“Hình như sau vụ kiện Vũ Tuấn Hưng cô không đến Viện kiểm sát làm việc, tôi cũng không thấy cô về chung cư.”
Lam gật đầu, cô nói mình nghỉ phép ba ngày qua. Quang cũng nói đến ngày thứ tư anh bắt đầu nhìn thấy cô trở lại chung cư, hôm đó cô quay về trời rất tối, anh cũng vừa đi làm về nên rất mệt cũng không đến hỏi.
Quang phát hiện vết thương trên tay cô đã lành, miếng gạc đã được tháo ra, trông như một vết cắt hoặc vết xước, vô tình khơi dậy sự tò mò của anh. Khi được Quang nhắc cô mới chú ý đến nó, Lam viện cớ bị chú chó của bảo vệ cào trúng nhưng Quang không tin, những vết thương chồng chéo giống như người tạo hơn. Khi anh nói lên suy nghĩ của mình, Lam dường như chột dạ, cô cố tình lảng tránh câu hỏi của anh.
“Từ lúc nào Luật sư Trần có hứng thú về cuộc sống của tôi vậy?”
Quang chợt khựng lại, anh cũng không biết vì sao, có thể vì bản chất của anh ấy giống như ngọn lửa, vốn dĩ đã ấm áp với mọi người xung quanh.
“Chúng ta là đồng nghiệp, là hàng xóm. Quan tâm đến nhau là điều bình thường… Hay cô có suy nghĩ khác? Cô sẽ không cho rằng sự quan tâm của tôi trở thành ‘tán tỉnh’ đó chứ?”
Quang cười tinh quái với Lam, dù cho cô thật sự cho rằng như vậy cũng chẳng sao. Lam vội nhìn đi chỗ khác, giọng nói vẫn đều đều và thái độ vẫn xa cách.
“Tôi không có suy nghĩ, cũng không có điều gì đáng để tôi suy nghĩ cả.”
Cô vốn ghét Luật sư nên lạnh lùng chẳng muốn ân cần nói chuyện, nhìn người ta chỉ bằng nửa con mắt, và mặt thì như nắp đậy Bắc Cực. Quang muốn hỏi sâu thêm về tình hiện tại, cô lấy lý do mình muốn ngồi một mình suy nghĩ chuyện công việc để anh rời đi.
______
Vào một ngày rất đỗi bình thường, Bách Quang, chú Dĩ và một vài người bạn trong công ty Luật sánh bước bên nhau, bước đi trên con đường tấp nập người qua lại trông thấy một cô gái đang đi ở phía trước, bên cạnh chẳng có bóng dáng của một ai khác.
Khi vào tới quán lẩu lại vô tình gặp cô gái kia, anh phút đầu có hơi ngạc nhiên khi biết đó là Lam, không ngờ hai người có duyên đến vậy, đi đâu cũng gặp nhau. Không biết từ bao giờ cô ấy thường xuyên xuất hiện và can dự vào cuộc sống của anh.
Anh và nhóm bạn ngồi cách cô ấy ba bàn, nhìn thấy cô một mình ngồi một góc nhúng thịt, đối diện chẳng có bát đũa của một ai khác. Anh và các đồng nghiệp đang sôi nổi vừa ăn vừa thảo luận về chủ đề Luật, thi thoảng liếc thấy Lam đang đeo tai nghe lặng lẽ dùng bữa tối, lòng anh không khỏi cảm khái: “Cô ấy thật cô đơn.”
Anh từng nhìn thấy cô chạy bộ một mình dưới khuôn viên chung cư, cũng từng thấy cô đi ăn một mình và đi du lịch một mình. Có lẽ cô ấy là vậy, thích làm cái gì cũng một mình, chỉ là trông thì có vẻ cô độc nhưng thực tế lại có thế giới muôn màu của riêng mình.
