“Đại diện kiểm sát xin làm rõ nguyên nhân khiến người khuyết tật tấn công bị cáo. Bị cáo có quen nạn nhân không? Có mâu thuẫn với ai trước đây hay với nạn nhân không? Tại sao khi gây án, bị cáo không đến cơ quan công an mà lại chọn cách tiêu hủy thi thể nạn nhân? Có phải bị cáo muốn trốn tránh trách nhiệm nhân sự và không muốn đến cơ quan vì sợ lộ thân phận đang là tội phạm truy nã không? Bị cáo phủ nhận có liên quan đến bảy xác chết trong sân nhà mình, vậy tại sao bị cáo lại bỏ chạy?”
Câu hỏi dồn dập của cô khiến Bảo Anh bối rối không nghĩ ra được lý do gì để nói dối. Trong phần hỏi đáp, Luật sư Trần có ý kiến phản ứng với Kiểm sát viên vì cho rằng thân chủ của anh không được tôn trọng, khi cô hỏi mà không cần nghe bị cáo trả lời.
Ngay lập tức cô đã bị Thẩm phán nhắc nhở. Nghi Lam tạm bỏ qua vấn đề đó, quay lại với những bằng chứng công an tìm thấy và những tài liệu, lời khai liên quan đến việc buộc tội:
“Vậy bị cáo giải thích thế nào về bảy thi thể được tìm thấy trong sân nhà trọ của bị cáo?”
Vừa nghe xong câu hỏi, khuôn mặt đang từ bình thường của Bảo Anh chuyển sang tái nhợt. Bà lặng im không nói, mắt đảo quanh cố tìm một lý do chính đáng. Thấy bà ta ngập ngừng, Lam tiếp tục hỏi ‘nóng’:
“Lúc công an đến hiện trường đề nghị lục soát tại sao bà lại bỏ trốn? Viện kiểm sát yêu cầu bà giải thích rõ hành vi và mục đích của mình!”
Bà Bảo Anh đảo mắt liên tục để tìm kiếm sự hỗ trợ, đây là những dấu hiệu thường thấy ở những đối tượng có sự khai báo gian dối, che giấu sự thật.
Lúc đó Trần Bách Quang bận trao đổi cùng cộng sự nên không để ý đến cảm xúc nhanh của thân chủ mình. Nghi Lam nghĩ đã đến lúc phải ‘lật bài’ bắt bị cáo nhận tội, cô đứng lên nhìn về hướng các hội thẩm nhân dân đang ngồi và trình bày rõ:
“Kính thưa hội đồng xét xử, trong hai năm bị cáo đã liên tục thực hiện hành vi giết người dã man nhằm chiếm đoạt tài sản. Bị cáo đã thu nhận những người khốn khổ, cho họ một mái nhà, cung cấp thức ăn và thuốc men cho họ…”
Nói được một đoạn, Lam quay người nhìn về phía bà Bảo Anh.
“Với nhiều người, bị cáo Anh như một thiên sứ tốt bụng hay người bà ngọt ngào. Tuy nhiên, đây chỉ là vỏ bọc để che giấu thân phận thật sự là kẻ giết người máu lạnh vì tiền. Nhà trọ giúp bị cáo mòn rút tiền của những người bất hạnh, ăn cắp thẻ an sinh xã hội và trợ cấp tàn tật của họ, rồi khiến họ 'biến mất'."
Tống Nghi Lam cáo buộc bà Bảo Anh đã đút túi hơn hai tỷ từ vụ lừa đảo. Trên tòa, bà ta ngồi hoàn toàn bất động, không có cảm xúc và phủ nhận mọi cáo buộc giết người của hội đồng viện kiểm sát.
Lúc này Luật sư biện hộ cho bà Anh mới có phản ứng. Tại phiên tòa, Quang đã hai lần cắt ngang việc truy tố để bào chữa cho thân chủ. Anh cho rằng việc cơ quan điều tra truy tố thân chủ mình là vô cùng vội vàng, việc truy tố là vô căn cứ và mọi bằng chứng chỉ dựa vào nhiều lời khai đơn phương.
