*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Tôi cau mày, không nhịn được nói: “Phó Thắng Nam đã bảo điều tra gia đình và các mối quan hệ của Tôn Thiên Di vào ngày hôm qua. Anh đã kiểm tra chưa? Mối quan hệ giữa đứa trẻ đó và cô ấy là gì?” Anh ta gật đầu, nói: “Đứa trẻ là con gái cô ấy, bốn tuổi, còn Tôn Thiên Di là mẹ đơn thân.
Cô ấy đã mang thai khi học đại học. Hiện tại không rõ cha của đứa trẻ. Bố mẹ đều là công nhân địa phương bình thường và cả hai đều đã nghỉ hưu. Điều kiện gia đình bây giờ không còn khó khăn nhưng lại có người anh trai nghiện cờ bạc, mấy năm nay tiền lương và căn nhà của hai vợ chồng già mất hết, nay gia đình bốn người thuê một căn nhà rộng 50m2. Cuộc sống tương đối vất vả”.
Vậy thì có thể hiểu vì sao Tôn Thiên Di vừa chết, cha mẹ họ đã vội vàng chạy đến.
Dù sao thì cả gia đình sống bằng tiền lương của Tôn Thiên Di. Vốn cuộc sống đã đủ vất vả, bây giờ đột nhiên cô ta nhảy lầu, hai người già cộng thêm một đứa trẻ con, e là hoàn toàn không sống nổi.
Sau khi suy nghĩ, tôi nhìn Trần Văn Nghĩa nói: “Cả đêm hôm qua anh đều không ngủ, nên tr về phòng làm việc nghỉ ngơi một lát đi. Tôi sẽ lo chuyện ở đại sảnh.” Anh ta sững người một lúc, nói, “Không sao đâu, tôi…” Tôi nhìn anh ta rồi nghiêm túc nói: “Trần Văn Nghĩa, mặc dù mấy năm nay tôi không tiếp tục ð Phó Thị, nhưng không có nghĩa là tôi không biết gì cả.
Hơn nữa, chuyện ở đại sảnh là tranh chấp dân sự, không phải thuật ngữ chuyên môn của công ty. Tôi có thể xử lý, anh cứ yên tâm mà nghỉ ngơi, được chứ?.” Anh ta chần chừ một lúc vẫn muốn nói gì đó, lúc này điện thoại di động vang lên, anh ta lúng túng trả lời điện thoại, chắc là giọng của vợ anh ở đầu dây bên kia, “Chồng ơi, con bị sốt, anh về sớm đi.” Nghe vậy, mặt anh ta đổi sắc, anh ta nhìn tôi và nói: “Phu nhân, việc ở đây nhờ vào cô. Tôi còn có việc phải làm ở nhà. Tôi cần về nhà xem thế nào, tôi sẽ quay lại NG) sớm.
Tôi gật đầu và bảo anh ta hãy nghỉ ngơi.
Sau khi Trần Văn Nghĩa rời đi, tôi đi thẳng xuống sảnh, đã đến giờ làm việc, có cả chục người đứng ở sảnh, bao gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Tôi không biết họ lấy đâu ra những tấm băng rôn có dòng chữ “Giết người đền mạng, có nợ có trả”.
Trông cũng giống như chuyện đó thật vậy, mấy cô nhân viên lễ tân ở quầy lễ tân bị họ làm ầm ï mà sợ đến mức run rầy, sợ bị đánh nếu phạm sai lầm.
Nhìn đoàn người này, tôi không khỏi suy nghĩ, rất may là thi thể của Tôn Thiên Di đã được nhà tang lễ đưa vào nhà đông lạnh. Nếu không thì, ước chừng những người này sẽ khiêng quan tài và đặt ở đây, sau đó vừa khóc vừa đòi tiền.
Nhân viên bảo vệ đứng ở cửa thang máy, không cho họ lao vào khu văn phòng, làm ầm ï khiến những người khác không thể làm việc.
Tôi xuống thang máy, nhìn những người này đã có chút mệt mỏi vì làm ầm ï, bước đến trước quầy lễ tân, nhìn chủ quầy nói: “Hôm nay không có phóng viên ở đây sao?” Theo lí mà nói, hôm nay phải có nhiều phóng viên hơn hôm qua, không biết sao lại không có ai hết.
