Xé Mặt Trà Xanh

Chương 1:




1.
Gia đình tôi có một quặng mỏ, bố tôi là chủ mỏ.
Chủ mỏ đầu óc ngu si, tứ chi phát triển, còn bao nuôi rất nhiều phụ nữ bên ngoài.
Mẹ tôi là vợ cả, ngoài ra bố tôi còn nuôi thêm ba người vợ bé rất biết phấn đấu, bào được nào là bất động sản, quán trà, siêu thị, vân vân mây mây.
Còn những người không chiếm được gì thì nhiều không kể xiết.
Mẹ tôi nhắm mắt làm ngơ, cho rằng chỉ cần cầm tiền về nhà thì đàn ông thằng nào cũng chó giống nhau.
Cho đến khi vợ bé của bố tôi sinh ra một cô con gái, cánh bắt đầu cứng thì lấy việc chọc tức mẹ tôi là chuyện thường ngày.
Nửa đêm gọi điện cho mẹ nói bố đang ở chỗ bà ta, chế giễu mẹ tôi không sinh được con trai, sớm muộn sản nghiệp nhà họ Tần cũng thuộc về các con bà ta.
Buổi tối còn tìm đến tận nhà tôi…..
Bố tôi cũng là một kẻ khốn nạn.
Chẳng những không đuổi người đi còn trách ngược mẹ tôi keo kiệt, không có phong thái vợ cả.
Nói xong ôm vợ bé vào phòng khách ngủ.
Mẹ tôi nghiến răng căm hận, chỉ biết đeo bịt tai cho tôi rồi ngồi chửi rủa hồ ly tinh này nọ.
Trong ấn tượng của tôi, mẹ nhẫn nhịn vì lợi ích toàn cục.
Nhưng tất cả những gì bà tranh giành, dưới sự thiên vị tuyệt đối của bố tôi…..
Không đáng một đồng.
2.
Cố gắng chiến thắng có ích gì?
Thứ quan trọng, là tiền!
Trong sáu năm tiểu học, chúng tôi đã chuyển nhà ba lần: từ biệt thự tư nhân đến căn nhà hai phòng, rồi một phòng, lại chuyển đến một phòng càng kém hơn.
Thực tế tát chúng tôi đau đớn.
Mẹ đã đánh giá quá cao khả năng của mình, thời gian ly hôn rất cứng rắn.
Nhưng giận xong lại khổ, vì cơm áo mà bà phải đi làm nhân viên thời vụ, “tiền lương + hoa hồng” căn bản không đủ để bà sống tử tế.
Ăn mặc ngủ nghỉ đều cần tiền, tiền học, tiền lặt vặt, bệnh tật, ngày lễ hiếu thảo với người thân cần tiền.
Học vẽ lại càng là cái động không đáy.
Đói khổ và mệt nhọc ép mẹ tôi không thở nổi khiến tính khí của bà càng ngày càng tệ.
Lúc nào lông mày bà cũng nhíu lại thành hình chữ “Xuyên*.”
{*川: Hình chữ xuyên, giống với nếp nhăn khi nhíu mày.}
Khi nếp nhăn cau chặt, bà sẽ tức giận ném khăn lau bát hoặc bát nhựa nói nuôi tôi phí tiền.
Ở nhà tôi còn không dám thở mạnh, mấy lần đã nói với bà: “Con không muốn học vẽ nữa”.
Bà sẽ mắng tôi vô dụng, nói bỏ cuộc thì số tiền đầu tư trước kia coi như nước lã đổ đi.
Chỉ đành cắn răng kiên trì.
Tôi muốn được giải thoát.
Chẳng biết cuộc sống như thế này sẽ tiếp diễn đến khi nào.
Cũng không biết tại sao bà ấy lại nhất quyết làm mặt sưng phù để trông béo lên.
Con trai…
Tại sao tôi lại phải chịu trách nhiệm cho cuộc hôn nhân thất bại của họ chứ...
3.
Cho đến năm lớp 5.
Mẹ bị viêm ruột thừa cấp tính cần phẫu thuật.
Tôi tất tả bận rộn ở bệnh viện nộp tiền mua thuốc, cũng là người ký giấy đồng ý phẫu thuật.
Nhà chúng tôi nghèo vô cùng, nghèo đến mức mẹ tôi còn cố ý hỏi bác sĩ liệu có thể không dùng thuốc tê hay không.
Bác sĩ nói không thể.
Tôi đành bí mật tới tìm bố.
Bố tôi đang ngồi trên bàn chơi bài, căn phòng sương khói lượn lờ nam nữ có đủ.
"Bố, mẹ con bị bệnh, viêm ruột thừa cần phẫu thuật."
