Dưỡng Thừa

Chương 10: Làm như ta đi kinh thành còn có thể đem Đường Kiến Vi trở về vậy



Đào Vãn Chi đưa Đường Kiến Vi, Đường Quán Thu và Tử Đàn vào Liễm Thao phủ ở Khang Lạc phường.

Có thể nhìn ra được đây cũng là tư trạch của Trưởng Công Chúa, tuy không lớn, người cũng không nhiều nhưng lại khá náo nhiệt.

Đào Vãn Chi thu xếp các nàng rồi rời đi mà không hỏi han hay giải thích gì.

Sống ở Liễm Thao phủ một thời gian, Đường Kiến Vi dần dần phát hiện nơi này là nhà bếp của Trưởng Công Chúa, tất cả những người sống ở đây đều là trưởng lão nữ nhân gia đầu bếp của nàng.

Mỗi ngày sáng sớm đều có nguyên liệu tươi lại đắt đỏ chuyển đến.

Các nàng không cần làm gì cả, người giao hàng và hạ nhân trong phủ siêng năng sắp xếp nguyên liệu theo chủng loại, để các nữ đầu bếp lựa chọn món mình muốn.

Những nữ đầu bếp một lòng nghĩ muốn trước mặt Trưởng Công Chúa thể hiện, có thể được Trưởng Công Chúa sủng hạnh.

Mỗi ngày các nàng đều dậy sớm hơn gà, nhao nhao chờ xe bò chở nguyên liệu đến.

Người chọn trước chắc chắn sẽ chọn được món ưng ý đắt tiền, cơ hội làm ra món ngon được Trưởng Công Chúa đánh giá cao sẽ cao hơn.

Thậm chí, có người còn lao thẳng lên xe mà không đợi xe dừng lại, ôm thịt bỏ chạy, bộ dạng không khác gì bọn tội phạm cướp bóc.

Đường Kiến Vi không vội, cũng không có ý định cùng các nàng tranh đoạt, nàng đợi mọi người lựa xong mới nhặt một ít thức ăn thừa cùng thịt gà, thịt heo rẻ tiền.

Nhóm nữ đầu bếp đối với gia đạo sa sút Đường Tam nương là cười trên nỗi đau của người khác, tâm tư muốn xem kịch vui. Nhìn nàng không đánh không cướp, còn cho rằng các nàng là loại nào đó quý phái tiểu thư, trong lòng càng thấy buồn cười.

Chỉ bằng mấy miếng thịt gà, thịt heo kia, không cảm thấy ngại mà đưa tới trước mặt Trưởng Công Chúa?

Đường Kiến Vi không muốn vội vàng lộ mặt trước Trưởng Công Chúa.

Đã nhiều ngày như vậy, nàng mang theo tỷ tỷ và Tử Đàn từ căn nhà đổ nát ngửi đủ mùi nấm mốc, uống no gió lạnh, giờ nàng đã có thịt, đắt hay không không quan trọng, trước nhét đầy cái bao tử rồi nói.

Liễm Thao phủ nhìn từ bên ngoài trông có vẻ bình thường, kỳ thực cất giấu bên trong là đầu bếp đứng thứ hai ở Bác Lăng.

Ngoại trừ trong hoàng thành chuyên nấu ăn cho Thiên Tử, thì đây là nơi náo nhiệt nhất.

Tám mươi mốt bếp lò, bất kỳ lúc nào đều có thể châm lửa nấu cơm.

Đường Kiến Vi tìm một chỗ hẻo lãnh nhất, vứt đi chiếc nồi đồng nguyên bản, đổi thành nồi sắt hôm qua nàng bỏ ra số bạc lớn từ chợ phía Tây.

