Độc Chiếm Hoàng Hậu

Chương 62: Quá khứ bị ghẻ lạnh (II)



Hình ảnh tam hoàng tử quỳ rạp xuống nền gạch lạnh buốt, khóc lóc thảm thiết kêu gào hai chữ mẫu phi mà lòng Tịch quý phi đau như cắt thành nghìn mảnh. Cơ thể nhỏ bé, co rúm người lại hận thù thấu tâm can. Từ sau khi Dương quý phi qua đời, cả chốn hậu cung đều quay lưng lại với tam hoàng tử. Ghẻ lạnh, khinh thường đến rẻ mạt. Bọn chúng càng xoáy sâu về vấn đề Dương quý phi không giữ gìn thanh danh mà làm chuyện trái với đạo đức. Điều ấy lại càng khiến hoàng thượng nổi giận lôi đình, nhốt tam hoàng tử vào lãnh cung, nơi mà Âu quý phi đã từng bị hoàng hậu không cho ăn, không cho uống đến khi trở thành ma đói đến điên rồ.

Một mình Lý Nghiêm phải chịu bao tủi nhục, không thể phản kháng lấy lại chút danh dự. Hắn chỉ có thể ngồi co ro một góc ở lãnh cung ảm đạm và thê lương, đêm nào cũng nghe thấy tiếng oan hồn hiện về khóc lóc ỉ ôi, đêm nào cũng phải đối mặt với những điều ghê rợn đến không tài nào ngủ nổi. Đợi chờ cái chết, đợi chờ mẫu phi trở lại trong vô vọng.

Sau cùng, vẫn là hoàng thượng lạnh lùng mà nhẫn tâm bỏ mặc hai vị hoàng tử ruột thịt của mình. Một kẻ đáng thương đã bị hành hạ cho tới mức bị mắc bệnh tự kỷ, một đứa thì lại bị bỏ đói giống như những gì Âu quý phi đã bị ngược đãi. Không một lần ngoảnh đầu lại nhìn, không một lần giang tay đón chúng vào lòng giống như hoàng thượng đối với đại hoàng tử.

Một ông vua bù nhìn, lúc nào cũng sợ hãi rằng sẽ có kẻ cướp đoạt vương vị, sợ sệt cái chết mà ngu muội để kẻ khác dắt mũi. Chính vì điều ấy mà đất nước lầm than, nạn đói nạn dốt liên miên, la liệt chết như ngả rạ khắp kinh thành. Từ trong ra ngoài đâu đâu cũng đều là những người đi lại vật vờ, tệ nạn xã hội, cướp bóc, tăng tô thuế lên đến ngất ngưởng. Một lòng oán hận, một lòng muốn nổi dậy khởi nghĩa. Khi ấy, quan thần có tố chất thì ít mà gian thần thì nhiều vô kể. Một đất nước đi đâu cũng có những tiếng khóc lóc của trẻ nhỏ, tiếng cầu nài van xin của những người nghèo đói khát bị bóc lột sức lao động như nô lệ khổ sai. Những kẻ giàu sang, ngồi trên núi vàng cũng không ít nhưng cũng đều một lòng trung thành với hoàng hậu lúc bấy giờ.

Mong muốn ngồi mãi trên ngai vàng hưởng thụ, hoàng thượng cái gì cũng tăm một tắp nghe theo hoàng hậu như kẻ khờ. Ái hậu nói Âu quý phi đẩy nàng ta xuống hồ, hoàng thượng liền không mảy may suy nghĩ mà phạt quỳ Âu quý phi dù rất sủng nịnh. Sáng bắt quỳ phạt, đêm về bắt ép phục vụ cho tới sáng. Hoàng hậu lại càng thêm tức giận mà cầm cây kéo sắc nhọn rạch mặt Âu quý phi một nhát, làm hủy dung nhan trời ban của nàng. Hoàng thượng chỉ mê sắc nữ, mê tiền tài, địa vị. Khi thấy Âu quý phi bị hủy dung liền bị hắt hủi, không tới lui cưng sủng nàng lần nào nữa. Âu quý phi vào lãnh cung, trọng sinh nhị hoàng tử của Vân Nam quốc vẫn không nhận lại được sự sủng hạnh của hoàng thượng nữa. Sau khi chết đi vì bị bỏ đói, nhị hoàng tử cũng đã lên ba tuổi. Một mình trốn trong biệt viện, không dám ra đến ngoài. Thân thể yếu ớt lại không có vòng tay của mẫu phi nên cuộc sống thật lắm thăng trầm.

Năm sau đó Dương quý phi trọng sinh tam hoàng tử cũng cuộc sống trong hậu cung cũng không mấy khả quan. Liên tục bị hoàng hậu chà đạp lên danh dự và nhân phẩm. Giàn dựng vở kịch, chuốc thuốc Dương quý phi, sáng hôm sau tỉnh dậy đã có kẻ nô bộc nằm cạnh, áo quần văng tứ tung trên sàn nhà, toàn thân đều có những dấu vết kinh tởm. Cả đời trong sạch, nay lại bị hoàng hậu tạt một gáo nước bẩn đục ngầu không lối thoát.

Cả hai ái phi một thời đều bị hoàng hậu hại chết, hoàng thượng vốn biết rõ nhưng lại nhắm mắt làm ngơ. Cuối cùng, hai vị hoàng tử của chính mình lại căm hận phụ vương đến mức.uốn chém chết ngay tại chỗ.

