Giữ Lại Gió Xuân

Chương 1



1.

"Ngươi nói ngươi muốn tìm ai?".

Đoàn phủ ở kinh thành, mái hiên chằng chịt xen vào nhau.

Ta đứng trước cửa nhà quyền quý với lộ phí vẫn còn vắt trên lưng, khoa tay múa chân với thị vệ của Đoàn phủ.

"Đoàn Kinh là vị hôn phu của ta, vị mà có nụ cười dịu dàng nhất, xinh đẹp nhất trong phủ của các người đấy".

Sau ngàn dặm vào kinh, cuối cùng ta cũng tìm được quý phủ của vị hôn phu mà trước đây ta chưa từng gặp mặt, bây giờ mặt mày ta đều dính đầy bụi đất, trông vừa bụi bặm vừa mệt mỏi.

Thị vệ Đoàn phủ ngạo nghễ liếc mắt đánh giá ta, đột nhiên hai mắt sáng lên rồi chỉ về phía xa ở sau lưng ta: “Công tử của chúng ta ở đó, ngươi tự đi đi”.

Ta vừa xoay người lại liền nhìn thấy sâu trong một con hẻm nhỏ lát gạch xám có một vị công tử tuấn tú mặc áo trắng đang bị chặn lại, vẻ mặt y như ch.ết lặng: “Thư thả cho ta thêm vài ngày có được không, ta thật sự rất túng thiếu, ta không có tiền để trả ngay bây giờ được".

Dáng người của y rất gầy, nước da trắng ngần, giống hệt với vị hôn phu trong tin đồn của ta vậy, vừa nhìn đã khiến người ta sinh ra cảm tình.

Chỉ là tên ác ôn đang chặn y lại thật sự rất đáng ghét, hắn cao hơn vị hôn phu của ta một cái đầu, trên tay còn cầm một cái roi ngựa, cười chế nhạo y: “Chạy tiếp đi! Sao ngươi không chạy nữa! Thiếu ta mấy lượng bạc rồi, khi nào ngươi trả đây?".

"Giữa ban ngày ban mặt! Sao các người không quan tâm gì hết vậy hả?". Lòng ta nóng như lửa đốt, hỏi thị vệ.

Thị vệ Đoàn phủ liếc nhìn ta một cái: “Chuyện của đại công tử, ai mà dám quản chứ?”.

“Các người…”. Ta nóng nảy, trong khoảnh khắc cái roi ngựa sắp rơi trúng người vị hôn phu của ta, ta đã chạy tới giơ tay che chắn trước mặt y, đánh bạo mắng hắn: "Sao ngươi lại đánh người như vậy hả?”.

Lúc đó đã là giữa trưa, một cây lựu nhô ra khỏi tường viện, xanh um tươi tốt, che khuất cái nắng như thiêu như đốt này.

Ta nheo mắt nhìn rõ bộ dáng lưu manh kia: mặt mày tuấn tú, kiêu ngạo, lạnh lùng.

Hắn có đôi môi mỏng sắc sảo, lông mày tựa như vẽ, trên người là một cái áo choàng đỏ, vai rộng eo hẹp, là một tên lưu manh rất đẹp mắt.

Tên lưu manh khôi ngô nheo mắt lại, lời ít mà ý nhiều: "Ngươi là ai?".

"Ta là vị hôn thê của Đoàn Kinh, có chuyện gì thì cứ đến tìm ta này!".

Nghe đến ba chữ "vị hôn thê", đầu tiên là hắn sửng sốt một chút, sau đó ánh mắt lại trở nên tò mò, nhẹ giọng nói: "Vị hôn thê của Đoàn Kinh?".

Ta lấy hết can đảm đáp: “Đúng vậy”.

“Ngươi có biết Đoàn Kinh là ai không?”. Trông hắn rất có hứng thú, dùng lực không nhẹ cũng không nặng mà đánh roi da vào lòng bàn tay mình.

“Đương nhiên là ta biết rõ chứ, đại công tử Đoàn gia, là nam nhân tốt nhất kinh thành này, cho dù chàng có nợ ngươi tiền thì ngươi cũng không nên… không nên tự tiện dùng hình phạt của ngươi…”.

Tên vô lại này vậy mà có tính nết khá tốt, chắp hai tay sau lưng hỏi lại ta: “Nếu đã là nam nhân tốt nhất trong toàn bộ kinh thành này sao lại có thể lấy một người quê mùa làm thê tử được?”.

Ta bị hắn làm cho ứ nghẹn, tức giận nói: “Ngươi quan tâm chàng làm gì chứ, chúng ta vâng theo lời của phụ mẫu, qua lời của bà mối. Không phải chàng thì ta sẽ không xuất giá, còn chàng không phải ta thì sẽ không lấy, sao lại đến phiên một người ngoài như ngươi xen vào chứ?".

Tên ác ôn cười khẩy: “Răng nhọn, mồm miệng cũng sắc bén đấy”.

Đột nhiên khung cảnh trước mắt ta bị đảo ngược, ta đang bị ai đó vác trên lưng.

Tên ác ôn này vác ta trên vai rồi quay đầu bước đi.

Khi định thần lại, ta hoảng sợ hét lên: “Ngươi… ngươi đừng làm bậy… Ta sẽ từ từ trả lại số tiền phu quân ta nợ ngươi… Ta sẽ không bán thân… Ta sẽ thủ tiết vì chàng ấy!".

"Ta thực sự cảm ơn cô rất nhiều, nếu cô đã chung thủy với ta như thế này, vậy việc động phòng vào lúc này cũng không tính là chuyện bất công gì đâu nhỉ".

Vừa nghe xong lời này ta liền ngây ngẩn cả người.

Ai chung thủy với hắn vậy?