Bí bản của tổ tiên "Tạp Thực Ký" được chia thành nhiều phần, trong đó có ghi chú ở phần "Xào" - "Nồi đồng dẫn nhiệt quá nhanh, không có lợi cho việc khống chế nhiệt. Hơn nữa, khi đun nóng đồng gây ra oxy hoá đồng, có hại cho sức khỏe. Nên sử dụng chảo sắt cho xào rán, sẽ có hương vị thơm ngon hơn hơn nữa còn có thể bổ sung chất sắt."

Đoạn văn ngắn này chứa nhiều từ mới chưa từng thấy. Cái gì là oxi hoá đồng? Tại sao phải bổ sung sắt?

Ngay cả thủ pháp nấu "xào" cũng hiếm có ở Đại Thương.

Từ hoàng thân quốc thích đến dân chúng thấp cổ bé họng, mọi người quen thuộc thủ pháp nấu nướng một là chưng hai là hầm, về phần "xào", đích thật là có, nhưng rất ít, cũng không hợp thời.

Lúc trước Đường Kiến Vi thử xào vài loại rau theo phương pháp trong bí bản, nàng nhanh chóng mê mẩn mùi khói nóng hổi của dầu nóng, rau xào có vị ngon hơn rau hấp và món hầm một chút.

Nàng từng có một chiếc nồi sắt lớn, rất giỏi xào nấu, đáng tiếc lại giữ nó ở Đường gia.

Nồi sắt mới mua này chưa được sử dụng, cần nấu sôi nồi, nếu không sẽ có vô số bụi bẩn có thể thấy được hoặc bụi bẩn vô hình bám trên bề mặt, Đường Kiến Vi thích sạch sẽ, không cho phép trực tiếp dùng nó để xào rau.

Đường Kiến Vi kiên nhẫn nấu nồi.

Đun nóng nồi từ giữa ra các phía, khi nồi chuyển sang màu đỏ thì đổ nước vào, làm sạch nồi, lau khô, lặp lại các bước trước đó và rửa lại.

Sau khi rửa hai lần, chiếc nồi này đã sạch sẽ hơn một chút, có thể mang vào trong nhà.

Lúc này lại dùng mỡ heo phết vài vòng tròn lớn lên nồi sắt nóng, bôi khắp nơi trong nồi, vừa đốt vừa bôi.

Khi mỡ đã dàn đều khắp mặt nồi thì cho nước vào tráng lại lần nữa.

Sau khi lặp lại hai lần nữa, về cơ bản nồi đã sẵn sàng để nấu.

Thịt gà hiện đang để dành, hôm nay Đường Kiến Vi dự định làm một đĩa thịt heo nấu hai lần ăn với cơm rất ngon.

Trước đây nàng từng làm món thịt heo nấu hai lần, có thể ăn hai bát cơm trắng với một đĩa thịt nấu hai lần.

Ngay cả mẫu thân, người không bao giờ thích thịt heo, cũng khen không dứt miệng.

Tử Đàn và tỷ tỷ khẳng định cũng thích ăn.

Đường Kiến Vi nhổ lông heo, rửa sạch, cho da lợn vào nồi sắt nóng, nướng chín vàng để khử mùi tanh. Sau khi khử hết mùi tanh, đem luộc cùng với vài lát gừng, đoạn hành lá rồi cho vào nước lạnh, để nguội.

Thịt heo nguội cắt mịn hơn và dễ dàng cắt thành từng lát mỏng đều.

Cắt thịt heo thành từng lát mỏng rộng, rồi xào đều trong dầu nóng.

Trong lúc xào, đầu bếp nữ xung quanh ngửi thấy mùi thơm, âm thầm liếc nhìn dò hỏi.

Thịt lợn dần tiết ra dầu, nồi kêu xèo xèo, mùi thơm của thịt ngày càng rõ rệt.

"Nàng đang làm cái gì?"

"Động tĩnh lớn như vậy, giống như muốn phá nhà".

"Thơm quá. Đây là chiên thịt heo?"

Đường Kiến Vi dường như không hề để ý đến những ánh mắt hiếu kỳ xung quanh, tiếp tục tập trung vào nồi sắt của mình.

