Nếu Ngày Ấy..

Chương 15: Hướng nghiệp




Nhìn thấy cô lạc quan vui vẽ như vậy mà ông Hai và Hữu Trọng đều đau lòng, cô phải có nghị lực mạnh mẽ như thế nào mới có thể suy nghĩ được như thế. Cảm giác đề tài này quả là không được vui, Hữu Trọng bèn nói sang chuyện khác.
- Vậy em có dự định gì cho tương lai chưa? Hết cấp ba tiếp tục học nữa hay là... à... đi làm?
Anh định hỏi "hay là lấy chồng", ở nông thôn này không hiếm các cô gái vừa hết cấp ba là lấy chồng mất xác rồi. Nếu mà cô muốn lấy chồng thì ngay bây giờ anh sẽ đặt cọc trước, nếu không sợ tới lúc đó sẽ phải hát bài "Đường tím bằng lăng" hi hi... Nhưng anh cũng đâu thể hỏi trắng trợn như thế đúng không? Đành chuyển qua hai từ "đi làm". Cô vô tư đáp.
- Dĩ nhiên là học lên nữa ạ!
Tuy rằng không phải câu trả lời anh muốn nhưng anh cũng rất vui vì cô có thể có chí cầu tiến như vậy. Anh lại hỏi.
- Vậy em muốn học nghành nào?
Cô khựng lại, kỳ thực cô cũng chỉ muốn học nữa để có thể tránh được những chuyện không vui của kiếp trước, chứ chưa biết mình sẽ chọn ngành nào. Kiếp trước, thì cô thích ngành điều dưỡng nhưng khi học ra rồi mới biết khó kiếm việc làm đến thế nào, dù bằng cấp cô có loại tốt đi nữa. Nếu không có người đó giúp đỡ thì cô cũng không thể vào bệnh viện đa khoa lớn mà làm. Cũng chỉ có thể như một số sinh viên khác một là học lên nữa, hai là vô công ty làm công nhân nếu may mắn thì sẽ được công ty đưa lên bộ phận y tế của công ty nhưng cơ hội cũng chỉ có 1% thôi.
Thấy cô ngập ngừng, Hữu Trọng liền biết là cô chưa chọn được ngành. Lòng anh chợt dâng lên niềm vui lâng lâng, bình thường cô trầm lắng, cứng cỏi y như người trưởng thành không hợp với tuổi tác nhưng lúc này đây nhìn cô mới giống một cô bé 16 tuổi. Anh có thể có cơ hội lên mặt mà hướng nghiệp cho cô rồi nha. Sung sướng làm sao. Anh hỏi.
- Em chưa chọn được ngành học?
Cô sờ sờ mũi, ngượng ngùng gật đầu.
- Dạ!
Anh vờ nghiêm túc nói.
- Em như vậy không được đâu nha! Muốn học lên nữa mà chưa biết hướng nghiệp cho mình thì tới lúc đó chọn sai ngành sẽ hối hận đó.
Cô cuối đầu nói.
- Dạ... em sẽ suy nghĩ! Từ đây tới đó cũng còn dài mà!
Anh bèn nói.
- Hay để anh giúp em hướng nghiệp thử nha!
Ánh mắt cô tỏa sáng nhìn anh, vui vẽ gật đầu.
- Dạ được ạ!
Trong lòng ai kia đang nở hoa kìa! Hữu Trọng bắt đầu vờ nghiêm túc vuốt cằm ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói.
- Anh thấy em có khiếu làm bác sĩ đó! Lần đó giúp cô bé bị động kinh, em giống như một chuyên khoa y tế thuần thục vậy. Anh thấy ngành đó thích hợp với em.
Thế nhưng, cô lại lắc đầu nói.
- Ngành đó khó đậu lắm! Môn sinh học em lại yếu hơn các môn khác. Em không có tự tin.
Anh liền nói.
- Vậy điều dưỡng thì sao?
Cô lắc đầu.
- Ra khó kiếm việc làm lắm. Tuy các bệnh viện đều nói rằng thiếu nhưng cầm hồ sơ đi xin thì một là quen biết, hai là kinh nghiệm hai năm trở lên. Sinh viên mới ra trường kinh nghiệm đâu ra hai năm chứ.
Anh bổng ngạc nhiên.
- Hả? Sao em rành vậy?
Cô chợt khựng lại, cô là dựa vào kinh nghiệm xin việc làm kiếp trước mà nói thôi. Cô quên là cô vẫn còn là học sinh lớp 11, từ nhỏ tới lớn chưa đi khỏi lũy tre làng, làm sao có thể biết được điều đó chứ. Cô bèn bịa ra lý do.
- À... tại mấy anh chị có làm trong công ty, trong đó cũng có mấy sinh viên học điều dưỡng mà vào làm công nhân nên về nói em mới biết thôi.