Vị thư sinh nho nhã gầy yếu nơi phương xa đã sống sót sau tai nạn, y thở phào nhẹ nhõm, mỉm cười xin lỗi ta: “Cô nương… Ta đã có thê thất rồi, cô nương nhận nhầm người rồi, là vị này mới đúng”.

Ầm!

Sự thật này quá mức tàn nhẫn, ta ngơ ngác ở trên vai người khác, nhìn con hẻm chật hẹp càng ngày càng xa, khi rẽ vào góc phố thì vị công tử mặc đồ trắng kia cũng đã biến mất.

Đi vào cửa chính, ta lại gặp hai gã thị vệ vừa nãy, bây giờ bọn hắn đang co đầu rụt cổ cung kính gọi tên lưu manh một tiếng "đại công tử".

Hắn thờ ơ ừ một tiếng rồi vác ta vào phủ như không có ai ở bên cạnh.

Bây giờ ta đang nằm trên vai Đoàn Kinh, cả người bị đảo lộn, ta mới chợt nhận ra - mình đã bị người ta đùa giỡn rồi.

Ta đã nói hàng trăm lần rồi kia mà, làm gì tồn tại một người phu quân hiền dịu như ngọc, đối xử tử tế với người khác như thế được.

Cái mối hôn sự này ban đầu đã vội vàng như thế cơ mà.

Cách đây vài tháng, đệ đệ ta đã gặp phải rắc rối, người ở phường bạc muốn chặt ba ngón tay của nó để trừ nợ.

Chuyện xảy ra vừa đúng lúc đại cô của ta từ kinh về quê làm mối mai, nói rằng đại công tử Đoàn gia tính tình điềm đạm, có tri thức, lại biết yêu thương người khác còn chi trả rất nhiều tiền cho việc cầu thê.

Trong nhà lại đang cần tiền gấp, cho nên cha nương nước mắt nước mũi đầy mặt van xin ta ưng thuận.

Lúc đó ta nghĩ, làm sao một vị công tử thế gia như vậy lại có thể nhìn trúng ta vậy chứ?

Sau khi thăm hỏi một phen, ta mới biết y đã mất mẫu thân từ khi còn nhỏ, phụ thân lại bị thương ở chân khi y mới lên ba, vừa gặp phải khó khăn trong việc đi lại, ông cũng vừa là người duy nhất gánh vác toàn bộ gia đình.

Trong kinh đều là phú hộ, nào chịu để khuê nữ nhà mình gả vào đó để chịu khổ đâu chứ.

Kế mẫu của Đoàn công tử đã nhờ đại cô tìm một cô nương lương thiện lại biết rõ gốc gác ở quê giúp bà ấy.

Đại cô bí mật nói với ta: “Đoàn công tử... trong một số chuyện không quá được, nếu con gả qua đó thì sau này con sẽ không phải lo lắng về chuyện oanh oanh yến yến gì đó đâu, lại còn kiếm được rất nhiều tiền. Hơn nữa, sính lễ lại càng không ít đâu".

Nghe đại cô miêu tả, ta liền cảm thấy một vị công tử tốt đẹp, có tấm lòng rộng mở như vậy sao lại có số phận khó khăn đến thế, nếu y đã bằng lòng lấy ta, vậy ta sẽ đối xử hết lòng với y, cùng cử án tề mi (*) với y.

(*): 举案齐眉 [jǔànqíméi] nâng khay ngang mày; vợ chồng tôn trọng nhau (do tích vợ của Lương Hồng thời Hậu Hán khi dâng cơm cho chồng ăn luôn nâng khay ngang mày).

Vào ngày sính lễ về tới nhà, cha nương ta đã đóng gói đồ đạc giục ta đi đến Kinh thành.

Một đường đi long đong vất vả, mệt mỏi vô cùng.

Nhưng không ngờ Đoàn Kinh vốn là một tên lưu manh.

Ta chỉ sợ người này rõ ràng là có danh xấu ở kinh thành, cho nên không một người nào chịu gả cho hắn nên mới túm lấy đứa ngơ ngác như ta nhét vào trong hố lửa này.

Xoay quanh hành lang gấp khúc, một khoảng sân nhỏ với những tảng đá vuông vức, hoa cỏ xanh tươi chợt hiện ra.

Vóc người Đoàn Kinh rất cao, khi nằm trên vai hắn, ta có thể chạm vào những quả lựu trên ngọn cây.

Chẳng qua là lúc này ta không còn lòng dạ nào để tận hưởng khung cảnh đẹp đẽ này nữa cả.

Một đường không hề có trở ngại, hắn vác ta bước vào một thư phòng rộng lớn, bốn phía đều rất thoáng mát, rồi ném ta lên một cái sạp nhỏ, nheo mắt nhìn ta: “Cô là người đã lấy hai ngàn lượng của nhà ta đúng không?”.

Hai ngàn lượng hả!

Cả đời ta cũng chưa bao giờ thấy qua nhiều bạc đến thế đâu, ta kích động đứng dậy tranh luận với hắn: “Ngài nói bậy! Rõ ràng là hai mươi lượng mà”.

Để chứng minh, ta vội vàng mở túi đồ ra và tìm được vài lạng bạc vụn trong lòng bàn tay.

“Cha nương ta nói nhà nghèo thì vẫn có thể làm giàu được nên đưa cho ta một nửa số tiền đó để làm phí đi đường!”. Nói xong ta nhét nó vào tay hắn: “Ta không muốn xuất giá nữa! Trả lại cho ngài đó, phần còn lại ta sẽ trả từ từ".

Đoàn Kinh nhìn chằm chằm vào mấy lạng bạc trong lòng bàn tay đẫm mồ hôi của ta, đột nhiên cười lớn: “Mười lượng, cô ngốc thật hay giả vờ ngốc vậy hả?”.