Nhìn một nhóm đàn ông, phụ nữ và trẻ em trong hành lang, tôi lấy mấy triệu từ trong túi xách của mình và nói với quầy lễ tân, “Cô tìm người mua một số trái cây và bánh ngọt, cố gắng mua đồ tốt một chút, và sau đó sắp xếp người đưa cho họ. Tiện thể mua đồ chơi về phát cho những đứa trẻ ở đây, nếu trò chuyện được với chúng thì tốt, hỏi xem tại sao họ lại vội vàng đến đây làm loạn như thế, hỏi có ai xúi giục sau lưng không.
Nhớ gọi một vài phóng viên đáng tin cậy đến chụp ảnh. ” Lễ tân sững lại một lúc rồi cầm tiền gật đầu lia lịa, cô ta làm việc rất hiệu quả, một lúc sau liền phân phát hoa quả và bánh ngọt cho những người gây rối ở sảnh, ngoại trừ nhân viên bảo vệ canh cửa thang máy, những người khác đều được phân phát đồ ăn, rất tự nhiên ngồi trong đám đông và trò chuyện với họ.
Tình cờ là giờ ăn trưa, một số phóng viên lần lượt xuất hiện, vì đã rút kinh nghiệm cho lần trước nên các phóng viên đến lần này vẫn còn khá hạn chế. Một lúc sau, cô bé ở quầy lễ tân chạy đến với tôi với vẻ phấn khích và vô cùng kích động, “Phu nhân, những người đó không phải họ hàng của Tôn Thiên Di, có người trả tiền để họ đến và để họ đến đây khóc lóc làm ầm ĩ.
Một ngày một ba trăm nghìn. Những người này đều là người đi nhảy quảng trường, nghe nói mỗi ngày ba trăm nghìn, có người đem cháu của mình đến nốt cho có số lượng.” Tôi sững sờ một lúc, vốn dĩ tôi còn tường rằng những người này có liên quan gì đến gia đình của Tôn Thiên Di, nhưng bây giờ xem ra những người đứng sau chuyện này chỉ đơn giản là muốn làm phiền Phó Thị.
Những người trong hội trường dần dần bỏ đi rất nhiều. Cô bé ở quầy lễ tân đưa cho tôi đoạn video đã được ghi lại và nói: “Phu nhân, những người đó đã rời đi rồi. Bây giờ cha mẹ của Tôn Thiên Di đã rời khỏi đây, cô thật là thông minh. Mới một xíu thôi đã khiến đại sảnh im lặng rồi. Hôm nay, những phóng viên không có ý tốt đã tốn công vô ích, còn quảng cáo cho công ty nữa chứt ” Tôi khẽ mỉm cười, ánh mắt rơi vào đứa trẻ bốn tuổi đang ở trong sảnh cùng Tôn Thiên Di, đứa trẻ trông có vẻ hơi hốc hác, không biết có phải là ảo giác của tôi không, tôi luôn cảm thấy đứa trẻ này có chút khác biệt với những đứa trẻ bình thường.
Thu lại ánh mắt, tôi nhìn cô gái ð quầy lễ tân, nói, “Cảm ơn vì chuyện hôm nay. Cô add Zalo của tôi và gửi video cho tôi. Nhân tiện, cô tên gì?” Cô bé trông hơi giản dị, cô ấy quét mã Zalo của tôi với khuôn mặt ửng hồng, có chút phấn khích nói: “Thưa phu nhân, tôi tên là Chu Nhất San, cô cứ gọi tôi là San San. Tôi rất vinh dự được làm việc cho cô.” Tôi mỉm cười, add Zalo của cô bé, cô bé lập tức gửi video cho tôi.
“Có chuyện rồi, có chuyện rồi!” Nhất thời, đại sảnh vốn yên tĩnh bỗng trở nên ồn ào.
Tôi ngước mắt, thấy cha mẹ của Tôn Thiên Di gào khóc thảm thiết. Tôi nhìn Chu Nhất San, nói, “Cô đi xem xem!” Cô bé chạy nhanh đến, kéo những người đang vây xung quanh cha mẹ Tôn Thiên Di, tôi theo sau đến đó.
Đứa bé ban nãy ngồi chơi trên sô pha trong đại sảnh, bây giờ sắc mặt tái nhợt, đã ngất đi, còn chảy máu mũi, có vẻ không phải là bị thương từ bên ngoài.