“Bảo bà ấy cẩn thận dưỡng bệnh”.
Bố tôi hút thuốc, thản nhiên cầm nắm tiền trên bàn đưa cho tôi: “Con thuê người chăm sóc bà ấy.”
Tôi ước tính số tiền bố đưa cho tôi khoảng 3000, dư sức giải quyết vấn đề trước mắt.
Tôi “Vâng" và nói "Cảm ơn bố".
Lúc này, có người lên tiếng.
"Lão Tần, đây là con gái lớn của ông sao? Tần Huỳnh?"
"Con ông giỏi quá! Thành tích hàng năm đều xếp đầu toàn khối. So với thằng nhãi nhà tôi đỡ lo hơn nhiều!"
Bố tôi ngạc nhiên, ai đó lại tiếp tục.
“Không phải sao? Tất cả đều đứng nhất! Vẽ tranh cũng đạt giải nhất tỉnh.”
"Danh sách toàn thành phố ba tốt! Mộ tổ tiên nhà anh cũng bốc lên khói xanh* rồi.”
{*Mộ bốc lên khói xanh: Điềm lành, biểu thị mọi sự tốt đẹp.}
Đây là lần đầu tiên bố tôi nghe thấy điều này.
Mẹ tôi từng cười khẩy đắc ý trước mặt Trương Hồng, giờ thì bố tôi cũng biết.
Lúc này bố mới quay lại nhìn tôi: "Lợi hại như vậy sao?"
Tôi không nói gì mà chỉ gật đầu.
Bố tôi cười lớn nhìn căn phòng có cả nam lẫn nữ khoe khoang:
"Gen của tôi! Ưu tú! Khiêm tốn!"
Tôi không nhịn được liếc nhìn chiếc vòng vàng ròng 24k đúng kiểu “nhà giàu mới nổi” trên cổ bố, cảm thấy ông ấy có vẻ đang hiểu sai về khái niệm “khiêm tốn”.
“Học vẽ tốn kém, con đã không muốn học nữa từ lâu rồi”.
Tôi nhỏ giọng: “Mẹ con làm việc rất vất vả, mệt mỏi mới sinh bệnh.”
Bố tôi lại cười lớn, mở ngăn tủ dưới bàn và rút một xấp tiền đưa cho tôi:
"Con gái ngoan, mọi việc đều có thể giải quyết bằng tiền, mà tiền thì không phải vấn đề! Sau này bố sẽ chu cấp tiền học vẽ!”
"Bố cũng sẽ chu cấp phí sinh hoạt!"
“Mẹ con quá bướng bỉnh, cứng đầu mới không muốn dùng tiền của bố!”
Ông đánh giá tôi từ trên xuống dưới, có lẽ bực mình vì bộ quần áo tồi tàn nên lại mở ngăn kéo lấy một xấp tiền dúi vào tay tôi:
"Đi trung tâm thương mại mua một ít quần áo đẹp đi. Con gái Tần Bách Vạn ta đây nên ăn mặc khiến người ta chói mù con mắt!"
Tôi cầm hơn 20.000 NDT trong tay.
Lần đầu tiên nhận ra thành tích và sự ưu tú thực sự có thể quy đổi ra tiền.
4.
Khi tôi đến bệnh viện đóng viện phí, mẹ vẫn đang ngủ.
Sau đó lại đi siêu thị mua bình giữ nhiệt, nửa con gà, một cân nấm, về nhà hầm canh nấu cơm và làm bài tập.
Sau khi canh gà chín, tôi múc vào bình rồi bắt xe buýt đến bệnh viện.
5.
Mẹ tôi là người rất nhạy cảm.
Từ lúc tôi vào phòng cho đến lúc tôi đặt bình giữ nhiệt trước mặt mẹ mở ra, mẹ đã hỏi đi hỏi lại năm lần:
"Mua bình giữ nhiệt làm gì? Tiền nhiều không có chỗ tiêu à?”
"Hầm cái gì? Thịt gà? Con có tư cách gì mua gà?! Thuốc tê mẹ cũng tiếc, vậy mà con còn mua gà! Con có biết kiếm tiền khó thế nào không?!”
Tôi trầm mặc.
Tôi không giỏi nói dối, càng không giỏi nói dối mẹ.
Cầm hơn 20.000 NDT trong tay, tôi chật vật đấu tranh giữa việc “nói” và “không nói”.
Mẹ nhìn thấy tôi như vậy, giọng điệu không tốt dò xét:
"Có phải con gặp bố không? Con đòi ông ta tiền? Hả?!"
Chữ cuối cùng, giọng bà lạc đi vì tức giận.
Bà nhìn tôi trân trân như con thú sắp mất đi lý trí.
