Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 103: Hiệu ứng hồ ĐIỆP



Jayavirahvarman với 4 vạn quân xung phong liều chết đã hạ được thành Sri Kottabun trong một thời gian ngắn. ChatChai bị dân Sri Kottabun băm thành thịt vụn và rải xuống sông nuôi cá sấu.

Vậy là chỉ trong một thời gian ngắn từ tháng 3 đến đầu tháng 5, Sri Kottabun đã dành lại được ngôi vương của Sri Kottabun.

Nhưng công việc của hắn còn quá nhiều. Vì 10 vạn quân Angkor bất kì lúc nào cũng có thể xâm lược Sri Kottabun.

Ý thức được điểm này Jayavirahvarman cử 50 voi chiến cùng một đoàn 2 ngàn người cầu viện vũ khí từ Bố Chính.

Nhưng bản thân của Jayavirahvarman cũng không tầm thường, có được rồi sức lực cả một vương quốc Sri Kottabun, tên này cũng bước theo các người anh em như Daksamavamca hay Chiên Bàn Phú Thái, Tự mình chuẩn bị nỏ Genoa, cũng là quy cách đó, cố gắng tìm gỗ tốt thay thế cánh nỏ bằng thép. Số lượng ngày một nhiều hơn.

Song song với bị chiến Jayavirahvarman tích cực ngoại giao muac chuộc các thế lực đang lưỡng lự trong lần tranh đoạn ngôi Vua của các vị Vua Angkor.

Suryavarman vốn dĩ có lợi thế vì hắn dẫu sao cũng nắm vùng đất Angkor trung tâm rộng lớn và phì nhiêu, nhưng chuyển biến bất ngờ là rất nhiều thế lực bị Jayavirahvarman mua chuộc và ngả theo hắn.

Jayavirahvarman không biết đươc những hành động của hắn đã gây thiên đại phiền phức cho Bố Chính. Và cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu nhất dẫn đến tình cản rất khó khăn của Bố Chính lúc này.

Không phải Jayavirahvarman yêu cầu hỗ trợ ba cái vũ khí gây khó khăn cho Bố Chính. Thuốc nổ của Bố Chinh mặc dù chế tạo chậm, nhưng một ngày cũng được cả tấn. Tính ra có thể đủ 1000 quả lưu đạn nhỏ nếu kịp đúc vỏ gan. Do đó thực tế vũ khí lôi đạn cung cấp cho đàn em không phải vấn đề.

Jayavirahvarman gây khó khăn bởi hiệu ứng cánh bướm hồ điệp.

Trong lịch sử đúng là Jayavirahvarman chạy đến Bố Chính, nhưng hắn một lần quậy tưng bừng đánh thông ra biển mà chạy đi Chiêm Thành. Lúc này tại Bố Chính chỉ có vài trăm quân canh phòng, không thể chống được Jayavirahvarman tinh nhuệ 2000 người lại tụ tập cả người Môn trên núi làm loạn.

Dã sử truyện khi Lý Đạo Thành từ Nghệ An đi vào dẹp loạn thì Jayavirahvarman dã cong đít chạy tít Chiêm Thành bằng đường biển. Lý Đạo Thành tức giận đuổi theo nhưng không kịp chỉ có thể quay về Bố Chính đồ sát một phen người Môn trên núi, phải nói máu chảy thanh sông và cũng đánh tê liệt luôn người Môn tại Bố Chính đến nỗi sau này họ không còn một chút tiếng tăm nào.

Nói về Jayavirahvarman trong lịch sử chạy qua đến Chiêm Thành thì được anh rể giúp thật, nhưng Vua Chiêm không đồng ý xuất quân giúp hắn. Jayavirahvarman dùng vàng bạc mang theo mua chuộc người Anak Đê ( Người Ê Đê Tây Nguyên bây giờ) và đẫn đám này đánh về Angkor. Hay nói đúng hơn là đanh tiểu vương quốc Vat Phu ở kế bên khu vực người Anak Đê ở. Rồi từ đó hắn xây dựng lực lượng uy hiếp Ankor, cuối cùng bị Suryavarman giết chết.

Nhưng… giờ đây mọi chuyện khác mẹ nó rồi, khác và rất bất lợi cho Bố Chính.

Jayavirahvarman quay về thuận lợi tái chiếm Sri Kottabunm, hắn vốn dĩ là cựu vương nơi này cho nên rất uy tín và dễ dàng được dân chúng chấp nhận. Thời gian ở Bố Chính hắn học được một điều, lúc cần tiêu tiền thì không ngại, và không hề bóc lột nhân dân. Do đó đào lên rồi vàng bạc hắn đi mua chuộc khắp nơi, dùng tượng phật thủy tinh, đồ thủy tinh hắn đi ngoại giao dễ như ăn cháo.

