Gió Nam Lùa Vào Rèm Lụa

Chương 50



Hôm sau, Nguyễn La lại tươi cười hớn hở đi làm cùng Chu Chi Nam. Dì Mai thấy hai người dính chặt lấy nhau, trong lòng cười nở cả hoa.

Đến thương hội, hai người yên lặng tách ra, Chu Chi Nam ngồi xuống chỗ mình tiếp tục lật tài liệu hôm qua chưa xem xong. Nguyễn La ngồi bên ngoài, xem một đống thiếp mời thật lớn ở trên bàn mình. Phần lớn là các ông chủ nhờ thư ký viết đưa tới mời Chu Chi Nam, cô cần phải xem qua một lần để phân loại. Có một loại không quan tâm, đa số là các ông chủ nhỏ có chút suy nghĩ muốn nịnh bợ; có một loại là có làm ăn qua lại cần phải lôi kéo, phần lớn là mời một bữa cho qua chuyện; lại có một loại là nhất thiết phải trả lời, đa phần là quan hệ tương đối tốt.

Mở đến một lá thư trong đó, trên mặt cô mang theo ý cười, chữ này không thể quen thuộc hơn.

Là chữ Khải mà Hứa Bích Chi hay dùng.

Thiệp mời là đích thân cô ta viết, lần đầu tiên được cô ta mời Nguyễn La đã nhìn thấy, sau đó đổi thành thư ký viết.

Toàn bộ Thượng Hải chỉ có một thư ký không cần giúp ông chủ viết thiệp mời, đó là Nguyễn La.

Chu Chi Nam chê chữ cô quá xấu, bản thân không có thời gian viết nên bảo Ngô Tiểu Giang làm thay, cuối cùng không rớt xuống đầu Nguyễn La.

Bây giờ cô đang xem tờ thiệp mời đó, viết lưu loát cả một trang, có thể nói là câu chữ rõ ràng.

Chỉ là bây giờ quá khó khăn, Trịnh Dĩ Cầm đã cầm tiền quay về Trùng Khánh, cô ta sống không được dễ chịu. Ai bảo lúc đó cô ta mang theo lái buôn và luật sư, ký thỏa thuận ngay tại khách sạn Thượng Hải, tiến hành xong mọi thủ tục.

Có thể nói là hai chữ “sấm sét” mà thôi.

Nguyễn La bình tĩnh xếp tờ giấy và lá thư kia vào loại đầu tiên. Sau khi xem lần lượt xong, một xấp giấy chỉ hai ba cái xé sạch vứt đi.

Ai biết Hứa Bích Chi cô ta gửi bao nhiêu thiệp mời cho ông chủ Chu chứ?

Xì, Nguyễn La cũng không biết.

Cô luôn là người có thù tất báo, lúc trước bị Hứa Bích Chi coi thường cô vẫn luôn ghi tạc trong lòng, không bao giờ có lòng tốt giúp cô ta nữa. Sau này cô ta như thế nào, nghèo túng phú quý ra sao thì cũng không liên quan đến cô.

Giữa trưa mời Lục Hán Thanh cùng đến nhà hàng Thượng Hải ăn cơm. Vào đông nên Nguyễn La ăn hơi nhiều, thức ăn cũng muốn ngon hơn một chút.

Chu Chi Nam đã nói với Lục Hán Thanh chuyện Lương Cẩn Tranh nhờ anh, trước mắt việc làm ăn của bố Lương gặp ồn ào, mời Chu Chi Nam ra mặt giúp đỡ. Lục Hán Thanh tất nhiên là thông minh, nghe xong đại khái đã hiểu được.

Nói xong chuyện chính lại quay sang tìm chuyện tán gẫu với Nguyễn La, “Gặp Lương Cẩn Tranh rồi?”

Bị Nguyễn La gắp viên đậu hà lan thả vào trong chén của anh ta, “Sao ăn cũng không chặn được cái miệng của anh vậy?”

Anh ta cũng không chê, gắp lên ăn, còn muốn nói tiếp, “Em đừng cảm thấy anh vô sỉ quá, lúc Chu Chi Nam còn trẻ cũng không hơn anh mấy đâu, ăn chơi cũng hơi bị ghê đấy.”