Hữu Trọng gật đầu.
- Thì ra là vậy! Vậy... em thích môn học nào nhất?
Cô không cần suy nghĩ liền đáp.
- Môn học thì môn nào cũng như nhau nếu nói thích thì em thích cách người dạy chứ không phải môn học. Chẳng hạn như năm rồi em không thích môn hóa bởi giáo viên dạy khó hiểu, nhưng năm nay em lại rất thích, vì cô dạy không những dễ hiểu mà còn vui nhộn nữa.
Anh buột miệng hỏi.
- Vậy em thích cách anh dạy không?
Nếu cô đáp là "thích" thì tất nhiên cô cũng thích anh phải không? Và dĩ nhiên cô cũng đáp thật lòng mình, đúng là cách anh dạy rất hay và dễ hiểu mặc dù kiếp này cô cũng không cần anh phải dạy nhưng kiếp trước anh chính là người thầy vỡ lòng đầu tiên về vi tính cho cô mà. Cô gật đầu đáp một cách tự nhiên.
- Thích!
Anh cảm giác như mình đang đứng giữa vườn hoa bát ngát mênh mông nhìn không thấy điểm cuối. Ôi! Sao mà hạnh phúc quá đi mất! Cô thích anh kìa. Hồn anh đang bay bổng trên chín tầng mây thì bổng nhiên nghe cô gọi.
- Anh Trọng... Anh Trọng...
Anh giật mình, ngơ ngác hỏi.
- Hả? Em gọi anh gì vậy?
Cô khó hiểu hỏi.
- Anh đang suy nghĩ gì mà hồn thả về đâu đâu vậy? Em hỏi anh mà anh không nghe hả?
Anh vội ho nhẹ vài tiếng, lấy lại hình tượng rồi nói.
- Khụ... khụ... à... anh đang... đang nghĩ nên hướng nghiệp cho em ngành nào? Mà em vừa hỏi anh cái gì?
- Thì em cũng hỏi anh vụ đó đó. Theo anh thì em nên chọn ngành nào thích hợp đây?
Anh bèn nói.
- Em có thể làm giáo viên.
Cô nhanh chóng lắc đầu.
- Thôi! Học trò bây giờ khủng bố lắm! Em dạy không nổi đâu. Mà càng không thích đi dạy.
Ngành nào cũng không được, vậy biết chọn ngành nào cho cô đây ta? Nếu đã không có môn học nào nổi bật nhất vậy chỉ có thể dùng sở thích thôi. Hữu Trọng có vẽ đã nghĩ ra được cách bèn hỏi.
- Vậy em thích gì nhất?
Thích gì nhất hả? Cô thích gì nhất nhỉ?
Sợ cô không hiểu câu hỏi của anh, Hữu Trọng bèn bổ sung.
- Chẳng hạn như ăn, ngủ, đọc sách, ca hát, may vá, buôn bán, mua sắm, kiếm tiền....
- Tiền!
Anh còn chưa thí dụ hết thì cô đã hô lên một chữ cắt đứt lời anh rồi. Anh khựng lại hỏi.
- Tiền?
Cô gật đầu.
- Em thích kiếm tiền!
Cái này thì ai mà không thích. Người ta cố gắng học lên thật cao cũng chẳng phải là để kiếm tiền thật nhiều đấy sao? Chỉ khác là mỗi người sẽ dùng số tiền kiếm được ấy để làm gì thôi. Anh lại hỏi.
- Vậy em kiếm tiền để làm gì?
Cô khó hiểu.
- Dĩ nhiên là tiêu xài rồi!
Nhưng anh lại hỏi.
- Tiêu xài vào việc gì?
Cô chợt khựng lại.
- Tiêu xài mà cũng có mục đích nữa sao ạ?
Anh nhướng mày đáp.
- Đương nhiên! Xài tiền mà không có mục đích thì tiền ấy sẽ trở nên không có giá trị. Ví dụ như người nghèo kiếm tiền mục đích để thoát nghèo, người giàu kiếm tiền là để đầu tư vào việc khác để giàu thêm nữa. Có người kiếm tiền là để sắm của sau này để lại cho con cháu, có người kiếm tiền thì là để dưỡng già... ai kiếm tiền cũng có mục đích nhất định cả. Vậy mục đích em kiếm tiền là để làm gì?
Cô ngẩn người suy tư lẩm bẩm.
- Kiếm tiền để làm gì ư?
