Một Mảnh Xuân Sầu

Chương 3



12.

Cuộc sống cứ chầm chậm trôi đi. Nhưng thái bình thịnh thế không hề đến như bọn tôi hằng mơ, mà thực tế là ngày càng hỗn loạn.

Quan binh đánh tới đánh lui, chiếc ghế tổng thống liên tục đổi chủ, người này ngã ngựa thì người khác lên thay.

"Ngươi dứt lời ca, ta lên sân khấu..."

Trấn nhỏ nơi bọn tôi nương náu cũng không còn yên tĩnh. Đâu đó ngoài kia, luôn văng vẳng từng hồi súng nổ cùng tiếng pháo rền trời.

Thuế má tăng căt cổ, phía quan binh càng chăm ghé nhà réo gọi, cuộc sống cũng ngày một u ám.

Rõ ràng là Tôn Vũ vẫn đang tuổi trẻ khỏe, rõ ràng là một thân thể rắn chắc, nhưng bóng lưng đã có phần cong vẹo.

Thế mà ngay thời điểm ấy, tôi thường xuyên buồn nôn cả ngày, sau đó đến gặp lang trung mới phát hiện đã mang thai.

Tôn Vũ hạnh phúc vỗ đùi đôm đốp, Quý Chi cũng rất phấn khởi, về tới nhà liền bắt tay làm quần áo, mũ nón cho trẻ con.

Nhưng tôi không hề vui vẻ.

Sống giữa thời cuộc gian truân, những năm qua khổ đau không kể xiết.

Người lớn bữa đói bữa no thì cũng thôi đi, đằng này sinh ra lại kéo theo cả đứa nhỏ chịu tội. Nên tôi hạ quyết tâm, tìm mua một loại thuốc phá thai.

Biết được ý định ấy, Tôn Vũ đỏ hoe mắt quỳ sụp trước mặt tôi, luôn miệng van tôi hồi tâm chuyển ý.

Anh ấy nói đứa nhỏ chính là tâm can, là hy vọng, là động lực để anh tiến về phía trước. Anh ấy còn cam đoan, dù phải lên núi đao xuống biển lửa, cũng sẽ nuôi dưỡng đứa nhỏ trưởng thành.

Quý Chi cũng khóc lóc, còn không ngừng mắng tôi ác độc, nói rằng con tôi ra đời, chẳng lẽ chị ấy lại trơ mắt nhìn nó chêt đói hay sao!

Tôi biết hai người họ khát khao chào đón bé con đến nhường nào, hay là cứ giữ lại đứa nhỏ này. Có lẽ tương lai sẽ tốt hơn chăng?

Vài tháng sau, tôi hạ sinh một bé trai. Trong nhà đầy ắp niềm vui, Tôn Vũ cẩn thận từng li từng tí, Quý Chi cũng quấn quýt không rời tay.

Sinh mệnh mới mang tới vô vàn hy vọng cho gia đình, như tia nắng ấm xua tan làn sương mù mịt.

Có điều, mấy người bọn tôi tụm lại còn không nhận nổi hai trăm mặt chữ. Sau khi cặm cụi lật hàng đống sách, rồi chạy đi hỏi người này người kia, mới chọn được cho đứa nhỏ cái tên.

Quân An, Tôn Quân An.

Thiên sơn vạn thủy, nguyện quân bình an.

13.

Từ ngày có Quân An, Tôn Vũ càng cố gắng làm việc, ngày ngày đều ra sức kiếm tiền. Quý Chi cũng nỗ lực thêu thùa, làm cả khăn tay, rồi may quần áo. Đồ đạc của Quân An đều do Quý Chi tỉ mẫn may từng đường kim mũi chỉ.

Tôi để Quân An nhận Quý Chi làm mẹ đỡ đầu, từ nay về sau chị ấy cũng một đứa con. Bất kể tương lai đi đến đâu, bất kể xảy ra chuyện gì, chị ấy vĩnh viễn là mẹ của Quân An.

Lên hai tuổi, thằng bé bắt đầu nói rành rọt hơn, suốt ngày bi bô gọi ba người bọn tôi.