Bị Nguyễn La nở nụ cười giả tạo chặn lại, “Anh bớt châm ngòi đi, anh làm như ai cũng phong lưu giống anh vậy. Mấy ngày trước tôi có viết thư cho cô giáo Lý, còn kể công trạng vĩ đại của anh nữa đấy.”

Lục Hán Thanh tức giận, “Mấy tháng gần đây anh rất thành thật, uống rượu cũng không uống nhiều bằng Chi Nam, cũng không lên báo chí. Em tuổi còn nhỏ, cũng không thể nói lời trái lương tâm được.”

Nguyễn La thấy anh ta cuống cuồng thì trong lòng vui sướng, “Vậy lần sau anh đừng nói xấu ông chủ Chu của tôi, tôi cũng không nói chuyện thối nát của anh, lại nói tốt mấy câu cho anh.”

“Anh đội ơn em. Anh, anh đúng là biết cách cưng vợ.” Anh ta tắt lửa, chuyên tâm ăn cơm, còn khen Chu Chi Nam.

Chu Chi Nam rất hưởng thụ, múc thêm chén canh cho Nguyễn La, còn muốn lau khoé miệng cho cô trước mặt Lục Hán Thanh, khiến kẻ cô đơn như anh ta rất khó chịu.

Ngày ngày Nguyễn La vui vẻ, chỉ cảm thấy thời gian cũng trôi qua khá nhanh. Lần trước Chu Chi Nam nói muốn dẫn cô đi cắt quần áo, chẳng tới mấy ngày đã đi cắt. Năm trước thời gian thi công khá lâu nên Chu Chi Nam tranh thủ làm sớm, đầu tháng Hai đã lần lượt đưa đến nhà, Nguyễn La rất hài lòng, bắt đầu mặc dần.

Trước thềm năm mới, Chu Chi Nam có buổi xã giao lần cuối cùng trong năm, nhưng cũng không tính là xã giao. Bởi vì cùng Lục Hán Thanh, Lý Tự Như và Hàn Thính Trúc ngồi với nhau, địa điểm ở viện kịch Hoàng Kim.

Nguyễn La đã nghe qua cái tên Hàn Thính Trúc, là cái lần bị Hứa Bích Chi lừa đi nhà ga kia, Chu Chi Nam đã mượn người của anh ấy. Vốn dĩ cô cho rằng chưa từng gặp qua, còn hoang mang nghĩ là ngồi nghe kịch với Chu Chi Nam, Lục Hán Thanh và Lý Tự Như thì hẳn là những người có chút thân thiết, nào ngờ lại là Hàn tiên sinh.

Gặp mặt mới biết, đó là vị cùng đến Lê Viên xem kịch vào cuối hạ năm ngoái. Lúc đó Nguyễn La nửa phần tâm tư cũng không đặt trên người Chu Chi Nam, cho nên cũng không chú ý quá nhiều bạn bè của anh, chỉ có ấn tượng đại khái. Lần gặp này, Hàn Thính Trúc ngược lại khen: “Chi Nam, cô gái nhà cậu càng ngày càng trổ mã xinh đẹp. Nên mau chóng ổn định đi.”

Chu Chi Nam ôm anh ta, giới thiệu cho Nguyễn La: “La Nhi, vị này chính là Hàn tiên sinh.”

Nguyễn La tất nhiên sẽ không so đo vì sao gọi là Hàn tiên sinh mà không phải là ông chủ Hàn, có thể thấy được anh ấy không phải người làm ăn.

Cô nghe lời bắt tay với Hàn Thính Trúc, mềm mại chào một câu, “Chào Hàn tiên sinh.”

Mấy người đàn ông đã biết rõ nhau nên không nói nhiều lời khách sáo. Lý Tự Như làm bác sĩ riêng của Hàn Thính Trúc đã lâu, mà vốn dĩ anh ta cũng xuất thân từ gia đình giàu có, chỉ là đến đời của anh ta lại bán hết sản nghiệp để hành nghề y mà thôi.