Trong quán ăn có đặt một cái tivi lớn. Sau phần quảng cáo thì chuyển sang tin tức mới, nữ biên tập viên đứng trình bày:
“Vụ án sáu người bị giết được xét xử suốt một năm hôm nay đã tuyên án. Thẩm phán nhất trí quyết định bị cáo Dương Thiệu Luân tội danh mưu sát không thành lập, thả ngay tại tòa. Bây giờ xin mời Luật sư biện hộ nói về cảm nhận của mình!”
Máy quay chuyển sang một người đàn ông trung niên, Luật sư Phùng (nhóm người đi cùng Quang) nhìn thấy có chút ngạc nhiên, quay sang nói: “Ủa? Là Đại luật sư Tống Diệu Quốc kìa!”
Vị Luật sư quá khích nên giọng hơi to đến nỗi Lam ngồi cách mấy bàn cũng nghe được, cô ấy hướng mắt lên màn hình thấy bố mình ngồi nghiêm chỉnh trước máy quay. Ông mặc bộ vest đen áo sơ mi trắng sọc xanh nhìn thẳng về phía trước miệng mang theo ý cười nói:
“Tôi rất vui vì Thẩm phán có thể đưa ra phán quyết công chính, vì sự thành kiến rất dễ tạo nên thù oán, có thể gạt bỏ thành kiến là một sự thắng lợi lớn của giới tư pháp.”
Chủ quán bất chợt đổi sang chương trình thể thao, ánh mắt Lam vì thế cũng thay đổi, cô nhìn như đang tập trung nướng thịt nhưng thực tế lại suy nghĩ về câu nói của bố vừa phát biểu.
Quang biết cô vẫn luôn có thành kiến với bố, nên ngay giây đầu tiên khi thấy ông Quốc xuất hiện trên màn ảnh, anh đã vội nhìn sang phía Lam, muốn xem phản ứng của cô thế nào, nhưng nào ngờ ngay cả một chút phản ứng cũng không có, khiến Quang khá thất vọng.
Luật sư Trường dùng đũa gắp một miếng chả, nói trước phiên tòa mọi người đều cho rằng bị cáo là kẻ sát nhân máu lạnh, ai ngờ rằng sau khi nghe lời kết án của ông Quốc xong thì không chỉ cảm thấy bị cáo vô tội, mà còn cảm thấy hơi tội nghiệp nữa.
Luật sư Mạnh từ lâu đã nghe nói đến danh tiếng của Tống Diệu Quốc, nhưng chưa từng có cơ hội gặp mặt hay làm việc cùng khiến Mạnh hối tiếc, nhìn Quang với cặp mắt ngưỡng mộ khi anh ấy là học trò của ông Quốc.
“Anh Quốc tài giỏi như vậy, chẳng trách có thể bồi dưỡng nhân tài như Luật sư Trần.”
Luật sư Mạnh không tiếc lời khen Quang trước mặt đồng nghiệp. Mạnh nói anh có thiên tính thông minh, bất luận là khả năng hay dũng khí đều mạnh mẽ hơn người, giỏi tùy cơ ứng biến, phản ứng lại nhanh nhạy, linh hoạt với thời cuộc, biết cách vượt qua sóng gió.
Quang nhận được cơn mưa lời khen từ bậc trưởng bối nhưng không tự mãn, ngược lại có thái độ khiêm tốn. Anh không cho là vậy, anh ấy vẫn còn rất nhiều nhược điểm chưa thể khắc phục và nói họ đã quá khen, thành tích và những gì anh đạt được hôm nay đều do ông Quốc trao cho, anh chỉ học lỏm của ông thôi.
____________________________
Mùa cưới lại đến, đây là lần thứ mấy trong năm Lam tất bật sửa soạn, hân hoan đón mừng một đám cưới không phải của mình cô cũng không nhớ. Lam rời căn hộ của mình với chiếc váy lệch vai bằng lụa màu xám khói tinh tế có diềm xếp nếp phía trước để che đi khuyết điểm, kết hợp với một đôi giày cao gót màu bạc.
Cứ cách một lúc lại có người gọi cho cô ấy hỏi một lần:
“Lam còn bao lâu nữa mới đến, giờ đến đâu rồi?”