Hắn đặt chân lên bàn, ngón tay thon dài tóm lấy miếng ngọc bội anh đào đỏ rực bên hông, nhếch môi cười: “Cô thấy rõ rồi đấy, một món trang sức như này đã là năm trăm lượng, mười lượng à, ngay cả một con dế cũng không mua nổi nữa là".

Ta làm sao biết được mười lượng bạc trong mắt Đoàn Kinh chỉ là tiền ăn uống vui chơi cơ chứ. Ta sợ đến mức lùi lại một bước, nghĩ thông suốt tiền căn hậu quả rồi đứng sững tại chỗ.

Tại sao ba ngón tay của đệ đệ ta chỉ có giá mười lạng.

Cha nương ta không phải gả ta đi mà là bọn họ đã thông đồng với đại cô để lừa bán ta đi mà.

Sự đau khổ, sợ hãi và bất bình khi đến kinh thành ngay tại lúc này chợt dâng lên trong mũi ta, ngay trước một khắc nó chuẩn bị bộc phát ra ngoài thì ta đã cố hết sức kìm nén nó lại.

Ta chỉ biết cúi đầu, hốc mắt lặng lẽ đỏ lên.

Đoàn Kinh vén áo lên, ung dung ngồi xuống, thưởng thức dáng vẻ suy sụp của ta: "Sao, ngẫm nghĩ cẩn thận lại rồi à? Chỉ sợ cha nương cô đã lấy tiền cao chạy xa bay mất rồi. Lấy tiền còn dám chạy, ta sẽ đánh gãy chân bọn họ”.

Hắn dùng lời nói chọc thẳng vào ống phổi của người ta, lời nói của hắn tuy thô thiển nhưng thật ra lại không thô thiển như thế.

Không phải là ta không biết lòng dạ của cha nương ra sao, chỉ là ta luôn cho rằng cứ nhẫn nhịn một chút thì cũng sẽ qua thôi, nhưng đến cuối cùng, sự nhịn nhục của ta lại phải trả giá bằng cả đời của mình.

Bây giờ ta buộc lòng phải chấp nhận số phận của mình.

Ta kìm nén tiếng nức nở đang dâng trào trong lòng: “Ta sẽ không đi nữa đâu, ngài đừng làm khó cha nương ta”.

Nụ cười của Đoàn Kinh đột nhiên trở nên lạnh lùng: “Tên gì?”.

"Trương Vãn Ý, là người ở Dương Châu".

Bây giờ ta giống như một con cá bị nuôi nhốt, không thể tự do nhảy lên nhảy xuống được nữa.

“Vãn Ý". Đoàn Kinh cất tiếng, dùng roi nâng cằm ta lên, cẩn thận nhìn về phía cửa sổ: “Nhìn cô khá thành thật, bộ dạng trông cũng được, có thể làm cái gì?”.

"Nấu cơm, dệt vải, cày cấy, cho gà ăn...".

"Chậc". Đoàn Kinh lộ vẻ chán ghét nói: "Ai muốn nghe mấy cái thứ đó chứ, có thể chơi đá gà không?".

Ta mù mờ lắc đầu.

“Đấu dế?”.

Ta lại lắc đầu.

"Hát ca? Đoán vị rượu? Đố số (*)? Cưỡi ngựa?".

(*): 划拳 [huáquán] trò chơi oẳn tù tì; trò chơi đố số; đố nhau (khi uống rượu, hai người cùng giơ ngón tay ra một lúc rồi đoán số, ai nói đúng là được, nói sai bị phạt uống rượu, cả hai người đều nói sai thi hoà).



Sắc mặt của Đoàn Kinh càng ngày càng xấu tệ: “Sao cái gì cô cũng không biết vậy?”.

Ta thừa nhận Đoàn Kinh rất đẹp, ánh mắt sáng ngời, tuấn mỹ không gì sánh bằng, tựa như người bước ra từ trong tranh vẽ, chỉ là, ta không thích tính cách hoang đàng này của hắn.

Trong lòng ta giờ khắc này đều là bài xích, lời nói không mấy dễ nghe, gần như là chậm chạp nói: “Ta xuất thân từ nhà nghèo cửa nhỏ, nếu ngài không coi thường ta thì cứ coi ta như nha hoàn mà sai khiến cũng được ạ, sau lại lấy người khác sẽ thuận tiện hơn".

Đoàn Kinh cười quái dị một tiếng: “Một nha hoàn mà hai ngàn lượng cơ đấy, ta mà hô lên một tiếng chắc là bỏng miệng mất”.



Ngay bây giờ, khi hắn nhìn ta thì dường như chẳng có điều gì làm hắn hài lòng cả.

Ta là người vừa mới đến, đương nhiên sẽ không thể ở trong phòng của Đoàn Kinh được.

Đoàn Kinh tra hỏi xong, dường như chỉ cần liếc mắt nhìn ta nhiều thêm một chút là sẽ làm bẩn mắt hắn, hắn bưng tách trà mới pha dựa vào cửa sổ, bảo ta lui ra ngoài.

Trong sân của Đoàn Kinh chỉ có mỗi một nhóc sai vặt gọi là Xuân Sinh.

Tính tình hiền lành lại thật thà.

Xuân Sinh dẫn ta đến một gian phòng kín đáo, lễ phép nói với ta: "Cô nương cứ yên tâm sống ở chỗ này, có công tử làm chỗ dựa, nếu ở trong phủ có bị tủi thân thì cũng không cần phải kìm nén".

Ta nào có tư cách kêu oan, người ta là gia đình giàu có, dù cho có ăn nói dễ nghe là thế, nhưng làm người mà, phải biết vị trí của bản thân đang ở đâu thì mới có thể sống thoải mái hơn một chút được.

Ta cảm ơn Xuân Sinh và đẩy cửa phòng nhỏ ra.

Gian phòng này không hề sơ sài như trong tưởng tượng của ta, có đầy đủ những vật dụng cần thiết hàng ngày.