Lục Hán Thanh và Lý Tự Như đều tới một mình, nhưng Hàn Thính Trúc lại dẫn theo một cô bạn gái, ý trong đó không cần nói cũng biết. Người phụ nữ đó khoác khuỷu tay anh ấy, vẻ ngoài quá mức mềm mại đáng yêu, là kiểu xinh đẹp rực rỡ khiến người ta có cảm giác quá sắc sảo. Nếu một hai phải so sánh, thì Nguyễn La là đoá hoa bách hợp có chút phong tình xen lẫn nét thiếu nữ, còn người phụ nữ của Hàn Thính Trúc chính là bông hồng đỏ đầy sự quyến rũ lẳng lơ.

Giọng cô ấy cũng có chút mê hoặc, mở miệng lần lượt chào một câu, “Ông chủ Chu, bác sĩ Lý, ông chủ Lục.”

Tầm mắt cuối cùng chuyển sang Nguyễn La, lúc mở miệng lại trêu đùa, “Bà Chu.”

Nguyễn La không nhịn được cười, cảm thấy cô ấy và Hứa Bích Chi hơi giống một kiểu người, nhưng lại có chỗ không giống. Hứa Bích Chi hiển nhiên là một lão thành được tôi luyện từ những thăng trầm trong cuộc sống, cực giỏi giao lưu tán tỉnh đàn ông; nhưng cô ấy không phải, có chút giống trời sinh, là từ trong xương cốt.

Hàn Thính Trúc cầm lấy tay cô ấy, nụ cười có hơi lạnh, “Cô ấy quen trêu đùa người khác. Âm La, trùng tên với em.”

Chu Chi Nam ở bên cạnh thân mật nói một câu, “Gọi là A Âm.”

Nguyễn La gật đầu, theo đó kêu một tiếng, “Chị A Âm.”

Sáu người ngồi trong phòng bao ở tầng trên đối diện sân khấu kịch, hẳn là lúc Hàn Thính Trúc sai người đặt vé trước đã đặc biệt đổi bàn dài, đủ sáu người ngồi. Vì Chu Chi Nam và Hàn Thính Trúc ngồi ở giữa nên Nguyễn La và A Âm lần lượt ngồi hai bên, Lục Hán Thanh và Lý Tự Như kéo ghế ngồi xuống bên cạnh, chỉ đợi vở kịch bắt đầu.

“Thời gian gần đây Thượng Hải không có diễn viên nổi tiếng nào, bằng không tôi đã tổ chức biểu diễn ở nhà rồi. Vở kịch lần trước nghe ở Lê Viên rất hay, nhưng ở đó tiểu nhân lại nhiều, cũng không tự tại.” Hàn Thính Trúc thông báo trước.

Chu Chi Nam gật đầu, “Ráng xem thôi, lần sau có diễn viên nổi tiếng, đến lượt tôi mời cậu.”

“Chi Nam, khách sáo rồi. Giữa chúng ta ai mời đều giống nhau.”

Lục Hán Thanh uống ngụm trà, sảng khoái nói, “Diễn viên nổi tiếng hai anh nói không dễ gì đến được, đó là đại sư rời núi.”

Lý Tự Như hiểu anh ta, “Là ông chủ Trình? Chi Nam và Thính Trúc đi Bắc Bình mời đi, tôi và Hán Thanh đợi ở Thượng Hải.”

Hai người bọn họ quen mồm mép trơn nhẵn, A Âm hơi ngã vào vai Hàn Thính Trúc mỉm cười quyến rũ, Nguyễn La cũng cúi đầu cười thầm.

Cô biết ông chủ Trình mà họ nói không phải Trình Sơn, mà là ông chủ Trình – Trình Nghiễn Thu của Thu Thanh Xã.

Vở kịch khai màn, nhạc cụ vang lên, khi tiếng hát sắp bắt đầu mọi người đều im lặng nhìn về phía sân khấu kịch.

Nguyễn La là người mê kịch, nhưng không phải mê trong mê mẩn, mà thực sự là mê trong mê muội ngu ngốc. Cô thật sự không hiểu kịch một chút nào, nhưng cố tình Chu Chi Nam lại yêu thích vô cùng. Hôm nay nếu không phải lo lắng đến nghe kịch nhất định sẽ về muộn, cô sẽ không đi cùng.

