[BHTT] Đồng Thoại

Chương 1



Tôi sinh ở ra vùng quê An Huy vào những năm 90, nơi cực kì lạc hậu về mặt kinh tế, lại còn phổ biến tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Tôi là chị cả trong nhà, dưới tôi có một người em gái và một người em trai. Ở chỗ tôi, nhà có ba, bốn, thậm chí năm anh chị em trong nhà là chuyện bình thường. Mọi người đều muốn sinh con trai, còn cho rằng sinh nhiều con mới tốt, vui nhà vui cửa.

Mấy năm nay ba mẹ tôi nói tôi không giống những đứa trẻ khác. Thật ra tôi nghĩ tôi biết chỗ nào không giống, nhưng tôi lại cảm thấy ba mẹ tôi không nghĩ thế.

Theo họ thì từ nhỏ tôi đã không được khỏe mạnh lắm rồi. Trước năm tôi hai mươi, năm nào cũng phải ghé bệnh viện tái khám. Năm 2010, do bị tổn thương thần kinh ở tay nên bệnh viện yêu cầu tôi thực hiện liệu pháp oxi cao áp tới khi đêm 29 Tết mới thôi. Sau đó uống thuốc cả nửa năm, còn thần kinh chỗ tay tôi vẫn tương đối mẫn cảm.

Năm tôi mười lăm, do một lần bị té nên vẹo hai – ba đốt sống ở cổ, bác sĩ bảo tôi không có hy vọng tốt hơn gì hết. Vì thể trạng bệnh tật này mà mẹ tôi luôn mắng tôi xúi quẩy, không biết kiếp trước tạo nghiệp gì mà kiếp này bị quật dữ dội vậy. Chuyện này thì nay tôi nghĩ thoáng rồi, chắc đây là mệnh của tôi, tôi chấp nhận dần rồi. Sao tôi nói tôi chấp nhận hở? Vì tôi thấy mẹ tôi cũng nghĩ vậy, thậm chí có một đêm mẹ trợn mắt trắng với không khí tối đen như mực trước mắt mẹ:

- Sao tao phải chịu thiệt như này? Chẳng lẽ kiếp trước tao làm chuyện gì không tốt ư? Nên kiếp này trả nghiệp sao?

Thật ra, không chỉ thân xác tôi không được tốt lắm, mà tinh thần tôi cũng vậy. Tôi không biết mình đã bỏ bao nhiêu năm đắm trong chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, cũng từng ghé bác sĩ tâm lý rồi, cùng từng vì giai đoạn trầm cảm mà thử tự sát – cắt cổ tay rồi, đau lắm. Chỉ là không thành công, có thể do mua nhầm dao, có thể do cắt sai chỗ, cũng có thể do tôi chưa đủ can đảm tự kết liễu chính mình.

Sau đó tôi bắt đầu những lần tự hại bản thân – tự rạch vài vết trên người. Những người chưa tự rạch bản thân sẽ không cảm thấy đau đớn, chảy máu kèm khoái cảm khó nói. Khoảnh khắc hạ dao xuống tay mình, tôi nghe tiếng xoen xoét nho nhỏ. Nếu bạn hỏi tôi rằng tôi có thấy đau không, tôi có thể trả lời bạn là lúc rạch xong mới đau. Có điều tôi lại nhận ra: khi tôi bắt đầu rạch, tôi không cách nào dừng lại được. Một nhát rồi hai nhát, mấy chục vết rạch tầm ba, bốn xăng-ti chằng chịt cánh tay trái của tôi, cơn đau do dao rạch xua tan mỏi mệt trên cả thể xác lẫn tinh thần của tôi. Tôi nhìn máu rỉ xuống, cảm tưởng như mọi tiêu cực trong lòng cũng như những hồi ức xấu đó theo dòng máu ấy trào ra. Có thể nói, việc tự hại bản thân khiến mọi cơn đau của tôi dịu dần. Dẫu tôi không phải lúc nào cũng ôm dao bên mình, nhưng trong túi tôi có vài lưỡi dao lam. Hễ lúc nào tôi không chịu được nữa, cần rạch tay đặng xoa dịu nỗi đau trong lòng thì rạch.