Kiếp trước, mỗi tháng lãnh lương ra trừ đi chi phí nhà trọ, sinh hoạt này nọ số còn lại cô để dành lại để sau này lấy chồng lo cho gia đình. Nhưng kiếp này, cô không muốn có gia đình bởi cô đã không còn mơ ước gì về tình yêu nữa. Cô muốn sống một cuộc sống bình lặng, thanh thản, không lo, không nghĩ. Mà muốn đạt được cuộc sống đó thì cô phải có thật nhiều tiền. Muốn dễ kiếm ra tiền thì chỉ có một ngành thích hợp nhất là kinh tế. Ừ! Chọn ngành đó đi.
Cô ngẩng đầu nhìn thẳng vào anh, ánh mắt thanh triệt nói.
- Em sẽ chọn ngành kinh tế!
Thế nhưng Hữu Trọng lại nói.
- Ừ! Ngành này cũng rất có tiềm năng. Chỉ là rất nhiều người muốn theo học, tỷ lệ cạnh tranh sẽ rất cao. Em muốn đậu vào trường công lập sẽ rất khó. Nhưng nếu vào trường dân lập thì sẽ không có những chế độ ưu tiên viện mồ côi như em. Học phí sẽ vô cùng cao, mà ra trường cơ hội việc làm cũng sẽ thấp hơn. Giữa công lập và dân lập thì đương nhiên sinh viên tốt nghiệp trường công lập sẽ được ưu ái hơn rồi. Anh biết học lực của em rất khá nhưng người ta thường nói học tài thi phận mà, đâu ai biết trước được điều gì đâu.
Những lời Hữu Trọng nói không phải là không có lý, cô chính là một minh chứng cho câu "học tài thi phận" mà anh nói. Kiếp trước, kết quả cuối năm 12 cô đạt loại giỏi mà tới thi tốt nghiệp lại suýt nữa là rớt, nếu không có 1 điểm của tín chỉ A vi tính thì cô rớt là cái chắc. Tuy kiếp này cô có đủ tự tin mình sẽ không sẽ bị suýt rớt tốt nghiệp nhưng đúng như anh đã nói, nhiều người theo học thì tỷ lệ cạnh tranh sẽ rất cao, cô cũng không chắc mình sẽ lọt được vào trường công.
Nhưng mà kỳ thực kiếp này cô chỉ muốn học nữa để tránh tình trạng bị ép lấy chồng thôi. Tuy bà ngoại đã nói nếu cô không muốn lấy chồng sẽ không ép gả nhưng với điều kiện là cô vẫn còn học, nếu mà cô nghĩ học hay đi làm gì đó thì bị gả là chuyện không thể tránh được rồi. Ngay cả chị Út Lượm đi làm trên thành phố mà mỗi lần điện thoại hỏi thăm là nói chuyện cưới gả hà. Thật là mệt!
Cô cũng đã có dự định hết mọi chuyện cho tương lai rồi, chỉ cần không bị gả chồng là dự tính ấy sẽ thực hiện được. Khi học ra trường cũng không lo như những sinh viên khác phải kiếm việc làm khắp nơi. Kệ! Công hay tư gì thì chỉ cần học là được, cô cũng không phải là không có tiền. Cô mỉm cười nói.
- Không sao! Chỉ cần học tiếp nữa là được! Nếu may mắn thi đậu trường công lập thì tốt. Nếu không học dân lập cũng được. Em cũng đâu phải là không có tiền đóng học phí đâu.
Hữu Trọng tươi cười hài lòng, anh nói ra vậy để xem cô thật sự có quyết tâm không thôi. Chứ dù cho cô có học trường dân lập thì cũng chẳng sao cả. Cô thiếu tiền anh có thể giúp mà, thậm chí dù ra không tìm được việc làm anh cũng sẽ đem cô về bên cạnh anh. Đến lúc đó cô sẽ cảm kích anh, dễ dàng sa vào lưới tình của anh mà không thoát ra được. Nghĩ thôi đã thấy sung sướng rồi.
Hiểu con không ai bằng cha, ông Hai chỉ cần liếc qua thì biết anh đang có mưu đồ gì rồi. Nhưng ông lại cười thầm trong bụng, anh đúng là còn trẻ con lắm. Một đứa con gái như Thu Trúc vậy mà có thể dễ dàng bị anh cưa đổ sao? Cái gì mà trường dân lập học phí cao, cái gì mà ra không có việc làm? Ở vùng nông thôn này việc làm thêm hầu như không có, mà cô còn có thể biết cách kiếm tiền thì sau khi lên thành phố cơ hội kiếm tiền rộng mở, cô lại có thể để mình bị thiếu tiền sao? Không chừng chưa học ra trường cô cũng đã có thể có sự nghiệp vững vàng trong tay không khác gì anh bây giờ rồi. Anh là nhờ tài sản ông để lại mới có thể được như vậy, còn cô chính là từ đôi bàn tay trắng đấy. Một cô gái như vậy... chậc... ông nghĩ mà tội nghiệp cho con đường truy thê của Hữu Trọng sau này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.