Lời Giải T

Chương 1-1: Nguồn cảm hứng



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

hi,

dưới đây là tổng hợp những thông tin về tựa từng án mình tra cứu trên mạng. cụm "nguồn cảm hứng" này cũng do mình đề ra, vì chẳng biết gọi chúng là gì nữa. hy vọng rằng những nội dung bên dưới sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về tiêu đề từng vụ án nhé.

(1) Rashōmon (La Sinh Môn)

Rashomon (La Sinh Môn) là một bộ phim Nhật Bản của đạo diễn Kurosawa Akira công chiếu năm 1950, đề cập tới một vụ án giết người và cưỡng bức qua lời kể của nhiều nhân chứng khác nhau, cốt truyện này được dựa theo truyện ngắn Yabu no naka của nhà văn Akutagawa Ryūnosuke.

Rashōmon sau khi ra đời đã giành được hai giải thưởng điện ảnh là giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia và giải Oscar danh dự (tương đương giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất). Tác phẩm này được coi là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của Kurosawa cũng như là một trong những kiệt tác của điện ảnh thế giới.

Tại ngôi đền đổ nát Rashōmon dưới trời mưa dữ dội, một tiều phu và một vị sư lần lượt kể lại cho vị khách trú mưa cùng họ về vụ án tàn bạo mà hai người được chứng kiến. Theo lời tiều phu, trong lúc kiểm củi đã tình cờ phát hiện thi thể một samurai bị giết bằng kiếm, bên cạnh là vài dấu vết của một phụ nữ; tiều phu quá hoảng sợ trước khung cảnh tội ác nên lập tức đi báo quan. Theo nhà sư, ông ta đã thấy samurai và người phụ nữ đi cùng nhau vào ngày xảy ra án mạng. Tình cờ khi hai người báo án, một tên cướp khét tiếng là Tajōmaru cũng bị bắt. Theo lời tên này, chính hắn đã lừa vị samurai vào rừng rồi trói lại hòng cưỡng đoạt vợ nạn nhân. Tajōmaru thừa nhận chính hắn đã giết samurai nhưng, đó là theo lời đề nghị của người phụ nữ. Trái ngược hoàn toàn với lời kể của Tajōmaru, vợ người samurai lại thừa nhận rằng chính cô là người giết chồng, cốt vì quá sợ hãi trước ánh mắt lạnh lùng của chồng nhìn mình sau vụ cưỡng bức. Bản thân nạn nhân thì hiện hồn qua bà đồng cốt để nói rằng chính ông đã tự tử vì quá đau khổ sau khi nghe thấy vợ mình gợi ý cho Tajōmaru giết chồng để bỏ trốn theo gã cướp. Cuối cùng, sau khi bị người khách trú mưa dồn ép, tiều phu thừa nhận rằng mình đã nói dối vì không muốn dính dáng đến vụ án. Thực ra ông ta đã chứng kiến vụ án ngay từ đầu, theo đó sau vụ cưỡng bức, người phụ nữ bị cả Tajōmaru và vị samurai ghét bỏ; vì quá tức giận, cô quay lại chửi mắng cả hai người và cho rằng cả hai đều không đáng mặt đàn ông. Vụ án kết thúc bằng cuộc đấu kiếm giữa viên samurai và Tajōmaru, tuy nhiên Tajōmaru giết được samurai chủ yếu là nhờ may mắn chứ không phải vì thực lực của gã.

Lúc đó, cuộc bàn luận của ba người khách trú mưa bị gián đoạn vì tiếng khóc trẻ con phát ra từ ngôi đền. Họ tìm thấy một bé sơ sinh bị bỏ lại giữa đống đổ nát của Rashōmon. Ngay lập tức người khách qua đường cướp lấy chiếc áo kimono, tài sản đáng giá duy nhất để lại cạnh bé. Khi bị tiều phu chửi mắng và giành lại chiếc áo, người khách qua đường tuyên bố rằng thực tế thì chẳng ai là người tốt, ai cũng nói dối và vì lợi riêng, ngay cả tiều phu cũng đã giấu chiếc dao đắt tiền của người phụ nữ mà không trình báo với quan. Sau khi vị khách bỏ đi cùng chiếc áo, tiều phu xin nhà sư cho mình giữ lại đứa bé để nuôi nấng. Khi nhà sư tỏ ý nghi ngờ, tiều phu nói rằng mình đã có sáu đứa con, vì vậy nuôi thêm một đứa cũng không sao. Trước lời giải thích đó, nhà sư xin lỗi tiều phu và nói rằng hành động của tiều phu đã giúp ông giữ được lòng tin về nhân tính.