Xào cho đến khi các lát thịt rộng cuộn tròn ở giữa, phần mỡ trở nên trong suốt thì cho các múi tỏi cùng các gia vị như tương đen, tương đậu, gừng lát, tiêu Tứ Xuyên, đường vào nồi.

Trọng yếu nhất là, nhất định phải thêm một muôi rượu cổ Kiến Châu vào cuối để tăng thêm hương vị và độ tươi.

Rượu cổ Kiến Châu này là đòn sát thủ của Đường Kiến Vi.

Xào thịt heo đã nấu chín lần hai rồi bày ra đĩa.

Nhìn thấy thịt heo được xào thành món "Đăng Trản Oa Nhi" tiêu chuẩn như trong hình ảnh minh hoạ của "Tạp Thực Ký", Đường Kiến Vi biết rằng món thịt heo nấu hai lần hôm nay khá thành công.

Đường Kiến Vi dùng số dầu còn lại để xào thêm rau.

Không cần phải lo lắng về cách xào sao cho thơm, mỡ lợn còn sót lại sau khi xào thịt cũng đủ khiến món chay này đầy hương vị xuất chúng.

Một phần thịt và một phần rau đủ cho ba người. Sau khi chất một đống gạo trắng lên, Đường Kiến Vi vui vẻ bưng về phòng.

Tử Đàn biết hôm nay Tam Nương sẽ nấu món gì ngon nên giữa mùa đông đem cửa phòng mở rộng, vươn cổ chờ Đường Kiến Vi.

Khi Đường Kiến Vi mang bữa trưa về, Tử Đàn ngửi thấy mùi thịt thơm, nước bọt nhanh chóng trào ra trong miệng.

Chờ Đường Kiến Vi và Đường Quán Thu bắt đầu ăn, Tử Đàn mới quy cũ bưng cơm lên, gắp một miếng thịt, kêu "A" một tiếng, không thể tin được dừng lại một lúc, rồi cho vào miệng mấy ngụm cơm lớn, lúc này mới há miệng khen ngợi: "Tam Nương, ngươi là thần tiên sao?! Đây là thịt heo? Làm sao có thể ăn ngon như vậy! Giòn, mềm và ngon! Mùi vị thật tuyệt vời! Mẫu thân ơi, ta thật sự còn sống ở nhân gian sao!"

Đường Kiến Vi nhíu mày nói: " Thực bất ngôn tẩm bất ngữ, gào gào kêu kêu cái gì, thích thì ăn nhanh đi, không biết ngày mai còn có thịt cho ta hay không. "

Thực bất ngữ, tẩm bất ngôn: 食不语,寝不言: Khi ăn không bàn luận, khi ngủ cũng không nói chuyện.

Nghĩ đến xung quanh nhìn chăm chú khi nàng nấu ăn, chắc hẳn ngày mai thậm chí sẽ không có những loại thịt "cấp thấp" như thịt gà thịt heo.

Nàng đã nhớ trong đầu những ghi chép về công thức nấu món chay trong "Tạp Thực Ký".

Đường Quán Thu cũng ăn rất chăm chỉ, ăn hết một bát cơm.

"Mẫu thân, ta ăn no rồi." Đường Quán Thu ăn xong liền xếp bát đũa gọn gàng.

"A Tĩnh ngoan." Đường Kiến Vi lấy thân phận A Nương làm được bộ mặt chân thật đáng tin khích lệ Đường Quán Thu.

Bữa cơm này Tử Đàn ăn quá no đến lăn lộn dưới đất, Đường Quán Thu cũng liên tiếp ợ hơi.

Tử Đàn nằm liệt trên mặt đất, hai mắt mở to, không ngừng ậm ự: "Làm sao có thể ngon như vậy... Tam Nương, ngươi nhất định là Quan Thế Âm Bồ Tát hạ phàm, cứu vớt những người đáng thương như chúng ta. Cho ta một cái bụng khác, ta còn có thể ăn......"