Bây giờ ánh mắt cô đang xoay chuyển sang chỗ khác, nhìn thấy bàn tay của Hàn Thính Trúc đặt trên đùi A Âm, cách lớp sườn xám vuốt ve; lại nhìn thấy cúc áo dài của Lục Hán Thanh mở ra một cúc, đang nhìn chằm chằm lên sân khấu kịch vẫn chưa phát hiện ra gì; lại nhìn sang tàn thuốc ở điếu thuốc trên đầu ngón tay Lý Tự Như rơi xuống tây trang… mãi đến khi chạm phải ánh mắt nghiền ngẫm của Chu Chi Nam.

Anh quay đầu gọi người phục vụ, thấp giọng dặn dò vài câu. Chẳng mấy chốc đã mang lên chai nước ngọt có gas, Chu Chi Nam nhận lấy đặt vào trong tay Nguyễn La.

Lạị nói nhỏ bên tai cô, “Nghiêm túc xem đi, em thông minh như vậy nhất định sẽ xem hiểu.”

Nguyễn La cắn ống hút, mắt to chớp chớp, gật đầu.

Đúng lúc hát đến “Tô Tam áp giải tội phạm”, cô nghiêm túc xem nó.

Trong lúc vở kịch nghỉ ngơi, Chu Chi Nam phái người đi mua bánh bao súp của Kiều Gia San. Mấy người đàn ông đều không ăn, A Âm cũng không ăn, chỉ có Nguyễn La vui vẻ ăn, còn có hơi ngại ngùng.

Thầm mừng vì chiếc sườn xám mới đang mặc trên người được cắt rộng hơn nửa tấc(*)

(*)1 tấc là 10 phân.

A Âm mềm giọng mở miệng, “Ông chủ Chu, tôi thấy bây giờ cô ấy đang tuổi ăn, nhớ ra trong nhà Thính Trúc có một đầu bếp đúng lúc là người Bắc Bình, nấu đồ ăn khá ngon. Chi bằng năm sau đưa qua nhà anh.”

Vẻ mặt Chu Chi Nam đầy nuông chiều nhìn Nguyễn La, nghe vậy quay đầu lại, “Vậy tôi từ chối thì bất kính rồi, nhưng đừng cướp đi trái tim Thính Trúc là được.”

Cô ấy cười, “Anh ấy à, nếu phải nói trái tim thì cũng chỉ có tôi đây.”

Hàn Thính Trúc vỗ vỗ sau lưng Chu Chi Nam, tiếng cười thâm trầm, “Chuyện nhỏ thôi.”

“A Âm bất công thật đấy, gặp tôi nhiều lần nhưng chưa bao giờ nói tặng đầu bếp cho tôi. Mới gặp La Nhi có lần đầu mà đã tặng rồi?” Lục Hán Thanh nói.

“Anh quen ăn đồ ăn phương Bắc? Quen bắt nạt thì có.”

Lý Tự Như ấn dập tắt điếu thuốc, lắc đầu, “Trong nhà em trai Hán Thanh này đều là đầu bếp phương Bắc, người Tây Bắc người Đông Bắc gì đều có, tôi thật sự ăn không quen. Mỗi lần khám bệnh cho cậu ta xong tôi đều chạy mất dạng, sợ nhất là Thính Trúc giữ tôi lại ăn cơm.”

Mấy người cười rộ lên, bầu không khí hài hoà.

Đây là đêm đông ấm áp nhất trước đêm 30 Tết.

Ra khỏi cổng nhà hát, bầu trời lất phất vài bông tuyết mỏng cùng với mưa rơi xuống. Bây giờ Nguyễn La hiếm khi lộ ra tính trẻ con ở bên ngoài, lúc này cũng nhịn không được hô lên, xác định là có tuyết.

Mấy người yên tĩnh đứng trước cửa, trên mặt đều lộ nụ cười.

Nguyễn La vui vẻ nhất, chỉ cảm thấy mỗi một tia sáng rơi lên người đều ấm áp.