Đối với chuyện tôi tự hại bản thân thì tôi chỉ nói đôi câu thôi:

"Tự hại bản thân là một chuyện gây nghiện, thật mong tôi chưa từng bắt đầu cơn nghiện này. Tương tự với việc nghiện hút thuốc ấy, kể cả khi đã cai nghiện thì tôi dễ tái nghiện."

Tuổi thơ tôi có những chuyện mà đáng lẽ tôi không nên trải qua. Tôi là một trong vô số đứa trẻ bị bỏ bê trên đời này. Chẳng rõ vì sao mà tôi không nhớ gì trước khi mình lên tám cả, tôi bắt đầu nhận thức xung quanh từ lúc tôi vào tiểu học thôi. Lúc tôi lên lớp hai, tôi được bà ngoại đón về. Mặc dù bà rất tốt với tôi, nhưng tôi lại thấy bà tốt với đứa trẻ bà nhận nuôi mười mấy năm kia hơn. Đừng hỏi sao tôi biết, tôi nhạy cảm xưa giờ. Thật ra tôi cũng không thích việc bản thân mình nhạy cảm như vậy!

Lúc ở nhà bà ngoại chung với chú và mợ cùng với bảy đứa trẻ được nhận nuôi, tôi bị cả bảy đứa này tẩy chay. Tôi vẫn nhớ ngày mưa ấy, tôi không có ủng che chân nên cứ đứng ngây người trong sân bùn, nhìn mấy đứa đó. Một đứa nạt tôi:

- Tao không cho mày mượn ủng đâu."

Tôi còn khờ khạo hỏi ngược nó, vì sao chứ. Nó đáp:

- Vì tụi tao đều gọi "bà", có mỗi mày gọi "bà ngoại".

Lúc đó tôi cũng không biết tôi thấy thế nào, mà một cô bé tám, chín tuổi thì nên thấy thế nào, cùng lắm thì thấy cáu kỉnh thôi. Đến bây giờ tôi cũng không rõ tôi thấy thế nào. Chỉ là lúc đó tôi ngây ngốc đứng dưới mưa với đôi chân trần, mưa trút như muốn rửa sạch người tôi.

Sau đó tôi méc bà ngoại, bà giận liền:

- Đứa nào không cho cháu mượn ủng? Tới công chuyện với bà liền.

Nhờ những lời này mà tôi biết thế nào là ấm áp. Tôi ngẩng đầu nhìn người bà không còn trẻ của mình. Nay bà tám chục rồi, thân thể không còn linh hoạt như trước. Có lần tôi gọi điện cho bà cả tiếng đồng hồ, nghe bà kể về chuyện mấy lớn của bác cả, thi thoảng tôi có chen mồm được một, hai câu. Dù bà kể đi kể lại mấy chuyện đó bao lần rồi, nhưng lần nào tôi cũng nhẫn nại nghe bà kể hết, xong dặn bà giữ gìn sức khỏe rồi ngắt máy.

Năm tôi mười ba, tôi bắt đầu chăm sóc em trai và em gái của mình. Lúc đó nhà nghèo, ba mẹ làm công bên ngoài, tôi vừa đi học, vừa làm mấy việc nhà như giặt giũ, nấu cơm. Có mấy hôm còn không kịp nấu cơm vì mẹ tôi bận nấu rượu rồi, tôi không biết kiếm thêm bếp ở đâu nữa. Chỉ khổ cho em trai với em gái tôi, tôi nấu khó ăn thì cũng cố mà ăn, vì không ăn không được, đâu còn cách nào khác.

Đêm xuống, tôi cũng thấy sợ. Tôi sợ đến mức không dám chạy ra cổng cài then, trời lắm sấm nhiều sét cũng không dám ra ngoài, chó sủa inh ỏi thì tôi cũng chỉ rén trốn trong chăn. Em trai với em gái hỏi tôi sợ à? Tôi không thể nói "ừ, chị sợ". Nếu tôi sợ, hai em tôi phải làm sao bây giờ, các em tôi còn quá nhỏ! Tôi sợ lắm, thật sự sợ mà.

