Hành Trình Của Biệt Ly

Chương 4: Cho đến Hoang Tàn



Tôi bắt đầu có ý định sẽ dành cả đời để đi du lịch vào năm mười bảytuổi. Khi ấy, tôi biết một cô tác giả lớn hơn tôi vài tuổi đã được đặtchân đến một số nước. Hơn nữa, tôi là một cô nàng Song Tử, sở hữu mộtđôi chân đói đường, một đôi mắt luôn thiếu cái mới lạ và một bộ óc khátphiêu lưu.

Từ sau khi ba mẹ tôi ly hôn, tôi đã quyết định sẽ độc thân để thực hiệnước mơ của mình. Tôi nghĩ nó không phải là táo bạo, chỉ là tạm thời nhưvậy đã. Trong tôi luôn tồn tại một sự bất an. Cuộc đời không có ai nóitrước được điều gì. Tôi lại là một người dễ yêu dễ thích một ai đó, chonên khó có thể khẳng định sẽ cứ thế mà lãnh cảm với tình yêu.

Tôi bắt đầu kiếm tiền, không bao giờ để cho bản thân ngơi nghỉ. Tôi nhận viết kịch bản ột số chương trình nhỏ lẻ, nhận dựng hình ảnh video ột số người bạn mà tôi có quen qua loa, tôi viết báo, và cả truyệnnữa…. Đó đều là tất cả những công việc nằm trong tầm khả năng của bảnthân.

Có thời gian rảnh rỗi, tôi lại đi xem phim. Ngồi trong bóng tối với mộtđống bỏng ngô và một hộp nước ngọt. Theo dõi bộ phim mà mình muốn xem.Xung quanh tôi đều rất xa lạ, không có một sự quan tâm cần thiết nào cả. Tôi như người vô hình, ngồi giữa những đồng loại vô hình khác. Tất cảchúng tôi đều không nhìn thấy nhau, mà chỉ có thể cảm nhận qua mùi vịcủa hơi thở - sự sống đang tồn tại.

||||| Truyện đề cử: Vợ Trước Đừng Kiêu Ngạo (Cô Vợ Câm Mang Con Bỏ Chạy / Vợ Yêu Đem Con Bỏ Trốn Em Dám Sao) |||||

Những hình ảnh cứ thế hiện lên. Với hai mươi tư khung hình trên mộtgiây, nhưng bạn lại chỉ có thể lưu giữ một hình ảnh trong khoảnh khắcđó. Con người có giới hạn của riêng mình, muốn nắm bắt một thứ cũng làmột điều rất khó khăn.

Năm tôi học cấp ba, thi trượt vào trường điểm. Ba mẹ đã mất một khoảntiền không nhỏ để lo cho tôi vào ngôi trường “chết tiệt” đó. Kỳ thựctrong lòng tôi chỉ coi nó như một thứ không đáng mơ ước, vì lúc ấy tôilà đứa lười học. Sự căm thù học hành là căn bệnh muôn thủa của đám họcsinh. Cảm giác chán ghét ngôi trường và tưởng tượng nó giống như nhà tùa hay địa ngục cũng thế. Là một căn bệnh nan y khó chữa mọi thời đại.

Ngày đầu tiên tôi bước vào ngôi trường đó, cũng là ngày mà tôi hiểuđược: Đối với chính đồng loại của mình, tôi luôn giống như một con vậtsợ hãi loài người. Tôi không dám giao tiếp, không dám kết thân. Mặc dùtôi rất muốn. Tôi luôn tự dằn vặt chính bản thân mình, luôn kêu gào vớinó rằng hãy bước lên đi, hãy đưa tay ra, hãy cười với họ…Những tất cảđều bị một điều gì đó trong sâu thẳm tâm hồn dập tắt. Và cứ thế, tôithấy bản thân tan rã từng ngày.

Người bạn đầu tiên mà tôi thân thiết không phải là nữ giới, mà lại lànam giới. Cậu ấy tên Thiên – một cái tên khá hay. Rất nhanh nhạy, hoạtbát. Lần đầu tiên nhìn vào đôi mắt cậu, tôi đã liên tưởng ngay đến mộtchú hươu đang chạy trong cánh rừng xanh mướt. Sự nhanh nhạy của cậu cứthế lướt qua mọi thứ. Vô lo, vô tư…Cảm giác như đó là một sự thuần khiết khiến tôi phải mỉm cười.

Thiên nói với tôi rằng ba mẹ muốn cậu lên Hà Nội học, nhưng cậu khôngmuốn đi xa. Ở đây có bạn bè của cậu, có cô bạn gái mà cậu thầm thích, và có cả những kỷ niệm mãi mãi không thể dứt bỏ được. Tôi mỉm cười, mi mắt khẽ cụp xuống. Tôi là một người rất thích đi xa, càng xa càng tốt.Nhưng ở bên cạnh tôi, lại là một người luôn níu kéo những gì đẹp đẽnhất.

Tôi nói: “Thiên này, cậu không thể bắt giữ mọi thứ trong tay được đâu.Hãy chọn cho bản thân một con đường duy nhất. Hãy tự tạo ra một chiếcmáy ảnh cho riêng mình, rồi chụp khoảnh khắc đẹp đến khắc cốt ghi tâm.”

Tôi không cho rằng Thiên cố chấp, bởi mỗi người khi sinh ra đều có sự cố chấp của riêng mình. Chỉ đến khi nào bạn quá mù quáng, đến khi bạnkhông còn phân biệt được mọi thứ nữa, thì đó mới gọi là cố chấp thực sự.

Và bây giờ, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về sự cố chấp điên cuồng ấy củatôi. Đó là một câu chuyện, không mấy vui vẻ gì, nhưng nó đã nằm tronglòng tôi một thời gian dài. Tôi sợ sau này bản thân sẽ quên đi mất câuchuyện đó, không còn cách nào để nhớ lại được bản thân đã từng yêu ainhiều đến vậy, nên tôi phải viết câu chuyện này.

Câu chuyện về hành trình Ly Biệt của tôi.