Theo quy củ của Liễm Thao phủ, những đầu bếp sống ở đây không cần phải lo lắng về ba bữa một ngày, muốn ăn cái gì thì tự mình làm, tuy nhiên, chỉ cần Trưởng Công Chúa muốn người, nàng phải ngay lập tức bỏ xuống mọi chuyện, tiến đến phục vụ.

Thân phận Trưởng Công Chúa đặc thù, ngày bình thường không thể thiếu các nhã tụ yến tiệc, mục đích đương nhiên là để mua vui cùng các thế gia nương tử xinh đẹp.

Ngay từ đầu Đường Kiến Vi không chủ động lộ diện trước mặt Trưởng Công Chúa, nhưng cuối cùng cũng không thoát khỏi số phận bị Trưởng Công Chúa chỉ điểm.

Từ đầu xuân đến nay, Đường Kiến Vi hầu như lần nào cũng được mời đến, nàng chỉ có thể đi sớm về tối nấu cơm cho Trưởng Công Chúa.

Không biết Trưởng Công Chúa cố ý hay không, người khác đều có người vận chuyển nồi cùng nguyên liệu, nhưng nàng lại phải tự mình làm việc đó.

Nàng cũng được cho đi nhờ xe ngựa, xe bò, nhưng dù ở bờ sông hay trên núi, trong biển hoa hay trong rừng tre, nàng đều tự khiêng nồi sắt, cõng nguyên liệu nấu ăn, tìm chỗ ngồi chỉnh lý tốt.

Còn phải hạ trại sớm giống hành quân, chuẩn bị mỹ thực kỹ càng, chờ đợi Trưởng Công Chúa Điện Hạ cùng nhóm nương tử đến.

Một tháng qua, Đường Kiến Vi sống sờ sờ mệt mỏi mà gầy đi hai vòng, chỉ là nghĩ đến thực đơn liền có mắt quầng thâm dưới mắt.

Trưởng Công Chúa quá đáng đến mức sai hạ nhân nói với Đường Kiến Vi, trong hai tháng để nàng tới làm tổng trù.

Tổng trù: bếp trưởng

Chức danh tổng trù nghe uy phong nhưng không phải người bình thường có thể làm được.

Mỗi khi có yến tiệc, Trưởng Công Chúa sẽ cử người đưa chủ đề trước cho Đường Kiến Vi.

Tổng trù ở đây để chuẩn bị thực đơn theo chủ đề.

Chủ đề mà Trưởng Công Chúa mong muốn mỗi lần đều khác nhau.

Có lúc là lấy một bài thơ làm chủ đề, tất cả các món ăn đều phải liên quan đến bài thơ, không được phép ăn những món không liên quan.

Có khi thì lại lấy một cái tràng cảnh. Như gió, hoa, tuyết, trăng, ai không diễn tả được cảnh đã định thì không được đưa vào án.

Điều kinh khủng nhất là mỗi lần có yến hội đều không cho phép thấp hơn bốn mươi tám món.

Đường Kiến Vi không thể hiến ra tất cả công thức trong "Tạp Thực Ký" trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

Thậm chí nàng còn nghi ngờ rằng Trưởng Công Chúa làm điều này để lừa gạt lấy công thức nấu ăn của nàng.

Lại không thể làm ra món gì không kinh diễm, không thể ăn, nàng phải làm hài lòng Trưởng Công Chúa, tiếp tục sóng ở Liễm Thao phủ.

Vì vậy, trước khi yến hội bắt đầu, Đường Kiến Vi phải thức suốt đêm, cân đối danh sách thực phẩm, đi chợ chọn nguyên liệu phù hợp.

Càng làm cho nàng sắp chống đỡ không được là, thật vất vả muốn sống qua tháng hai rồi, Đào Vãn Chi lại nói cho nàng: "Điện Hạ rất hài lòng với biểu hiện của ngươi tháng này, cho nên quyết định tháng ba ngươi vẫn là tổng trù."

