Giai Giai Có Một Mái Nhà

Chương 8



9.

“Trần Giai, anh đi thăm phòng em một chút, được không?”

Cố Tiêu bỗng đề nghị vào phòng tôi, tôi như thở phào, cảnh tượng vừa rồi ngột ngạt vô cùng.

Nhà tôi là kiểu nhà tự xây ở nông thôn, có hai tầng.

Tôi đưa anh ta lên tầng hai.

Anh ta im lặng theo sau tôi.

Anh ta càng ít nói, tôi lại càng không yên tâm hơn.

Đến phòng tôi rồi, anh ta ngắm nghía những món đồ chơi tôi chơi hồi nhỏ, toàn thân toát lên khí chất bức người: “Em không có gì muốn nói với anh à?”

“Nói gì cơ?” Tôi bồn chồn ngồi trên giường.

“Thoải mái đi, em nói gì cũng được.” Không nhìn ra được cảm xúc trong anh ta.

Tôi không nắm bắt được, thứ cảm giác phải chờ đợi “phán quyết” này chẳng vui chút nào.

“Anh thấy cả rồi, còn muốn tôi nói gì nữa?” Tôi lẩm bẩm.

Anh ta chợt quay lại, nghiêm túc nhìn tôi từ trên cao xuống: “Nhất định phải nghe được em nói.”

Anh ta dừng lại một chút:

“Nói xem tại sao em biết cha anh từ lâu nhưng vẫn vờ như không biết.”

“Nói xem tại sao lại chọn anh.”

“Nói cho anh lý do em lựa chọn đứa bé này.”



Những lời của anh ta khiến đầu tôi trống rỗng, một chữ cũng không nảy ra được.

Tôi nhớ lại việc chia tay anh ta vào sáu năm trước.

Khi ấy, em tôi mắc bệnh, cha tôi đến bệnh viện mấy ngày mới lấy được số khám của một chuyên gia.

Tôi và mẹ cùng đưa em gái tới đó.

“Tình hình của cô bé nghiêm trọng lắm, khó mà trị tận gốc được, chỉ có thể uống thuốc để khống chế thôi.”

“Nhưng mà dựa vào tần suất phát bệnh như mọi người nói thì cha mẹ phải để ý cháu đấy.”

Bác sĩ nhìn thấy tôi đang thất thần bên cạnh, nói: “Là em cháu à?”

Tôi không trả lời.

“Hm.” Ông cũng không hỏi thêm nữa.

Sau đó tôi đi nộp viện phí, cầm hóa đơn đến khoa đúng lúc trợ lý của bác sĩ đó đang nói chuyện với ông.

“Haiz, chị con bé khổ thật, sau này cha mẹ không còn thì phải trông nom em gái, hoàn cảnh thế này chắc không ai dám lấy.”

“Đừng bàn tán chuyện của người khác.” Bác sĩ cắt ngang anh ta.

Bác sĩ nọ không phải ai khác, chính là cha Cố Tiêu, Cố Minh Sinh.

Từ lâu Cố Tiêu đã kể với tôi, cha anh ta là bác sĩ nội thần kinh ở bệnh viện này, tên của ông rất hợp lý.

Hôm đó, về đến nhà, tôi suy nghĩ rất lâu, cuối cùng vẫn gửi tin nhắn cho Cố Tiêu.

“Chúng ta chia tay đi.”

“Em lại giận dỗi gì à?”

“Không.”

“Nghĩ kĩ rồi à?”

“Ừm.”

Anh ta không rep lại nữa, coi như đồng ý.

Hai chúng tôi rất ăn ý không ai tìm ai.

Hồi đó còn trẻ, xuất phát từ sự tự ti và lòng tự trọng, tôi đã đề nghị chia tay.

Kết quả là sau 6 năm, số phận lại sắp đặt cho chúng tôi giày vò nhau thêm một lần nữa.

Lúc Cố Tiêu chất vấn, tôi không trả lời, chỉ ngồi nghịch điện thoại.

Có lẽ vì không đợi được đáp án từ tôi nên anh ta hơi bực, thất vọng đẩy cửa xoay người đi ra ngoài.

Khi tiếng xe ô tô dưới lầu khởi động vang lên, màn hình điện thoại tôi cũng đã nhòa đi.

Trên màn hình dính nước, làm thế nào cũng không gạt được, tôi bực mình quẳng nó sang một bên.