“Thương dân như con”, “ Vua của các vị vua, kẻ chiến thắng thần Voi” Mĩ danh của hắn bay xa và uy hiếp trực tiếp đến Suryavarman ở Angkor.

Vốn dĩ Suryavarman tụ tập 3 vạn quân muốn cấp cứu ChatChai sau khi nhận được cấp báo, hắn từ biển hồ ngược dòng sông Mekong tiến đánh Sri Kottabunm nhưng khi đi đến nửa đường thì nghe đối thủ tụ quân 4 vạn, rất nhiều chiến voi cùng tin ChatChai thất thủ. Suryavarman vội vã quay về thay đổi sách lược.

Lúc này Suryavarman cùng Vương của Vat Phu, Vua Phmon Rung, Vương Vat Nokor đang đấu tranh quyền lực. Nhưng vì lo sợ Jayavirahvarman cho nên Suryavarman quyết định thỏa hiệp Vat Phu Vương.

Đến đây mới là bước ngoặt lịch sử. Vốn Vat Phu Vương đang mua chuộc người Anak Đê để có thể mong chờ dùng được lực lượng này đối phó Suryavarman. Nhưng vì đã thỏa thuận được cùng Suryavarman cho nên Vat Phu Vương bỏ qua người Anak Đê, tốn kém mà không được lợi ích gì. Nhưng người Anak Đê là khối nằm giữa Chiêm Thành và Vat Phu Vương cả hai đều cố mua chuộc nhóm người này phục vụ cho mình.

Do dó khi Vat Phu Vương buông tha thì dĩ nhiên người Anak Đê nghiêng theo người Chiêm Thành và đồng ý xuất quân đánh Đại Việt.

Trong lịch sử nguyên bản thì chỉ có người Chiêm đánh đại việt năm 1075 và Lý Thường kiệt phải mất 2 tháng dẹp loạn. Nhưng lúc này người Anak Đê không hề đánh Vat Phu như trong lịch sử mà họ xua 2 vạn quân cùng rất rất nhiều voi chiến chuẩn bị đường bộ tiến vào Đại Việt.

Người Anak Đê thời này không hề yếu hay kém phát triển nếu so sánh với người Kinh. Túc là thời hiện đại có thể người Ê đê là dân tộc thiểu số ở Việt Nam và chưa phát triển kịp thời đại. Nhưng thời này khoảng cách giữa “ Vương quốc Anak Đê”, Chiêm Thành, Đại Việt là cái gì đó không quá chênh lệch. Thời này cả dãy đất Tây Nguyên người Chiêm Chỉ dùng muối để áp chế người Anak Đê mà thôi. Chiêm thành không thống trị Anak Đê lúc này. Anak Đê là một hình thức quốc gia lỏng lẻo nhưng độc lập.

Năm mơi vạn người Anak Đê tích góp được 2 vạn chiến binh và hơn 400 voi chiến… Voi… người Anak Đê có nhiều lắm. Đây cũng chính là lý do mà Chiêm Thành muốn chinh phục người Anak Đê vẫn phải suy nghĩ cho kỹ.

Người Anak Đê đồng ý xuất quân vì, đói. Hạn hán không chỉ xay ra ở Bố Chính, nó ảnh hưởng toàn khu vực. Ngưởi Tống dùng lương thực mua chuộc người Chiêm đánh Việt. Người chiêm dùng ít lương thực mua chuộc người Anak Đê giúp sưc.

Vô hình chung Bố Chính không đầu không đuôi nhận thêm một lực lượng thù địch cường đại 2 vạn người cùng hơn 400 voi chiến.

Biết được tin này Ngô Khảo Ký súy nữa shock mà chết, tất nhiên hắn không hiểu rõ nguyên nhân sâu xa, hắn chỉ nghe thông tin tình báo nói về sẽ có thên lực lượng hai vạn người Anak Đê tham chiến đường bộ. Nếu Ngô Khảo Ký biết được nguyên nhân là do Jayavirahvarman thì có lẽ hắn sẽ xách kiếm mò đến Sri Kottabunm chém người rồi.