Nghe tin dữ, Đường Kiến Vi gần như ngất đi.

Tháng ba chính là thời điểm Bác Lăng đẹp nhất, cỏ xanh đỏ rực, chim vàng anh bay lượn.

Làm sao Trưởng Công Chúa có đinh ở mông này có thể ngồi yên được?

Số lượng yến hội còn không phải tăng gấp đôi?

Trưởng Công Chúa còn có ác cảm sao? Cố tình tra tấn nàng...

Trực tiếp hạ độc Trưởng Công Chúa là tốt nhất.

Đường Kiến Vi thầm nghĩ hàng trăm cách giết Trưởng Công Chúa nhưng cuối cùng lại không thực hiện được, chỉ có thể tiếp tục giữ lấy danh hiệu tổng trù, bắt đầu chuẩn bị cho buổi tụ họp mừng xuân quan trọng nhất vào cuối tháng hai.

Vào cuối tháng hai, mùa xuân đã xuất hiện ở Bác Lăng.

Hoa nở đầu tiên là hoa hồng, Đường Kiến Vi từ nhỏ đã thích hoa hồng trong thành.

Nguồn gốc của những bông hoa rải rác khắp thành được cho là có liên quan đến một chuyện xưa lãng mạn trong quá khứ.

Khi đó, Thương Cao Tổ dùng vũ lực để xây dựng đất nước, ngạo nghễ vào lúc loạn thế, tuy là nữ tử nhưng được gọi là "kiêu hùng" và chịu nhiều tiếng xấu.

Kiêu hùng: người ngang ngược có dã tâm.

Trong truyền thuyết Cao Tổ Vệ Tử Trác ngày thường hoa dung nguyệt mạo nhưng lại tâm ngoan thủ lạt, có thể làm việc người khác không thể.

Hoa dung nguyệt mạo: diện mạo tươi đẹp như hoa, như trăng. Chỉ dung nhan như hoa xinh tươi, diện mạo như trăng tròn phúng phính. Hình dung dung mạo xinh đẹp của người con gái, hàm ý ca ngợi, tán thưởng những cô gái có dung mạo xinh đẹp.

Tâm ngoan thủ lạt: thủ đoạn ngoan độc

Đường Kiến Vi từ nhỏ đã đặc biệt quan tâm đến việc Cao Tổ thành lập Đại Thương, cố ý đến sử quán để đọc và sao chép mọi thứ, chỉ cần liên quan đến Cao Tổ, tất cả nàng đều đọc qua.

Từ quốc sử minh bạch đến những ghi chép sinh hoạt thường ngày, nàng cơ hồ tìm kiếm từng ngóc ngách.

Như vậy còn chưa đủ, nàng còn nhờ những người đi dọc theo Vạn Hướng Chi Lộ đến Hồ Quốc để lật lại dã sử.

Dã sử: Lịch sử ghi chép những chuyện lưu truyền trong dân gian, do giân dan viết, phân biệt với chính sử.

Dã sử thú vị hơn nhiều, ngay cả việc Thương Cao Tổ cùng Hoàng Hậu của nàng gặp nhau như thế nào, họ giết nhau như thế nào và họ lại yêu nhau như thế nào cũng được viết một cách sống động.

Nguồn gốc của loài hoa hồng này là được ghi chép trong dã sử.

Nghe nói hoa hồng là bông hoa đính ước cho tình yêu của Thương Cao Tổ Vệ Đình Húc cùng thê tử Chân Văn Quân.

Hai người đã trải qua nhiều thăng trầm, phân hợp rồi chia ly nhưng Vệ Đình Húc chưa bao giờ từ bỏ tình yêu này.

Quang Hưng năm thứ nhất, khi Đại Thương đóng đô ở Bác Lăng, Vệ Đình Húc liền hạ lệnh toàn thành trồng hoa hồng, chỉ để khi Chân Văn Quân đến, nàng có thể tận mắt nhìn thấy tấm lòng chân thành không thay đổi của mình.