Nó tốt hơn vô số lần so với một ngôi nhà mưa dột ở quê.

Đợi sau khi ta dọn dẹp mọi thứ xong xuôi, Xuân Sinh đã rời đi lại quay lại với vẻ mặt đầy áy náy: "Cô nương, vừa rồi công tử nói đói bụng, nhờ cô làm năm đĩa bánh ngọt đưa tới".

Ta chỉ biết rằng không có cái may mắn nào trên đời này là miễn phí cả.

May mà chỉ là bánh ngọt, chỉ có tốn chút ít thời gian, công sức, cũng không gây ra phiền toái gì cả, ta vui vẻ đồng ý, thu dọn đồ đạc rồi đi vào bếp.

Suốt dọc đường đi ta đều nói thầm, với vóc dáng như thế kia, liệu Đoàn Kinh thực sự có thể ăn được năm đĩa bánh ngọt sao?

Có lẽ hắn đã có cô nương mà hắn thích cho nên muốn dùng cái này để lấy lòng cô nương ấy chăng.

Tuy là bếp nhỏ nhưng cái gì cần có thì đều có.

Bây giờ bốn bề vắng lặng, ta nhào bột rồi lại nhớ đến bộ dáng bụ bẫm lúc ngồi xổm bên bếp lò của đệ đệ ta khi còn nhỏ, trong lòng lại càng thêm chua chát.

Một đứa nhỏ ngoan như vậy sao lại lao vào cờ bạc, thậm chí là đem quan t.ài của cha nương để dồn vào đó cơ chứ?

Nghĩ đến chuyện đau lòng đó, nước mắt ta không cầm được mà liên tiếp rơi xuống đất.

Đột nhiên, có tiếng nói chuyện từ bên ngoài sân truyền đến.

"Trương cô nương đường sá xa xôi mà đến, nào có đạo lí để đại công tử phải đón nàng vào phòng trước vậy chứ, bây giờ phu nhân đang đợi ở tiền đường, lệnh cho ta đưa Trương cô nương đi gặp người".

Người được phái đến có giọng nói trang nghiêm, có vẻ tuổi tác cũng có đôi chút lớn.

Xuân Sinh vừa mềm mỏng lại vừa không vô lễ mà từ chối thay ta: “Công tử có dặn dò phải được ăn bánh ngọt do chính tay cô nương làm. Cô cô cũng biết tính tình của công tử rồi mà, nếu không tuân theo thì phải chăng là cô cô muốn đi lật tung nóc nhà lên sao?”. [若有违抗不得掀了房顶去].

Ta chỉ vừa mới đến mà thôi, nếu vì ta mà gây ra thù ghét giữa Đoàn Kinh và Đoàn phu nhân thì sau này ta sẽ càng khó sống yên ổn được, vì vậy ta lau tay rồi vội vàng bước ra ngoài: "Xuân Sinh đại ca, đồ trong nồi cũng đã chín rồi, là năm đĩa đấy, huynh xem củi lửa giúp ta một lát nhé, ta đi một chút sẽ trở lại".

Trong sân có một vị lão phụ nhân đang đứng ở đó, ăn vận trang nghiêm lại có phần xa hoa, ngước mắt thờ ơ đánh giá ta.

Sắc mặt Xuân Sinh cứng lại: “Cô nương, cô không cần…”.

Cô cô hắng giọng ngắt lời Xuân Sinh: “Nếu cô nương đã đồng ý thì xin mời đi theo ta”.

Ta cảm thấy người này rất giống với thím Tống ở bên cạnh nhà chúng ta, tướng mạo này có vẻ là khó hòa hợp được rồi.

Có lẽ dòng dõi (môn đệ) là khoảng cách giữa ta và Đoàn Kinh, chuyến đi này chắc chắn sẽ có nhiều trắc trở, cho nên ta quay lại mang theo bánh ngọt, làm ra dáng vẻ thuận theo.

Cô cô nhìn chiếc đĩa bánh ngọt một cách qua loa bằng đôi mắt đầy khinh thường, nhưng cũng không nói gì mà quay đầu dẫn ta đi qua phủ.

Tiết trời nóng bức, Đoàn phủ được bao bọc bởi tường vôi trắng xóa, xung quanh là hàng liễu xanh um rủ xuống, bên ngoài hành lang gấp khúc là những dây leo xanh rậm rạp, tạo cảm giác âm u lại vô cùng yên tĩnh.

Trên đường đến thượng kinh, ta đã nhiều lần hỏi thăm và được biết Đoàn phủ là một gia tộc lớn ở kinh thành, tổ tiên nhà họ có công phò trợ hoàng đế, vả lại còn có một vị quý phi. Đoàn lão gia, cũng chính là phụ thân của Đoàn Kinh, cũng có chút quan hệ huyết thống với Đoan vương gia phong quang vô song hiện tại, mấy năm nay ông bị thương ở chân nên làm quan văn trong triều đình, cũng đạt đến chức quan tam phẩm.

Càng biết nhiều về chuyện của Đoàn phủ, ta càng ít ôm hy vọng vào mối hôn sự này.

Nếu không trả lại được tiền sính lễ, ta chỉ có thể nương thân làm thiếp hoặc là một nô bộc ở đây mà thôi.

Giữa ngày hè nóng bức, cửa phòng mở rộng.

Vừa bước vào sân, dưới tán dây leo ta đã nhìn thấy Đoàn Kinh bắt chéo chân, đôi mắt xinh đẹp tựa như là đang say.

Giữa đám người, hắn là người duy nhất mặc đồ đỏ, tóc đen buộc cao, yên bình tựa như gió thoảng sáng ngời tựa ánh trăng, khiến hắn càng thêm chói mắt.

Hắn thực sự rất đẹp, có mặc cái gì thì cũng đều đẹp cả.