"Con người sẽ mãi mãi không thể tìm thấy được sự thật, bởi sự yếu đuối và ích kỷ của chính mình"

Hiệu ứng Rashomon diễn tả một tình huống mà mỗi người đưa ra những nhận định rất khác nhau nhưng đều có thể đúng về cùng một sự việc (thầy bói xem voi); thường được dùng để nhấn mạnh sự không chắc chắn của nhân chứng. Hiệu ứng Rashomon thường gặp trong hai trường hợp cụ thể:

– Trường hợp 1: Không có bằng chứng để xác minh những gì đã xảy ra.

– Trường hợp 2: Tồn tại một áp lực để kết thúc vụ án, thường do một người có thẩm quyền đang cố gắng xác định sự thật cuối cùng.

(2) A tale of two cities (Hai Kinh Thành)

Đó là thời tuyệt nhất, đó là thời tệ nhất, đó là thuở thông tuệ, đó là thuở u mê, đó là giai đoạn tin tưởng, đó là giai đoạn hoài nghi, đó là thời kỳ Ánh Sáng, đó là thời kỳ Tăm Tối, đó là mùa xuân hy vọng, đó là mùa đông tuyệt vọng, ta tất cả phía trước, ta có trước mặt rỗng không, ta tất cả thẳng tới Thiên Đàng, ta tất cả ngược về nẻo khác – tóm lại, ngày ấy rất giống thời bây giờ cho nên một số vị thẩm quyền ồn ào nhất cứ khăng khăng gán cho nó chỉ toàn những cấp độ so sánh tột bực, dù tốt hay xấu.

Đó là cái cách mà Charles Dickens – một trong những tác giả nổi tiếng nhất của văn chương Anh thế kỷ 19 – đã mở đầu cuốn tiểu thuyết "Hai Kinh Thành" ("A Tale of Two Cities") của mình. Đây là câu chuyện lấy bối cảnh trước và trong giai đoạn Cách mạng Tư sản Pháp lần đầu tiên (bắt đầu bằng sự kiện phá ngục Bastille năm 1789), và được xem là một trong những tác phẩm phản ánh chân thực nhất bản chất nội tại của cuộc Cách mạng đánh dấu bước ngoặt quan trọng này trong lịch sử nước Pháp và lịch sử châu Âu. Nhưng trên tất cả, "Hai Kinh Thành" còn là câu chuyện về tình yêu, đức hy sinh, tình người và tính người giữa một thời kỳ, như Dickens đã viết, vừa Khai Sáng vừa Tăm Tối, một thời kỳ loạn lạc đã chứng kiến biết bao đổ máu, biết bao cuồng loạn, biết bao chết chóc và kinh hoàng.

Truyện mở đầu bằng quá trình tìm kiếm và gặp lại của Bác sĩ Manette là người đàn ông bị giam trong ngục ở Paris suốt 18 năm, cùng với đó là người con gái ông Lucie chưa từng gặp. Trí nhớ ông đã bị ảnh hưởng bởi quá trình ngồi tù, Bác sĩ Manette được Lucie đưa về Anh khi ông không hoàn toàn nhận ra cô và vẫn luôn ngồi đóng giày như cách ông sinh hoạt suốt mười tám năm nay.

Phần hai bắt đầu với nhân vật Charles Darnay, một người Pháp bị tố cáo chống lại nước Anh, với gia đình Lucie vô tình trở thành nhân chứng chống lại sự trong sạch của Darnay. Anh thoát ra nhờ sự biện hộ của luật sư Stryver và Carton, từ đó dần bắt đầu làm quen và nảy sinh tình cảm với Lucie. Họ xây dựng một gia đình hạnh phúc mà không biết rằng, trong thời gian Darnay và Lucie hưởng tuần trăng mật, căn bệnh mất trí của người cha Manette đột nhiên tái phát, báo hiệu điều không hay.

Phần ba là phần cao trào nhất truyện, khi Darnay trở về Pháp và bị bắt giam bởi những người Cách mạng. Tính mệnh anh bị đe dọa, một lần nữa Bác sĩ Manette lại quay về nơi có quá khứ khắc nghiệt với ông để cứu con rể mình, từ đó mở ra quá khứ mà ông đã lãng quên.



"Tôi sẵn sàng làm tất cả vì cô, và vì bất kỳ ai cô yêu thương. Nếu trên đường đời tôi còn có cơ may hay khả năng nào để hy sinh vì cô và vì những người thân yêu của cô, tôi sẽ xả thân không chút đắn đo. Xin hãy nhớ đến tôi, vào những lúc bình an nào đó, và hãy tin những lời chân thành tha thiết này. [...] Ôi tiểu thứ Manette, khi hình bóng hạnh phúc của người cha là đứa bé trai ngước nhìn cô, khi dung nhan yêu kiều của cô nhân đôi cho đứa bé gái đang lớn lên bên cạnh, xin thỉnh thoảng hãy nhớ rằng có kẻ sẵn sàng đánh đổi cuộc đời hắn để bảo toàn một cuộc đời khác mà cô thương yêu!"