Trong chính sử, Vệ Đình Húc là người sát phạt quyết đoán, từ một nữ tử ốm yếu, tàn tật, chỉ có thể ngồi trên xe lăn, trưởng thành trở thành Nữ Đế khai quốc, một con người thần thánh đáng kinh ngạc.

Còn Vệ Đình Húc trong dã sử lại xảo quyệt, xinh đẹp, dịu dàng và tận tâm.

Dưới vẻ ngoài như vậy, nàng có trái tim mạnh mẽ nhất trên thế giới.

Mười ba tuổi năm đó, Đường Kiến Vi si mê chuyện xưa của Vệ Đình Húc, vơ vét sạch sẽ tất cả sự tích liên quan tới nữ nhân này, hồn khiên mộng nhiễu.

Hồn khiên mộng nhiễu: việc làm cho người ta ngày đêm không yên

Khi nhìn thấy "Bức chân dung của Thương Cao Tổ" không biết từ đâu có, Đường Kiến Vi lần đầu tiên mất ngủ, nàng ước mình có thể quay trở lại thời đại Quang Hưng, tự mình xem Vệ Đình Húc có giống người trong bức chân dung hay không lại xinh đẹp như tiên đến vậy.

Nàng kính nể nhất là Thương Cao Tổ, người đã sống cách đây một trăm năm.

Sau khi đọc hết những câu chuyện về Vệ Đình Húc, nàng hiểu ra một đạo lý.

Người, phải biết khi nào nhẫn nại, khi nào phát lực.

Nàng bây giờ muốn trốn dưới sự che chở của Trưởng Công Chúa, cũng chỉ có thể nhẫn nhục chịu đựng, không được hành động hấp tấp.

Chỉ cần nàng cùng tỷ tỷ tránh khỏi bị gả chồng ở xa, Tử Đàn đi theo nàng có thể được che gió che mưa, Trưởng Công Chúa muốn làm gì thì làm, mài dũa nàng thì mài dũa, nàng không quan tâm.

Đường Kiến Vi chuẩn bị thực đơn cho thưởng xuân nhã tụ suốt đêm, tại một nơi khác đích nữ Trưởng Tôn gia Trưởng Tôn Ngạn tiếp đón Đồng Thiếu Huyền, người từ Túc huyện đến kinh thành.

"A! Thiếu Huyền muội muội của ta đây sao? Đã lớn như vậy? Trưởng thành liền trở thành đại mỹ nhân!"

Trưởng Tôn Ngạn nắm tay Đồng Thiếu Huyền, ánh mắt dán chặt vào mặt nàng, không muốn rời mắt.

Đồng Thiếu Huyền thấy đối phương nhìn mình có chút xấu hổ, cười khô khan nói: "Trưởng Tôn tỷ tỷ giễu cợt ta rồi, ta từ Túc huyện tới, trên đường đi gió lạnh thổi nứt mặt, tỷ tỷ còn nhìn ra được ta là tròn hay là dẹp? Trước thưởng ta phần cơm ăn, rồi tán dương lẫn nhau cũng không muộn."

Trưởng Tôn Ngạn bị nàng chọc cười khanh khách: "Ngươi nói ngươi miệng nhỏ như vậy, từ nhỏ liền thích trêu chọc, tới tới tới, theo tỷ tỷ, trực tiếp về ăn. Cam đoan với ngươi sẽ không gặp phải Đường gia, càng sẽ không đụng phải Đường Kiến Vi. "

Nghe được ba chữ "Đường Kiến Vi", Đồng Thiếu Huyền có chút xấu hổ.

Chắc chắn mẫu thân đã gửi thư đến Trưởng Tôn gia, giao phó thân thích Trưởng Tôn gia nhất định không được dính vào Đường gia xúi quẩy, Trưởng Tôn tỷ tỷ lúc này mới lấy chuyện Đường Kiến Vi để trêu chọc nàng.