Sau hơn hai tiếng di chuyển từ Phủ Lý đến trung tâm Thành phố Hà Nội, điểm kết thúc là một cuộc hôn lễ, song nó không đơn giản chỉ là một hôn lễ, nói chính xác hơn là cuộc hội ngộ sau bao nhiêu năm… xa cách bao năm họ lại một lần nữa ngồi bên nhau, họ xa cách bảy năm…
Thực ra trong khoản thời gian ấy không thể nói là luôn bận rộn, họ tất nhiên sẽ có thời gian để hội ngộ đó nhưng trong lòng lại muốn được cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn rồi hẳn gặp nhau, người thì đợi công việc xong xuôi đã rồi hẵng gặp, mà nào có nhận ra trùng phùng chính là để tốt đẹp hơn, để xuất phát mà tồn tại.
Nhóm chơi cùng nhau năm đó tổng thể có sáu người, họ là bạn thân với nhau thời Phổ thông, sau này lên Đại học mỗi người một trường một ước mơ riêng nên thời gian gặp mặt nhau vô cùng hiếm hoi. Hầu như thời gian rảnh đại đa số đều chọn ở nhà nghỉ ngơi và ôn tập, những buổi gặp mặt lượn lờ phố xá đã trở nên xa xỉ từ khi nào. Thế nhưng họ vẫn giữ liên lạc để tình cảm bạn bè sau bao nhiêu năm vẫn mãi hiện hữu.
Năm tháng dần trôi cứ vậy mà khiến một lũ nghịch ngợm này trở thành những người lớn chín chắn, nghĩ đi nghĩ lại cô thấy năm tháng thật rộng lượng, bất luận cô có đi bao xa đi lâu bao nhiêu, luôn có người nhớ đến cô cái thuở trẻ ngày nào. Trước mặt họ cô không cần giả vờ vui vẻ cũng chẳng cần phải cố ý xã giao, thậm chí có thể trở lại là chính mình của thời niên thiếu.
Những người bạn cũ rải rác ở khắp mọi nơi hội tụ về ngồi quanh chiếc bàn là một việc khó hơn trúng số, tham dự hôn lễ không chỉ có nhóm bạn thân Lam mà còn có một vài bạn học cũ đến nay còn giữ liên lạc. Họ cùng nhau nhắc lại một số chuyện và kể nhau nghe, ôn lại những kỷ niệm đã qua của một thời niên thiếu. Lúc ấy thật hồn nhiên và ngông cuồng, làm gì cũng có nhau dù học hay chơi.
Cuộc sống đơn điệu giờ đây đã khoác lên mình một màu sắc mới, cho nên sát suất để mà năm- sáu đứa hội ngộ được trong cùng một khoản thời gian lẫn không gian thực tế là rất nhỏ.
Giờ đây họ đã trở nên độc lập có công việc và cuộc sống riêng, sinh sống ở những huyện khác nhau, đến tham dự hôn lễ gần một nửa lớp học năm đó, những người khác đều có lý do không thể đến. Người thì nghỉ phép người thì vẫn phải tăng ca, người vừa hay năm nay mới sinh con nên không tiện.
Ở một không gian dành riêng để tôn vinh tình yêu, Lam xuất hiện một mình trong khi bạn bè ai cũng tay trong tay với một ai đó khác. Mọi người đều hỏi, vậy khi nào thì đến lượt bạn? Lam vẫn độc thân ư? Vẫn chưa có tình đầu ư? Nhưng thực ra, ăn mừng đám cưới bạn thân với tư cách là một người độc thân cũng không đáng buồn đến thế!