Từ thuở nhỏ đến tuổi dậy thì, xong vị thành niên rồi thành thanh niên, tôi lủi thủi một mình. Tôi đi học một mình, ngồi khóc trong nhà một mình, nằm bên sườn núi ôm chó một mình suốt mười năm - nơi ô uế tới mức mỗi khi nhắc đến là người nghe chạy vội!

Tôi vẫn luôn cho rằng đời này mình không thể nuôi thú cưng được. Mãi đến khi mẹ tôi mua một bé chó bệnh tật kia, tôi mới biết tôi bé chó này ở bên tôi tận mười năm. Lúc bé mất, tôi một mình chạy ra ngoài òa khóc nức nở. Lúc bé mất, tôi mới biết tôi quý bé dường nào. Từng luồng ký ức trào như lũ, từ việc bé mới biết dò đường đến việc tôi nhìn bé lần cuối. Tôi từng đánh bé, quát bé, rồi quý bé.

Sau khi bé mất, tôi không cách nào chăm một bé chó khác như đã từng chăm bé nữa. Thậm chí là chuyện các bé khác sống chết ra sao, tôi mặc bay.

Tôi còn nhớ có lần bé vừa đẻ sáu bé con, tôi cắp cả sáu bé cún đi mất. Sáu bé cún tổng lại cũng nặng cỡ sáu, bảy cân, khiến hai cánh tay tôi mỏi nhừ mấy ngày. Giờ ngẫm lại thấy tôi tàn nhẫn quá, mẹ tôi cũng nói sao tôi tàn nhẫn, bà ngoại cũng nhủ:

- Sau này bà mất rồi, mấy lứa cún đó sẽ méc với Diêm Vương mất.

Tôi chẳng màng gì sất: "Kệ, con chết rồi tính tiếp!"

Thật ra kết thúc của bé chó nhà tôi nuôi chục năm này là bị bán đi. Tôi, tổ sư nhà nó, thấy chuyện này nhà tôi sai quá sai nên tôi cứ trách mẹ tôi. Tôi tức lắm, tôi trách mẹ sao lại làm thế, mẹ trả lời một cách hiển nhiên, rằng mẹ sợ em trai tôi ôm nó thì bị lây bệnh của nó. Ngay lúc đó tôi cạn lời, đàng ngang bướng:

- Vậy mẹ đừng để em trai ôm nó! Giờ mẹ bán nó, nó cũng chả sống được mấy năm. Thà chờ nó chết rồi chôn cất còn hơn.

Dứt lời, tôi chạy ra ngoài. Tôi buồn lắm.

Bé chó đó đúng là, có bị bán cũng chả sống được mấy năm. Chó trên mười tuổi là chó già rồi, bé còn bị bệnh nữa.

Trong trí nhớ của tôi, ba mẹ tôi đối xử với tôi lạnh nhạt, thậm chí có lúc còn bất công nữa. Tôi vẫn nhớ năm tôi học lớp 5, tôi viết cảm giác về mẹ trong lòng tôi vào nhật ký, tôi viết rằng tôi cảm thấy mẹ tôi là ác quỷ, rồi nhét nhật ký dưới gối. Sau đó không biết vì sao mà ba mẹ tôi vào phòng tôi, đào ra nhật ký của tôi. Mẹ không biết chữ nên hỏi ba tôi, rằng trong đó viết gì thế. Lúc đó ba tôi gạt mẹ, nói không có gì đâu. Hôm sau ba tôi gọi điện bảo về, rồi nhốt tôi trong phòng, mắng:

- Sao mày dám nói mẹ mày là ác quỷ hả? Cho dù mẹ mày không có đối xử tốt với mày, nhưng mẹ mày là mẹ mày!