Thuốc phiện dùng… rất tốt. Thám tử Bố Chính là người Chăm rất dễ trà trộn vào Chiêm Thành, mở ra một quán rượu hết sưc trang trọng bán rượu ngâm thuốc phiện, có công hiệu kích dục. Tất nhiên kích dục là giả, rượu ngâm thuốc phiện sau uống thì người hừng hực cho nên nạn nhân nghĩ mình khỏe. Thực tế thứ này rất ảnh hưởng đến sức mạnh của nam giới. Nhưng tửu kích dục này trong ngắn hạn đúng là có tác dụng cho cả đàn ông và đàn bà. Hay rồi, khá nhiều quan chức Chiêm Thành chúng chiêu, nghiện rồi thì toang hẳn. Việc moi thông tin từ Chiêm Thành không quá khó.

Biết được có lực lượng 2 vạn người Anak Đê và 400 voi chiến tham gia thì Ngô Khảo Ký càng kiên trì kế hoạch của Đinh Quý, nhưng hắn lại càng bổ xung thêm nhiều chi tiết hợp lý hơn cho kế hoạch này. Nhưng khoan hãy nói về khế hoạch đó.

Nhận được thông tin từ Chiêm Thành, Ngô Khảo Ký không tư tâm mà báo ngay cho triều đình cùng hai vị Châu Mục đang quản lý Ma Linh và Địa Lý. Nhưng hai con hàng này cùng triều đình không coi trọng chuyện này.

Theo họ nghĩ 6 năm trước Chiêm Thành bị đánh kiệt quệ rồi mà những năm nay đất nước loạn lạc nên chẳng thể làm gì ra hồn.

Tại sao Đại Việt lại có suy nghĩ này, tại sao Ma Linh, Địa Lý hai vị tướng vùng biên ải luôn va chạm cùng Chiêm Thành lại có suy nghĩ này. Họ suy nghĩ không phải không có cơ sở.

Năm 1069, Tiên Hoàng Lý Thánh Tông dẫn theo Lý Thường Kiệt đại phá nước Chiêm, bắt sống vua Chiêm là Chế Củ. Phá kinh đô Chiêm Vjiaya đồ sát người Chiêm một hồi. Bắt Chế Củ về Long Thành. Chế Củ vì chuộc mạng dâng lên ba Châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý. Chế Củ được thả về nước.

Kể từ lúc vua Chế Củ cắt đất cho Đại Việt để chuộc thân, hắn đã mất uy tín để lãnh đạo đất nước. Các sứ quân nổi lên cát cứ khắp nước Chiêm Thành. Cuối năm 1073 Vua Chế Củ bị xua đuổi và phải lưu vong sang Đại Việt. Nghĩ tới đây thì ai cũng cho rằng Người Chiêm sẽ loạn cả lê vì tranh dành quyền lực. Và đúng là vậy họ đã lọa cả lên đánh đấm túi bụi. Người Lý triều nhìn thấy và cũng vui vẻ xem hài kịch. Hai vi quân tướng trấn giữ Ma Linh, Địa Lý lại càng rõ ràng nên không coi Chiêm Thành ra gì.

Vào năm 1074, một hoàng thân xứ Panduranga nước Chiêm Thành tên là Thăn lên ngôi vua, lấy hiệu là Harivarman IV, chấm dứt thời kỳ loạn lạc. Harivarman IV là người có xuất thân đặc biệt, với cha là người của dòng tộc Chăm Cau, mẹ lại là người dòng tộc Chăm Dừa. Đây là hai dòng quý tộc lớn nhất của nước Chiêm Thành vẫn thường hay cạnh tranh với nhau.

Vì có xuất thân như vậy, cùng với tài năng của mình mà Harivarman IV đã thu phục được các quý tộc, đoàn kết dân chúng Chiêm Thành. Chỉ trong một thời gian ngắn từ giữa năm 1074 nước Chiêm Thành đã âm thầm khôi phục lại sức mạnh của mình. Kinh đô Vjiaya và các đền đài bị tàn phá trong các cuộc chiến tranh được sửa sang lại, nền kinh tế Chiêm Thành được khôi phục dưới sự cai trị của vị vua mới. Vua Harivarman IV đã chủ động kết thân với nước Tống, hắn gởi cống phẩm, xin mở rộng buôn bán với Tống và được nước Tống chào đón nhiệt tình. Người Chiêm Thành nhờ đó mà có được nguồn nhập khẩu lương thực mới và nguồn ngựa chiến. Mà Tống vì chính sách kiềm chế Đại Việt nên cũng vui lòng giúp Chiêm.