“Tôi phản đối, những lời Kiểm sát viên nói đều là suy đoán. Các cáo buộc chống lại bị cáo Bảo Anh chủ yếu dựa vào bằng chứng gián tiếp, đó là quá khứ tội ác của bị cáo và các xác chết ở nhà trọ. Tôi nghĩ điều này chưa đủ cấu thành tội giết người hàng loạt!”
Tống Nghi Lam bình tĩnh, nhã nhặn và đối đáp, giải thích nhẹ nhàng chỉ ra phương thức và thủ đoạn của bà ta:
“Tất cả nạn nhân chết chỉ vì một ly cocktail pha nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc an thần Dalmane. Trong khi đó, bị cáo thu được hàng chục đơn thuốc dưới danh nghĩa giúp đỡ những người thuê trọ bị bệnh nặng có thể ngủ.”
Trần Bách Quang vặn lại:
“Tuy nhiên, rất khó để xác định liệu thân chủ của tôi đã đầu độc những người thuê nhà, hay chính họ đã dùng thuốc quá liều gây ra cái chết.”
Anh cam đoan và thách thức tòa tìm ra được bằng chứng cho thấy thân chủ mình giết chết những người kia, ngoài cái xác ở bờ sông.
Phiên tòa khép lại, lỗ hổng duy nhất trong vụ án này chính là phía cơ quan chức năng không có đầy đủ bằng chứng, chứng minh số thi thể trong sân nhà do bà Bảo Anh giếc. Trần Bách Quang đã lợi dụng điều đó thành công đưa bà ra khỏi tội giết người hàng loạt. Nên bà Anh chỉ bị kết tội giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và bị kết án tù ba năm.
____________________________
Tống Nghi Lam rời khỏi tòa án, cô vừa mở điện thoại đã thấy 6 cuộc gọi nhỡ của dì Lam Yên, vì yêu cầu công việc nên suốt thời gian diễn ra vụ kiện, điện thoại cô ấy luôn phải đặt chế độ im lặng. Khi phát hiện cô đã ngay lập tức gọi lại ngay, nhưng đã bị dì khiển trách:
“Con nãy giờ để điện ở đâu vậy hả? Biết dì gọi mấy cuộc rồi không? Khinh người cũng vừa thôi chứ, huống chi dì còn là dì của con.”
“Rốt cuộc có chuyện gì dì mau nói đi?”
Hai người họ vốn dĩ đã không thuận nhau, cộng với việc bà dì suốt ngày cứ dỡ giọng bề trên khiến Lam cực kỳ khó chịu. Cô tặt lưỡi tỏ ra mất kiên nhẫn tiếp tục bước.
“Hôm nay sinh nhận bố con, mấy ngày trước dì gửi tin rồi, không đọc à? Chiều nay có bạn bè của bố con đến, con có tới hay không thì báo một tiếng để mọi người đợi.”
Lòng cô chợt thắt lại, đôi mắt sáng cụp xuống, nỗi buồn dường như còn đọng lại rõ ràng trên khuôn mặt thanh tú. Cô im lặng một lúc, như không muốn trả lời, nhưng đầu bên kia điện thoại lại vang lên một giọng nói nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc:
“Mấy năm rồi con chưa về nhà, bố hy vọng trong tiệc sinh nhật năm nay có sự xuất hiện của con.”
Ánh mắt Lam hình như có chút kinh ngạc, nhưng chỉ trong giây lát rồi lập tức lấy lại dáng vẻ ban đầu.
“Bố nhắn giờ qua cho con đi, chiều nay con tới.”
Hình như cô ấy phải lấy hết dũng khí mới thốt ra được một câu như vậy.
Nói xong cô tắt điện thoại bỏ vào túi quần. Người ban nãy gọi đến là vợ mới của bố Nghi Lam, ông Diệu Quốc. Cô ấy đã rất lâu rồi không về nhà, lâu đến mức cô không nhớ chính xác là khi nào.