Tôi nghe mà tỉnh liền. Đúng vậy! Sao tôi có thể viết về mẹ như vậy chứ! Lúc đó tôi cực kì hối hận, tôi cúi đầu, lòng thầm xin lỗi mẹ, điên cuồng xin lỗi.

Lát sau ba tôi lại nói: "Sau này ba với mẹ sẽ chăm con tốt hơn."

Tôi không biết ba tôi nói gì với mẹ, nhưng mà kể từ đó mẹ tôi thật sự đối xử tốt hơn với tôi một chút – một chút này khiến tôi cảm thấy ấm áp một cách xa lạ, tới mức tôi không biết mình nên đáp lại như nào.

Thật ra nhật ký kia tôi còn viết rằng tôi cảm thấy thái độ mẹ tôi bình thường như nào, bất công ra sao, tôi tủi dường nào. Giai đoạn đó, tôi sợ thấy mẹ thật, nghĩ đến là chán ghét tột độ, ngày ngày đến trường là không dám về nhà, lỡ về nhà rồi thì tự coi mình là không khó. Tôi không cảm nhận được mái nhà ấm áp như nào, tình mẹ bao la ra sao. Lúc ấy bốn người họ vui vẻ nói cười, mình tôi ra rìa nhìn cảnh gia đình ấm cúng ấy.

Tôi vẫn nhớ mùa đông năm 2000, nhiều vùng trên Trung Quốc đón tuyết lớn như thiên tai. Dù vùng quê An Huy của tôi không đón tuyết lớn đến vậy, nhưng mà tuyết năm đó rơi nặng thật.

Vào buổi sáng, người người nhà nhà ra ngoài chơi tuyết vui vẻ làm sao. Chỉ có mình tôi ném được hai quả cầu tuyết ngoài vườn xong ngồi ngây người trên cửa. Lúc mẹ con nhà đi qua, mẹ tôi đanh mặt, mắng:

- Suốt ngày chưng cái bản mặt như ai nợ mày tiền ấy.

Lòng tôi có hơi tủi thân. Tôi nói chuyện là tôi sai, không nói chuyện thì tôi vẫn sai. Tôi chẳng biết mình nên làm gì nữa. Tôi tự an ủi, rằng không sao đâu. Dần dà, tôi quen thói cười mặc bất cứ chuyện gì xảy ra, cười nhiều tới nỗi khóe miệng cong thành khuôn. Sau đó, tôi bị cứng mặt, không cười nổi nữa. Tôi tự hỏi bao lâu rồi mình không cười lại được. Tôi đứng trước gương, từ từ cong môi vài lần mãi mới cười lại được.

Những lời trên kia là về nhà tôi sau khi tôi dọn về sống với ba mẹ năm 2009, còn trước năm Kỷ Sửu ấy tôi có hơi không thích "nhà" mình cho lắm, thậm chí có lúc thiếu tự nhiên, có lúc sợ hãi, muốn bỏ nhà đi. Tuy lúc này tôi vẫn thấy "nhà" mình xa lạ, nhưng mà nhà này không tốn tiền thuê.

Nhà trong lòng tôi trước giờ vẫn là một căn không quá rộng, gồm hai phòng ngủ, một phòng khách, một gian bếp và một toa lét tích hợp nhà tắm – nơi trút bầu tâm sự của mọi người, thoạt nhìn thấy hạnh phúc với yêu đời hơn liền. Nhà trong lòng tôi cũng chỉ đơn giản vậy thôi!

Trước năm tôi mười tám, thậm chí là trước khi lên hai mươi luôn, tôi vẫn luôn ghét nhà, ghét ba mẹ. Đúng là do ba mẹ bất công trước. Giờ họ biết ý rồi, chứ hồi tôi mười mấy đã bị mẹ tôi để lại cho ít bóng ma tâm lý đến tận mấy năm sau này tôi tự lập, mấy bóng ma đó vẫn không tha cho tôi, khiến tôi sợ, khiến tôi hoảng, khiến tôi muốn rạch tay như cũ. Tôi tự hỏi có phải nhiều lúc, mẹ tôi cũng quên mất tôi là con của bà rồi hay chăng.