Vừa nói chuyện vừa uống bia với đám bạn thời Phổ thông, nghe cô bạn nhắc tới hồi tốt nghiệp họ đã hô to phải nhìn thấy được thế giới rộng lớn, ngay lúc đó như thể tìm được lý do để tiếp tục kiên trì cố gắng trên chặng đường tương lai. Cô sẵn sàng bỏ ra một ngày đến tham dự hôn lễ vì biết những đứa bạn cùng cô ấy lớn lên sẽ khích lệ cho cô, họ nói:
“Tôi thấy bạn ở trên báo nhiều lần rồi, tuy công việc có chút vất vả nhưng Lam phải luôn luôn dũng cảm giống như tuổi 18 đấy!”
Được yêu thương, được ủng hộ, được nhớ đến là điều quý giá mà sự trùng phùng mang lại cho Lam. “Một lần nữa gặp lại” là một từ đẹp đẽ biết bao nhiêu, nó khiến những ngày tháng chờ đợi trở nên đầy hứa hẹn, cũng khiến những con số trên lịch ngày không đáng để bận tâm kia trở nên có ý nghĩa.
Trong lúc trò chuyện, Lam thỉnh thoảng vẫn hay quan sát xung quanh, vô tình nhìn thấy Trần Bách Quang ngồi ở bàn bên cạnh, anh thay đổi kiểu tóc và phong cách ăn mặc suýt nữa Lam không nhận ra, thế nhưng tiếng cười thì vẫn sảng khoái như ngày nào.
Vẫn là kiểu tóc 7/3 nhưng hôm nay được tỉa cao, cắt ngắn và sát để ôm lấy phần gáy, tóc mái chia ngôi 7/3 và vuốt ngược ra sau. Sơ mi xám mix cùng quần âu trắng khiến anh thêm phần trẻ trung. Anh chỉ hơn cô ấy hai tuổi, bình thường khi đứng cùng nhau cũng không có gì khác biệt, hôm nay đổi phong cách nếu hai người đứng chung ắt Lam sẽ có phần chững chạc hơn Quang.
Quang nhanh chóng nhận ra sự xuất hiện của Lam ở đây. Anh có mặt vì là em họ của chú rể, cô có mặt vì là bạn của cô dâu, thật trùng hợp.
Anh nhìn thấy khoảnh khắc cô xúc động nhất trong bữa tiệc. Cô vẫn là đứa hay khóc, khi nghe dòng tâm sự của chú rể đã không kìm được nước mắt, lãng phí biết bao nhiêu giấy trên bàn ăn. Bạn bè ôm cô vào lòng dỗ dành, sau bao nhiêu năm lần đầu cô như tìm lại được chính mình, có được cảm giác dựa dẫm thực sự.
Quang đang ngồi đột nhiên phía sau có một đôi vợ chồng đi đến, qua cuộc trò chuyện Lam vô tình biết được họ là bác ruột của Quang. Lâu rồi anh không đến thăm họ, từ khi anh rời đại học đến nay đã rất lâu rồi. Vợ ông bác kia nóng lòng muốn biết đứa trẻ lớn lên trong nghèo khó bây giờ sống sao rồi, Trần Bách Quang xưa thời niên thiếu đã cảm nhận qua gian khổ khó khăn.
Anh là một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình không mấy khá giả, từ nhỏ tới lớn anh ấy đều tới nhặt nhẹm quần áo của anh họ về mặc, món đồ chơi duy nhất của anh là chiếc bao cát mà bà anh từng dùng vải vụn khâu vào, cũng vì bình thường hiếm khi được ăn đồ ăn vặt thế nên năm đó anh chẳng hề bị sâu chiếc răng nào.
Trong trí nhớ của anh, mùa đông ở miền Bắc lạnh đến đáng sợ, có một lần mặc ít quần áo, ông nội anh (một người trước giờ tính tình hiền lành) lần đầu tiên mắng anh một trận, ông ấy nói:
“Cháu có biết một lần bị ốm tốn bao nhiêu tiền không, nhà chúng ta không có tiền đi khám bệnh đâu!”
Một khoảng thời gian đó cứ nhớ đến câu nói của ông là anh giấu mặt khóc, anh ấy trách sao trên đời chỉ có anh ấy là khổ nhất, lại xót cho ông bà nội khổ hơn cả mình.