Xuyên Không Về Cổ Đại, Ta Gả Cho Nông Phu Làm Kiều Thê

Chương 158: Thêu chữ thập 2




Phó Nguyệt mang theo vải vóc và chọn lựa xong các sợi tơ có màu, sau đó đi vòng tới một cửa hàng bán đồ vẽ để mua một ít thuốc màu. Loại thuốc này có thể dùng để vẽ mẫu thiết kế trên vải, có thể giặt sạch được với nước.
Tới nhà, Tiêu Thái giúp nàng tiếp nhận đồ vật từ lớn đến bé.
“Sao lại nhiều như vậy?”
“Đã tìm được vải dệt để thêu chữ thập rồi, ta liền lấy về để thêu thùa.”
“Nàng bận việc thế mà có thể thêu sao?”
Phó Nguyệt cười khổ, đâu thể làm gì khác được, thức đêm vậy……
“Tạm thời không vội, mỗi ngày ta dành chút thời gian làm là được.”
“Nàng nha, ngoài miệng nói không sao, không bận, muốn lười biếng, trên thực tế mỗi ngày càng bận rộn hơn so với người khác.” Tiêu Thái không nhịn được nhắc nhở nàng, hắn còn không hiểu nương tử hắn sao, đây là lại chuẩn bị thắp đèn thức đêm làm cho mà xem.
Phó Nguyệt hơi chột dạ đẩy hắn ra cửa: “Được rồi, sắp đến giờ rồi, chàng mau đi đón A Giản về nhà, đừng để đệ ấy phải chờ.”
Tiêu Thái theo lực đạo của Phó Nguyệt đi ra ngoài, không quên dặn dò nàng: “Ta đã chuẩn bị xong nguyên liệu nấu ăn trong phòng bếp rồi.”
“Biết rồi.”
Phó Nguyệt hồi tưởng lại tác phẩm thêu chữ thập đã từng trông thấy, bước đầu quyết định vẽ một bộ truyện tranh dễ thương để thêu trước, thêu thành túi tiền, gối ôm.
Gối ôm được nhồi nhiều bông, bông mềm dựa vào thoải mái. Tương tự như vậy, nó cũng có thể được làm thành đệm, vỏ gối, v..v. Nếu khâu hình 2 mặt thêu vào nhau thì sẽ thành một con búp bê đáng yêu.
Khi Lý Đình ngẫu nhiên dẫn người tới cửa mua điểm tâm cũng phải hỏi vài câu về tiến độ thêu.
Thấy bà nôn nóng, cuối tháng 5 Phó Nguyệt tranh thủ thêu và cắt ra thêu phẩm, cùng mang đi giao cho bà.
Lý Đình nhận được lô thêu phẩm này, liền vội vàng đánh giá tỉ mỉ một phen.
Hình ảnh thêu là núi non sông nước thường thấy, túi tiền là hình hoa cỏ, mà gối ôm thì là hình con mèo nhỏ vẽ đơn giản đã từng thấy trước đó.
Lý Đình nhẹ nhàng mơn trớn, vải dệt hơi cứng, hoa văn trên bề mặt đều là hai đường chỉ giao nhau thành hình vuông. Nhìn kỹ có thể thấy được các đường này đều lấy điểm giữa làm trung tâm, sau đó kết nối các điểm với nhau mà hình thành lên.
Phó Nguyệt cười lấy ra một cái khung thêu mới thêu được một nửa để diễn giải cho bà biết.
“Đây là thêu chữ thập, sau khi có hình vẽ, căn cứ vào nó để chấm thành từng ô vuông” Phó Nguyệt lấy thuốc màu ra để hoàn thiện các đốm đen trên hình vẽ của con mèo, “Sau này lấy chỉ thêu dựa vào những chấm này mà thêu hai châm giao nhau, sẽ thành hình.”
Lý Đình chỉ nói một lần lập thức đã hiểu.
Cái thêu chữ thập này đúng như lời nói của Phó Nguyệt nói lúc trước, chỉ cần có vải dệt phù hợp thì có thể bắt tay vào thêu ngay được.
Mà vải dệt và sợi tơ đều là đồ giá rẻ, bá tánh bình thường cũng mua được.
Cho nên, quan trọng nhất ngược lại khâu chấm mực này.
Phó Nguyệt: “Đúng vậy, chính là như thế. Đình tỷ thấy ta nói không sai chứ.”
“Nhưng nếu cần một tú nương chấm mực vẽ tranh trước rồi mới thêu thì cần phải có thời gian để bồi dưỡng từng người phải không.” Lý Đình nghĩ nghĩ, nếu là như thế này thì khâu thêu thùa ở phía sau có thao tác dễ dàng, ngược lại việc chấm mực thành hình vẽ lại tốn công.
Như vậy so với một tú nương truyền thống thuần thục thì không có gì khác biệt.
“Việc đó thì phân công lao động thôi.” Phó Nguyệt lại đưa ra một khái niệm mới.
“Phân công?”
“Trước hết tìm thợ vẽ am hiểu hội họa chấm mực thành hình ảnh. Sau khi làm được thành một bộ thì để những người khác chấm theo y hệt hình đó. Vải được chấm vẽ tranh xong trực tiếp phân phát thêu thùa.” Phó Nguyệt bình tĩnh uống trà, “Như vậy, ngoài việc vẽ vời là khâu kỹ thuật cần nhiều trí tuệ ra thì những khâu khác rất dễ bắt tay vào làm đúng không.”
Lý Đình càng nghe càng kích động, thế mà còn có loại phân công hợp tác như vậy sao? Nếu thật sự có thể làm như thế, việc này đúng là có thể dễ học dễ làm.
Lời nói của Phó Nguyệt chứng tỏ có hiểu biết một chút về phân công lao động, sản xuất theo dây chuyền.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.