2.
Nhà của chúng ta ở trong thôn phía ngoài thành.
Phụ thân ta là thợ săn, cả đời săn thú để mưu sinh.
Trong bụng ông chả có tí chữ nghĩa nào nhưng lại có một cái tên rất dễ nghe - Thẩm Tri An.
Sau này ông gặp a nương ta đang chạy nạn.
A nương dịu dàng, mỗi một cái nụ cười, một cái nhắn mày đều vô cùng thùy mị. Bà ngất xỉu trước cửa nhà phụ thân ta, được phụ thân ta cứu.
Phụ thân thương yêu bà ngay từ ánh nhìn đầu tiên, ông chăm sóc bà một cách tỉ mỉ suốt mấy tháng.
Cuối cùng phụ thân dùng hết của cải để rèn một cây trâm vàng cho a nương ta, đó là lễ vật cầu thân.
Theo lời kể của phụ thân, ngày ông và a nương thành thân, ông vui vẻ tới mức uống sạch một vò rượu, sau đó còn khóc lóc một hồi, chưa hết, ông còn chạy tới và dập đầu trước phần mộ của phụ mẫu đã mất sớm của mình, ông nói sẽ đối xử tốt với a nương cả đời.
A Nương cũng có một cái tên dễ nghe - Dung Uyển Nguyệt.
Cho nên tên của ta là Thẩm Khuynh Dung.
Thẩm Tri An "khuynh tâm*" Dung Uyển Nguyệt, đến c.h.ế.t không đổi.
*Một lòng.
Lúc đó ta mới hiểu được ý nghĩa tên của mình, tên ta là lời ước hẹn của phụ thân và a nương, ta bịt mũi nói với a nương diễn tả thái quá.
A Nương liền cười rồi đáp rằng ngày sau Dung Nhi cũng sẽ tìm được một người phu quân mà trong lòng trong tim hắn đều là con.
Ngại quá đi thôi.
Khi đó ta đã nghĩ đợi sau khi muội muội trong bụng a nương sinh ra thì sẽ đặt tên là gì nhỉ?
Phụ thân yêu nương như vậy, cỡ nào tên muội muội cũng sẽ là minh chứng cho tình yêu của bọn họ.
Ai nha, ngọt tới mức ê răng rồi.
Là Thẩm Mộ Dung? Hay là Thẩm Niệm Dung đây ta?
Lúc đó, ta cứ nghiêng đầu ngồi trước cửa, rơi vào trầm tư suy nghĩ, phụ thân và a nương luôn cười chứ chẳng chịu nói cho ta nghe, họ nói đợi tới ngày sinh muội muội ra thì ta sẽ biết được tên nàng.
Thần thần bí bí.
Thế mà, ta vẫn không đợi được đến ngày ấy.
Ngày a nương chuyển dạ, phụ thân ta đã vào trong thành mời bà mụ từ sáng sớm.
Nhưng mà trên đường đi, suýt chút nữa ông đụng vào nữ tử mặc y phục xa hoa, nàng xông ra từ trong rừng cây ngoại thành, vẻ mặt vội vội vàng vàng tựa như là đang chạy trốn một ai đó.
Phụ thân sợ tổn thương đến nàng nên gấp rút xuống ngựa xem xét.
Lại không ngờ rằng nàng trực tiếp đẩy phụ thân ra, thừa dịp phụ thân không phòng bị mà đoạt ngựa của ông, sau đó lấy một thỏi bạc trong ngực ra, vứt xuống đất. Nàng nói đây là tiền mua ngựa, sau đó nghênh ngang cưỡi ngựa rời khỏi.
Bất luận phụ thân có la hét như thế nào thì nàng cũng không quay đầu.
Sau này ta mới biết được, cô nương kia là Cố Khanh Tuyết, là nữ nhi của thái phó đương triều, đồng thời cũng là thái tử phi tương lai.