Năm cô ấy 13 tuổi, gia đình ba người hạnh phúc bỗng trở nên hỗn loạn, vì sự xuất hiện của người thứ ba đã xông vào gia đình vốn yên bình. Mẹ cô tình cờ phát hiện bên cạnh bố cô bắt đầu có sự tồn tại của một người khác, ông đã không phủ nhận cũng không giải thích hay an ủi bà, thậm chí một câu xin lỗi cũng chẳng có.
Dù bố có làm gì sai thì mẹ vẫn không muốn ly hôn vì tình yêu mẹ dành cho bố là vô bờ bến. Ông là tình đầu của mẹ nhưng mẹ thì không phải. Hai người kết hôn vì lời hứa của hai gia đình, ông không yêu mẹ nhưng mẹ thì có.
Lần đầu gặp gỡ bà đã lưu luyến bởi nhìn tấm lưng trần, đôi chân đất dãi nắng dầm sương gánh nước ở cái giếng cuối làng, bà đã đem lòng thầm thương, chỉ muốn “nâng khăn sửa túi cho ông”.
Ước nguyện lớn nhất của mẹ chính là được trở thành vợ của bố. Ngày cô còn nhỏ từng nghe mẹ kể lại, khi được bố tự tay trao cho chiếc nhẫn cưới là ký ức bà không thể quên, ngày đó là ngày hạnh phúc nhất đời của mẹ.
Sau chuyện ngoại tình, bố cô không còn cách nào khác là phải sống với mẹ ba năm, nhưng vẫn âm thầm chăm sóc người phụ nữ thứ ba. Cho đến một ngày, ông chính thức tổ chức đám cưới với người đó và đưa cô ta về nhà.
Ông chưa từng hỏi ý mẹ cô một tiếng, suốt 15 năm sống chung chưa một ngày ông xem bà là vợ, chưa một ngày ông ở nhà dùng cơm bà nấu.
Dù ông là một luật sư đại tài với mức lương hàng tháng gần 100 triệu, nhưng chưa mua nổi cho bà một liều thuốc mỗi khi bà đau ốm.
Không thể phủ nhận rằng sự thành công của bố cô ngày hôm nay cũng là nhờ mẹ ở nhà lo toan mọi việc trong ngoài để ông yên lòng tập trung sự nghiệp.
Ngày ông chính thức cưới vợ bé cũng là ngày mẹ cô quyết định uống thuốc tự tử để kết liễu đời mình. Suốt ba năm đó bà đã nỗ lực thay đổi rất nhiều chỉ muốn giữ chân ông ở lại, nhưng cuối cùng ông vẫn không vì bà mà động lòng… nếu ông không nỡ buông tay thì bà sẽ buông, vì bà không thể chịu nổi cái cảnh “chung chồng”.
Lam còn nhớ như in trước ngày mẹ mất, bà đã dẫn cô ra sau nhà, cùng con gái ở trong vườn hoa Thiết mộc lan bà tự tay trồng suốt hàng giờ đồng hồ. Bà kể cho cô ấy nghe rất nhiều chuyện, tâm sự với cô ấy rất nhiều điều.
Ngày đó cô còn nhỏ nên chưa hiểu được quá nhiều về sự chia ly, nhìn mẹ khóc, nghe mẹ than tủi, cô chỉ biết lau nước mắt, dùng đôi bàn tay nhỏ bé của mình xoa lấy tay mẹ kêu bà đừng buồn.
Bà yêu ông đến nỗi khi đã mãi mãi lìa xa cõi đời, trong tay vẫn ôm chặt bức ảnh cưới thời son trẻ của hai người. Mãi đến khi trưởng thành, cứ mỗi lần nhớ đến lời trăng trối của mẹ, sự đối xử tệ bạc của bố khiến cô càng thêm chán ghét và oán hận.