Mỗi lần Tôn Vũ trở về sau khi xong chuyến hàng, đều bị một câu "Cha ơi, cha vất vả rồi" chọc đến cười tít mắt.

Những lúc gặp Quý Chi cặm cụi may vá, Quân An thường dặn chị ấy cẩn thận một chút, lỡ kim đâm vào tay, thằng bé sẽ đau lòng.

Quý Chi hết lòng yêu thương đứa nhỏ, khí sắc cũng tươi tắn hơn, trông như trẻ ra vài tuổi.

Tôn Vũ cứ đi sớm về khuya, rồi càng lúc càng muộn, hàng hóa không ngừng chất chồng trên vai, khiến sống lưng ngày một cong vẹo.

Tôi khuyên anh không cần bán mạng như vậy. Tôn Vũ luôn cười xoà bảo không sao, anh ấy nói bản thân là kẻ vô dụng, nhưng không muốn làm một người cha vô dụng.

Anh muốn kiếm thật nhiều tiền, muốn cho cả nhà một cuộc sống tốt đẹp. Anh ấy nói sau này sẽ nuôi Quân An ăn học thành tài, như vậy mới có tiền đồ, có hy vọng làm quan. Và bằng mọi giá cũng không để thằng bé trở thành người giống cha nó.

Tôn Vũ vừa nói vừa nhìn ra cửa sổ, trong mắt ánh lên tia hy vọng. Nhưng cuối cùng anh ấy đã thất hứa.

Tôn Vũ chêt rồi.

Anh ấy vác một kiện hàng nặng cồng kềnh, đi được nửa đường thì đột nhiên kiệt sức rồi ngã khuỵu. Hàng hoá đập mạnh vào đầu khiến anh chêt ngay tại chỗ.

Mấy người làm chung ở bến tàu khiêng anh về nhà, vừa tới đã ném ngay trước cửa. Chẳng ai đả động đến việc bồi thường, chỉ gân cổ lên doạ nạt, thái độ cực kỳ hung hãn: "Chồng cô làm hỏng đồ của bọn tôi, đền tiền đi!"

Tôi thất thần ngồi trên đất, nhìn chằm chằm thi th ể Tôn Vũ, hai mắt tựa hồ ráo hoảnh.

Cả đám người còn kêu la om sòm, Quý Chi khóc nức nở thuyết phục bọn họ.

Tôi đi thẳng vào bếp, chộp lấy con dao phay rồi xông tới trước mặt họ, căm phẫn giơ dao lên liều mạng: "Muốn tiền đúng không? Được thôi, đi tìm chồng tôi mà đòi!"

Mấy người đó bẽ mặt nhìn nhau, cuối cùng tức tối khạc nước bọt, chửi đổng mấy câu rồi bỏ đi.

Con dao rơi xuống nền nhà, phát ra âm thanh lanh lảnh chói tai. Tôi lại ngồi sụp trên đất, còn Quân An bé bỏng bước tới lay lay cánh tay Tôn Vũ: "Cha ơi cha dậy đi, cha sao thế?"

Quý Chi bế thằng bé lên, giọng run run dỗ dành: "Cha con... đang ngủ."

14.

Bọn tôi bấm bụng mua một cỗ quan tài ọp ẹp rồi đào huyệt an táng Tôn Vũ. Người đàn ông này, bao năm dạn dày sương gió. Tôi không muốn để anh ra đi lạnh lẽo, đến cả áo quan cũng không có nổi.

Tôn Vũ đi rồi, trụ cột gia đình đã không còn, lại vừa dốc hết tiền bạc mua cỗ quan tài, nên trong nhà càng thêm túng quẫn.

Tôi định đến mấy bến cảng khác xin một chân khuân vác, có điều họ không nhận phụ nữ.

Tôi cắt tóc ngắn, mặc quần áo của Tôn Vũ, rồi quấn chặt ngực, chà lấm lem mặt để giả làm đàn ông. Thế mà bên kia vẫn chê tôi thấp bé, kiên quyết không nhận vào.

Tôi lại tìm đến một gia đình giàu có, cầu xin họ thuê tôi, nhưng mấy hạ nhân liên tục xua đuổi với thái độ ghét bỏ: "Đi đi đi đi, người muốn vào làm công có thể xếp dài từ đây ra tít ngoài thành kìa. Nhà chúng tôi nuôi không nổi đâu."