.

(2) Tokyo Tower: Mom and Me, and Sometimes Dad

❝Nội dung phim là một quá trình thời gian trải dài trong hồi tưởng kết hợp với hiện thực kể về câu chuyện một người mẹ và một đứa con trai, nơi mà hình ảnh người bố chỉ đôi lần xuất hiện. Cách dựng phim tuân thủ chặt những điểm mạnh trong dòng phim gia đình của điện ảnh Nhật khi giảm thiểu tối đa kịch tính ở một nội dung nhẹ nhàng. Phim thành công trong cách khắc họa hình ảnh người mẹ đơn thân trầm lặng vừa đủ tinh tế.

Phim mang trong nó những khoảnh khắc tinh tế khi chỉ với một ánh mắt lặng lẽ chấp nhận của người mẹ đã thể hiện trọn vẹn ý nghĩ quyết định cả cuộc đời. Ánh mắt không đau khổ, không hạnh phúc mà là một ánh mắt cam lòng cho một giá trị thiêng liêng không muốn chông chênh một niềm tin-hạnh phúc của trẻ thơ.



Người con trai có những thời gian đứt quãng sống gần mẹ và xa mẹ, và mỗi quãng đời đó đều có đặc điểm riêng với độ bù trừ trong lối sống. Sự tách riêng và hòa nhập trở lại với mẹ trong cuộc sống qua những giai đoạn khác nhau tạo nên nét trưởng thành mà phim hướng tới, nơi một người đàn ông với những trải nghiệm sâu sắc trong niềm hạnh phúc và mất mát. Chính trong sự xa cách, hình ảnh người mẹ dần được định hình rõ nét hơn qua góc nhìn của người con chứ không còn nhạt nhòa từng mảng như những quãng đời trước đó. Mẹ luôn ẩn qua tư tưởng và những hành động đơn giản với những nụ cười vui tươi và sự mãn nguyện hãnh tiến. Sự độc lập trong tính cách của người mẹ đã ăn sâu trong tư tưởng của người con trai đủ để hình thành nên một người đàn ông độc lập đứng trên cuộc đời.

Những khoảnh khắc bố dang dở được tạo nên một số mảng tính cách trong người con trai với chất nghệ sĩ và đam mê đàn ông – mang một thoáng tính cách trẻ con trong một người đàn ông bình thường. Đàn ông vẫn là đàn ông với những sự vô tâm đánh đồng trong sự qua loa muôn thuở. Nhưng sự độc lập của người mẹ đã tạo nên một tính cách vững vàng ở người con trai sau khi bà mất. Đó là biết cách đối diện với nỗi đau, biết cách chấp nhận nỗi buồn, biết cách hài lòng với những gì đang có và xuôi bước trên đường đời.

/

Nguồn:

[1] Le H. (2023, March 31). Hiệu ứng Rashomon - Có bao nhiêu "sự thật" trong một sự việc? Vietcetera. https://vietcetera.com/vn/hieu-ung-rashomon-co-bao-nhieu-su-that-trong-mot-su-viec [2] Rashōmon. (n.d.). In Rashōmon (phim). https://vi.wikipedia.org/wiki/Rashōmon_(phim)[3] Rashomon- bộ phim của những cách tân độc đáo. (2015, August 28). Nghìn Năm Thơ Thẩn Bóng Trăng Chơi. https://ngahuuthontamvodungu.wordpress.com/a-propos/rashomon-bo-phim-cua-nhung-cach-tan-doc-dao-2/[4... Rashomon (La Sinh Môn – 1950). (n.d.). https://tamlyhoctoipham.com/rashomon-la-sinh-mon-1950[5] V. (2018, April 17). [CẢM NHẬN] La Sinh Môn – Rốt cuộc là câu chuyện về chân lý hay nhân tính? Moveek.com. https://moveek.com/bai-viet/review-la-sinh-mon-rot-cuoc-la-cau-chuyen-ve-chan-ly-hay-nhan-tinh/21963... Nhi Nguyễn (2019, February 24). Hai Kinh Thành. https://www.goodreads.com/review/show/2727749722[7] Bảo Hoàng (2021). [Review Sách] "Hai Kinh Thành": Những Bi Kịch Chân Thật Nhất Của Loài Người. Ybox. https://ybox.vn/vien-sach-bookademy/review-sach-hai-kinh-thanh-nhung-bi-kich-chan-that-nhat-cua-loai... Ohanami (2010, November 10). Tokyo Tower, Mom and me, and sometimes dad. https://ohanamivn.wordpress.com/2010/11/10/review-tokyo-tower-mom-and-me-and-sometimes-dad/