Tịch quý phi lúc bấy giờ lại không có chút hậu thuẫn, vì mắc nợ lòng tốt của hai quý phi thuở trước nên chỉ có thể tạm thời ngấm ngầm mang thức ăn, nước uống, thuốc thang đến cho Lý Nghiêm và Lý Dung Cẩn. Hai hoàng tử cứ thế mà thân với nhau, coi Tịch quý phi không khác gì mẫu phi của mình. Tịch quý phi bắt đầu vượt qua mọi chông gai, bí mật xây dựng hình tượng trong và ngoại thành, lôi kéo những kẻ đang oán hận vị vua hiện tại về phe của mình.

Năm ấy Lý Nghiêm và Lý Dung Cẩn đã lớn. Lý Dung Cẩn tập trung học y thuật cao thâm và cùng Tịch quý phi kéo bè kéo phái, lên kế hoạch lật đổ ngôi vương. Lý Nghiêm được huấn luyện kiếm thuật bài bản, lại tinh thông tri thức triều đại nhưng lại bị chèn ép năm lên mười ba tuổi đã phải ra chiến trường dẹp yên quân giặc.

Mười ba tuổi cầm thanh gươm trên tay, cùng ba nghìn quân ít ỏi đi ra chiến trường khốc liệt nghênh chiến. Gặt hái được biết bao chiến công vang dội. Khi ấy hắn quen biết Tả Quân, ít lâu sau biết đến cái tên Trần Dã Lâm, đại thiếu gia nhà họ Trần cũng một lòng muốn theo Lý Nghiêm ra đánh giặc. Bộ ba quái vật tung thỏa sức trên chiến trường, toàn thân vấy máu đỏ tươi, trẻ người nhưng trí khí lại ác như những con quỷ dữ. Bao quân giặc xông lên đều bị dính phải bẫy của Tả Quân mà chết như ngả rạ. Ba vị thống lĩnh lần lượt cưỡi ngựa lao lên phía trước chém giết kẻ thù. Cứ thế, họ trở uống thành chí cốt của nhau.

Bao năm ra chiến trường chiến đấu anh dũng, cứu bách tính khỏi cảnh lầm than, tạo lòng tin vững chắc trong lòng bao người dân Vân Nam quốc. Họ lũ lượt theo phe tam hoàng tử, cùng lên kế hoạch lật đổ chính quyền hiện tại. Ít lâu sau hắn gặp Sử Hy Đình, hắn ta lại trở thành kẻ hậu cận mà tam hoàng tử hết lòng tin tưởng. Vào sinh ra tử, nguyện dâng hiến cả sinh mệnh bèo bọt này cho chủ tử của mình.

Trong khi tam hoàng tử phải đi nghênh chiến thì đại hoàng tử lại càng thêm ngông cuồng, tiêu sài phung phí, ăn chơi sa đọa. Liên tục ra chế độ nô lệ, bóc lột sức lao động để khai thác mỏ vàng ở phương Nam. Nữ thì bị bắt vào thanh lâu làm kỹ nữ mua vui cho những kẻ nhiều tiền. Huênh hoang vô độ, dục vọng lấn chiếm. Nếu có đăng cơ, đất nước này sớm muộn cũng lụi tàn.

Sau khi biết tin tam hoàng tử bao năm trên chiến trường nay thắng lớn trở về đất mẹ. Toàn dân nghênh đón ngoại trừ hoàng tộc. Ít lâu sau hoàng thượng bị hạ độc mà qua đời, hoàng hậu chưa kịp đưa đại hoàng tử lên ngôi đã bị mưu sát trong đêm giông bão tố. Đại hoàng tử bối rối không biết làm gì, cuối cùng cũng chẳng ai biết nguyên do mà bị chết yểu. Nhị hoàng tử cơ thể suy nhược nên không thể đăng cơ. Tam hoàng tử được bách tính ủng hộ, cơ trí thượng thừa, công danh hiển hách đăng cơ lên làm hoàng đế.

Bách tính ca tụng như một vị thần, lấy ngày đó làm ngày khai mở lại Vân Nam quốc. Một đất nước thái bình, êm ấp được gây dựng. Bãi bỏ chế độ nô lệ, tháo gỡ tất cả thanh lâu, trả lại tự do cho nữ nhân yếu đuối. Chia ngân khố cho người nghèo, lấy của người giàu đi phân phát cho hợp lý. Phân chia lại đất đai, tô thuế. Ngày ngày yên ấm, bách tính yên lòng.

Không nói thì mọi người không biết, nhưng thái hậu biết, nhị hoàng tử biết, tam hoàng tử, Tả Quân, Trần Dã Lâm đều biết một sự thật. Hoàng thượng là do Lý Dung Cẩn hạ thuốc độc trong rượu mà chết. Hoàng hậu thì bị Tịch quý phi sai người sát hại. Đại hoàng tử trong một ngày săn bắn bị Lý Nghiêm dùng mưu kế giết chết không ai hay...

Cuối cùng, Vân Nam quốc cũng có ngày hôm nay. Thái bình, thịnh vượng đều là một tay Tịch quý phi lúc đầu đã tỉ mỉ lên kế hoạch cùng hai vị hoàng tử không phải ruột thịt của mình. Rửa sạch hận thù bao trùm biết bao năm. Vượt qua bao tai ương, bão bùng không ngừng ập tới. Duy chỉ có Lý Hoành là người của phe trung lập, không màng địa vị, không cần tiền đồ. Một đứa trẻ vô âu vô lo, là hài tử thứ hai của hoàng hậu lại luôn luôn chống đối lại mẫu hậu của mình. Kết thân với Lý Dung Cẩn và Lý Nghiêm, nguyện không hai lòng...