Tôi không dám nhìn vào mắt bà, cúi đầu múc canh, thổi đưa đến miệng bà rồi mới nói:
"Mẹ, mẹ vừa phẫu thuật, cần bồi bổ sức khỏe. Nhà chúng ta..."
Tôi chưa dứt lời.
Mẹ tôi đã giơ tay hất văng thìa, nước súp rơi tung tóe xuống bàn và ga trải giường.
"Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần, dù có mệt chet đói chet thì mẹ cũng không cần ông ta bố thí một xu!”
Ngực mẹ thở hổn hển, bà nắm chặt tay kiềm chế để không ném bình giữ nhiệt, tôi thấy trán bà thấm ra một lớp mồ hôi mỏng.
Tôi ngồi xuống mép giường, hít sâu bình tĩnh nhìn bà.
“Mẹ, con biết mẹ có cốt khí! Mẹ muốn chứng minh mình không cần dựa dẫm vào đàn ông! Mẹ đã làm được! Mẹ nuôi con giỏi giang lớn đến bây giờ, quăng Tần kia đến mấy con phố!”
“Nhưng mẹ đừng quên, pháp luật quy định cả bố và mẹ đều có nghĩa vụ nuôi con!”
“Bố và mẹ đã sinh ra con nên bố phải nuôi con! Dựa vào cái gì mẹ phải một mình gánh vác? Mệt chet mệt sống nuôi con ăn mặc ở đi học, thậm chí còn cho con học lớp năng khiếu! Mà ông ta lại thoải mái sung sướng, ôm vợ bé, chơi mạt chược, nuôi con người khác!”
“Nói trắng ra, dù mẹ có mệt chet thì khi con khôn lớn, ông ta già đi, con cũng có nghĩa vụ phụng dưỡng! Mẹ muốn để ông ta ngồi mát ăn bát vàng sao?”
Mẹ tôi trầm mặc.
Bà chưa từng nghĩ đến vấn đề này, từ khi ly hôn đến nay đều gắng đến sức cùng lực kiệt.
Người trong phòng bệnh đều đồng lòng khuyên can, nêu vô số ví dụ lấy lẽ thắng tình tựu chung thành một ý:
Đừng cho tên khốn đó được hời!
Tôi thấy bà ấy rưng rưng, vội nhặt thìa rửa sạch rồi nhanh chóng đút bà ăn.
6.
Con người a ~!
Thoát khỏi ngõ cụt tăm tối thì bắt đầu giác ngộ ánh sáng Đảng!
Thứ mẹ tôi thiếu nhất là tiền, thứ mà bố tôi không thiếu nhất cũng là tiền.
Sau 20.000 NDT, sự lo lắng của mẹ tôi gần như vơi bớt.
Dù sao tình huống xấu nhất bà nghĩ đến chỉ là phải liên lạc với bố tôi mà thôi.
Thời điểm Trương Hồng lại đến mua giày, mẹ tôi cũng không tủi thân nữa.
Trương Hồng thích đôi giày nào, bọn tôi đều lấy cho bà ta.
Nhưng cái việc nửa quỳ xỏ giày này, xin lỗi nhé, bà đây mặc kệ!
“Thái độ của cô là thế nào? Nhân viên ở đâu lại không xỏ giày cho khách? Cô có tin tôi gọi ông chủ sa thải cô ngay không!”
Trương Hồng đập ghế kêu gào.
"Cô Trương, cô đã thử 25 đôi giày rồi!"
“Chúng tôi có đủ điều kiện nghi ngờ cô không mua nổi!”
Mẹ tôi tựa người vào giá giày, ra vẻ rốt cuộc cô có định mua hay không.
Trương Hồng giàu có, đã quen được nhân viên nịnh nọt sao chịu được phép khích tướng?
Lập tức vung tay: "Tất cả những cái tôi vừa thử, gói lại hết đi.”
Mẹ tôi mỉm cười nói: “Cảm ơn đã ủng hộ.”, rồi nhanh chóng tính tiền.
"Mua 25 đôi giảm giá 75%, có cần không?"
"Cô nói thế là sao?"
"Tôi sợ giảm giá sẽ ảnh hưởng đến hình tượng phú bà của cô! Nói ra còn tưởng cô mua nhiều như vậy chỉ để được giá hời!”
Vẻ mặt Trương Hồng như giẫm phải cức.
Lúc mẹ kể lại cho tôi vẫn phá lên cười.
Đã lâu tôi mới nhìn thấy bà cười thoải mái như vậy.
Tôi hỏi bà: "Cuối cùng bà ta có chịu giảm giá không?"
Mẹ tôi nói: “Có chứ. Khó chịu thì khó chịu, bà ta đâu có ngu!”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.