Hắn thoáng liếc nhìn ta, nhíu mày nói: "Cô tới đây làm cái gì? Trở về đi!".

“Nếu như đã hiểu rõ thì đừng vô lễ”. Một phụ nhân trung niên trông vẫn rất xinh đẹp đang ngồi trên ghế một cách uy nghiêm, giọng nói mềm mại mà khoan dung.

Đoàn Kinh im lặng, vẻ mặt u ám nhìn ta đi vào đại sảnh.

Ta bưng đĩa bánh ngọt hành lễ với Đoàn phu nhân trước cái nhìn chăm chú của tất cả mọi người trong gian phòng này.

Còn chưa kết thúc thì ta đã nghe tiếng cười trầm thấp truyền đến từ bốn phía.

"Tư thế của nàng ta thật kỳ lạ quá".

“Đến từ nông thôn mà, làm gì mà có nhiều kiến ​​thức được chứ”.

Ta sinh ra ở thôn quê, được gả vào nhà quyền quý là điều cả đời này ta không bao giờ dám nghĩ đến.

Để có được thứ người khác không chiếm được, ngươi phải chịu đựng những khó khăn mà người khác không nếm trải được. Đạo lí này ta hiểu được.

Ta nhìn về phía Đoàn Kinh, chỉ thấy hắn rũ mắt xuống, không lộ ra bất cứ biểu cảm gì mà ngồi nghịch nghịch miếng ngọc bội đeo bên hông, như thể những chuyện này không liên quan gì đến mình cả.

Đoàn phu nhân nhìn quanh, giữa sân yên tĩnh không một tiếng động.

Bà vẫy tay với ta làm cho miếng ngọc bội trên cổ tay bà cũng theo đó mà kêu leng keng vài tiếng: "Đứa trẻ ngoan, lại đây để ta nhìn một chút nào".

Ta bưng đĩa bánh muốn đặt lên chiếc bàn nhỏ, nhưng ở đó đã có sẵn bánh ngọt từ sớm rồi, đặt xuống sàn thì cũng không được, trong khoảnh khắc này, ta thật sự đã gặp phải rắc rối.

Bọn họ cũng không muốn món quà gặp mặt sứt sẹo này, mà ta lại không thể sắp xếp ổn thõa được, chỉ biết đứng ch.ết lặng ngay tại chỗ.

Trong lúc xấu hổ, giọng nói lạnh lẽo của Đoàn Kinh vang lên: "Triệu cô cô, ngươi mù à? Để thiếu phu nhân đích thân mang tới mà không biết làm cái gì nữa à?".

Triệu cô cô là người đưa ta tới đây, vì ta mà bà ta bỗng nhiên lại bị mắng, sắc mặt có vẻ không được tốt, nhỏ giọng nói: “Lão nô đã thất lễ”. Sau đó bà cung kính nhận lấy đĩa bánh từ trong tay ta.

Đoàn phu nhân nắm lấy cổ tay ta, kéo lại, trong mắt tràn đầy vui mừng: “Thằng bé là một đứa trẻ ngoan ngoãn, đầu óc thông minh, hôn kì đã định là vào tháng sau, chờ con cùng với Ký Minh thành hôn xong thì ta sẽ đem tài sản lớn nhất của Đoàn gia tặng lại cho hai đứa, chỉ cần hai đứa đoàn kết yêu thương nhau (*), ta với bá phụ (bác trai) của con mới yên lòng được”.

(*): 琴瑟和鸣 [qínsèhémíng]: cầm sắt hòa minh.

Nghe xong lời này, ta sửng sốt một hồi, vô thức nhìn về phía Đoàn Kinh.

Vẻ mặt hắn vẫn như cũ, xem chừng không để ý cho lắm, như thể đã nghe những lời này cả hàng ngàn lần rồi.

Ta cố chịu đựng sự kỳ lạ trong lòng, mỉm cười: “Được gả vào Đoàn gia là phúc của con. Bá mẫu, người đừng khách sáo như thế ạ”.

Vừa dứt lời, lại có một tràng cười trầm thấp vang lên bốn phía.

“Mồm miệng vụng về, khó mà đảm đương việc lớn được”.

“Đoàn phủ sao có thể giao cho một thôn phụ được cơ chứ?”.

Đoàn phu nhân chỉ mỉm cười mà không nói gì, có thể thấy rõ bà ta đối xử không thật lòng với ta.

Ta đứng cả buổi trưa để làm bánh ngọt cho nên lưng và chân đều đã rã rời, trong lòng chỉ ngóng trông được sớm về nghỉ ngơi.

Liếc qua khóe mắt, Đoàn Kinh duỗi thẳng đôi chân dài ra, đứng dậy, uể oải nói: “Lại đây, theo ta trở về ăn cơm”.

Ý thức được hắn đang nói chuyện với ta, lòng ta sinh ra cảm kích với hắn.

Tuy nhiên, Đoàn phu nhân vẫn không chịu buông tay ta ra, không hài lòng mà liếc nhìn hắn: “Đứa nhỏ này, Vãn Ý vẫn còn là khuê nữ chưa gả đi, sao có thể cùng ăn cùng ở với con được chứ, chi bằng ở lại trong viện của ta đi?”.

Đoàn Kinh mím chặt đôi môi mỏng, vẻ mặt âm trầm khó hiểu: “Là do chính bà chọn”.

Lời nhắc nhở trong câu nói của hắn có ý tứ rất rõ ràng.

Lòng bàn tay ta chảy đầy mồ hôi, cũng nói với phu nhân: “Bá mẫu đối xử với con rất tốt, nhưng Vãn Ý nhà nghèo cửa nhỏ, không có nhiều quy củ như vậy đâu ạ, con cùng... đại công tử sớm muộn gì cũng sẽ ở cùng nhau, nên... vẫn là sống trong phòng của ngài ấy".