Tình hình này khiến tôi sầu lo đến nỗi tóc tai đua nhau bạc trắng.

Mãi tới một dạo, Quý Chi đột nhiên chải chuốt gọn gàng, vận chiếc váy ngắn hoa hoè, để lộ cả đôi chân, rồi dùng thứ phấn son rẻ tiền tô vẽ thật xinh đẹp.

Quý Chi bảo tôi không cần lo lắng chuyện tiền nong nữa, chị ấy đã tìm được một công việc nhẹ nhàng, thù lao lại rất hậu hĩnh.

Chị ấy còn nói chỗ làm cách nhà quá xa nên phải chuyển đi. Sau này, cứ vài ngày sẽ về một chuyến, mang cho tôi phí sinh hoạt, hoặc chút lương thực gì đó.

Tôi cảm thấy có điều khuất tất, nên một hôm nọ, âm thầm ra ngoài tìm chị ấy. Cuối cùng phát hiện chị ấy đã thuê lại căn nhà tồi tàn trước kia để làm nhà thổ, khách muốn trả bằng tiền hay lương thực đều được.

Lúc tôi xông vào, người đàn ông trước đó cũng vừa rời đi.

Quý Chi ngồi tại chỗ, quần áo xộc xệch nhăn nhúm. Trên cái bàn cũ nát kê bên cạnh là mấy bắp ngô nằm lăn lóc.

Tôi run rẩy lên tiếng: "Đây là công việc mà chị nói sao?"

Quý Chi vừa cài nút vừa đáp nhẹ tênh: "Việc này kiếm tiền nhanh chóng, chị có thể nuôi cả nhà, nuôi Quân An trưởng thành."

Tôi quỳ sụp xuống, vùi đầu vào lòng chị ấy, khóc thất thanh: "Chị, sao mẹ con em có thể dùng tiền xương máu của chị chứ! Không được, không được đâu!"

Khóc hồi lâu, tôi ngẩng đầu lau nước mắt, dứt khoát ra quyết định: "Quân An là do em sinh, người phải gánh trách nhiệm nuôi thằng bé là em, chị về chăm Quân An đi, em ở lại đây tiếp khách."

Còn chưa dứt câu, Quý Chi đã cho tôi bạt tai, rồi nghiêm mặt mắng một hơi: "Bậy! Đồ không nên thân! Chị đã thế này rồi, em còn muốn thảm hại như chị mới vừa lòng hả? Em đòi làm thay chị, vậy Quân An phải sống sao đây? Cả đời thằng bé sẽ không ngóc đầu lên nổi!"

"Chị làm cái này thì sao, là chị cam tâm tình nguyện! Xuân Hạnh, nếu em cản chị hoặc dám từ chối tiền của chị, thì đừng trách chị trở mặt, cắt đứt tình nghĩa chị em!"

Kể từ ngày đó, tôi cắn răng nhận tiền sinh hoạt từ Quý Chi. Mỗi lần như vậy, trong lòng luôn sỉ vả chính mình, đều do tôi trơ tráo, do tôi yếu đuối, do tôi máu lạnh.

Nhưng còn cách nào nữa đâu? Một kẻ trơ tráo, yếu đuối, máu lạnh như tôi, vẫn phải bấu víu đủ đường để con mình sống sót.

15.

Quý Chi đã làm công việc đó suốt mấy năm liền, và cũng từng ấy năm bọn tôi dùng tiền của chị ấy để tồn tại.

Tôi vẫn mơ về một ngày trời quang mây tạnh, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn và Quý Chi có thể thoát khỏi cái nghề ấy.

Rồi sau này, hai mẹ con tôi sẽ cùng nhau hiếu kính chị ấy, để chị an tâm hưởng phúc. Nhưng cuối cùng, không ai đợi được ngày đó.

Năm nay Quý Chi đổ bệnh nặng, cứ sốt cao không dứt, còn liên tục ho ra máu, sắc mặt cũng trở nên tím tái.

Tôi khóc nấc cõng chị ấy về nhà.

