Khi Pi Sà Thất Tình

Chương 136: Trăm Năm Ly Biệt



Được nghe mấy lời này từ miệng của Hiên đế Nguyệt Y xem ra đời này đã cầu nhân đắc nhân rồi, tình yêu của nàng ấy không phải đơn phương mà sự ấm áp vun đắp đến từ đôi bên. Tay Nguyệt Y co lại ôm lấy Hiên đế chặt hơn, cứ sợ như một lát nữa sẽ không còn đủ sức ôm lấy ngài ấy..

- Tướng công, nếu có kiếp sau Nguyệt Y gả cho người nữa được không? Nhưng lần này người đừng làm Nguyệt Y đau lòng nữa.

Hiên đế nghe mấy lời này trái tim tự dưng xót xa, nghĩ đến những thứ đã qua đúng là đã làm khổ thê tử.

- Nương tử ta sai rồi, sau này sẽ không tái phạm nữa, nhất định sẽ không làm nương tử đau lòng. Dù kiếp sau hay trăm vạn kiếp nữa nàng cũng phải gả cho ta.

||||| Truyện đề cử: Cao Thủ Hạ Sơn, Ta Là Tiên Nhân |||||

Một lời đã định, kiếp sau nhất định Bạch Nguyệt Y sẽ đi tìm Hiên đế. Đến lúc này cả người nàng ta nhẹ hơn, hai mắt bắt đầu nhắm lại, gương mặt hồng hào lộ rõ sự mỏi mệt ham ngủ. Giọng Nguyệt Y cố gắng thêm vài lời, giọng thì thào.

- Tướng công người hùng tâm tráng khí, hoài bão còn ở phía trước, đừng vì Nguyệt Y mà dừng lại được không?

Sự bất an, đến trống rỗng lại vây lấy cả người của Hiên đế, trái tim ngài ấy đập mạnh hơn, hơi thở của Nguyệt Y trên vai ngài ấy nhẹ quá, cả một người luyện võ tai thính như ngài ấy còn có lúc không nghe được tiếng thở mềm như tơ ấy.

- Không có nàng hùng tâm tráng khí gì cũng là gió cát thoảng qua.

Nguyệt Y cánh tay từ từ lỏng ra, đầu tựa hết vào một bên vai của Hiên đế rồi lại nói:

- Nguyệt Y từ nơi xa xôi ngược dòng thời gian đến đây gặp được tướng công, cứ tưởng trời thương xót ban cho lương duyên tốt, nào ngờ thế sự như mây vần vũ đau xót đến ly biệt.

- Tướng công tài trí hơn người, sau này nhất định sẽ thành đại sự, thiên hạ quy phục, tứ hải kính nể. Nguyệt Y chỉ mong tướng công đến lúc ấy có thể đem tài trí thiện đãi thiên hạ, để Thiên Tạo thương xót cho Nguyệt Y trở lại, không cần đến trăm năm, phu thê cũng có thể tương phùng, được không tướng công?

Hiên đế nghe rõ từng chữ mà Nguyệt Y vừa nói, đôi chân ngài ấy dường như đứng lại dưới trời tuyết. Cảm giác âm dương ly biệt như cuốn lấy tâm trí của Hiên đế. Ngài ấy sợ bỏ Bạch Nguyệt Y khỏi vai cũng là lúc phu thê xa cách.

- Nương… Nương tử nàng…?

Hiên đế chẳng biết nói gì, cũng chẳng dám cử động, đầu óc trống rỗng ra, cánh tay Bạch Nguyệt Y lúc này buông một cái đã trượt khỏi vai của ngài ấy. Trên tuyết trắng giờ đây tí tách vài giọt máu.

Bạch Nguyệt Y chết rồi thì Hiên đế làm sao đây? Ngài ấy phải sống như thế nào đây? Không? Ông trời đã đày đoạ phu thê hai người hơn nữa đời rồi, không thể đến phút cuối cùng lại tước đoạt luôn mạng sống của thê tử ngài ấy.

Hiên đế như đứa trẻ si khờ, không chấp nhận được sinh ly tử biệt, kéo cánh tay Bạch Nguyệt Y lên giữ trên vai mình, rồi lại cõng thê tử đi tiếp, giọng trầm xuống như muốn nghẹn đi:

- Được…

- Ta hứa với nương tử…

- Cái gì cũng hứa…

- Nương tử đừng ngủ vội quá! Trở về Ngự phòng ta còn nấu cháo cho nương tử ăn nữa. Ta chuẩn bị xong hết rồi ngày mai sẽ đưa nàng đến Lưu Giao Trì nghĩ dưỡng ở đó suối nước nóng rất lớn tha hồ cho nàng giữ ấm, ta còn sẽ dẫn nàng đi ngao du sơn thủy nữa, cảnh vật ở đó rất hữu tình, chắc chắn nàng sẽ thích…

Mùa đông năm Đại Thịnh thứ mười thê tử của Hiên đế, Bạch Nguyệt Y qua đời ở tuổi hai mươi.

Không có truy phong, không có thụy hiệu. Chỉ có gia tước của Bạch gia là còn lưu lại một thứ nữ Bạch Nguyệt Y con của đề thiếp Lục Thanh Hạ.

Nét chữ trong gia tước của Bạch gia ghi tên Bạch Nguyệt Y lại là bút tích của Hiên đế năm đó nên hộ tịch quan lại lúc ấy không dám xóa bỏ, cũng không dám đề ghi tử tuất theo như yêu cầu của Bạch Chính chủ quản của Bạch gia.

Trong hôn tịch lại ghi dòng chữ Hiên đế Hàn Hiên có chính thê là Bạch Nguyệt Y, không ghi tên Hoàng hậu Nghinh Ngạc. Đề hôn tịch cũng do bút tích của Hiên Đế lưu lại nên phía quan mai cũng không dám xóa bỏ lặng lẽ đưa vào lưu giữ ở điện cát.

Sách sử An Đại lưu giữ cũng không có thông tin dung mạo, môn đệ, hay phẩm vị của nữ tử Bạch Nguyệt Y, chỉ có ở lăng tẩm của Hiên đế sau này còn lại một bức chân dung. Nữ nhân có gương mặt tròn, đôi mắt to, nụ cười rạng rỡ trong bộ hỷ phục màu đỏ, tay mang theo một vòng ngọc hổ phách. Đây cũng chính là binh phù lúc sinh thời Hiên đế dùng để huy động quân đội. Chính vì chiếc vòng ngọc này mà người ta suy đoán nữ nhân trong hình là Bạch Nguyệt Y chính thê của Hiên đế.

Trong lăng tẩm, tăm tối ngoài mộ huyệt của Hiên đế phía trên có một hộp gấm, bên trong chỉ có vòng ngọc hổ phách, nghe nói cả thi thể của chính thê Hiên đế cũng không thể lưu giữ được.

Ba ngày sau khi Bạch Nguyệt Y mất thì Tiết lão được tìm thấy thi thể ở nhà riêng, trong tư thế treo cổ, bên cạnh còn có xác chết của phu nhân và nhi tử lão. Tiết gia trăm đời hành nghề y xem như đến đây đoạn tuyệt hậu nhân, không người nối dõi, tuyệt kỹ thần y cũng thất truyền.