Vài di mẫu ở một bên tỏ vẻ khó chịu: "Thật sự là ta không muốn lên mặt bàn, sợ là phu quân của mình sẽ chạy mất đấy”.

Ta không hề phản bác, chỉ lặng lẽ rút tay lại, trở về bên cạnh Đoàn Kinh.

Ánh mắt của Đoàn Kinh dừng ở trên mặt ta, nhìn chằm chằm một hồi rồi đột nhiên nhếch môi cười: “Ở nhà của chúng ta, ta mới là quy củ, nếu nàng quen đợi ở trong sân người khác mà đắc tội ta, thì đừng trách ta không cần nàng".

Vốn là Đoàn phu nhân còn muốn nói gì đó, nhưng khi nghe Đoàn Kinh nói xong lời này bà liền đột ngột dừng lại, dường như là sợ hôn sự của ta và hắn sẽ bị hủy bỏ.

"Mà thôi, con tình nó nguyện, thân làm trưởng bối ta cũng không thể nói gì được".

Sau khi ra khỏi sân, Đoàn Kinh đi ở phía trước, ta im lặng theo sau.

Mặt trời đang lặn về tây, hơi nóng còn sót lại cũng chẳng còn lại là bao, gió chiều dịu nhẹ, hoa lựu kết thành từng chùm rực rỡ ở trên cành.

Đang mải mê đắm chìm vào cảnh đẹp, cho nên ta nhất thời không quan sát, và vô tình đ.âm sầm vào lưng Đoàn Kinh.

Đợi ta bình tĩnh đứng yên tại chỗ, ta mới phát hiện ra rằng hắn đã dừng bước từ lúc nào, quay lại và nhìn chằm chằm vào ta với vẻ mặt không tốt lành xíu nào.

"Cô đi theo ta làm cái gì?".

Ta rụt rè đứng thẳng người, vừa khéo lại chạm phải một cành hoa, làm cho nó lay động rồi toả ra hương thơm khắp xung quanh, rơi đầy trên vai ta.

“Ta đã làm đủ năm đĩa rồi…”.

Đoàn Kinh phủi phấn hoa lựu xuống, chậm rãi thở ra: “Ta không hỏi cô chuyện này, phu nhân muốn giữ cô lại, sao cô không bằng lòng?”.

Ta cau mày khó hiểu: “Bà ấy không thích ngài, tại sao ta phải đáp ứng bà ấy chứ?”.

Đoàn Kinh sửng sốt một lát, vẻ mặt tò mò, sau một lúc lâu khẽ quát một tiếng: “Cô thì biết cái gì”.

Ta không nhịn được nữa bèn nói: “Bọn họ sắp đuổi ngài ra ngoài rồi, có thể thích ngài sao?”.

Hắn mới hiểu cái rắm á, ngốc ơi là ngốc! Đúng là đồ ngốc không ai sánh bằng luôn!

Đoàn Kinh liếc ta một cái: “Cô còn dám trả treo với ta?”.

"Không dám ạ".

Đoàn Kinh không nói thêm gì nữa, chỉ chắp tay sau lưng đi về phía trước.

Ta đuổi theo sau, nhỏ giọng lẩm bẩm: “Tháng sau lúc thành hôn xong rồi thì sẽ dọn ra ngoài, không phải ở riêng thì là cái gì? Ta không hiểu quy củ của thế gia vọng tộc của các ngài là như thế nào, nhưng ở chỗ chúng ta, trưởng tử ra ở riêng chẳng khác nào bị đuổi ra ngoài cả”.

Đoàn Kinh đột nhiên dừng bước, quay đầu nhìn chằm chằm ta với ánh mắt đen xì: “Ta ra ở riêng, lại còn không có tiền, sau này Đoàn phủ cũng không phải là của ta đâu, cô còn đi theo ta làm cái gì?”.

Ta vò vò chiếc khăn tay, mở to mắt: “Ta đã bán cho ngài rồi mà!”.

"Cô bán cho Lý thị, không phải bán cho ta".

Nói xong, Đoàn Kinh bẻ gãy cành hoa đã nhiều lần lướt qua mặt ta, ném thật mạnh xuống hồ không đáy, sải từng bước thật dài rồi biến mất ở cuối đường.

Ta bối rối không hiểu nên đành hỏi Xuân Sinh đang đi theo ta: "Lý thị là ai thế?".

Xuân Sinh thì thầm: "Là Đoàn phu nhân ạ".

Ta ừ một tiếng: “Tính khí của ngài ấy cũng kém thật”.

Xuân Sinh muốn nói lại thôi, lại thở dài một lúc: "Cô nương, về sau vẫn nên ít lui tới với phu nhân thì hơn ạ. Công tử sẽ tức giận đấy, sẽ lại phải dỗ dành nữa đó...".

Dỗ dành ai thế?

Dỗ dành Đoàn Kinh sao?

Ta sẽ không tự khiến cho mình mất mặt như vậy đâu.

Ta được biết Đoàn phu nhân còn có một người con trai, nhị công tử của Đoàn phủ, Đoàn Uyên.

Ngày thứ ba sau khi đến Đoàn phủ, ta đã tình cờ gặp hắn ở trong sân.

Vẻ ngoài của hắn đẹp tựa như ngọc.

Trang nghiêm như gió dưới gốc thông, cao mà không quá gầy, nghiêm túc lại nhẹ nhàng, trong sáng lại thanh sạch.

Hắn mặc trên người một bộ y phục màu xanh nhạt với tay áo rộng từ trong rừng trúc đi tới, tựa như những vì sao nhỏ vây quanh ánh trăng, khi đi ngang qua ta, nhị công tử dừng bước, ghé mắt nhìn lại: "Đây có phải là tẩu tẩu người Dương Châu không?".

