, công trình xây dựng ống dẫn dầu Angarsk đến năm 2005 hoàn thành, năm 2010 sẽ bước vào thời kỳ xây dựng thứ hai, sẽ cung cấp cho Hoa Hạ tổng cộng 700 triệu tấn dầu với mức giá 150 tỷ đo la. Nếu như kế hoạch có thể thuận lợi hoàn thành lượng dầu xuất khẩu của Nga vào Hoa Hạ mỗi năm sẽ tăng vọt lên tới hai mươi lần, từ đó có thể thay đổi cục diện lượng dầu của Nga xuất khẩu sang Hoa Hạ chỉ dựa vào đường sắt. Nhưng sau khi kế hoạch được chỉnh sửa, trong hợp đồng cung cấp dầu của Hoa-Nga số lượng dầu bị giảm đi gần một nửa, giá xây dựng cũng giảm mạnh. Hơn nữa đến tận khi Phương Minh Viễn chết cũng không hề nghe thấy một tin tức gì về chuyện xây dựng một tuyến đường ống dẫn dầu Hoa-Nga.
Đối với người biết rất rõ tình hình phát triển của Hoa Hạ trong tương lai như Phương Minh Viễn mà nói, một cơ hội hiếm có để bảo đảm nguồn cung dầu đa dạng hóa, tránh được chuyện chỉ ỷ lại vào vận chuyển đường biển mà bị cấm vận của Hoa Hạ này tất nhiên hắn không thể nào bỏ qua được. Nếu như cứ trừng mắt nhìn kế hoạch tuyến dầu Angarsk bị hoãn lại mới gọi là bi ai thực sự.
Nhưng nếu muốn nắm được công ty Chomsky Youke, lực cản từ người Nga rất lớn, làm Phương Minh viễn cũng có chút đau đầu. Chẳng nhẽ phải đích thân hắn đi để cùng liên thủ với Haldore Khodorkovsky, để nắm lấy công ty Chomsky Youke, sau đó tích cực thúc đẩy kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu, làm cho trước khi người Nhật và người Hàn kịp trở tay hoàn thành chuyện này?
Phương Minh Viễn có một cảm giác, nếu như thực sự hắn muốn đích thân hoàn thành chuyện này thì bắt buộc phải ra tay từ lúc này, nếu như cứ chần chừa nữa rất có khả năng sẽ lại dẫm lên vết xe đổ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.