Sau khi tôi hai mươi, tôi mới từ từ nhớ lại tại sao những năm ấy ba mẹ không thích tôi nhờ một lần họ vô ý nói ra. Tuy tôi không nhớ lắm lần đó đang thảo luận vụ gì, nhưng tôi biết chắc, rằng tôi có nỗ lực bao nhiêu thì cũng chẳng có kết quả gì – vì tôi, từ lúc trong bụng mẹ đã mang giới tính nữ. Đúng vậy, tôi sai vì tôi là nữ, tôi không xứng đáng được yêu thương và tôn trọng. Từ đó, tôi bắt đầu lạnh nhạt. Nhớ trước kia tôi cứ nghĩ tôi không có chí tiến thủ, bị ba mẹ mắng tôi ham ăn nhác làm. Nhưng lúc tôi bằng tuổi em gái tôi hiện tại, tôi đã phải làm được nhiều việc mà chưa chắc em ấy làm được. Phải rồi, vì tôi là chị cả, mà chị cả phải làm được nhiều việc. Chưa kể em gái tôi ham ăn, ba mẹ lại nói em ấy mệnh tốt. Tôi cứ nghĩ ba mẹ chỉ trọng nam khinh nữ thôi, sao còn thương em gái mặc chị cả như vậy chứ. Tôi không ngừng nghĩ ngợi.

Nay đắm trong chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, âu cũng nhờ ba mẹ ban cho. Tôi tự hỏi nếu lúc đó ba mẹ đối xử với tôi tốt hơn một chút, liệu đời tôi có còn như giờ hay chăng!

Sau năm 2009, mẹ tôi thay đổi thái độ với tôi vì tôi mắc phải một hội chứng hiếm gặp – tổn thương thần kinh ở tay trái. Tôi vẫn luôn cảm thấy mẹ tôi thương hại tôi, dù gì tôi cũng không khỏe mấy. Hẳn mẹ muốn bù đắp cho tôi, mà tự dưng mẹ chăm tôi như vậy – tôi có chút không quen.

Nhiều năm tôi khép mình, tự chăm bản thân cũng ổn, bỗng được mẹ thương tôi - tôi không biết nên đáp lại sao nữa.

Rồi tôi bắt đầu không đòi công bằng ngày đó nữa, tôi từ từ cảm thụ sự yêu thương hơn của ba mẹ tôi.

Biết đâu sau này tôi cũng nuôi con như vậy thì sao. Có điều tôi sẽ không để con mình giẫm lên vết xe đổ của mình, sẽ không để con đứng một góc nhìn cả nhà trừ con đầm ấp, chan hòa. Nhìn con bị vậy, tôi cũng đau lòng.

Thật ra cảm xúc của tôi về "nhà" suốt hai chục năm qua dần xa xỉ. Với lại tôi cũng thay đổi rồi: xưa còn hơi đau lòng, chứ này tôi cảm thấy mấy cảm xúc đó chẳng quan trọng nữa. Tôi lớn một tuổi, ba mẹ già một năm, cảm xúc của tôi chẳng sánh được với mái tóc bạc của mẹ, vết chân chim của ba.

Giờ tôi rất thương ba mẹ mình. Dù tôi vẫn còn là đứa đốt tiền nhiều trong nhà, dù tôi vẫn còn bất hiếu, thậm chí tôi cũng chỉ biết thể hiện trong lòng chứ chẳng hành động thực tế bao giờ.

Trước kia tôi cũng có thương ba mẹ, chỉ là lúc đó ghét nhiều hơn thương, thi thoảng lòng tôi mềm nhũn.

- --

Tác giả có lời muốn nói:

Chương 1 này là giới thiệu đời sống của "tôi", mấy chương sau mới bắt đầu vào truyện.

Mẩu truyện này chắc sẽ ngắn thôi, viết ngày một ngày hai là xong rồi.

Với lại lúc đi học tôi học không tốt lắm, mấy tình tiết về bệnh thì tôi viết đại để mọi người đọc tạm. Xin lỗi mọi người nhiều!