Đại cô ta hình như là chiếu theo bộ dáng của nhị công tử để lừa ta đây mà.

Nhị công tử ôn tồn lễ độ, một bụng thi thư, cư xử hòa nhã, lại còn biết kiềm chế, biết tôn trọng người khác.

Ta ôm giỏ táo đỏ đã được phơi nắng, rụt rè thi lễ với hắn.

Xuân Sinh nói Đoàn Kinh không mấy quan tâm đến cấp bậc lễ nghĩa nên cũng không chịu dạy cho ta.

Trong viện lại không có nữ quyến hay nha hoàn nào cả, thế cho nên cấp bậc lễ nghi của ta cũng không hề có tiến bộ chút nào.

Nhị công tử mỉm cười, đôi mắt trong veo như trăng thu phản chiếu trong nước.

"Tẩu tẩu, không cần dùng nhiều lễ nghi như vậy đâu".

Ta đỏ mặt lùi lại.

Nữ tử đi theo nhị công tử mỉm cười nói: "Trông cử chỉ của cô nương này không thạo cho lắm, chẳng lẽ cô nương này không phải người ở Kinh thành sao?".

Lúc này ta mới nhìn thấy vị nữ tử ở bên cạnh nhị công tử, đôi mắt nàng sáng ngời, đẹp rực rỡ tựa như nhật nguyệt.

Nhị công tử mỉm cười nhắc nhở nàng: "Tẩu ấy là người Dương Châu".

“Chẳng trách”. Nàng bước đến bên cạnh nhị công tử, trìu mến gọi: “Hoài Thâm ca ca, đừng để bá phụ và bá mẫu sốt ruột chờ đợi nữa ạ”.

Nhị công tử gật đầu, khi đi ngang qua ta thì hơi dừng lại: “Tẩu tẩu, cấp bậc lễ nghĩa là ở trong lòng, không cần phải quá khắt khe, an nhàn một chút thì sẽ tốt hơn”.

Thật là một người khiến cho người ta có cảm giác dễ chịu.

Chờ khi bọn họ đã đi xa, Xuân Sinh ho nhẹ một tiếng, nhắc nhở ta: "Cô nương, nên trở về rồi ạ".

Cảnh đẹp động lòng người vừa mới thoáng qua khiến lòng ta nổi lên gợn sóng, thế nên ta không hề nghe thấy tiếng Đoàn Kinh gọi lúc đi ngang qua cửa sổ cách vách.

Đột nhiên một bó cây khô vướng vào cổ áo khiến ta bị kéo lùi lại.

Ta lảo đảo vài bước rồi ngã vào bệ cửa sổ, lúc vừa ngẩng đầu liền thấy Đoàn Kinh đang tựa vào cửa sổ, trong tay còn đang cầm một cành lựu đã lột vỏ để trêu chọc ta: “Vào đi, trời ở ngoài nắng gắt như thế, thích phơi nắng lắm à".

Ta à một tiếng, bước vào phòng rồi tìm một chỗ ngồi cách xa hắn.

Đoàn Kinh cau mày: "Ta còn có thể ăn cô sao? Lại đây đi!".

Ta xê dịch mông của mình rồi nhích lại gần hơn một chút.

Hắn cầm một chiếc quạt xếp, gõ gõ lên bàn: “Pha trà”.

Ta làm theo lời hắn.

Đoàn Kinh tặc lưỡi, nheo mắt quan sát ta: “Vai ngang chút, cánh tay hạ xuống, tay phải cần vững vàng hơn, khi châm trà thì hơi cúi đầu xuống, đừng có chĩa mũi vào người khác”.

Hắn nói rất chậm, còn ta thì ngoan ngoãn mặc hắn sửa đi sửa lại.

Châm xong hắn lại bảo ta uống.

"Uống trà phải chậm rãi, uống được nửa ngụm thì ngừng lại, không được cong lưng, nuốt cũng không được phát ra tiếng".

Ta nhấp một ngụm trà nóng hôi hổi, bốn mắt nhìn nhau với hắn, ngay sau đó: Phụt...

Nước trà nóng hổi bắn tung tóe khắp người Đoàn Kinh.

Vẻ mặt lạnh lùng như ngọc của Đoàn Kinh lập tức trở nên u ám: "Trương Vãn Ý! Cô đang tìm cái ch.ết à!".

Ta hít một hơi, nước mắt lưng tròng, tủi thân nói: “Nóng quá… ngài còn không cho ta thổi rồi mới uống cơ mà”.

Hắn bị ta chọc tức cũng không nhẹ, nhắm mắt lại rồi hít sâu mấy hơi, gắng gượng ổn định lại tính nết khó chịu của mình: “Mới vừa rồi cô đã gặp ai?”.

"Nhị... Nhị công tử cùng một vị...".

“Thích hắn đúng không?”. Đoàn Kinh còn chưa để ta nói hết câu đã cười nhạo nói: “Muốn chạy thì chạy càng sớm càng tốt, ta còn có thể đứng ra mai mối giúp một kẻ ngốc như cô".

Ta vừa nghe lời này của hắn thì liền tức giận: “Con mắt nào của ngài nhìn thấy ta thích hắn chứ, dù… dù rằng ta yêu cái đẹp…”.

"Trương! Vãn! Ý!". Đoàn Kinh ném cành hoa đi, lạnh lùng liếc ta: "Quy củ ở nơi này của ta rất nghiêm ngặt, nếu cô không muốn học thì phải sớm đi tìm người khác đi!".

Ta tưởng hắn điên khùng chuyện gì, thì ra là hắn thích làm ngược lại với nhị công tử, nhị công tử bảo ta cứ tùy ý thì Đoàn Kinh lại muốn dạy ta quy củ.

Đó chẳng qua chỉ là ý thích bất chợt của một đứa trẻ mà thôi, ta đã nhìn thấy nó quá nhiều lần rồi.