Cho nên lúc này Ngô Khảo Ký cảnh báo chẳng ai nghe. Vì người trấn giữ Ma Linh tiếp giáp đèo hải vân là Dương Văn Thụ người Dương gia, ở đây có tới ba ngàn quân Dương gia một lực lượng cực mạnh nếu so sánh với Bố Chính quân chưa đến 1000 ( Tất nhiên đó là thông tin từ sửa xưa nào rồi).

Tiếp theo người trấn giữ Địa Lý là Lê Hữu Ý, cũng là thê tộc Lê gia ở Thanh hóa, quân tới 4 ngàn, càng là khinh thường Bố Chính.

Cho nên Ngô Khảo Ký cảnh báo họ coi đó là trò hài mà thôi.

Ngay cả Lý Thường Kiệt cũng coi cảnh báo của Ngô Khảo Ký là “ chuyện bé xé to” ánh mắt Long thành lúc này toàn người trực trỉ bắc hướng mà thôi.

………………………..

Vụ Chiêm hoang tàn chưa gặt xong thì thám báo như con thoi đưa tin dữ dồn dập về Bố Chính.

5 tháng 6, Chiêm Thành vượt Đèo Vân Hải tập kích quân Ma Linh. Quân Ma Linh 1 ngàn dễ dàng đánh tan quân Chiêm vì có Ải Vân Hải công sự chắc chắn.

Ngày 6 tháng 6 Chiêm Thành tụ quân lại một lần nữa liều chết xung phong, Đèo vân Hải đường hẹp có tư thế một người thủ vạn người khó qua. Nhưng quân Chiêm quá đông, tướng Dương Văn Thụ điều thêm một ngàn binh cố thủ đồng thời xin tiếp viện từ Địa Lý.

Suốt 4 ngày hai bên đánh đạp nhau ở Đèo Vân hải, Chiêm Thành tổn thất nặng nề cả ngàn người xác chết tắc nghẽn đèo. Nhị tướng Dương Văn Thụ, Lê Hữu Ý kiêu ngạo nhìn mặt người Chiêm mà sỉ nhục.

Ngày 11 tháng sáu một hạm đội 400 thuyền lớn nhỏ của người Chiêm tập kích bất ngờ Yêu Hải Môn cửa biển ( Cửa Thuận An Sông Hương tp Huế ngày nay).

13 tháng 6 thành Ma Linh Thất thủ… Dương Văn Thụ, Lê Hữu Ý dẫn quân ứng cứu từ Vân Hải đèo về mà không kịp. Kể từ đó họ vừa mất đi Hải Vân đèo, vừa mất đi cả hậu phương Ma Linh Thành và bị kẹt vào giữa.

Dương Văn Thụ, Lê Hữu Ý bỏ mặc quân sĩ dẫn theo một đám thân binh tinh nhuệ đột phá về phía biển cướp thuyền cá lẩn trốn không rõ tung tích.

Tổng cộng 7 ngàn binh tuần Việt bị kẹt lại, kẻ chết kẻ đầu hàng.

Dân Việt ở Ma Linh, Địa Lý hai châu nghe tin thì chẳng màng gì tới thu hoạch vụ Chiêm, bỏ của chạy lấy mạng trốn về Bố Chính.

Nhưng trước mặt họ bỗn nhiên không hiểu từ bao giờ xuất hiện một quan ải sừng sững. Trên đó có viết Đồ Chiêm Quan.

Cửa ải lập tức mở ra. Từng đoàn binh sĩ gáp mão sáng choang tiếp hành nạn dân. Chỉ có người Việt được thông qua, người Chiêm ở lại phía bên kia Ải, đây là luật thép. Trong thời điểm nhạy cảm này không có chỗ cho lòng dạ đàn bà.

Đinh Quý thống lãnh Ải Đồ Chiêm không một tia do dự, tất cả người Chiêm một là chạy hướng Tây trốn tránh, hai là quay ngược về đầu hàng quân Chiêm, xin lỗi Bố Chính không chào đón các người lúc này. Không thể để thám tử lọt vào Bố Chính được.

5 ngày 2 vạn người Việt lớn nhỏ già trẻ thông quan, cũng là lúc Liên quân Chiêm- Anak Đê binh lâm thành hạ.

Liên quân đông như kiến, ước tính sơ qua phải trên 3 vạn người. Trong đó không thiếu chiến mã to lớn có thể đến từ người Tống. Chiến tượng cũng là la liệt khắp nơi nơi….

Nhìn đám giặc trước mặt Đinh Quý không hề mảy may một tia lo lắng… ánh mắt hắn ánh lên hưng phấn, tay nắm chặt chuôi đao.. Kiến công lập nghiệp kể từ hôm nay.. Chủ công hãy xem ta thể hiện…