Quý Chi nói bản thân chẳng sống nổi mấy ngày, bảo tôi đừng phí tiền chữa bệnh cho chị ấy.

Tôi dứt khoát lấy ra số tiền mà chị ấy đưa trước kia, rồi chạy một mạch tới hiệu thuốc. Tôi muốn chị ấy sống tiếp.

Nhưng dù uống bao nhiêu thuốc cũng thành công cốc, cơ thể Quý Chi ngày càng suy kiệt. Thời khắc lâm chung, chị ấy bọn tôi đến bên giường, rồi dốc hết sức lực dặn dò một câu: "Xuân Hạnh, em gái ngoan của chị, chị đi rồi, hai mẹ con phải ráng sống thật tốt."

Chị ấy dịu dàng nhìn về phía Quân An, ánh mắt xoáy sâu thăm thẳm. Giờ Quân An đã là một cậu nhóc lanh lợi, hơn nữa cực kỳ hiểu chuyện, thằng bé nắm chặt tay Quý Chi, thút thít gọi: "Mẹ ơi."

Quý Chi mãn nguyện nhắm mắt, khoé môi còn vương ý cười.

Tôi đứng chêt trân, ngơ ngác nhìn Quý Chi, tâm trí tựa hồ tê dại, cùng bao ký ức xa xăm tìm về. Là tháng ngày dìu nhau qua thăng trầm, là Quý Chi ở Triệu phủ, là Quý Chi trên đường trốn chạy, là Quý Chi cặm cụi may quần áo, là Quý Chi thẳng tay tát tôi, và cả Quý Chi lặng thinh nằm trên giường lúc này.

Tôi quỳ xuống, vùi đầu vào lòng chị ấy, cảm nhận chút hơi ấm chưa tan, chỉ biết đau đớn gào thất thanh.

Tôi mua một cỗ quan tài, cùng Quân An để tang chị ấy.

Có người qua đường trông thấy, còn khạc nhổ chế giễu: "Một ả gái điêm mà đám tang cũng nở mày nở mặt đấy."

Tôi trừng mắt nhìn hắn: "Chị ấy xứng đáng, chị ấy là người tốt nhất trên đời!"

16

Quý Chi ra đi rất thanh thản, chị ấy nghĩ rằng số tiền mình để lại sẽ đủ cho mẹ con tôi trang trải vài năm. Bởi thế chị ấy mới yên lòng nhắm mắt.

Nhưng thực tế, giá cả leo thang chóng mặt, trong vòng vài năm đã tăng lên gấp đôi, tiền bạc mất giá thê thảm.

Lúc trước chạy vạy mua thuốc than, sau đó lại mua quan tài, gần như vét sạch số tiền dành dụm.

Quý Chi ngậm đắng nuốt cay gom góp từng đồng, giờ ngoảnh đầu lại đã thành hư không.

Thức khuya dậy sớm, mình ai dãi dầu, rốt cuộc là vì cái gì?

Chỉ vì sống sót, chỉ vì bữa cơm no.

Một mong ước giản đơn như vậy, sao giờ đây quá đỗi khó khăn?

Phải tồn tại, phải kiếm cơm, tôi đói chêt cũng được, nhưng Quân An thì không thể.

Thế rồi, tôi vẫn nối gót Quý Chi, trở về căn nhà tồi tàn ấy, nằm trên chiếc giường mà chị ấy từng nằm.

Giá cả rẻ mạt, đổi lại là sự hoan nghênh nồng nhiệt. Hằng ngày, đủ loại đàn ông ghé qua, đều để lại ít tiền hoặc chút thức ăn.

Mỗi lần đón tiếp những gã hôi hám, bẩn thỉu đó, để bọn họ điên cuồng trong dục vọng, tôi thường miên man nghĩ.

"Ôi khổ đau, mi là một vòng tuần hoàn. Bất luận ta cố né tránh thế nào, cuối cùng vẫn phải đụng mặt mi."

Chẳng lâu sau, ngay cả làm gái điêm cũng không được.

Nạn đói đang càn quét cả nước, nay mai thôi sẽ chẳng còn ai lãng phí tiền bạc hay lương thực vào chỗ này.