Ta lườm hắn một lúc lâu mới ngồi xuống, lại bưng tách trà lên: “Ta uống là được chứ gì, ngài bảo ta uống thế nào thì ta uống như thế đó vậy”.

Đoàn Kinh trầm mặc một lát, đột nhiên giật lấy cái tách rồi ném lên bàn: "Cô là tượng đất sét à? Một chút nóng nảy cũng không có luôn sao?".

Ta thành thật nói: “Tức giận cũng vô dụng thôi, miễn là có đủ cơm ăn áo mặc thì ta chẳng còn gì để đòi hỏi nữa hết”.

Đoạn Kinh cuối cùng cũng tức giận thật rồi, không phát ra cũng không kiềm lại được, trầm ngâm một hồi mới nói: “Đem giỏ tre lại đây”.

"Hả?".

"Không phải ngài định lấy hạt táo đỏ ra à?".

Ta ồ một tiếng, hai mắt đều sáng lên: “Tướng công đang muốn giúp ta hả?”.

Đoàn Kinh nghe lời ta nói, cùng với động tác khoa tay múa chân của ta, hắn đột nhiên dừng lại, nhàn nhạt liếc ta một cái, cười khẩy nói: “Không cần giúp đâu, để đó đi”.

"Ăn thôi! Ăn thôi!". Ta nắm chặt lấy tay hắn, thân thiết nhét táo đỏ vào tay hắn.

Đoàn Kinh đột nhiên nắm lấy cổ tay ta, cẩn thận xoa xoa.

Một đôi mắt đen nhìn chằm chằm vào ta tựa như một con sói đang ẩn nấp ở đâu đó.

Nơi bị hắn chạm vào có cảm giác ngứa ngáy kỳ lạ, ta sợ cực kỳ, bèn thăm dò nói: “Có phải ngài đã chạm vào thứ không nên chạm vào rồi đúng không?”.

“Cái gì?”. Đôi mắt Đoàn Kinh tối sầm lại.

"Giống như các loại khoai từ (*) ấy, tại sao tay ta lại thấy tê tê như vậy chứ?".

(*): 山药 [shān·yao] sơn dược; củ từ, củ mài, khoai từ.

Đoàn Kinh hơi nhăn trán, cụp mắt xuống: “Đồ ngốc nghếch”.

Ta không vui khi bị hắn mắng một cách vô nghĩa như thế, ta cúi đầu lén nhìn mặt hắn.

Nhưng mà, năm ngón tay của Đoàn Kinh quá mức đẹp đẽ, luôn khiến ta phải lén nhìn trộm về phía đó.

Chỉ thấy hắn cầm dao bằng tay trái, với một đường cắt gọn gàng và đẹp mắt, lõi táo đỏ tròn trịa đã được lấy ra.

Hắn khịt mũi: "Nhìn cái gì? Ngu ngốc. Sau này cô còn dám nhìn người khác một lần nào nữa thì ta sẽ móc mắt cô ra".

Ta rụt cổ lại, cảm thấy hắn thật sự có thể làm được điều này, do dự hồi lâu, ta đành ngoan ngoãn nhận lỗi: “Thứ ta nhìn thấy nhiều nhất chính là…”.

Trong đôi mắt u ám của hắn, ta khai ra một cái tên Xuân Sinh.

Xuân Sinh ở ngoài cửa lỡ tay làm đổ cái bô, bị bà tử hàng xóm mắng cho m.áu chóa đầy đầu.

Đoàn Kinh cầm cán dao trong tay, nhàn nhã gõ xuống mặt bàn: “Trương Vãn Ý, cô là thành thật hay là không có đầu óc thế hả?”.

Ta run rẩy rút tay lại: “Ta là thành thật mà”.

Đoàn Kinh nhìn chòng chọc ta hồi lâu, sau đó mỉm cười, môi hồng răng trắng, lông mày giãn ra, trông còn đẹp hơn nhị công tử rất nhiều lần.

Hắn lại lần nữa cầm thành phẩm trong tay lên, cười đùa: “Là cái nết (*)”.

(*): 德行 1. đức hạnh; 2. cái nết (mang nghĩa châm biếm).

Có Đoàn Kinh giúp đỡ, phần lõi táo đỏ đã được khoét ra chất đầy một chiếc giỏ nhỏ.

Trước khi rời đi, Đoàn Kinh gọi ta lại, nói: “Ta đã giúp cô rồi, bây giờ cô tạ ơn ta thế nào đây?”.

Ta sững sờ tại chỗ, trong đầu chợt hiện lên cảnh tượng tiểu tức phụ (cô dâu trẻ) vừa mới vào thôn của chúng ta cùng nói chuyện với nam nhân của nàng, mặt ta bỗng nhiên nóng bừng lên.

Mỗi lần nam nhân của nàng hỏi như vậy, tiểu tức phụ đều sẽ thẹn thùng lao vào trong lòng hắn rồi hôn hắn một cái.

Theo lý mà nói thì ta cũng nên hôn hắn một cái mới đúng chứ ha.

Chẳng qua là ta cũng không biết liệu hắn có thẹn quá hóa giận mà khâu cái miệng của ta lại hay không mà thôi.

Đoàn Kinh vẫn đang đợi ở chỗ cũ, ánh nắng xuyên qua cửa sổ, chiếu vào khuôn mặt tuấn tú, cao quý mà lạnh lùng của hắn.

Tim ta bỗng đập bình bịch, đập nhanh đến mức không thể kiểm soát được.

Ta chậm chạp ôm chiếc giỏ nhỏ đến gần Đoàn Kinh, hôn 'chụt' một cái thật mãnh liệt vào mặt hắn. Sao lại có cảm giác như bước lên than nóng thế này, ta hoảng quá liền lập tức bỏ chạy.