Sở dĩ nàng cướp đoạt ngựa của phụ thân ta là vì nàng vừa mới cãi nhau một trận với thái tử, cảm thấy chán nản lại có chút tức giận nên nàng muốn quậy một trận, mới nói một câu không vừa ý nàng thì nàng đã chạy ra khỏi thành, nàng nói muốn bỏ nhà đi bụi.
Thái tử đuổi theo, nàng liền không phân rõ phải trái mà đoạt ngựa của phụ thân ta.
Chỉ vì để thái tử không đuổi kịp nàng.
Hai người quấn quýt một trận thế là cùng nhau cưỡi ngựa trở về kinh thành. Trên đường về còn gặp phụ thân ta, ông ấy nhìn thấy Cố Khanh Tuyết, ông cầm bạc ý muốn nàng trả ngựa lại, ai ngờ bị thái tử vụt cho một roi.
Đơn giản chỉ vì thái tử thấy phụ thân ta nhếch nhác, tưởng ông là khuất cái chẳng biết trời cao đất rộng, sợ ông dọa người trong lòng của mình.
Ở nơi hoang vu ngoài thành, phụ thân không có ngựa, trên đùi còn có một vết thương chảy m.á.u đầm đìa, đợi tới lúc ông ấy khập khiễng chạy vào trong thành mua ngựa và dẫn bà mụ về nhà thì a nương đã t.ắ.t t.h.ở vì khó sinh.
Bà mụ nói chỉ cần đến sớm một chút thì a nương sẽ không c.h.ế.t.
Nếu mà con ngựa kia không bị người ta cướp đi...
A nương của ta sẽ hạ sinh muội muội một cách bình yên vô sự. Sau đó cả nhà bốn người chúng ta cùng nhau sinh hoạt trong thôn, ta sẽ vỗ ngực đảm bảo với phụ thân và a nương, nói rằng ta sẽ bảo vệ muội muội cả đời.
Nhưng mà tất cả những điều này đã bị Cố Khanh Tuyết làm hỏng.
Phụ thân lòng đau như cắt, sau khi ông mai táng a nương và muội muội xong thì cầm thỏi bạc kia tới phủ thái phó, ông nói muốn đòi lại công bằng cho a nương.
Buồn cười là Cố Khanh Tuyết vốn chẳng nhớ mình đã đoạt ngựa của ông khi nào, chỉ nói phụ thân ta là khuất cái phát điên, rồi lại nói rằng bản thân mình đã đưa tiền, hai bên đã thỏa thuận giá cả xong xuôi, nàng cảm thấy phụ thân ta cố ý đến đòi thêm tiền.
Cuối cùng, nàng thấy phiền phức quá nên đá một cước vào ngực phụ thân ta, đầu ông đập vào tảng đá nên lập tức t.ử v.o.ng.
Vì thanh danh của Cố Khanh Tuyết nên thái tử đã sắp xếp tội danh ám sát thái tử phi tương lai cho phụ thân ta.
Bị phơi x.á.c trong chợ ba ngày, sau đó vứt vào bãi tha ma.
Hơn nữa còn không cho phép bất kỳ kẻ nào nhặt x.á.c.
Cho nên tới lúc c.h.ế.t, phụ thân ta cũng không được an nghỉ dưới lòng đất.
Thật sự là quá buồn cười rồi.
Ngày Cố Khanh Tuyết xuất giá, mười dặm hồng trang đỏ chói, trên dưới kinh thành đều vui vẻ ăn mừng, hai bên đường phố đều được giăng đèn kết hoa.
Nhưng chẳng ai biết được đó là ngày ta đưa tang phụ thân.
Mà từ ngày đó trở đi, trong thôn nhỏ ở vùng ngoại ô Kinh Thành đã không còn nữ tử lương thiện Thẩm Khuynh Dung.
Chỉ có vũ cơ Thẩm Khuynh Dung mà thôi.