____________________________
4.30 Nghi Lam có mặt tại nhà bố theo đúng lời đã hứa, cô xuất hiện với chiếc quần culottes mix áo khoác măng tô. Cô nhìn ngôi nhà vừa quen thuộc vừa xa lạ này, căn nhà mái thái vẫn xanh, màu ghi xám của gạch ốp tường đã thay đổi thành màu trắng theo yêu cầu của mẹ kế cô ấy, dần đồ đạc trong nhà cũng đã bị thay thế.
Cô vừa lái xe vào cổng, trước sân nhà có ba bốn chiếc ô tô loại cả tỷ. Bà Lam Yên dưới bếp bưng thức ăn lên, lúc đi qua của có nhìn ra, vô tình thấy Nghi Lam tới, bà ngẩng người hết mấy giây để xác nhận lại xem có phải cô ấy không.
Khi đã biết chính xác, bà vội kéo tay chồng ra hiệu cho chồng nhìn ra sân, ông Quốc nhìn theo hướng tay vợ. Không gian tưng bừng náo nhiệt như chùng xuống, tĩnh lặng, có đôi chút gượng gạo, thổn thức và ngại ngần… thấy con gái về đã vui mừng không kìm nén được, nụ cười cũng đã bật thành tiếng, ông vội ra đón con vào nhà.
“Lam!” - Nghe bố gọi tên, cô vô thức ngước đầu dậy, những bước đi của bố đã không còn nhanh nhẹn như ngày đó, mái tóc đen của bố lưa thưa những sợi bạc, mắt hằn dấu chân chim.
Cô ấy dường như đã không còn nhận ra ông rồi. Trong ký ức cô, ông Quốc là người đàn ông có phần mập mạp, tuy cao 1,68 mét nhưng xét theo cân nặng của ông lúc đó, có vẻ hơi lùn một chút. Giờ bố cô gầy đi rất nhiều, đôi bàn tay thấy rõ gân xanh và cả trái cổ, cô rất tò mò những năm nay ông thế nào. Có lẽ bà Yên không chăm sóc tốt cho ông chăng?
Vừa gặp mặt ông đã vội kéo con gái ôm vào lòng, ánh mắt ông trìu mến nhìn con, vòng tay âu yếm siết chặt. Đó là cái ôm, là nụ cười là ánh mắt ông chờ đợi, khao khát muốn trao cho con gái.
Trái ngược với sự phấn khích của ông, cô ấy có vẻ điềm nhiên và trầm tĩnh trong vòng tay đầy yêu thương nhung nhớ của bố dành cho mình. Thậm chí còn không đáp lại…
_________
Đi theo bên cạnh ông lúc nào cũng có bà Yên, và đó là lần đầu tiên Lam nhìn thấy bà sau 5 năm kể từ khi xa nhà. Lúc ông kết hôn với bà, hai người đã có với nhau một đứa con gái nhưng đã giấu mẹ cô ấy, mãi đến ngày cưới ông mới dẫn họ về.
Tính đến nay, cả hai đã kết hôn được 12 năm và có với nhau 3 mặt con, một trai và hai gái.
Ngôi nhà hồi đó giờ đã rộng hơn rất nhiều và mọi thứ đã thay đổi kể từ ngày cô quyết định rời nhà.
“Con đến rồi à? Lâu thế không chịu về thăm bố, con bé này… có nhà cửa bố mẹ mà cứ thích lưu lạc bên ngoài như không có chốn về vậy, con thật là kỳ lạ đó!”
Bà ấy nói điều này chỉ vì lo lắng và xuất phát từ lòng thương ông Quốc ngày đêm nhớ nhung con nên nói vậy, trong lòng hoàn toàn không có ý gì khác. Nghi Lam làm lơ, ngay cả một cái nhìn cũng không muốn cho bà ấy, vì trong mắt cô bà ta chính là kẻ thứ ba không biết liêm sỉ phá hoại gia đình cô, chính bà ấy đã gián tiếp gây ra cái chết của mẹ cô, cô chẳng thể nào tha thứ hay tự nhiên mà cười nói vui vẻ với bà được.