Trước khi khởi hành đến Bác Lăng, mẫu thân nàng, một người ca ca, ba người tỷ tỷ và một ít thị nữ tuỳ tùng cùng nàng lớn lên, ngoại trừ dặn đi dặn lại nàng chú ý an toàn bên ngoài, còn nhiều lần cảnh cáo nàng, nhìn thấy Đường gia nhất định tránh xa tám trượng.

Đồng Thiếu Huyền ngược lại nghĩ rằng đó không phải là vấn đề lớn.

Mặc dù Đồng gia và Đường gia có chút bất đồng nhưng đã là sự tình nhiều năm trước, nàng đối với Đường Kiến Vi vẫn là có chút hảo cảm.

Ngay cả nàng sống ở Túc huyện, cũng từng nghe nói thanh danh của "Bác Lăng Song Vi", Đồng Thiếu Huyền đã đọc qua thơ và xem tranh của nàng, cảm thán người này tài hoa danh bất hư truyền.

Nhưng hảo cảm này Đồng gia tuyệt đối không thể giải thích được, mỗi khi nhắc tới với mẫu thân liền bị ăn chổi giáo huấn.

Đối với Đồng gia, "Bác Lăng" chẳng khác nào "Đường phủ", tuyệt đối là ao rồng, hang cọp.

Trước khi rời khỏi Túc huyện, mẫu thân đặc biệt đến phòng tìm nàng, cầm tay nàng nghiêm túc nói: "Gia đình chúng ta trước kia bị Đường Kiến Vi lừa một lần, tuyệt đối không để bị lừa lần thứ hai. Ngươi muốn đi Bác Lăng A Nương không ngăn cản ngươi. Dù sao ngươi có chí làm quan, hôm nay không đi Bác Lăng về sau cũng phải đến. A Nương chỉ nói một câu, tránh né Đường phủ, ngươi hiểu chứ?

Đồng Thiếu Huyền trấn an mẫu thân: "Yên tâm, Bác Lăng lớn như vậy, Đường gia vẫn là quan lớn phú thương. Một thôn nữ như ta ngay cả muốn gặp thiên kim nhà người ta cũng không thể nhìn thấy được. Ta khẳng định đi làm sao trở về như vậy, được chứ? A Nương, ngươi cũng đừng lo lắng. Làm như ta đi kinh thành còn có thể đem Đường Kiến Vi trở về vậy. "

Nói đến đây Đồng Thiếu Huyền chính mình bật cười.

"Này!" Mẫu thân bị câu cuối của nàng hù chết, vội vàng bịt miệng lại, "Tiểu hài tử ngươi đừng nói lung tung! Nếu ngươi dám đem Đường gia về, ta và ngươi đều phải treo xà tự sát!"

Đồng Thiếu Huyền: "Cuối cùng là ai nói lung tung đây......"

Đồng Thiếu Huyền cảm thấy A Nương thật sự quan tâm quá nhiều, còn lo lắng cái trò đùa không đâu.

Nàng định đến Bác Lăng, nhưng Bác Lăng quá lớn, cho dù Đường Kiến Vi có đi ngang cả ngày cũng không thể gặp nhau.

Đồng Thiếu Huyền có trăm phần yên tâm.

Không ngờ rằng, đến Bác Lăng một ngày, nàng lại gặp Đường Kiến Vi tại buổi họp mặt thưởng xuân của Trưởng Công Chúa.

Gặp được người tám năm trước đã từng muốn cưới nàng, nhưng lại huỷ hôn, Đường gia Tam Nương Tử.

- ------------------------

Tác giả có lời muốn nói

Thực đơn hôm nay:

[Thịt heo nấu hai lần] Không cần phải nói, đây là món ăn tuyệt vời trong mỗi bữa ăn.

- ----------------

Đồng Thiếu Huyền: Ta tới, ta tới! Nhanh! Cho ta hít chút không khí đi! Có mùi bên trong không?